Thế nào được coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý ?
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13
Câu hỏi:
Câu 1: Bia Heininiger được sản xuất tại nhà máy bia ở Bình Dương có in hình lá cờ Đức lên sản phẩm của mình. Hỏi việc sử dụng lá cờ Đức có xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lí không? Tại sao?
Câu 2: Thế nào là quyền sử dụng hạn chế đối tượng sỡ hữu công nghiệp?chúng có áp dụng trong kiểu dáng công nghiệp không? Tại sao?
Câu 3: Quyền sử dụng trước là gì?
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Câu 1: Bia Heininiger được sản xuất tại nhà máy bia ở Bình Dương có in hình lá cờ Đức lên sản phẩm của mình. Hỏi việc sử dụng lá cờ Đức có xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lí không? Tại sao?
Theo điểm c Khoản 3 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi năm 2009:
"Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
3. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:
c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó"
Như vậy, việc bia Heininiger được sản xuất tại nhà máy bia ở Bình Dương có in hình lá cờ Đức lên sản phẩm của mình đã xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Cụ thể, nhà máy sản xuất loại bia này đã sử dụng dấu hiệu là "là cờ Đức" bảo hộ cho sản phẩm lại sản xuất tại Bình Dương làm người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm bia này có nguồn gốc từ Đức
Câu 2: Thế nào là quyền sử dụng hạn chế đối tượng sỡ hữu công nghiệp? chúng có áp dụng trong kiểu dáng công nghiệp không? Tại sao?
Về nguyên tắc, các quyền lợi của chủ sở hữu đối với sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ tuyệt đối trong thời gian còn hiệu lực bảo hộ. Chủ sở hữu có độc quyền trong việc khai thác, sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật lại quy định hạn chế các quyền nêu trên của chủ sở hữu xuất phát từ những lý do nhất định. Việc hạn chế quyền này có thể kéo theo các hướng như sau:
Thứ nhất, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp vẫn thực hiện các quyền của mình nhưng lại không được hoàn toàn tự do ý chí, họ phải thực hiện quyền đó theo mệnh lệnh bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, các chủ thể trong những trường hợp nhất định pháp luật cho phép được tự ý sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc quyền của người khác mà không cần phải xin phép hay trả thù lao.
Trường hợp chuyển quyền sử dụng đối với sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền là trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc chủ sở hữu sang chế phải chuyển quyền sử dụng cho một người khác mà bản than chủ sở hữu không muốn hay còn được gọi là chủ sở hữu thực hiện một hợp đồng sử dụng sáng chế bắt buộc. Hợp đồng bắt buộc này chỉ được áp dụng nếu đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Đối với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế:
Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sang chế sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp bằng độc quyền sáng chế để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh.
Từ chối không ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù người có nhu cầu sử dụng đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại hợp lý.
- Đối với người được chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc.
Việc sử dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội hoặc nhằm các mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng chữa bệnh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân.
Là người có nhu cầu và năng lực để sử dụng sáng chế.
Không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và điều kiện thương mại hợp lý.
Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định củ pháp luật về cạnh tranh.
Trường hợp sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không phải xin phép và trả thù lao cho chủ sở hữu:
- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bố trí nhằm phục vụ nhu càu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại.
- Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được cấp phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài.
- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời ở trong lãnh thổ Việt Nam.
- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước khi đưa ra thị trường
Như vậy, quyền sử dụng hạn chế đối tượng sỡ hữu công nghiệp không áp dụng đối với kiểu dáng công nghiệp
Câu 3: Quyền sử dụng trước là gì?
Trong các văn bản hiện hành không có một quy định nào quy định cụ thể quyền sử dụng trước là gì, tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu cũng như áp dụng chúng ta có thể hiểu: Quyền sử dụng trước là quyền mà một người sử dụng một đối tượng sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ mà không bị coi là xâm phạm quyền
Một số quy định về quyền sử dụng trước này như sau:
Tại Điều 17 Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
"Điều 17. Tôn trọng quyền được xác lập trước
1. Quyền sở hữu công nghiệp có thể bị huỷ bỏ hiệu lực hoặc bị cấm sử dụng nếu xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác được xác lập trước.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc đặt tên doanh nghiệp trong thủ tục đăng ký kinh doanh để bảo đảm không xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước"
Hay theo Điều 134 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
“Điều 134. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
1. Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
2. Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.”
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691