Thế nào là người nuôi dưỡng hợp pháp?
Ngày gửi: 14/10/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
2. Nội dung tư vấn
Căn cứ Điều 3 Quyết định 49/2015/QĐ-TTg quy định đối tượng không áp dụng chế độ chính sách đối với công dân hỏa tuyến như sau:
” Đối tượng quy định tại Điều 2 Quyết định này thuộc một trong các trường hợp sau đây, không thuộc đối tượng áp dụng:
1. Hiện đang hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh, chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hằng tháng hoặc đang công tác trong cơ quan Nhà nước, làm việc trong doanh nghiệp nhà nước hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Đã từ trần nhưng không còn vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.
3. Đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân; hoặc người bị kết án về một trong những tội về xâm phạm đến an ninh quốc gia. en.natashaescort.com
4. Xuất cảnh trái phép, đang định cư ở nước ngoài bất hợp pháp hoặc bị tòa án tuyên bố là mất tích; hoặc thoái thác nhiệm vụ, đầu hàng, phản bội, chiêu hồi.”
Theo quy định trên thì đối tượng thuộc Điều 2 Quyết định này đã từ trần nhưng không còn vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp thì không được áp dụng chế độ chính sách đối với công dân hỏa tuyến.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155
Người nuôi dững hợp pháp ở đây được xác định theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể được quy định tại Điều 104, Điều 105 và Điều 106, lần lượt được xác định gồm có các đối tượng sau:
– Ông bà nội, ông bà ngoại, cháu.
– Anh, chị, em.
– Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.
Những đối tượng trên được xác định là người nuôi dưỡng hợp pháp khi thực hiện hoạt động trông nom, chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn vợ/ chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc còn nhưng không đủ điều kiện thực hiện việc trông nom, chăm sóc, giáo dục hoặc nuôi dưỡng.
Trường hợp ông A là dân công hỏa tuyến chung sống với vợ chồng anh B và chị C, nhưng ông A đã chết và con đẻ của ông A là anh B cũng chết, vậy con dâu là chị C là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng bố chồng thì chị C vẫn được xác định là người nuôi dưỡng hợp pháp. Để chứng minh là người nuôi dưỡng hợp pháp, chị C có thể cung cấp văn bản xác nhận của các thành viên trong gia đình hoặc của những người hàng xóm xung quanh về việc chị C là người chăm sóc cho bố chồng trong suốt thời gian qua,…
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691