Thế nào là vỉa hè và lòng đường đô thị?
Ngày gửi: 16/01/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Thông tư 04/2008/TT-BXD được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 16/2009/TT-BXD.
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Mục II Phần 1 Thông tư 04/2008/TT-BXD được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 16/2009/TT-BXD như sau:
“- Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi nội thành, nội thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Hè (hay vỉa hè, hè phố): là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.”
* Trách nhiệm quản lý đường đô thị được quy định tại Phần 3 Thông tư 04/2008/TT-BXD bao gồm:
Đầu mối tổng hợp, hướng dẫn lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch nâng cấp cải tạo, bảo trì và phát triển đường đô thị.
Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phân công, phân cấp quản lý hệ thống đường đô thị.
Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị.
Trực tiếp quản lý đường đô thị theo phân công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
– Ủy ban nhân dân các cấp
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống đường đô thị thuộc địa phương mình quản lý.
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp để tăng cường trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị tại địa phương mình quản lý.
Phân công, phân cấp quản lý cho các cơ quan chuyên môn và cho chính quyền địa phương cấp dưới trong công tác quản lý nhà nước đối với đường đô thị.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155
Phân công cơ quan đầu mối thực hiện quản lý công tác xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật khác khi xây dựng đường đô thị.
Chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các lực lượng thanh tra chuyên ngành theo quy định hiện hành.
Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong công tác quản lý và khai thác sử dụng đường đô thị theo phân cấp.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Thực hiện công tác quản lý đường đô thị theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Chịu trách nhiệm quản lý hành chính trong việc sử dụng hè phố, lòng đường, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn, có biện pháp chống lấn chiếm hè phố, lòng đường bảo đảm an toàn giao thông, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.
Chỉ đạo các phòng, ban và Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền và tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân cấp xã:
Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng đường đô thị trên địa bàn theo phân cấp.
Quản lý và cấp phép sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang trên địa bàn mình quản lý.
Tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý sử dụng đường đô thị trên địa bàn mình quản lý theo quy định của pháp luật.”
Thông thường vỉa hè và lòng đường sẽ do Nhà nước quản lý, có để ra 01 phần để người dân sử dụng, được hiểu là vỉa hè và lòng đường đô thị quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, để biết chính xác vỉa hè và lòng đường có phải là vỉa hè và lòng đường đô thị hay không thì bạn cần lên trực tiếp ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn đang đặt trụ sở quán cafe để hỏi rõ vấn đề này bởi phần vỉa hè và lòng đường sẽ thuộc quy hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691