THOẢ THUẬN
GIỮA VIỆT NAM - CỘNG HOÀ PHÁP
Thoả thuận Tài chính giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Pháp để thực hiện dự án Hỗ trợ hiện đại hoá ngành công chứng Việt Nam có từ ngày 14 tháng 8 năm 2003
LỜI NÓI ĐẦU
Thỏa thuận Tài chính này bao gồm Các điều khoản riêng, được lập thành văn bản gốc của Thỏa thuận và các điều khoản chung, là văn bản tham chiếu và không tách rời với văn bản gốc.
CÁC ĐIỀU KHOẢN RIÊNG
Một bên là:
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi tắt là phía Việt Nam
Và một bên là:
Chính phủ nước Cộng hòa Pháp, sau đây gọi tắt là phía Pháp
Cùng thỏa thuận như sau:
Phần 1:
MỤC TIÊU CỦA THỎA THUẬN
Điều 1. Bản thỏa thuận này nhằm mục đích dành cho phía Việt Nam sự hỗ trợ tài chính của phía Pháp, dưới dạng viện trợ không hoàn lại để thực hiện dự án được hai phía chấp thuận và xác định như tên gọi tại Điều 2 dưới đây.
Trên cơ sở đánh giá nhu cầu do phía Việt Nam đề xuất, khoản hỗ trợ tài chính của phía Pháp từ Uỷ ban các dự án Quỹ Đoàn kết Ưu tiên được xác định là 1.500.000 Euro.
Điều 2. Xác định dự án
Số dự án: 2003 - 27
Ngày phê chuẩn của Uỷ ban các dự án: 23 tháng 6 năm 2003
Ngày phê chuẩn của Bộ trưởng phụ trách về Hợp tác và Pháp ngữ: 21 tháng 7 năm 2003
Ngày Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn: 21 tháng 8 năm 2002
Tên gọi: Dự án Hỗ trợ hiện đại hóa ngành công chứng Việt Nam
Trị giá: 1.500.000 Euro
Phần 2:
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT
Điều 3. Bối cảnh của dự án
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và những trao đổi thương mại là kết quả của chính sách Đổi mới, một chính sách được đưa vào thực tiễn từ năm 1986 tại Việt Nam. Cùng với sự gia tăng của các giao dịch, nhu cầu về công chứng các văn bản cho đến hợp đồng mua bán. Các văn bản nói trên, dù có nội dung và tính chất khác nhau, có thể được cấp bởi Uỷ ban nhân dân (tương đương với Tòa thị chính của Pháp) hoặc các Phòng công chứng, tổ chức nhà nước được đặt dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp Việt Nam. Từ 4 Phòng Công chứng cách đây 10 năm, số lượng này đã tăng lên 103 phòng và dự kiến sẽ tăng lên 200 phòng trong 61 tỉnh, thành phố của Việt Nam đến năm 2006. Đảm bảo độ tin cậy và chất lượng các dịch vụ trước sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu công chứng văn bản là một điều kiện thiết yếu để đưa luật thành văn vào cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên, dự án sẽ thực hiện các công việc như sau:
- Cụ thể hoá nhiệm vụ cũng như các thẩm quyền của các Phòng Công chứng phù hợp với sự phát triển của xã hội, đồng thời phân định rõ vai trò với các cơ quan cũng có chức năng công chứng các văn bản, trong thời gian ngắn và trung hạn.
- Trang bị cho các Phòng Công chứng ở Việt Nam một hệ thống tin học hỗ trợ cho việc soạn thảo văn bản để rút ngắn thời gian và nâng cao độ tin cậy của các dịch vụ công chứng đồng thời bước đầu đặt nền móng cho sự chuyển đổi theo hướng hiện đại hoá nền công chứng.
- Thiết lập hệ thống mạng trên phạm vi toàn quốc giữa các Phòng Công chứng để đảm bảo chất lượng và thời gian tối ưu trong việc công chứng các văn bản và cho phép các Phòng Công chứng có thể bổ sung và tham khảo cơ sở dữ liệu quốc gia mang tính tham chiếu, theo đúng định hướng của Chính phủ Việt Nam về tin học hoá quản lý nhà nước.
Điều 4. Miêu tả dự án
Dự án này bao gồm 3 thành phần cơ bản:
- Hỗ trợ sự phát triển của các hoạt động công chứng.
- Phát triển và đưa vào ứng dụng các công cụ điện toán.
- Lắp đặt, đào tạo và theo dõi sự hoạt động của các tiện ích mới.
Hợp phần 1: Hỗ trợ sự phát triển của các hoạt động công chứng
Hỗ trợ về pháp lý trong việc xác định những phương hướng phát triển trung hạn của ngành công chứng: vai trò, vị trí, chức năng và quyền hạn, các công cụ. Hợp phần này sẽ hỗ trợ cho công tác soạn thảo một dự thảo pháp lệnh về hoạt động công chứng, việc xác định phương hướng phát triển ngành công chứng và cách thức tổ chức, việc xây dựng các công cụ quản lý công chứng trên quy mô toàn quốc và công tác đào tạo các cán bộ công chứng cũng như đội ngũ lãnh đạo ngành về những chức năng, nhiệm vụ mới này.
Hợp phần 2: Phát triển và đưa vào ứng dụng các công cụ tin học
Chuyển đổi phần mềm Master và phát triển các công cụ tin học đáp ứng việc xây dựng mạng công chứng trên phạm vi toàn quốc. Hợp phần này dự kiến phân tích những nhu cầu của các Phòng Công chứng, bảo đảm việc xây dựng một phiên bản thích ứng từ phần mềm Master, thiết lập và đảm bảo an toàn cho mạng công chứng quốc gia và thực hiện những nghiên cứu để tìm ra giải pháp lưu trữ điện tử.
Hợp phần 3: Cài đặt, đào tạo và theo dõi sự hoạt động của các tiện ích mới
Xây dựng các giải pháp cho các Phòng Công chứng và đào tạo đội ngũ nhân sự của Vụ Công chứng và các Phòng công chứng trong việc sử dụng phần mềm quản lý hoạt động của Phòng Công chứng. Hợp phần này dự kiến chuẩn bị cho việc đào tạo và thiết lập phần mềm tự học, đảm bảo việc tích hợp bộ mẫu văn bản công chứng cho mỗi Phòng Công chứng, đào tạo tại chỗ cũng như sự hỗ trợ về kỹ thuật trong quá trình triển khai dự án.
Hợp phần 4: Quản lý dự án
Hợp phần cuối cùng nhằm hỗ trợ cho việc điều hành dự án, kinh phí cho chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật và công tác theo dõi, đánh giá dự án.
Phần 3:
CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ TÀI CHÍNH
Điều 5. Trị giá của dự án
5.1. Đóng góp từ phía Pháp
Viện trợ trị giá 1.500.000 Euro từ phía Pháp cấp theo quyết định nêu tại Điều 2 và dùng để thanh toán cho các chi phí sau (tính bằng nghìn Euro):
Loại chi phí | Các thành phần | Tổng số | ||||
| TP1 | TP2 | TP3 | TP4 |
| |
| P |
|
|
|
|
|
1. Đầu tư bất động sản | S |
|
|
|
|
|
| E |
|
|
|
|
|
| P |
|
|
|
|
|
2.1. Lắp đặt kỹ thuật | S |
|
|
|
|
|
| E |
|
|
|
|
|
2.2. Đầu tư khác | P |
|
|
|
|
|
bao gồm phương | S |
|
|
|
|
|
tiện vận chuyển | E |
|
|
|
|
|
| P |
|
|
|
|
|
3. Chuyển giao tài chính | S |
|
|
|
|
|
| E |
|
|
|
|
|
| P |
|
|
|
|
|
4. Văn phòng phẩm đồ | S |
|
|
|
|
|
tiêu dùng | E |
|
|
|
|
|
| P |
| 470 |
|
| 470 |
5.1. Nghiên cứu | S |
|
|
|
|
|
| E |
|
|
|
|
|
| P |
|
|
| 200 | 200 |
5.2. Hỗ trợ kỹ thuật | S |
|
|
|
|
|
| E |
|
|
|
|
|
| P |
|
| 555 |
| 555 |
5.3. Đào tạo | S |
|
|
|
|
|
| E |
|
|
|
|
|
| P | 145 |
|
| 30 | 175 |
5.4. Các dịch vụ khác | S |
|
|
|
|
|
bên ngoài | E |
|
|
|
|
|
| P |
|
|
|
|
|
5.5. Công tác ngắn ngày | S |
|
|
| 15 | 15 |
| E |
|
|
|
|
|
| P |
|
|
|
|
|
6. Nhân lực trong nước | S |
|
|
|
|
|
| E |
|
|
|
|
|
| P |
|
|
|
|
|
7. Các khoản khác | S |
|
|
| 45 | 45 |
| E |
|
|
|
|
|
| P |
|
|
| 40 | 40 |
8. Chi phí phát sinh | S |
|
|
|
|
|
| E |
|
|
|
|
|
| P | 145 | 470 | 555 | 270 | 1440 |
Tổng số để thực hiện | S |
|
|
| 60 | 60 |
| E |
|
|
|
|
|
Tổng số theo từng hợp phần | 145 | 470 | 555 | 330 | 1500 |
P: Nguồn vốn do Đại sứ quán Pháp tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam triển khai
S: Nguồn vốn do các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Pháp triển khai.
E: Nguồn vốn do Chính phủ Việt Nam triển khai.
5.2. Đóng góp từ phía Việt Nam
Tổng trị giá vốn đối ứng của phía Việt Nam là 32.213.500.000 VND (tương ứng với 2 triệu USD). Vốn đối ứng này sẽ được sử dụng để mua trang thiết bị cho dự án với trị giá 25.195.350.000 VND. Phần còn lại, 7.018.150.000 VND, sẽ được Bộ Tư pháp sử dụng để hỗ trợ các hoạt động khác của dự án (nhập dữ liệu lịch sử vào cơ sở dữ liệu, các chuyến công tác đến các Phòng Công chứng, hoạt động bảo trì trang thiết bị).
Điều 6. Quy định về thuế và hải quan
Theo những quy định hiện hành tại Việt Nam áp dụng cho các dự án viện trợ không hoàn lại, hàng hóa và thiết bị nhập khẩu hoặc mua trong nước để thực thi dự án sẽ được miễn tất cả các loại thuế.
Điều 7. Cách thức thực hiện
7.1. Cách thức triển khai các hoạt động
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam là cơ quan do phía Pháp chỉ định để triển khai các hoạt động của dự án. Bộ Tư pháp là cơ quan do phía Việt Nam chỉ định để triển khai các hoạt động của dự án. Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cùng với Bộ Tư pháp bảo đảm thực hiện các hoạt động của dự án nêu tại Điều 2 trên đây, tuân theo Bản Thỏa thuận Tài chính (gồm Các điều khoản riêng và Các điều khoản chung) và phù hợp với văn kiện dự án đã được các cấp có thẩm quyền của hai phía phê duyệt.
7.2. Cách thức triển khai về tài chính
Bộ Ngoại giao Pháp sẽ chịu trách nhiệm triển khai khoản tài trợ của Pháp theo quyết định nêu tại Điều 2 theo phương thức dưới đây:
- Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (Bộ phận Hợp tác và Hoạt động Văn hóa) phụ trách triển khai khoản tiền 1.440.000 Euro tương ứng với các mục 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 8 của bản dự thảo ngân sách đã nêu trong Điều 5.1 trên đây.
- Các Ban của Bộ Ngoại giao Pháp phụ trách triển khai khoản tiền 60.000 Euro tương ứng với các mục 5.5, 7 của bản dự thảo ngân sách đã nêu trong Điều 5.1 trên đây.
Bộ Tư pháp do Chính phủ Việt Nam chỉ định sẽ chịu trách nhiệm triển khai phần tài chính của phía Việt Nam cho dự án như đã nêu trong Điều 5.2 trên đây.
Thực trạng triển khai những cam kết của mỗi bên sẽ được báo cáo tổng hợp tại kỳ họp Ban chỉ đạo dự án. Ngoài ra, theo yêu cầu của một trong hai phía, thực trạng triển khai tại từng thời điểm cũng sẽ được thông báo cụ thể.
7.3. Theo dõi và đánh giá Dự án
Ban chỉ đạo dự án sẽ được thành lập trước khi thành lập dự án. Ban Chỉ đạo dự án sẽ ngang số đại biểu và gồm 6 thành viên, 3 người Pháp và 3 người Việt Nam. Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Pháp. Thành phần Ban Chỉ đạo dự án này bao gồm:
* Phía Việt Nam:
- Vụ trưởng Vụ công chứng thuộc Bộ Tư pháp hoặc người được chỉ định làm đại diện, sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch Ban Chỉ đạo về phía Việt Nam;
- Giám đốc Nhà Pháp luật Việt Pháp;
- Một đại diện của ngành công chứng Việt Nam.
* Phía Pháp:
- Tham tán thứ hai, Trưởng bộ phận Hợp tác và Hoạt động Văn hóa, sẽ đảm nhận vai trò của Chủ tịch Ban chỉ đạo về phía Pháp;
- Phó giám đốc Nhà Pháp luật Việt Pháp;
- Một đại diện của ngành công chứng Pháp.
Ban Chỉ đạo này sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần, thông báo những hoạt động của dự án cũng như quyết định những biện pháp giải quyết khi gặp khó khăn. Ban Chỉ đạo dự án có thể mời, trong trường hợp cần thiết, các chuyên gia có liên quan đến các vấn đề thảo luận để tham khảo ý kiến.
Theo sự thỏa thuận của hai phía, các phương tiện truyền thông sẽ được sử dụng để phát huy kết quả của dự án.
7.4. Điều kiện triển khai
7.4.1. Điều kiện tiên quyết để ký Thỏa thuận Tài chính
Dự án được cấp có thẩm quyền của hai phía phê duyệt, phù hợp với luật pháp của hai phía.
7.4.2. Điều kiện liên quan đến giải ngân vốn
Không có
7.4.3. Điều kiện đình chỉ giữa chừng trong quá trình thực hiện dự án
Về phía Việt Nam đưa ra những quy định cụ thể về việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu trên phạm vi toàn quốc là điều kiện để phát triển hệ thống mạng (hợp phần 2). Điều kiện này sẽ được kiểm tra trong phiên họp của Ban Chỉ đạo sau năm đầu tiên thực hiện dự án.
Việc mua các trang thiết bị đã được dự kiến về phía Việt Nam là một điều kiện để có thể triển khai các hoạt động đào tạo tại các Phòng Công chứng (hợp phần 3). Điều kiện này sẽ được kiểm tra trong phiên họp của Ban Chỉ đạo sau năm đầu tiên thực hiện dự án.
Điều 8. Thực hiện chi trả
Việc thanh toán các khoản chi từ quyết định tại Điều 2 sẽ do Bộ phận Ngân quỹ Chung cho nước ngoài của Bộ Ngoại giao Pháp thực hiện chỉ thị của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao Pháp.
Phần 4:
NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 9. Thời hạn ra lệnh chi
Thời hạn dự kiến thực hiện Dự án được ấn định là 36 tháng, kể từ ngày ký kết Bản Thỏa thuận Tài chính này.
Sẽ không có bất cứ cam kết dù dưới hình thức nào được thực hiện sau thời hạn trên, cũng là thời hạn cuối cùng của việc đưa ra các lệnh chi.
Quá thời hạn trên, Thỏa thuận sẽ được coi như kết thúc, trừ trường hợp hai phía gia hạn Bản Thỏa thuận này thông qua trao đổi thư giữa Đại sứ quán Pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 10 (Điều cuối). Thời hạn hiệu lực và thời hạn kết thúc Thỏa thuận
Thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ngoài trường hợp nêu tại Điều 9 của văn bản này, Thỏa thuận sẽ được kết thúc ngay sau khi dự án đã thực hiện xong theo Quyết định của Uỷ ban các dự án Quỹ Đoàn kết ưu tiên, hoặc nếu hai bên đều nhận thấy không thể thực hiện dự án như đã mô tả ở Điều 4 của Các điều khoản riêng trong Thỏa thuận này, thể hiện bằng trao đổi thư giữa Đại sứ quán Pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Khi kết thúc Thỏa thuận, một bản báo cáo về việc thực thi kỹ thuật và tài chính của dự án sẽ được soạn thảo với sự thống nhất của cả hai phía.
Những khoản kinh phí do phía Pháp tài trợ không được sử dụng hết sẽ được chuyển vào Ngân sách của Bộ Ngoại giao Pháp.
Làm tại Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2003
Biên bản này được làm thành 4 bản gốc (2 bản tiếng Pháp và 2 bản tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau).
CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Phần 1:
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Những quy định trong các điều khoản chung này nhằm mục đích xác định các thể thức thực hiện dự án nêu trong Bản Thỏa thuận Tài chính và các thể thức triển khai. Các quy định này được bổ sung bởi Các điều khoản riêng của Thỏa thuận Tài chính.
Phần 2:
CÁC PHƯƠNG THỨC KỸ THUẬT, HÀNH CHÍNH VÀ TÀI CHÍNH
Điều 2. Các quy định về kỹ thuật, tài chính của dự án được xác định trong Các điều khoản riêng chỉ có thể được sửa đổi với sự thỏa thuận của hai phía. Tùy theo mức độ sửa đổi, thỏa thuận sửa đổi này sẽ được thể hiện bằng văn bản sửa đổi bổ sung hoặc trao đổi thư.
Điều 3. Bộ Tư pháp, do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, tuyên bố đã biết đầy đủ về các chi phí phụ trong hoặc sau khi đã hoàn thành dự án nêu trong phần đầu tiên của Các điều khoản riêng của Thỏa thuận này và cam kết sẽ sử dụng những biện pháp cần thiết để bảo đảm việc thanh toán các chi phí này trên cơ sở nguồn lực của mình.
Điều 4. Bộ Tư pháp, do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những vướng mắc nảy sinh từ phía Việt Nam, dù dưới hình thức nào trong quá trình thực hiện dự án.
Đặc biệt là, Bộ Tư pháp, do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các loại tổn thất có thể xảy ra trong quá trình thi công xây dựng và sẽ chịu mọi chi phí về bồi thường giải phóng mặt bằng có thể có theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam.
Điều 5. Bộ Tư pháp, do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, sẽ xác định, trước khi triển khai Thỏa thuận, các cơ quan chức năng (các Bộ và viên chức nhà nước) được chỉ định theo dõi hoặc tham gia thực hiện dự án với Đại sứ quán Pháp, được chỉ định thay mặt Chính phủ Pháp.
Điều 6. Bộ Tư pháp, do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, cho phép các chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật công tác tại các vị trí có thể được dự kiến trong Phần hai của Các điều khoản riêng, được tham gia vào việc thực hiện dự án dưới sự đồng chỉ đạo cơ quan do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ định làm đại diện và Đại sứ quán Pháp. Việc chỉ định những chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật này phải được sự nhất trí trước của các cơ quan đại diện hai Chính phủ.
Trong khuôn khổ việc triển khai dự án, trách nhiệm quản lý nguồn ngân sách nhà nước Pháp có thể sẽ được giao cho một số chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật do Đại sứ quán Pháp chỉ định. Trong trường hợp này, với sự đồng ý của cơ quan đại diện cho do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những chuyên viên, cho việc quản lý nêu trên, sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo của Đại sứ quán Pháp.
Điều 7. Các trang thiết bị và vật tư cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như các giấy phép, văn bằng được sử dụng phải cấp bởi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc một nước thuộc Liên minh Châu Âu, trừ trường hợp ngoại lệ được các cơ quan đại diện do hai Chính phủ chỉ định chấp thuận trước.
Điều 8. Không một công ty Pháp nào sẽ bị tước quyền được tham gia các đấu giá, đấu thầu hoặc tư vấn khi chưa có sự chấp thuận của các cơ quan đại diện do hai Chính phủ chỉ định.
Việc tham gia vào cuộc cạnh tranh sẽ công khai và bình đẳng về mọi điều kiện.
Antoine Pouillieute (Đã ký) | Hoàng Thế Liên (Đã ký) |
- 1 Luật Công chứng 2006
- 2 Thoả thuận Tài chính số 35/LPQT về việc hiện dự án Hỗ trợ hiện đại hóa ngành công chứng Việt Nam giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp
- 3 Nghị định thư tài chính số 108/2004/LPQT về dành cho dự án Thiết bị chiếu sáng ở thành phố Hồ Chí Minh giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng Hòa Pháp
- 4 Thoả thuận giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Pháp