BỘ NGOẠI GIAO ****** Số: 48/2004/LPQT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2004 |
Thỏa ước tài trợ cho Quỹ năng lực thương mại giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan phát triển Pháp có hiệu lực từ ngày 26 tháng 02 năm 2004./.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
TÀI TRỢ SỐ CVN 3003.01 CHO QUỸ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THƯƠNG MẠI
Giữa một bên là Chính phủ nước Cộng hoà xã hôi chủ nghĩa Việt Nam do Ngài Nguyễn Bích Đạt, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đại diện có đầy đủ tư cách và thẩm quyền được giao để thi hành việc này.
Và bên kia là Cơ quan Phát triển Pháp.
Tổ chức Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Pháp ban hành Quy hành Quy chế hoạt động theo Sắc lệnh số 92-1176 ngày 30 tháng 10 năm 1992 và được sửa đổi theo Sắc lệnh số 2002-1310 ngày 30 tháng 10 năm 2002.
Có trụ sở tại số 5, phố Roland Barthes, quận 12, Paris, do Ngài Luc Bonnamour, Giám đốc Chi nhánh tại Hà Nội đại diện có đầy đủ tư cách và thẩm quyền được giao để thi hành việc này theo tinh thần Nghị quyết C20030324 của Tổng giám đốc Cơ quan phát triển Pháp của Hội đồng Giám sát ủy nhiệm (Nghị quyết số C0030090 ngày 24 tháng 4 năm 2003).
Hai Bên đã thỏa thuận như sau:
THỎA ƯỚC
MỞ ĐẦU:
Các Bên thỏa thuận rằng nghĩa vụ của mỗi bên được quy định bởi các điều khoản dưới đây.
Trong Thỏa ước này, thuật ngữ:
- “CƠ QUAN” chỉ CƠ QUAN PHÁT TRIỂN, hành động phù hợp với Thỏa ước được ký kết ngày 14 tháng 6 năm 2002 giữa Nhà nước Pháp và Cơ quan.
- “DREE” chỉ Vụ Quan hệ kinh tế Đối ngoại - Bộ Kinh tế và Tài chính Pháp.
- “QUỸ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THƯƠNG MẠI” hoặc "FRCC" chỉ khoản viện trợ không hoàn lại do CƠ QUAN PHÁT TRIỂN PHÁP dành cho CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM thông qua Thỏa ước này trong khuôn khổ chương trình tăng cường Năng lực Thương mại phối hợp giữa AFD-DREE (được mô tả ở phần Phụ lục).
-“PHÍ THƯƠNG MẠI BẤT THƯỜNG” chỉ mọi khoản hoa hồng không được nêu trong hợp đồng chính hoặc khoản hoa hồng không nảy sinh từ một hợp đồng độc lập hợp thức và có tham chiếu đến hợp đồng chính, mọi khoản hoa hồng không phải là thanh toán tiền công cho một dịch vụ chính đáng và có thực, mọi khoản hoa hồng được rót vào một nơi có chế độ thuế quá ưu đãi, mọi khoản hoa hồng được rót cho người thụ hưởng không được xác định một cách rõ ràng hoặc cho một công ty hoàn toàn chỉ tồn tại về mặt hình thức.
- “CHÍNH PHỦ”chỉ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
- “CHỦ DỰ ÁN”chỉ đơn vị được CHÍNH PHỦ giao nhiệm vụ tổ chức việc thực hiện và quản lý ngân sách của một dự án được CƠ QUAN chấp thuận,
- “CƠ QUAN ĐẠI DIỆN” chỉ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN KINH TẾ ĐẠI SỨ QUÁN PHÁP.
- “MPI” CHỈ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ;
-“CÁC BÊN” chỉ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CƠ QUAN.
- “NHÀ CUNG CẤP”chỉ đơn vị được chọn đấu thầu và được trao nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ trong khuôn khổ DỰ ÁN.
- “DỰ ÁN”chỉ một trong số các dự án được CƠ QUAN PHÁT TRIỂN PHÁP tài trợ trong khuôn khổ QUỸ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THƯƠNG MẠI.
- “CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH” chỉ đơn vị được CHÍNH PHỦ chỉ định làm nhiệm vụ giám sát một CHỦ DỰ ÁN và quản lý các đợt giải ngân trong khuôn khổ của một DỰ ÁN được tài trợ bằng FRCC, thường là cơ quan chủ quản.
Điều 1. Mục đích của Thỏa ước.
CƠ QUAN dành cho CHÍNH PHỦ và CHÍNH PHỦ chấp nhận một QUỸ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THƯƠNG MẠI với số tiền là: 1.500.000 (MỘT TRIỆU NĂM TRĂM NGHÌN) euro.
Hai bên thỏa thuận rằng tất cả các khoản tiền thể hiện trong văn bản của Thỏa ước này sẽ được tính bằng đồng euro, trừ khi có ghi cụ thể bằng một đơn vị tiền tệ khác.
Điều 2. Sử dụng vốn và xác định các dự án tài trợ bằng PRCC.
a) Sử dụng vốn.
Vốn FRCC chỉ được sử dụng để tài trợ các khoản chi không tính bất cứ một loại thuế nào, liên quan đến DỰ ÁN mà CHÍNH PHỦ đã được hoặc mong muốn CƠ QUAN tài trợ toàn bộ hoặc một phần.
Được xác định rõ rằng vốn của FRCC chỉ được rót cho CHÍNH PHỦ khi có yêu cầu của CHÍNH PHỦ, theo các điều kiện được quy định tại Thỏa ước này, và các yêu cầu đó phải được CƠ QUAN chấp thuận.
b) Khảo sát các DỰ ÁN.
Trước khi phân bổ vốn, một danh sách các DỰ ÁN phải được cùng nhau xác định là có đủ điều kiện để được tài trợ bằng vốn FRCC và được các bên cùng quan tâm thẩm cứu theo các điều kiện để được quy định tại Phụ lục 1. Việc khảo sát dự án sẽ được thực hiện trên cơ sở các đề nghị của CHÍNH PHỦ hoặc của CƠ QUAN. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, các dự án được xây dựng theo mẫu nêu ở Phụ lục 2 của Thỏa ước này.
Nếu cần, các nghiên cứu trước khi khảo sát có thể được CƠ QUAN cùng với BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ cùng thảo luận xem xét tài trợ bằng nguồn vốn ngoài FRCC để làm rõ quyết định tài trợ.
Trên cơ sở danh sách các DỰ ÁN nêu trên, các dự án sẽ được trình lên các cấp có thẩm quyền của CÁC BÊN để phê duyệt (đối với phía Pháp, các DỰ ÁN sẽ được trình theo đề xuất chung của CƠ QUAN và CƠ QUAN ĐẠI DIỆN).
CHÍNH PHỦ sẽ có yêu cầu cần phân bổ vào FRCC cho mỗi một dự án đã được CÁC BÊN phê duyệt.
Điều 3.Yêu cầu phân bổ vào FRCC.
a) Đối với từng DỰ ÁN đã được CÁC BÊN phê duyệt, CHÍNH PHỦ do BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ đại diện sẽ gửi tới CƠ QUAN yêu cầu phân bổ.
Để làm cơ sở cho các yêu cầu này, đối với mỗi DỰ ÁN, BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ sẽ gửi cho CƠ QUAN những thông tin sau:
- Tên DỰ ÁN.
- Chi phí của DỰ ÁN.
- Tham chiếu về CHỦ DỰ ÁN.
- Giới thiệu CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH.
Các yêu cầu phân bổ này sẽ được gửi cho ông Giám đốc chi nhánh CƠ QUAN tại Hà Nội để xin ý kiến không phản bác.
b) Sau khi đã xem xét và chấp thuận từng yêu cầu phân bổ, đối với mỗi DỰ ÁN được chấp thuận, CƠ QUAN thừa nhận cho CHÍNH PHỦ quyền rút vốn tương ứng với số tiền chi phí liên quan đến DỰ ÁN dự định triển khai (bao gồm cả chi phí ngân hàng nếu có).
Sau đó, vốn của FRCC sẽ được rót theo các điều kiện được quy định tại các Điều 5 và 6 dưới đây.
CHÍNH PHỦ do CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH đại diện sẽ gửi các yêu cầu rót vốn cho ông Giám đốc CƠ QUAN tại Hà Nội.
Các yêu cầu cần rót vốn phải được CHỦ DỰ ÁN liên quan ký xác nhận trước.
Trước khi gửi yêu cầu rót vốn đầu tiên cho mỗi DỰ ÁN, CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH thông báo cho CƠ QUAN tên, chức vụ và mẫu chữ ký của người hoặc những người có thẩm quyền nhân danh mình ký các đề nghị rót vốn.
Vốn sẽ được rót trong những điều kiện sau đây:
1. Hoàn trả các chi phí đã được CHỦ DỰ ÁN chi trả.
Vốn sẽ được rót theo yêu cầu của CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH cho CHỦ DỰ ÁN bằng nhiều lần rót liên tiếp và dựa trên những xác nhận chi tiêu đã được CHỦ DỰ ÁN chi trả. CHỦ DỰ ÁN phải gửi kèm theo yêu cầu rót vốn của mình các giấy tờ xác nhận đúng là các khoản chi đã được thanh toán. CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH khẳng định yêu cầu thanh toán bằng thư gửi cho CƠ QUAN kèm theo hồ sơ thanh toán.
Các chứng từ như bản thánh toán hoặc hóa đơn đã thanh toán có thể được xuất trình dưới dạng bản chụp hoặc bản sao được CHỦ DỰ ÁN xác nhận đúng như bản gốc, và phải ghi rõ tham chiếu cũng như ngày bảo chi.
Ngoài ra CƠ QUAN có thể yêu cầu CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH cung cấp bất cứ tài liệu nào chứng tỏ rằng các dịch vụ tương ứng với các chi phí trên đã được thực hiện.
2Cơ quan rót vốn trực tiếp cho các doanh nghiệp.
a) CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH có thể yêu cầu CƠ QUAN thay mặt và vì quyền lợi của mình trực tiếp rót vốn cho các doanh nghiệp thực hiện dự án.
Để thực hiện thủ tục này, CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH phải gửi cho CƠ QUAN tất cả những chỉ dẫn cần thiết cho việc rót vốn trực tiếp theo yêu cầu.
Kèm theo những chỉ dẫn trên, cần phải có các bản thanh toán, hóa đơn hoặc yêu cầu thanh toán tiền đặt cọc có thể dưới dạng bản chụp hoặc sao đã được CHỦ DỰ ÁN xác nhận đúng như bản gốc.
b) Hai bên thỏa thuận rằng CƠ QUAN hành động với tư cách được CHÍNH PHỦ ủy quyền cho nên CƠ QUAN không bao giờ phải thẩm tra xem xét có cản trở nào về mặt pháp lý đối với việc rót vốn như đã yêu cầu. Tuy nhiên, nếu như biết được có những cản trở về mặt pháp lý thì CƠ QUAN vẫn có thẩm quyền bác bỏ các yêu cầu rót vốn trên.
c) Trong trường hợp tiền đặt cọc cho các hợp đồng ký kết để thực hiện DỰ ÁN được rót theo thủ tục trực tiếp thì CHÍNH PHỦ sẽ có các biện pháp cần thiết để khi CƠ QUAN có yêu cầu, mỗi CHỦ DỰ ÁN phải ủy quyền cho CƠ QUAN hưởng phần hoàn trả bảo lãnh ngân hàng cho các khoản đặt cọc tương ứng.
3. Rót vốn theo hình thức tạm ứng liên tiếp cho CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH.
CƠ QUAN sẽ rót vốn tạm ứng lần đầu với số tiền tương đương với phần chi phí dự kiến cho khoảng thời gian để tuyển chọn NHÀ CUNG CẤP. Các khoản tạm ứng sẽ được CƠ QUAN rót vào một khoản đặc biệt mở tên của dự án tại bất cứ một cơ sở tài chính nào do CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH cùng thống nhất với CƠ QUAN lựa chọn.
Vốn tạm ứng bổ sung sẽ được rót theo giá trị của các chứng từ sử dụng vốn của khoản tạm ứng trước đó và chứng từ thanh toán các khoản chi tương ứng.
CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH cam kết, trong thời hạn sớm nhất và trong mọi trường hợp không chậm nhất hơn sáu tháng, sẽ chuyển cho CƠ QUAN các chứng từ sử dụng vốn của khoản tạm ứng cuối cùng và chứng từ thanh toán các khoản chi tương ứng.
Hết thời hạn đó, nếu còn khoản tiền nào mà CƠ QUAN không nhận được chứng từ mà CƠ QUAN đã quy định thì CHÍNH PHỦ cam kết sẽ yêu cầu CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH rót hoàn trả cho CƠ QUAN các khoản tiền trên.
Khoản tạm ứng sẽ được xác định ngay tại yêu phân bổ DỰ ÁN trong khuôn khổ Thỏa ước này.
Điều 6. Ngày hạn phân bổ vốn cho CÁC DỰ ÁN và ngày hạn rót vốn
Ngày hạn yêu cầu phân bổ vốn cho CÁC DỰ ÁN được ấn định vào ngày 30 tháng 6 năm 2005.
Ngày hạn rót vốn của FRCC được ấn định vào ngày 30 tháng 6 năm 2008. Được quy định rõ rằng yêu cầu rót vốn cuối cùng phải gửi tới CƠ QUAN muộn nhất là 15 ngày trước ngày hạn cuối cùng được nêu tại điều khoản này.
Vào ngày này, phần vốn FRCC chưa được sử dụng đương nhiên sẽ bị xoá bỏ.
Khoản viện trợ ban đầu của Quỹ FRCC sẽ là 1,5 triệu Euro, và có thể được cấp thêm trong quá trình thực hiện Thỏa ước bằng một văn bản bổ sung, để tài trợ cho các dự án theo những mục tiêu và thể thức được xác định bởi Thỏa ước này.
1. Vốn sẽ được CƠ QUAN rót vào bất cứ tài khoản ngân hàng nào ở PARIS đã được CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH chỉ định cho mục đích này.
2. Trái với quy định ở đoạn trên, và với điều kiện có sự chấp thuận trước của CƠ QUAN, vốn có thể được rót tới một địa điểm tại VIỆT NAM hoặc bất kỳ một địa điểm nào khác được xác định với sự thỏa thuận của CƠ QUAN; vốn sẽ được rót qua bất cứ một tổ chức tài chính nào nằm ở địa bàn đó, do CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH chỉ định và bằng giá trị quy đổi ra đồng tiền lưu hành hợp pháp trên địa bàn đó vào ngày chuyển.
Những chi phí được coi là phí tổn phụ do CHÍNH PHỦ chi trả là những chi phí phát sinh từ việc ký kết và thi hành Thỏa ước này, cũng như tiền hoa hồng hoặc phí ngân hàng nếu có liên quan đến việc chuyển tiền từ địa bàn PARIS đến bất cứ một địa bàn nào khác đã được thỏa thuận với CƠ QUAN. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa CHÍNH PHỦ và CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH, CHÍNH PHỦ sẽ có tác động cần thiết để CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH chi trả các phí tổn phụ trên.
Các chi phí phụ trên đây nếu do CƠ QUAN thanh toán sẽ được coi phần chi của FRCC và sẽ được phân bổ vào phần vốn còn lại quỹ này.
Ngược lại, mọi khoản thuế, thuế nội địa và các loại thuế khác phát sinh từ việc chuyển ngân này sẽ do CƠ QUAN chịu và sẽ không được phân bổ vào FRCC.
Điều 9. Trao thầu và ký hợp đồng.
1. Trừ khi trái với những quy định của đoạn 2 dưới đây, CHÍNH PHỦ cam kết tôn trọng các nguyên tắc tạo sự cạnh tranh và minh bạch theo chuẩn mực được quốc tế công nhận và được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE) khuyến cáo liên quan đến việc trao thầu và ký hợp đồng, nhất là trong việc thông báo và sơ tuyển các nhà cung cấp, nội dung và việc phân bố hồ sơ mời thầu, chấm thầu và trao thầu.
CHÍNH PHỦ cam kết khi cần sẽ có biện pháp cần thiết để có thể kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc trên và những quy định trong nước về hợp đồng công.
2. CHÍNH PHỦ cam kết sẽ có những biện pháp cần thiết để CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH trao hợp đồng thực hiện các công việc hoặc cung cấp dịch vụ cần thiết cho việc thực hiện các DỰ ÁN cho các doanh nghiệp có đầy đủ những đảm bảo về năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ. Không một ngoại lệ nào nảy sinh từ các hợp đồng trên được chống lại CƠ QUAN.
3. CHÍNH PHỦ cam kết sẽ có những biện pháp cần thiết để sau khi lập xong hồ sơ, CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH sẽ được thông báo cho CƠ QUAN các điều kiện tổ chức đấu thầu để trao hợp đồng hàng hóa dịch vụ được tài trợ bằng vốn của thỏa ước (hình thức đấu thầu, ngày hạn nộp chào thầu, địa chỉ và số điện thoại của các cá nhân và tổ chức cần liên hệ), để CƠ QUAN có thể thông báo trước với Ban Hỗ trợ phát triển của OCDE chậm nhất là 30 ngày trước ngày bắt đầu nhận chào thầu.
4. CHÍNH PHỦ cam kết sẽ có những biện pháp cần thiết để CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH xin CƠ QUAN ý kiến chấp thuận bằng văn bản về:
- Hồ sơ sơ tuyển và danh sách các nhà thầu được sơ tuyển nếu như hình thức này được áp dụng.
- Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ giải trình việc lựa chọn một hình thức ký hợp đồng khác.
- Tên và thông tin về (các) đơn vị trúng thầu.
Ngoài ra, CHÍNH PHỦ cam kết sẽ có những biện pháp cần thiết để nếu CƠ QUAN có yêu cầu thì CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH sẽ mời CƠ QUAN tham gia với tư cách là quan sát viên vào ban mở thầu và gửi cho CƠ QUAN biên bản mở thầu, báo cáo đầy đủ về công tác xét thầu. CƠ QUAN được quyền yêu cầu bản sao của tất cả các bản chào thầu đã nhận được.
5. CHÍNH PHỦ cam kết sẽ có những biện pháp cần thiết để trước khi ký, CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH sẽ gửi cho CƠ QUAN thư đặt hàng, hợp đồng hoặc các văn bản bổ sung cho các hợp đồng đề nghị được ký phục vụ cho việc thực hiện DỰ ÁN, để CƠ QUAN cho ý kiến không phản bác.
Trong trường hợp các công việc do CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH trực tiếp thực hiện, CHÍNH PHỦ cũng cam kết sẽ có biện pháp cần thiết để CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH gửi cho CƠ QUAN kế hoạch và dự toán của các công việc liên quan để CƠ QUAN cho ý kiến không phản bác.
6. CHÍNH PHỦ tuyên bố việc đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng (đơn đặt hàng, giao kèo…) được CƠ QUAN tài trợ đã hoặc sẽ không dẫn đến việc nhận PHÍ THƯƠNG MẠI BẤT THƯỜNG.
CHÍNH PHỦ sẽ có những biện pháp cần thiết để CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH gửi cho CƠ QUAN tất cả các chứng từ về điều kiện thực hiện các hợp đồng trên.
Nhìn chung, CHÍNH PHỦ cam kết không đề nghị hoặc dành cho người thứ 3, không được yêu cầu, chấp nhận hoặc đòi hỏi hứa hẹn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho mình hoặc cho bên kia bất cứ một quyền lợi nào không hợp thức, liên quan đến tiền bạc hoặc thứ khác, cấu thành hoặc có thể cấu thành hành vi tham nhũng theo tinh thần của công ước OCDE ngày 17 tháng 12 năm 1997 về chống tham nhũng đối với cán bộ nhà nước nước ngoài.
7. Ngoài ra, CHÍNH PHỦ cam kết sao cho CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH phải đưa vào trong các hợp đồng được CƠ QUAN tài trợ các điều khoản mà theo đó, doanh nghiệp ký hợp đồng phải cam kết rằng:
a) Việc thương thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng đã không và sẽ không được phát sinh việc thu PHÍ THƯƠNG MẠI BẤT THƯỜNG và nếu xảy ra trường hợp có các PHÍ THƯƠNG MẠI BẤT THƯỜNG, doanh nghiệp cam kết trả lại số tiền tương ứng cho CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH để CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH trả lại cho CƠ QUAN. Trong trường hợp hợp đồng tài trợ, số tiền trả lại sẽ tỷ lệ với phần vốn mà CƠ QUAN tài trợ.
b) Đã không đề nghị và sẽ không đề nghị trực tiếp hay gián tiếp bất kể quyền lợi nào (quà tặng, hứa cho, cho…) cấu thành hoặc có thể cấu thành hành vi tham nhũng theo tinh thần của công ước OCDE ngày 17 tháng 12 năm 1997 về chống tham nhũng đối với cán bộ nhà nước nước ngoài.
8. CƠ QUAN có quyền hoãn, hủy bỏ giải ngân vốn cho DỰ ÁN và thông báo hủy bỏ viện trợ nếu phát hiện có thu PHÍ THƯƠNG MẠI BẤT THƯỜNG hay có hành động tham nhũng xảy ra trong giai đoạn tiến hành thủ tục ký kết các hợp đồng thuộc DỰ ÁN và nếu CHÍNH PHỦ không áp dụng tất cả các biện pháp thích đáng để ngăn ngừa tình trạng này.
9. CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH chịu trách nhiệm thông báo các doanh nghiệp ký hợp đồng hoặc đơn hàng đặt hàng do CƠ QUAN tài trợ về việc đề nghị thanh toán liên quan tới hợp đồng và đơn đặt hàng bị hoãn hay bị hủy bỏ theo quy định của Thỏa ước này. Tuy vậy, CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH cũng công nhận CƠ QUAN có quyền thông báo cho các doanh nghiệp đó.
Điều 10. Thi hành và theo dõi các DỰ ÁN.
Trong suốt thời gian sử dụng FRCC, CHÍNH PHỦ cam kết sẽ chỉ đạo CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH gửi cho CƠ QUAN các báo cáo bán niên và báo cáo kết thúc DỰ ÁN.
Mặt khác CHÍNH PHỦ cam kết sẽ chịu trách nhiệm tài trợ các khoản chi phí liên quan đến DỰ ÁN không được FRCC tài trợ, với điều kiện có sự thỏa thuận của CHÍNH PHỦ và CƠ QUAN về các khoản chi phí này.
Sáu tháng một lần, CƠ QUAN sẽ gửi cho BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ và CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH một bản báo cáo kế toán của DỰ ÁN.
Hàng năm, CÁC BÊN sẽ tiến hành một buổi họp kiểm điểm chung tình hình thực hiện và theo dõi CÁC DỰ ÁN.
Điều 11. Hoãn hoặc bác bỏ các đề nghị thanh toán.
CƠ QUAN dành quyền hoãn hoặc thậm chí bác bỏ vĩnh viễn mọi đề nghị thanh toán.
- Nếu CHÍNH PHỦ không tôn trọng bất kỳ một cam kết nào với CƠ QUAN theo Thỏa ước này hay bất kể một văn bản nào khác do hai bên ký kết, và sau khi CƠ QUAN đã có thông báo giải thích một cách hợp thức.
- Nếu như hợp đồng hoặc các hợp đồng đã ký để thực hiện các DỰ ÁN bị hủy bỏ, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Nếu bất kể một cam kết nào của bên thứ ba đối với thỏa ước này, nhất là của CƠ QUAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH, để thực hiện DỰ ÁN và các điều kiện giải ngân đã không được tôn trọng hay không được tôn trọng nữa.
- Nếu việc tự do chuyển đổi hoặc tự do chuyển tất cả các khoản tiền nợ với danh nghĩa là khoản vay của CƠ QUAN dành cho CHÍNH PHỦ hoặc cho bất kể người vay thuộc quốc gia mà DỰ ÁN đang thực hiện bị xem xét lại.
Để thi hành các điều khoản và các điều kiện Thoả ước này, các bên chọn nơi đặt trụ sở như sau:
. CƠ QUAN đặt trụ sở tại trụ sở chính của mình.
5 Rue Roland Barthes
75598 PARIS Cedex 12,
. CHÍNH PHỦ do BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ đại diện có trụ sở tại: 2 Hoàng Văn Thụ - Hà Nội.
Đây là các địa điểm mà mọi văn bản thủ tục được chuyển tới sẽ có giá trị đối với các Bên.
Thỏa ước này được điều chỉnh bằng luật của Pháp.
Điều 14. Giải quyết các tranh chấp.
Mọi tranh chấp phát sinh từ Thỏa ước này sẽ được giải quyết bằng con đường hoà giải giưa hai bên. Nếu trong thời gian tối đa là sáu tháng mà hai bên không thể hoà giải được với nhau, thì các tranh chấp sẽ được giải quyết dứt khoát theo Điều lệ hoà giải và trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế có hiệu lực ở ngày khởi sự thủ tục trọng tài bởi một hay nhiều trọng tài được chỉ định phù hợp với Điều lệ trên.
Bên muốn đưa ra toà trọng tài sẽ thông báo cho bên kia biết bằng thư bảo đảm. Hai bên phải thỏa thuận chọn trụ sở của toà trọng tài và quốc tịch của trọng tài duy nhất hoặc Chánh án toà trọng tài. Nếu trong vòng một tháng kể từ ngày gửi thư bảo đảm trên mà hai bên không thỏa thuận được, thì việc trọng tài diễn ra tại LAUSANNE (Thụy Sĩ) và trọng tài duy nhất hoặc Chánh án sẽ là người có quốc tịch Thụy Sĩ.
Luật của Pháp sẽ được áp dụng cho mọi tranh chấp nảy sinh từ điều khoản trọng tài này và ngôn ngữ được dùng để trọng tài là tiếng Pháp. Do đó, trong trường hợp phải áp dụng điều khoản trọng tài này, các bên chỉ có thể viện dẫn từ bản tiếng Pháp.
Điều khoản trọng tài này vẫn có giá trị ngay cả trong trường hợp vô hiệu, bãi bỏ hoặc hết hạn Thỏa ước này. Việc một bên khởi sự thủ tục chống bên kia không thể tự nó làm ngưng các nghĩa vụ theo hợp đồng bắt nguồn từ Thỏa ước này.
Chữ ký của CHÍNH PHỦ và CƠ QUAN vào điều khoản trọng tài này với sự thoả thuận dứt khoát của các bên, có giá trị như sự khước từ mọi miễn trừ tài phán và thi hành mà CHÍNH PHỦ và CƠ QUAN có thể dựa vào.
Các điều khoản của Thỏa ước này sẽ có hiệu lực trong một khoảng thời gian là 5 năm kể từ ngày ký, trừ những nội dung của Điều 10 – Thi hành và theo dõi CÁC DỰ ÁN – có thể được kéo dài hơn thời hạn 5 năm theo những yêu cầu thực hiện dự án và được giải trình bởi báo cáo bán niên cuối cùng.
Hơn nữa, CƠ QUAN dành quyền tuyên bố hủy bỏ Thỏa ước này trong trường hợp CHÍNH PHỦ không tôn trọng bất kỳ một cam kết nào với CƠ QUAN theo Thỏa ước này hay bất kể một hiệp định nào khác đã được ký kết giữa CƠ QUAN.
CHÍNH PHỦ sẽ được CƠ QUAN thông báo bằng thư bảo đảm và CHÍNH PHỦ cam kết theo yêu cầu CƠ QUAN và vì lý do không tôn trọng cam kết nêu trên, sẽ hoàn trả lại cho CƠ QUAN toàn bộ hoặc một phần vốn của FRCC được rót nhưng chưa được sử dụng.
Chi phí về tem và đăng ký Thỏa ước này sẽ do CHÍNH PHỦ chịu nếu như thủ tục này là cần thiết đối với các bên hoặc một trong hai bên.
Thỏa ước này có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký Thỏa ước.
Làm thành HAI bản gốc bằng tiếng Pháp và HAI bản gốc bằng tiếng Việt, tại Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2004./.
THAY MẶT CƠ QUAN ([1]) | THAY MẶT CHÍNH PHỦ ([2]) |
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA PHÁP
Được xác định rõ bởi Tuyên bố chung cấp Bộ trưởng tại Doha, hoạt động hợp tác kỹ thuật gắn liền với tăng cường các năng lực thương mại cho các nước đang phát triển (PED) là một trong những mục tiêu chính của tiến triển hệ thống thương mại đa phương và là một trong những hạng mục của “phương thức ứng xử đặc biệt và dành riêng biệt” dành cho các PED trong các hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (OMC). Hơn thế nữa giờ đây mối quan hệ giữa thương mại và phát triển đã đi vào chiến lược của các nhà tài trợ song phương và đa phương, như trong chương trình xóa đói giảm nghèo.
Trong khuôn khổ này, năm 2002, nước Pháp đã lên chương trình trợ giúp tăng cường năng lực thương mại cho các PED. Chương trình kết hợp này có các khoản trợ giúp đã phương với một chương trình song phương đặc biệt.
1. Các cam kết đa phương.
Nước Pháp ủng hộ các cam kết được xác định tại Doha liên quan tới tăng cường trợ giúp kỹ thuật và các năng lực trong lĩnh vực thương mại. Thực hiện cam kết, Pháp tham gia đóng góp cho Quỹ Phát triển Doha dành để tài trợ hỗ trợ kỹ thuật của OMC. Cũng vậy, Pháp tham gia tài trợ “Chương trình tổng thể hỗ trợ kỹ thuật cho các PMA”. Chương trình này hỗ trợ việc đưa thương mại vào các chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo và tạo thuận lợi cho công tác điều phối các chương trình hỗ trợ kỹ thuật. Sáng kiến này tập hợp các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, FMI, CNUCED, PNUD, CCI, OCDE, OMC.
Pháp cũng tham gia nhiều chương trình song phương khác như các chương trình của CNUCED và của Trung tâm thương mại Quốc tế (CCI), hay JITAP chương trình tập hợp các hoạt động hỗ trợ của thuật của OMC, CCI và CNUCED.
Cuối cùng, Pháp cũng tham gia đóng góp vào các nỗ lực mà Liên hiệp Châu Âu triển khai thông qua các chương trình và dự án nhằm tăng cường năng lực thương mại.
2. Chương trình song phương (PRCC).
Chương trình tăng cường năng lực thương mại (PRCC) được triển khai với sự tham gia của Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp (DREE) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD). Một số dự án bổ sung được thực hiện bởi Bộ Ngoại giao (DGCID). Tổng số tiền là 30 triệu Euro.
PRCC sẽ cho phép tài trợ, trong thời gian 2003-2005, các hoạt động hợp tác kỹ thuật và đào tạo nhằm mục tiêu giúp các nước hưởng khoản tài trợ tham gia tích cực và các cuộc đối thoại đa phương và quá trình phát triển trao đổi và rút ra các lợi ích của tiến trình toàn cầu hóa. Chương trình gồm hai hạng mục hỗ trợ thương mại chính là cải thiện khả năng xuất khẩu và hỗ trợ kỹ thuật thể chế. PRCC ưu tiên dành cho 12 nước Châu phi và Châu Á.
3. PRCC tại Việt Nam.
Triển vọng triển khai PRCC tại Việt Nam đến các nhu cầu đặc biệt của Việt Nam và đòi hỏi từ phía các cơ quan có thẩm quyền cũng như các hoạt động phát triển trong khuôn khổ các chương trình hợp tác khác trong cùng lĩnh vực.
1. Khảo sát dự án |
Nước/vùng:
Tên dự án:
Đối tượng dự án:
2. Lĩnh vực và các mục tiêu |
Giới thiệu và dự đoán về lĩnh vực:
Tầm quan trọng đối với quốc gia:
Chính sách của Chính phủ:
3. Dự án |
Mục đích:
Nội dung dự án:
Các bên tham gia và phương thức thực hiện:
4. Lịch trình thẩm cứu dự kiến |
| ||
5. Chi phí của dự án và kế hoạch tài trợ (trên cơ sở khả thi) |
| ||
Chi phí dự kiến của dự án/chương trình | Chi phí tính bằng triệu Euro | % | |
Chi tiết các hợp phần |
|
| |
Tổng |
|
| |
Kế hoạch tài trợ dự kiến | Chi phí tính bằng triệu Euro | % | |
AFD - - - Đồng tài trợ - - Phần còn lại phải tài trợ |
|
| |
Tổng |
|
| |
|
|
|
|
Thời hạn:
Nhận xét:
- 1 Thỏa ước tài trợ cho Quỹ nghiên cứu và chuẩn bị dự án số 3 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan phát triển Pháp
- 2 Công văn số 2056/TTg-QHQT về việc bổ sung vốn của Quỹ Tăng cường năng lực thương mại do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành