Hệ thống pháp luật

Thời gian nghỉ hưởng thai sản có được tính là thời gian đóng bảo hiểm không?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL38093

Câu hỏi:

Xin chào.xin cho tôi hỏi vấn đề như sau.hiện tôi có 2 sổ bảo hiểm và đang tiến hành gộp sổ. Nhưng tôi không được công ty mới cấp lại tờ rời để chốt sổ của quyển sổ mới. Vậy tôi phải làm thế nào nếu bên công ty không hợp tác đưa trả laị cho tôi?. Và cho tôi hỏi trong 6 tháng tôi nghỉ thai sản thi có cần chốt luôn không? Và thời gian đó có tính bảo hiểm cho tôi không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Quyết định 959/QĐ-BHXH

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

2. Nội dung tư vấn

Theo như bạn trình bày, hiện nay bạn đang có hai sổ bảo hiểm và đang tiến hành gộp sổ tuy nhiên bạn không đươc công ty mới cấp lại tờ rời để chốt sổ của quyển sổ mới. Trường hợp công ty không hợp tác trả lại cho bạn thì bạn có thể căn cứ vào khoản 2 Điều 46 Quyết định 959/QĐ-BHXH để làm đơn xin cơ quan BHXH cấp lại sổ BHXH cho bạn

1. Cấp sổ BHXH lần đầu: Người tham gia BHXH, BHTN được cơ quan BHXH cấp sổ BHXH.

2. Cấp lại sổ BHXH

2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh.

2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng hoặc đã giải quyết chế độ BHXH có điều chỉnh quá trình đóng BHXH.

Theo quy định này, trong trường hợp công ty không hợp tác trả lại sổ BHXH bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp lại sổ BHXH để tiến hành làm thủ tục gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội vào làm một.

Điều 29. Cấp lại sổ BHXH, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT

1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH

1.1. Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

b) Sổ BHXH đã cấp.

1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Quyết định 959/QĐ-BHXH thì để tiến hành gộp sổ BXHX bạn cần nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm:

Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người thm gia BHXH,BHYT (Mẫu TK1-TS)

Sổ BHXH đã cấp

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định pháp luật thì cơ quan bảo hiểm tiến hành gộp sổ bảo hiểm cho bạn.

Về việc trong quá trình nghỉ thai sản chị có được tính là thời gian đóng bảo hiểm không?

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH:

Điều 38. Quản lý đối tượng

1.8. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng.

Theo đó, người lao động nghỉ chế độ thai sản từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH của tháng đó nhưng thời gian nghỉ chế độ thai sản vẫn đc tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng BHXH.

Như vậy, trong 6 tháng bạn nghỉ thai sản thì thời gian đó được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn