BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2017/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2017 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, ký tại Hà Nội ngày 03 tháng 9 năm 2016, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 02 năm 2017.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Nghị định thư theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ,
Mong muốn sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập ký tại Hà Nội ngày 07 tháng 9 năm 1994 (tại Nghị định thư này được gọi là “Hiệp định”),
Đã thỏa thuận dưới đây:
Nội dung Điều 27 của Hiệp định được xóa bỏ và thay thế như sau:
“Điều 27
TRAO ĐỔI THÔNG TIN
1. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết sẽ trao đổi với nhau những thông tin (kể cả các văn bản) cần thiết cho việc triển khai thực hiện những quy định của Hiệp định hay của các luật trong nước của hai Nước ký kết liên quan đến các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng sao cho việc đánh thuế theo các luật trong nước sẽ không trái với Hiệp định này và đặc biệt là nhằm ngăn chặn các trường hợp trốn thuế và lậu thuế. Mọi thông tin do một Nước ký kết nhận được sẽ được giữ bí mật giống như thông tin thu nhận theo các luật trong nước của Nước này. Tuy nhiên, nếu ngay từ đầu thông tin đó được coi là bí mật tại Nước gửi thông tin, thông tin đó sẽ chỉ được cung cấp cho các đối tượng hay cơ quan chức trách (bao gồm cả tòa án và các cơ quan hành chính) có liên quan đến việc tính toán, thu, cưỡng chế hay truy tố hoặc xác định- các khiếu nại về các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng. Các đối tượng hoặc các cơ quan đó sẽ chỉ sử dụng các thông tin đó vào mục đích nêu trên nhưng cũng có thể cung cấp thông tin này trong quá trình tố tụng công khai của tòa án hay trong các quyết định của tòa án. Các nhà chức trách có thẩm quyền sẽ thông qua trao đổi ý kiến xây dựng các điều kiện, biện pháp và các kỹ thuật thích ứng liên quan đến các vấn đề cần phải trao đổi thông tin liên quan đến trường hợp tránh thuế khi cần thiết. Mặc dù đã để cập ở trên, thông tin do một Nước ký kết nhận được có thể được sử dụng cho mục đích khác khi thông tin đó có thể được sử dụng cho mục đích khác theo luật pháp của cả hai Nước và nhà chức trách có thẩm quyền của Nước cung cấp cho phép sử dụng như vậy.
2. Việc trao đổi thông tin hay văn bản sẽ được thực hiện thường xuyên hoặc theo yêu cầu đối với các trường hợp cụ thể hay dưới cả hai hình thức. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết trong từng thời gian sẽ thỏa thuận danh mục thông tin hay các văn bản sẽ được cung cấp thường xuyên.
3. Không có trường hợp nào những quy định tại khoản 1 được giải thích là buộc một Nước ký kết có nghĩa vụ:
(a) thực hiện các biện pháp hành chính khác với luật pháp hay thông lệ về quản lý hành chính của Nước ký kết đó hay của Nước ký kết kia;
(b) cung cấp những thông tin không thể tiết lộ được theo các luật hay theo như quá trình quản lý hành chính thông thường của Nước ký kết đó hay của Nước ký kết kia;
(c) cung cấp những thông tin có thể làm tiết lộ bí mật mậu dịch, kinh doanh, công nghiệp, thương mại hay bí mật nghề nghiệp hoặc các phương thức kinh doanh, hoặc cung cấp những thông tin mà việc tiết lộ chúng có thể trái với chính sách nhà nước.
4. Nếu thông tin do một Nước ký kết yêu cầu phù hợp với Điều này, Nước ký kết kia sẽ sử dụng các biện pháp thu thập thông tin của mình để có được các thông tin theo yêu cầu, mặc dù Nước kia có thể không cần các thông tin như vậy cho mục đích thuế của mình. Nghĩa vụ được quy định tại câu trên phụ thuộc vào các giới hạn tại khoản 3 nhưng trong mọi trường hợp, các giới hạn này không có nghĩa là cho phép một Nước ký kết từ chối việc cung cấp thông tin chỉ vì Nước ký kết đó không có lợi ích trong nước đối với các thông tin như vậy.
5. Trong mọi trường hợp, các quy định tại khoản 3 sẽ không cho phép một Nước ký kết từ chối việc cung cấp thông tin chỉ vì thông tin do một ngân hàng, tổ chức tài chính, đối tượng được chỉ định hoặc đối tượng với tư cách đại lý hoặc đối tượng được ủy thác khác nắm giữ hoặc chỉ vì thông tin có liên quan tới các lợi ích về sở hữu trong một đối tượng.”
Bổ sung thêm Điều 27A mới như sau:
“Điều 27A
HỖ TRỢ THU THUẾ
1. Các Nước ký kết sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong việc thu các khoản thu. Sự hỗ trợ này không bị giới hạn bởi các Điều 1 và 2. Nhà chức trách có thẩm quyền của các Nước ký kết có thể giải quyết phương thức áp dụng Điều này thông qua thỏa thuận song phương.
2. Thuật ngữ “các khoản thu” được sử dụng tại Điều này có nghĩa là một số tiền nợ về các loại thuế hoặc các khoản thu được đánh bởi một Nước ký kết, chính quyền cơ sở hoặc chính quyền địa phương của Nước đó trong chừng mực việc đánh thuế như vậy không trái với hiệp định này hoặc bất cứ các văn kiện nào mà các Nước ký kết là các bên cũng như các khoản tiền lãi, phạt hành chính và các khoản chi phí để thu hoặc bảo vệ liên quan đến số tiền đó.
3. Nếu một khoản thu của một Nước ký kết có hiệu lực áp dụng tại Nước đó và bị nợ bởi một đối tượng mà vào thời điểm đó, theo luật của Nước đó không thể chống lại việc thu đối với đối tượng đó thì khoản thu đó theo yêu cầu của Nhà chức trách có thẩm quyền của Nước đó sẽ được chấp nhận cho mục đích thu của Nhà chức trách có thẩm quyền của Nước ký kết kia. Khoản thu đó sẽ được thu bởi Nước kia theo các quy định của luật được áp dụng để thực thi và thu các khoản thuế của Nước kia như thể khoản thu đó là khoản thu của Nước kia.
4. Nếu một khoản thu của một Nước ký kết là một khoản thu mà đối với nó Nước đó có thể theo luật của mình tiến hành các biện pháp bảo vệ để đảm bảo việc thu của mình thì khoản thu đó theo yêu cầu của nhà chức trách có thẩm quyền của Nước đó sẽ được chấp nhận cho mục đích áp dụng các biện pháp bảo vệ của Nhà chức trách có thẩm quyền của Nước ký kết kia. Nước kia sẽ tiến hành các biện pháp bảo vệ đối với khoản thu đó theo các quy định của luật được áp dụng của mình như thể khoản thu đó là một khoản thu của Nước kia mặc dù vào thời điểm áp dụng các biện pháp như vậy khoản thu đó không có hiệu lực thi hành tại Nước thứ nhất hoặc bị nợ bởi một đối tượng có quyền để chống lại khoản thu đối với đối tượng đó.
5. Mặc dù có những quy định tại các khoản 3 và 4, một khoản thu được chấp nhận bởi một Nước ký kết cho các mục đích của các khoản 3 và 4 sẽ không bị phụ thuộc vào thời hạn hoặc tuân theo bất kỳ sự ưu đãi nào được áp dụng đối với một khoản thu theo các luật của Nước đó do tính chất như vậy của khoản thu đó. Ngoài ra, một khoản thu được chấp nhận bởi một Nước ký kết cho các mục đích của các khoản 3 và 4 tại Nước đó sẽ không có bất kỳ sự ưu đãi nào được áp dụng đối với khoản thu đó theo các luật của Nước ký kết kia.
6. Các thủ tục tố tụng đối với sự tồn tại, hiệu lực và số tiền của một khoản thu của một Nước ký kết sẽ không bị đưa ra trước các tòa án hoặc các cơ quan hành chính của Nước ký kết khác.
7. Khi vào bất cứ thời điểm nào sau khi một yêu cầu đã được đưa ra bởi một Nước ký kết theo các khoản 3 và 4 và trước khi Nước ký kết khác đã thu và chuyển khoản thu tương ứng cho Nước thứ nhất, khoản thu tương ứng sẽ không còn là:
a) trong trường hợp một yêu cầu theo khoản 3, một khoản thu của Nước thứ nhất có thể có hiệu lực theo luật của Nước đó và bị nợ bởi một đối tượng mà vào thời điểm đó, theo luật của Nước đó không thể chống lại việc thu đối với đối tượng đó; hoặc
b) trong trường hợp một yêu cầu theo khoản 4, một khoản thu của Nước thứ nhất mà đối với nó Nước đó có thể theo luật của mình tiến hành các biện pháp bảo vệ để đảm bảo việc thu của mình
nhà chức trách có thẩm quyền của Nước thứ nhất sẽ ngay lập tức thông báo với nhà chức trách có thẩm quyền của Nước kia về thực tế đó và, theo sự lựa chọn của Nước kia, Nước thứ nhất sẽ hoãn hoặc rút lại yêu cầu của mình.
8. Không có nội dung nào tại Điều này sẽ được giải thích là buộc một Nước ký kết có nghĩa vụ:
a) thực hiện các biện pháp hành chính khác với luật pháp và thông lệ về quản lý hành chính của Nước ký kết đó hoặc của Nước ký kết kia;
b) thực hiện các biện pháp trái với chính sách nhà nước (ordre public);
c) cung cấp sự hỗ trợ nếu Nước ký kết kia đã không tiến hành các biện pháp hợp lý để thu hoặc bảo vệ, tùy theo từng trường hợp, có thể được áp dụng theo luật hoặc thông lệ về quản lý hành chính của Nước ký kết kia;
d) cung cấp sự hỗ trợ trong các trường hợp mà gánh nặng hành chính của Nước đó hoàn toàn không tương xứng với lợi ích đạt được bởi Nước ký kết kia.”
ĐỂ LÀM BẰNG những người có tên dưới đây, được sự ủy quyền hợp thức, đã ký vào Nghị định thư này.
Nghị định thư làm tại Hà Nội ngày 03 tháng 9 năm 2016, thành hai bản bằng tiếng Việt, tiếng Hin-đi và tiếng Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau. Trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Republic of India,
Desiring to amend the Agreement between the Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Republic of India for the avoidance of double taxation and the prevention of fiscal evasion with respect to taxes on income signed at Ha Noi on the 7th day of September, 1994 (in this Protocol referred to as “the Agreement”),
Have agreed as follows:
The text of Article 27 of the Agreement is deleted and replaced by the following:
“Article 27
EXCHANGE OF INFORMATION
1. The competent authorities of the Contracting States shall exchange such information (including documents) as is necessary for carrying out the provisions of the Agreement or of the domestic laws of the Contracting States concerning taxes covered by the agreement, insofar as the taxation thereunder is not contrary to the Agreement, in particular for the prevention of fraud or evasion of such taxes. Any information received by a Contracting State shall be treated as secret in the same manner as information obtained under the domestic laws of the State. However, if the information is originally regarded as secret in the transmitting State, it shall be disclosed only to persons or authorities (including courts and administrative bodies) involved in the assessment or collection of, the enforcement or prosecution in respect of, or the determination of appeals in relation to, the taxes which are the subject of the Agreement. Such persons or authorities shall use the information only for such purposes but may disclose the information in public court proceedings or in judicial decisions. The competent authorities shall, through consultation, develop appropriate conditions, methods and techniques concerning the matters in respect of which such exchange of information shall be made, including, where appropriate, exchange of information regarding tax avoidance. Notwithstanding the foregoing, information received by a Contracting State may be used for other purposes when such information may be used for such other purposes under the laws of both States and the competent authority of the supplying State authorises such use.
2. The exchange of information or documents shall be either on a routine basis or on request with reference to particular cases or both. The competent authorities of the Contracting States shall agree from time to time on the list of the information or documents which shall be furnished on a routine basis.
3. In no case shall the provisions of paragraph 1 be construed so as to impose on a Contracting State the obligation:
(a) to carry out administrative measures at variance with the laws or administrative practice of that or of the other Contracting State;
(b) to supply information or documents which are not obtainable under the laws or in the normal course of the administration of that or of the other Contracting State;
(c) to supply information or documents which would disclose any trade, business, industrial, commercial or professional secret of trade process of information the disclosure of which would be contrary to public policy.
4. If information is requested by a Contracting State in accordance with this Article, the other Contracting State shall use its information gathering measures to obtain the requested information, even though that other State may not need such information for its own tax purposes. The obligation contained in the preceding sentence is subject to the limitations of paragraph 3 but in no case shall such limitations be construed to permit a Contracting State to decline to supply information solely because it has no domestic interest in such information.
5. In no case shall the provisions of paragraph 3 be construed to permit a Contracting State to decline to supply information solely because the information is held by a bank, other financial institution, nominee or person acting in an agency or a fiduciary capacity or because it relates to ownership interests in a person.”
A new Article 27A of the Agreement shall be inserted:
“Article 27A
ASSISTANCE IN THE COLLECTION OF TAXES
1. The Contracting States shall lend assistance to each other in the collection of revenue claims. This assistance is not restricted by Articles 1 and 2. The competent authorities of the Contracting States may by mutual agreement settle the mode of application of this Article.
2. The term “revenue claim” as used in this Article means an amount owed in respect of taxes of every kind and description imposed on behalf of the Contracting States, or of their political subdivisions or local authorities, insofar as the taxation thereunder is not contrary to this Agreement or any other instrument to which the Contracting States are parties, as well as interest, administrative penalties and costs of collection or conservancy related to such amount.
3. When a revenue claim of a Contracting State is enforceable under the laws of that State and is owed by a person who, at that time, cannot, under the laws of that State, prevent its collection, that revenue claim shall, at the request of the competent authority of that State, be accepted for purposes of collection by the competent authority of the other Contracting State. That revenue claim shall be collected by that other State in accordance with the provisions of its laws applicable to the enforcement and collection of its own taxes as if the revenue claim were a revenue claim of that other State.
4. When a revenue claim of a Contracting State is a claim in respect of which that State may, under its law, take measures of conservancy with a view to ensure its collection, that revenue claim shall, at the request of the competent authority of that State, be accepted for purposes of taking measures of conservancy by the competent authority of the other Contracting State. That other State shall take measures of conservancy in respect of that revenue claim in accordance with the provisions of its laws as if the revenue claim were a revenue claim of that other State even if, at the time when such measures are applied, the revenue claim is not enforceable in the first-mentioned State or is owed by a person who has a right to prevent its collection.
5. Notwithstanding the provisions of paragraphs 3 and 4, a revenue claim accepted by a Contracting State for purposes of paragraph 3 or 4 shall not, in that State, be subject to the time limits or accorded any priority applicable to a revenue claim under the laws of that State by reason of its nature as such. In addition, a revenue claim accepted by a Contracting State for the purposes of paragraph 3 or 4 shall not, in that State, have any priority applicable to that revenue claim under the laws of the other Contracting State.
6. Proceedings with respect to the existence, validity or the amount of a revenue claim of a Contracting State shall not be brought before the courts or administrative bodies of the other Contracting State.
7. Where, at any time after a request has been made by a Contracting State under paragraph 3 or 4 and before the other Contracting State has collected and remitted the relevant revenue claim to the first-mentioned State, the relevant revenue claim ceases to be
a) in the case of a request under paragraph 3, a revenue claim of the first-mentioned State that is enforceable under the laws of that State and is owed by a person who, at that time, cannot, under the laws of that State, prevent its collection, or
b) in the case of a request under paragraph 4, a revenue claim of the first-mentioned State in respect of which that State may, under its laws, take measures of conservancy with a view to ensure its collection
the competent authority of the first-mentioned State shall promptly notify the competent authority of the other State of that fact and, at the option of the other State, the first-mentioned State shall either suspend or withdraw its request.
8. In no case shall the provisions of this Article be construed so as to impose on a Contracting State the obligation:
a) to carry out administrative measures at variance with the laws and administrative practice of that or of the other Contracting State;
b) to carry out measures which would be contrary to public policy (ordre public);
c) to provide assistance if the other Contracting State has not pursued all reasonable measures of collection or conservancy, as the case may be, available under its laws or administrative practice;
d) to provide assistance in those cases where the administrative burden for that State is clearly disproportionate to the benefit to be derived by the other Contracting State.”
IN WITNESS WHEREOF the undersigned, duly authorised, have signed this Protocol.
DONE in duplicate at Hanoi, on this 3rd day of September, 2016, in Vietnamese, Hindi and English languages, all texts being equally authentic. In case of divergence of interpretation, the English test shall prevail.
FOR THE GOVERNMENT OF | FOR THE GOVERNMENT OF |
- 1 Thông báo 51/2018/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Ma-cao của Trung Hoa
- 2 Thông báo 11/2019/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Cam-pu-chia
- 3 Thông báo 33/2018/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định và Nghị định thư của Hiệp định về Tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Lát-vi-a
- 4 Luật điều ước quốc tế 2016
- 5 Thông báo 05/2019/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Ét-xtô-ni-a
- 6 Thông báo 02/2018/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ
- 7 Thông báo 29/2019/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam và Mô-dăm-bích
- 8 Thông báo 08/2009/TB-LPQT về ngày điều ước quốc tế nhiều bên có hiệu lực đối với Việt Nam do Bộ Ngoại giao ban hành
- 9 Thông báo số 05/2009/TB-LPQT về ngày Điều ước quốc tế nhiều bên có hiệu lực đối với Việt Nam do Bộ Ngoại giao ban hành
- 10 Điều ước số 50/2005/LPQT về việc thành lập Hiệp hội hồ tiêu quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Ngoại giao ban hành
- 1 Thông báo 51/2018/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Ma-cao của Trung Hoa
- 2 Thông báo 11/2019/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Cam-pu-chia
- 3 Thông báo 33/2018/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định và Nghị định thư của Hiệp định về Tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Lát-vi-a
- 4 Thông báo 05/2019/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Ét-xtô-ni-a
- 5 Thông báo 02/2018/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ
- 6 Thông báo 29/2019/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam và Mô-dăm-bích
- 7 Thông báo 08/2009/TB-LPQT về ngày điều ước quốc tế nhiều bên có hiệu lực đối với Việt Nam do Bộ Ngoại giao ban hành
- 8 Thông báo số 05/2009/TB-LPQT về ngày Điều ước quốc tế nhiều bên có hiệu lực đối với Việt Nam do Bộ Ngoại giao ban hành
- 9 Điều ước số 50/2005/LPQT về việc thành lập Hiệp hội hồ tiêu quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Ngoại giao ban hành