VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 139/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2017 |
Ngày 28 tháng 02 năm 2017, tại Trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (BCĐLNKT) đã chủ trì Phiên họp Ban Chỉ đạo lần thứ nhất năm 2017. Tham dự Phiên họp có các Ủy viên BCĐLNKT và đại diện các Bộ: Ngoại giao, Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sau khi nghe các báo cáo của Tổng Thư ký BCĐLNKT và báo cáo của đại diện Bộ Công Thương về: (i) Tình hình triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế năm 2016 và định hướng nhiệm vụ năm 2017; (ii) Kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo Thông báo số 289/TB-VPCP ngày 12 tháng 9 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ; (iii) Tình hình quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đánh giá cao sự chuẩn bị nội dung, công tác tổ chức phiên họp của Văn phòng BCĐLNKT và kết luận như sau:
Bối cảnh thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp với xu hướng bảo hộ có dấu hiệu quay trở lại, sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các thay đổi mới trong chính sách của Hoa Kỳ đã có những tác động đáng kể đối với kinh tế khu vực và thế giới... Trong năm 2016 vừa qua, công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam tiếp tục gặt hái được những thành công nhất định. Chúng ta bước vào triển khai các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, tiếp tục thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường vận động các nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường để tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta được công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ vào năm 2018 theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)...
Ban Chỉ đạo với vai trò là cơ quan điều phối liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế đã phối hợp các bộ, ngành và địa phương triển khai nhiều hoạt động quan trọng nhằm triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế; phối hợp các bộ, ngành tham gia đầy đủ các hoạt động trong khuôn khổ các diễn đàn, tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, ASEAN, APEC, ASEM..., đàm phán các hiệp định thương mại tự do; tổ chức nghiên cứu, đánh giá và đề xuất về các nội dung mới của hội nhập kinh tế quốc tế; triển khai có hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo về hội nhập kinh tế quốc tế....Các hoạt động này đã góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong quá trình thực thi cam kết. Việt Nam ngày càng hội nhập chủ động, tích cực với thế giới, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm.
Mặc dù vậy, công tác hội nhập kinh tế quốc tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế, đòi hỏi BCĐLNKT cần tăng cường thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ phối hợp liên ngành, trong đó tập trung triển khai một số nhiệm vụ sau đây:
a) Tổng hợp ý kiến góp ý của các Bộ ngành, hoàn thiện các nghiên cứu đã được giao và tiếp tục triển khai các nhiệm vụ tại Thông báo số 289/TB-VPCP ngày 12 tháng 9 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ để trình Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo.
b) Tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, dự báo về những vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và đàm phán các FTA nói riêng, từ đó đề xuất chính sách cho giai đoạn hội nhập từ nay và trong 10 năm tới. Tập trung vào việc nghiên cứu xây dựng các báo cáo, tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề sau:
- Tác động của xu thế bảo hộ thương mại trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam.
- Tác động của những vấn đề mới và trọng tâm trong lộ trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) từ nay đến năm 2025, giải pháp đối với Việt Nam.
- Vấn đề rào cản phi thuế quan và thuận lợi hóa thương mại trong thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN.
- Vấn đề thúc đẩy thương mại với một số nước Trung Đông, châu Phi vốn là thị trường mà Việt Nam còn để ngỏ; nghiên cứu thêm các chính sách phòng vệ thương mại khi Quốc hội sẽ thảo luận và xem xét thông qua Luật Quản lý ngoại thương trong thời gian tới.
- Chủ động nghiên cứu khả năng đàm phán các FTA hoặc hiệp định song phương mới với các đối tác mới (như khu vực Châu Phi, Trung Đông...).
2. Công tác liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế
a) Các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế trong việc đưa ra phương án hợp lý để hoàn thiện việc đàm phán và ký kết 4 FTA còn lại, đảm bảo cân bằng lợi ích (RCEP, Việt Nam - EFTA, Việt Nam - Ixraen, ASEAN - Hồng Kong); thúc đẩy việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
b) Các Bộ, ngành và địa phương chủ động và tích cực triển khai hiệu quả các chương trình hành động của Bộ, ngành và địa phương mình trên cơ sở cụ thể hóa chi tiết nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương, nhằm thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm tạo lập môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần kịp thời báo cáo BCĐLNKT để có phương án giải quyết.
c) Các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo tuân thủ nghiêm túc cơ chế họp, cơ chế báo cáo, cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo; giữ liên hệ thường xuyên với Văn phòng BCĐLNKT.
d) BCĐLNKT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Ban Chỉ đạo liên ngành khác để triển khai công tác hội nhập tổng thể và hài hòa, đảm bảo vai trò trung tâm của hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Các nội dung công việc khác, giao Văn phòng BCĐLNKT chủ trì:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2017 của BCĐLNKT, trong đó bố trí chương trình làm việc của Lãnh đạo BCĐLNKT với: (i) Đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế thương mại quốc tế (về các nội dung cần thiết cho quá trình đàm phán một số hiệp định); (ii) một số Bộ, ngành, địa phương và hiệp hội ngành hàng, các tổ chức quốc tế có đại diện tại Việt Nam... để tổng hợp thông tin, đề xuất kiến nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ.
b) Phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài xây dựng chương trình hợp tác của BCĐLNKT tại các nước và các tổ chức quốc tế trong năm 2017 (Trụ sở WTO, Ban Thư ký ASEAN, một số nước và tổ chức quốc tế) báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo.
c) Xây dựng Đề án tổ chức Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế thường niên năm 2017, kết hợp tổ chức đánh giá 10 năm gia nhập WTO của Việt Nam, có sự tham gia của đầy đủ các Bộ, ngành, địa phương doanh nghiệp, các nhà khoa học, các chuyên gia, các tổ chức quốc tế... tạo cầu nối chia sẻ thông tin và kiến nghị các điều chỉnh phù hợp cho chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nghiên cứu và đề xuất khả năng tổ chức Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế thường kỳ hàng năm.
d) Tiếp tục tổ chức các diễn đàn, hội nghị chuyên đề, các lớp tập huấn về công tác thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới, theo đó cần tập trung vào một số điểm mới với các trọng tâm ưu tiên, bao gồm: (i) Có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; (ii) Có kế hoạch tổng thể theo từng năm; (iii) Chuyển từ phổ biến đến hướng dẫn, từ giới thiệu đến thực thi cam kết hội nhập; (iv) Ưu tiên phổ biến cho các cán bộ quản lý nhà nước tại địa phương và các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng; (v) Phổ biến các kết quả nghiên cứu (nếu không phải tài liệu mật) để tăng cường thông tin cho các doanh nghiệp và người dân về công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
đ) Tăng cường thực hiện vai trò giám sát thực thi thông qua mối liên hệ thường xuyên với các đầu mối về công tác hội nhập kinh tế quốc tế tại các Bộ, ngành, địa phương để kịp thời báo cáo Lãnh đạo BCĐLNKT, đặc biệt, trong thời gian tới, khi có thêm các FTA mới được thực thi, việc triển khai các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế ở địa phương có vai trò quan trọng và trực tiếp với các doanh nghiệp và người dân.
e) Xem xét đề xuất bổ sung thành viên của BCĐLNKT như Bộ Ngoại giao, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), một số địa phương lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
g) Sử dụng hiệu quả Nhóm Hỗ trợ kỹ thuật, Nhóm Chuyên gia tư vấn để tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, xây dựng cơ chế tài chính thích hợp cho các thành viên tham gia đảm bảo chế độ thù lao phù hợp.
4. Về kinh phí hoạt động: Bộ Tài chính và Bộ Công Thương bố trí thêm kinh phí đặc thù cho BCĐLNKT đối với các Đề án, công việc lớn do Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu trên, với tinh thần sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và đúng quy định hiện hành, bên cạnh đó cần huy động các nguồn tài trợ của các dự án, các tổ chức quốc tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác cho các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan biết và thực hiện.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1 Thông báo 612/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia chương trình hành động Không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025, tại phiên họp lần thứ nhất năm 2017 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 479/QĐ-BCĐLNKGVX năm 2017 phê duyệt Danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo
- 3 Thông báo 191/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Hướng dẫn 22-HD/BTGTW tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2017 và chủ trương, chính sách quan trọng về phát triển nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 5 Thông báo 289/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tại Phiên họp Ban Chỉ đạo lần thứ nhất năm 2016 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị quyết 822/NQ-UBTVQH13 năm 2014 thành lập Đoàn giám sát Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 7 Quyết định 137/2003/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 137/2003/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị quyết 822/NQ-UBTVQH13 năm 2014 thành lập Đoàn giám sát Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 3 Hướng dẫn 22-HD/BTGTW tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2017 và chủ trương, chính sách quan trọng về phát triển nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 4 Thông báo 191/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 479/QĐ-BCĐLNKGVX năm 2017 phê duyệt Danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo
- 6 Thông báo 612/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia chương trình hành động Không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025, tại phiên họp lần thứ nhất năm 2017 do Văn phòng Chính phủ ban hành