Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 172/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2025

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI PHIÊN HỌP LẦN THỨ HAI

Sáng ngày 12 tháng 3 năm 2025, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, các thành viên của Ban Chỉ đạo, Tổ thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo. Sau khi nghe Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo báo cáo về tình hình triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (Chiến lược), kết quả triển khai thực hiện kết luận tại Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo theo Thông báo số 261/TB-VPCP ngày 23 tháng 8 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ, dự kiến Kế hoạch sơ kết việc thực hiện Chiến lược, ý kiến phát biểu của các thành viên Ban hỉ đạo, đại biểu dự họp, Ban Chỉ đạo đã thống nhất chỉ đạo các nội dung sau:

1. Đánh giá cao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã làm tốt công tác chuẩn bị tài liệu của Phiên họp lần thứ hai của Ban chỉ đạo, trong đó đã báo cáo về các kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân, đưa ra nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới. Các ý kiến tại Phiên họp cơ bản tán thành với báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và có góp ý bổ sung.

Ban Chỉ đạo cơ bản thống nhất với các nhận định, đánh giá kết quả triển khai Chiến lược và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới nêu tại báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ý kiến của các đại biểu tại phiên họp; yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp, chủ động rà soát, tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược, tập trung vào những nhiệm vụ chưa thực hiện được để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra của Chiến lược; tiến hành sơ kết, tổng kết Chiến lược, trên cơ sở đó, nghiên cứu, xây dựng, đề xuất Chiến lược cho giai đoạn mới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2025.

2. Về kết quả đạt được

- Khuôn khổ pháp lý liên quan đến tài chính toàn diện không ngừng được soát sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện;

- Mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính tiếp tục được phát triển đa dạng, rộng khắp các địa bàn trên cả nước, đặc biệt là các kênh cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng hiện đại như điện thoại di động, Internet;

- Các sản phẩm, dịch vụ tài chính được phát triển đa dạng, hiện đại, an toàn, thuận lợi hơn với chi phí hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng nhờ ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;

- Hạ tầng tài chính được chú trọng đầu tư, nâng cấp, đặc biệt là đẩy mạnh chuyển đổi số để tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, kết nối liên thông với các ngành, lĩnh vực khác phục vụ cho thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế; ứng dụng mạnh mẽ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân gắn chíp, tài khoản định danh và xác thực điện tử trong cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng;

- Tích cực triển khai công tác truyền thông về vai trò, ý nghĩa của tài chính toàn diện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; triển khai nhiều chương trình giáo dục tài chính cho các đối tượng khác nhau trong xã hội, qua đó góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết tài chính cho người dân; cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính tiếp tục được rà soát bổ sung, hoàn thiện.

3. Một số tồn tại, hạn chế

- Mạng lưới giao dịch của các tổ chức tín dụng vẫn phân bố chủ yếu ở khu vực thành thị trong khi còn hạn chế ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới, mô hình, dịch vụ thanh toán mới.

- Thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn hạn chế ở một bộ phận người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa do thói quen sử dụng tiền mặt, thiếu kiến thức về tài chính. Việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua ngân hàng tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị.

- Các cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng, Qũy Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp còn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.

- Người dân, doanh nghiệp, nhất là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế về kiến thức tài chính, thiếu những kỹ năng quản lý tài chính một cách hiệu quả.

4. Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới

- Tiếp tục phát triển hợp lý và tăng độ bao phủ dịch vụ tài chính cung ứng cho người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.

- Tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về tài chính toàn diện theo hướng vừa thúc đẩy được sự phát triển vừa quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp; khắc phục hiệu qủa những tồn tại, hạn chế, bất cập hiện nay.

- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng tài chính, tăng cường kết nối liên thông nhằm tạo ra hệ sinh thái đồng bộ cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế.

- Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại và thiết kế phù hợp hơn với các đối tượng, nhất là đối tượng người dân vùng sâu, vùng xa, người nghèo, người thu nhập thấp, người có hoàn cảnh đặc biệt, các đối tượng yếu thế; tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông tin để khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ.

- Chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân cần tiếp tục được chú trọng, đẩy mạnh nhằm giúp cho người dân thấy được sự tiện ích, an toàn và tự tin khi tham gia sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức, xây dựng và phát triển chương trình công dân số trên phạm vi cả nước, nhất là đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa.

- Hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, toàn diện của mọi người dân đối với sản phẩm, dịch vụ tài chính, đặc biệt là đối tượng người yếu thể, người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, học sinh, sinh viên; tận dụng tối đa các công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số; đảm bảm an ninh, an toàn, bảo mật cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại.

5. Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới

Ban chỉ đạo đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo, các Bộ, cơ quan liên quan, các địa phương tập trung thực hiệnquyết liệt, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra với tinh thần phân công nhiệm vụ bảo đảm “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền”, trong đó chú trọng một số nội dung trọng tâm sau:

a) Các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo chủ động thực hiện đầy đủ trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo, chỉ đạo bộ, ngành mình, rà soát, tập trung tổ chức triển khai, hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được giao, phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong Ban Chỉ đạo, gắn bó, sâu sát với công việc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 6 năm 2025; đồng thời gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2025.

b) Các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện thể chế để vừa thúc đẩy phát triển, vừa đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhà nước, người dân, doanh nghiệp; phát triển hạ tầng đồng bộ, đều khắp trên phạm vi cả nước; xây dựng chương trình công dân số; thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa thanh toán không dùng tiền mặt; đa dạng hóa các cách làm, phương pháp truyền thông để phù hợp với các đối tượng khác nhau, các địa bàn khác nhau; bố trí đủ nguồn lực thực hiện Chiến lược; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao trước ngày 01 tháng 6 năm 2025; đồng thời gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2025, trong đó:

- Bộ Tài chính tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm có các sản phẩm bảo hiểm mới, phù hợp; nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế bảo lãnh tín dụng; nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện.

- Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan tiếp tục khai thác tối đa ích lợi của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phát triển tài chính toàn diện cho người dân.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai các chương trình, diễn đàn tài chính góp phần hình thành tư duy kinh doanh, quản lý tài chính cho học sinh, sinh viên.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh - truyền hình đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm tuyên truyền, phổ biến về Chiến lược, phổ biến, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, rủi ro cùng cách thức sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách an toàn, hiệu quả; hình thành tư duy, kỹ năng tài chính, kinh doanh cho người dân.

- Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục nghiên cứu, lồng ghép các mục tiêu về tài chính toàn diện trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tổ chức triển khai nâng cao năng lực kế toán và quản lý tài chính của các hợp tác xã.

- Bộ Ngoại giao chủ động tăng cường hợp tác trong khuôn khổ các chương trình, diễn đàn quốc tế có nội dung về tài chính toàn diện, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động, tích cực triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục tài chính đến người dân dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp, dễ nghe, dễ nhớ, dễ thấy hấp dẫn và thường xuyên liên tục.

- Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục lồng ghép các mục tiêu về tài chính toàn diện vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của Chiến lược, phổ biến kiến thức, giáo dục tài chính cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn và có đánh giá sơ kết quý năm.

c) Các bộ, cơ quan, địa phương liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết giai đoạn 2020 - 2025 và đề xuất mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tài chính tài chính toàn diện trong giai đoạn mới, gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 01 tháng 6 năm 2025 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2025.

d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược giai đoạn 2020-2025; nghiên cứu, đề xuất Chiến lược cho giai đoạn mới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2025.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các bộ, cơ quan, thành viên Ban Chỉ đạo biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các thành viên BCĐQG về TCTD;
- VPCP: BTCN,
PCN Mai Thị Thu Vân, PCN Đỗ Ngọc Huỳnh, Trợ lý TTg,
các Vụ: TH, KGVX, NN, Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, KTTH (2) M.Cường

KT. BỘ TRUỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Mai Thị Thu Vân

 

DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO VÀ TỔ THƯỜNG TRỰC (THUỘC CƠ QUAN/ BỘ NGÀNH)

(ĐANG CẬP NHẬT)

I. Thành phần Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện

STT

Bộ ngành

Thành viên Ban Chỉ đạo

Giấy mời

1

Thủ tướng Chính phủ

Trưởng Ban Chỉ đạo

 

2

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo

Gửi đích danh

3

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn

Thành viên Ban Chỉ đạo

Gửi đích danh

4

Văn phòng Chính phủ

Phó Chủ nhiệm Mai Thị Thu Vân

Gửi đích danh

5

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thứ trưởng

Bộ chưa có thông tin cập nhập của Bộ chủ quản

6

Bộ Công thương

Thứ trưởng

Bộ chưa có thông tin cập nhập của Bộ chủ quản

7

Bộ Công An

Thứ trưởng Trung tướng Phạm Thế Tùng

Gửi đích danh

8

Bộ Khoa học và Công nghệ

Thứ trưởng

Bộ chưa có thông tin cập nhập của Bộ chủ quản

9

Bộ Tài chính

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi

Gửi đích danh

10

Bộ Khoa học và Công nghệ

Thứ trưởng Lê Xuân Định

Gửi đích danh

11

Bộ Tài chính

Thứ trưởng Trần Quốc Phương

Gửi đích danh

12

Bộ Tư pháp

Thứ trưởng

Bộ chưa có thông tin cập nhập của Bộ chủ quản

13

Bộ Ngoại giao

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng

Gửi đích danh

14

Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thứ trưởng Hoàng Trung

Gửi đích danh

15

Bộ Nội vụ

Thứ trưởng

Bộ chưa có thông tin cập nhập của Bộ chủ quản

16

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh

Gửi đích danh

17

Đài truyền hình Việt Nam

Phó Tổng giám đốc Đỗ Đức Hoàng

Gửi đích danh

18

Đài Tiếng nói Việt Nam

Tổng giám đốc Đỗ Tiến Sỹ

Gửi đích danh

II. Thành viên Tổ thường trực giúp việc Ban chỉ đạo

STT

Cơ quan/Đơn vị

Thành viên

Tổ thường trực

Ghi chú

1

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đoàn Thái Sơn

Phó Thống đốc NHNN

Tổ trưởng Tổ thường trực

Gửi đích danh

2

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ngô Văn Thịnh

Phó Vụ trưởng

Vụ Kế hoạch – Tài chính

0989342172

Gửi đích danh

3

Bộ Công thương

Nguyễn Thị Hoa

Phó Vụ trưởng

Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp

hoanthi@moit.gov.vn

0913384070

Chờ cập nhật

(cán bộ đầu mối Hà Anh

0913323369)

4

Bộ Công An

Đại tá Nguyễn Tiến Trung

Phó Cục trưởng

Cục An ninh kinh tế

Gửi đích danh

5

Bộ Khoa học và Công nghệ

Đặng Khắc Lợi

Phó Cục trưởng Cục Báo chí dkloi@mic.gov.vn

0982063068/024. 39446287

Chờ cập nhật

6

Bộ Tài chính

Nguyễn Việt Hưng

Phó Vụ trưởng

Vụ Các định chế tài chính nguyenviethung1@mof.gov.vn

0902559999

Gửi đích danh

7

Bộ Tài chính

Nguyễn Anh Tuấn

Chuyên viên chính, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính. ĐT: 0904848999 nguyenanhtuan2@mof.gov.vn

 

8

Bộ Khoa học và Công nghệ

Nguyễn Nam Hải

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính nnhai@most.gov.vn

0913555156

Gửi đích danh

9

Bộ Tài chính

Lê Văn Cương

Phó Vụ trưởng

Vụ Các định chế tài chính levancuong@mpi.gov.vn

0912721127

Gửi đích danh

10

Bộ Tư pháp

Nguyễn Chi Lan

Phó Vụ trưởng

Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế

lannc@moj.gov.vn

024.62739430

Chờ cập nhật

(cán bộ đầu mối Quỳnh

0966788910)

11

Bộ Ngoại giao

Phạm Thái Phương

Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế

Gửi đích danh

12

Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên

Nguyễn Trường Thắng

Phó Vụ trưởng

Vụ Tài chính

0917608888

Gửi đích danh

(cán bộ đầu mối, Hiệp

0968671656)

13

Bộ Nội vụ

Trịnh Duy Chấn

Phó Vụ trưởng

Vụ Kế hoạch – Tài chính chantd@molisa.gov.vn

0913315538

Chờ cập nhật

14

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Nguyễn Ngọc Huyến

Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán huyennn@vss.gov.vn

0913585695

Gửi đích danh

15

Đài truyền hình Việt Nam

Nguyễn Thị Kim Chi

Phó Trưởng Ban Kế hoạch Tài chính kimchi@vtv.vn

0906248132

Gửi đích danh

16

Đài Tiếng nói Việt Nam

Đồng Mạnh Hùng

Trưởng Ban Thư ký Biên tập

0989016666

Gửi đích danh

(cán bộ đầu mối, Cường VOV

0965612194)

17

Văn phòng Chính phủ

Nguyễn Mạnh Cường

Hàm Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp nguyenmanhcuong@chinhphu.vn

0903071661

Gửi đích danh