VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 299/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2014 |
Ngày 23 tháng 7 năm 2014, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đã chủ trì phiên họp lần thứ 6 của Ban Chỉ đạo. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban Chỉ đạo là đại diện các Bộ, cơ quan: Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe báo cáo tổng hợp của Văn phòng Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, ý kiến phát biểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đại biểu tham dự phiên họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia, kết luận như sau:
Đồng ý với báo cáo của các Bộ, ngành, thời gian qua các cơ quan đã có nhiều cố gắng tổ chức triển khai việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đạt được những kết quả đáng ghi nhận: bước đầu đã xây dựng được cơ chế, chính sách khuyến khích người đi học về năng lượng nguyên tử; duy trì được tiến độ cử người đi học tập, đào tạo ở nước ngoài; Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tích cực, chủ động triển khai có kết quả chương trình đào tạo phục vụ dự án điện hạt nhân... Tuy nhiên, một số nhiệm vụ còn chậm trễ, chưa hoàn thành đúng yêu cầu chỉ đạo; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong xây dựng kế hoạch, cơ chế, chính sách, tuyển chọn cán bộ thực tập ngoài nước, tổ chức các khóa học trong nước còn hạn chế. Việc chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực phục vụ dự án điện hạt nhân, đặc biệt là chuyên gia trình độ cao, cán bộ quản lý và pháp quy hạt nhân vẫn là nhiệm vụ nặng nề trong giai đoạn tới.
Chủ trương phát triển điện hạt nhân đã được Đảng và Nhà nước bàn kỹ, thống nhất chỉ đạo việc tổ chức triển khai, trong đó cần có sự chuẩn bị đầy đủ, đồng bộ trên nhiều mặt, cả về tài chính, pháp lý, kỹ thuật và nhân lực. Để bảo đảm nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân, triển khai dự án trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân và phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thời gian tới các Bộ, ngành cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Về nhu cầu và tiến độ đào tạo:
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về số lượng, cơ cấu, tiến độ đào tạo kỹ sư hạt nhân và các lĩnh vực khác có liên quan, công nhân kỹ thuật phục vụ trong nhà máy điện hạt nhân.
- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát lại số liệu nhu cầu nhân lực quản lý nhà nước, pháp quy hạt nhân và nghiên cứu, triển khai trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 10 tháng 8 năm 2014 để tổng hợp, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất phương án đào tạo trong thời gian tới.
2. Về tuyển sinh đi đào tạo, học tập ở nước ngoài:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tuyển sinh đi học ngành năng lượng nguyên tử tại Liên bang Nga theo chỉ tiêu học bổng Hiệp định đã được phía Nga cam kết trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo trao đổi với các đối tác quốc tế để có kế hoạch tuyển sinh, đào tạo sinh viên, thạc sỹ chuyên ngành kỹ thuật hạt nhân và các chuyên ngành có liên quan tại các nước khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Hàn Quốc,... Lưu ý các Bộ, ngành cần tính đến phương án đào tạo về điện hạt nhân cho những người đã tốt nghiệp đại học ở những ngành liên quan, tạo điều kiện cho sinh viên đã tốt nghiệp về điện hạt nhân được tiếp tục học ở bậc cao hơn hoặc tham gia thực hành tại các nhà máy điện hạt nhân ở nước ngoài.
3. Về tổ chức hệ thống đào tạo trong nước:
Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát quy hoạch các cơ sở đào tạo thuộc Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, căn cứ nhu cầu thực tế lập kế hoạch, lộ trình đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, năng lực đào tạo; phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp vừa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực năng lượng nguyên tử, vừa tạo điều kiện nâng cao năng lực đào tạo trong nước, bảo đảm sát thực tế, hiệu quả, tránh lãng phí.
4. Về kế hoạch tiếp nhận, sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp:
Các Bộ, ngành cần có kế hoạch tiếp nhận, sử dụng hiệu quả số sinh viên tốt nghiệp đại học (từ năm 2016) các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở Liên bang Nga về nước để duy trì được nguồn nhân lực này.
- Thống nhất phân công rõ trách nhiệm quản lý, thực hiện của các Bộ, ngành, trong đó: Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo từ đại học trở lên; Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện chuyên gia, nhân lực quản lý nhà nước và pháp quy hạt nhân; Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm đánh giá nhu cầu, triển khai đào tạo nghề và dưới đại học phục vụ trực tiếp cho xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân.
- Bộ Khoa học và Công nghệ, trong tháng 8 năm 2014, chủ động từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, xây dựng kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ chuyên gia nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử; nhân lực quản lý nhà nước và pháp quy hạt nhân phục vụ chương trình điện hạt nhân; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án đến năm 2020, bao gồm các dự án đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo được quy hoạch trong Đề án; tổ chức thẩm định và phê duyệt theo thẩm quyền để kịp thời bố trí kinh phí, tổ chức thực hiện từ năm 2015.
6. Về kinh phí triển khai Đề án:
Bộ Tài chính ưu tiên cân đối ngân sách, bố trí thỏa đáng kinh phí thực hiện Đề án và các kế hoạch đào tạo theo yêu cầu của các Bộ. Các Bộ, ngành chủ động huy động nguồn lực hợp tác quốc tế và các nguồn tài chính hợp pháp khác để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đặt ra.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1 Thông báo 448/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên họp lần thứ 7 Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Thông báo 301/TB-VPCP năm 2013 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại phiên họp về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Thông báo 31/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Thông báo 200/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp lần thứ II Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1 Thông báo 200/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp lần thứ II Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Thông báo 31/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Thông báo 301/TB-VPCP năm 2013 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại phiên họp về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Thông báo 448/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên họp lần thứ 7 Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Văn phòng Chính phủ ban hành