Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2019/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2019

 

THÔNG BÁO

VỀ HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội ch nghĩa Việt Nam và Chính ph nước Đại hàn Dân quốc về hợp tác đng sản xut chương trình truyn hình, ký tại Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2019, có hiệu lực từ ngày 05 tháng 8 năm 2019.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Đức Hạnh

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC ĐẠI HÀN DÂN QUỐC VỀ HỢP TÁC ĐỒNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Việt Nam”) và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (sau đây gọi tắt là “Hàn Quốc”); sau đây được gọi là “Bên” và gọi chung là “các Bên”

Căn cứ Điều 27 (5) của Hiệp định Thương mại Dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Chính phủ Hàn Quốc và chính phủ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, ký tại Singapore vào ngày 11 tháng 11 năm 2007, đã nêu rằng “Căn cứ vào Hiệp định này, các nước thành viên ASEAN có thể tiến hành các thỏa thuận song phương đơn lẻ với Hàn Quốc về đồng sản xuất các chương trình truyền hình, và các thỏa thuận song phương này sẽ chỉ áp dụng cho các Bên tham gia”

Mong muốn mở rộng và tạo thuận lợi cho việc hợp tác sản xuất các chương trình truyền hình trong bối cảnh hợp tác giao lưu văn hóa giữa các Bên; và

Tin tưởng rằng sự hợp tác này sẽ góp phần tạo thuận lợi cho giao lưu văn hóa và kinh tế giữa các Bên, quảng bá hình ảnh quốc gia của Việt Nam và Hàn Quốc và tăng cường hiểu biết hơn nữa giữa nhân dân hai nước;

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1

Các định nghĩa

1. “Dòng sản xuất chương trình truyền hình” có nghĩa là một chương trình truyền hình như phim truyền hình, phim hoạt hình, các chương trình giải trí và các chương trình phim tài liệu (trừ phim điện ảnh), bao gồm các chương trình truyền hình được cung cấp trực tuyến, thực hiện bởi một hoặc nhiều nhà đồng sản xuất của một nước phối hợp với một hoặc nhiều nhà đồng sản xuất của nước kia, được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của mỗi bên. Quy mô các chương trình đồng sản xuất có thể được mở rộng thông qua thỏa thuận giữa các bên.

2. “Nhà đồng sản xuất” có nghĩa là một người có quốc tịch Việt Nam hoặc pháp nhân Việt Nam và một người có quốc tịch Hàn Quốc hoặc pháp nhân Hàn Quốc tham gia vào việc đồng sản xuất một chương trình truyền hình.

3. “Pháp nhân” có nghĩa là bất kỳ một thực thể pháp nhân được thành lập hoặc tổ chức theo luật pháp của mỗi Bên, hoạt động vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận, là đơn vị tư nhân hay nhà nước, bao gồm cả công ty, quỹ ủy thác, liên doanh, liên kết, sở hữu độc quyền, hiệp hội hoặc tổ chức xã hội;

4. “Công dân”[1] có nghĩa là:

[A] đối với Việt Nam,

- Là công dân Việt Nam căn cứ theo Luật Quốc tịch Việt Nam, bao gồm cả Luật Quốc tịch sửa đổi và

[B] đối với Hàn Quốc,

- Là công dân Hàn Quốc căn cứ theo Luật Quốc tịch Hàn Quốc, bao gồm cả Luật Quốc tịch sửa đổi.

5. “Đóng góp sáng tạo” có nghĩa là các đóng góp về diễn xuất, kỹ thuật, lập kế hoạch và đồ họa của các nhà đồng sản xuất;

6. “Đóng góp tài chính” có nghĩa là chi phí sản xuất và có thể bao gồm các khoản đóng góp bằng hiện vật.

Điều 2

Phê duyệt các Chương trình truyền hình đồng sản xuất

1. Các nhà đồng sản xuất phải nộp lên các cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên bản đăng ký để được phê duyệt trước khi thực hiện chương trình truyền hình đồng sản xuất. Các cơ quan có thẩm quyền có thể căn cứ theo Hiệp định này và các quy định pháp luật hiện hành của mỗi Bên, phê duyệt hồ sơ đăng ký do các nhà đồng sản xuất trình lên, và có thể quy định những điều kiện cụ thể cho việc phê duyệt.

2. Các cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên sẽ thực hiện phê duyệt cuối cùng cho chương trình truyền hình đồng sản xuất sau khi chương trình hoàn tất và chuẩn bị được phát hành. Việc phát sóng các chương trình đồng sản xuất phải tuân thủ theo đúng các quy định và luật lệ của mỗi Bên.

3. Các cơ quan có thẩm quyền của các Bên sẽ ra quyết định việc phê duyệt hồ sơ đăng ký đồng sản xuất chương trình truyền hình trong vòng 50 ngày[2] kể từ ngày nhận được hồ sơ bằng cách gửi văn bản thông báo. Trong trường hợp từ chối, các cơ quan cần có thông báo bằng văn bản về lý do từ chối. Các bên liên quan có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét lại và các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành các bước phù hợp để xem xét lại quyết định.

4. Các cơ quan có thẩm quyền của các Bên sẽ trao đổi tất cả các thông tin liên quan đến việc phê duyệt, từ chối, thay đổi hoặc thu hồi đối với hồ sơ xin phê duyệt đồng sản xuất chương trình truyền hình. Trong trường hợp này, các cơ quan có thẩm quyền của các Bên sẽ tham vấn lẫn nhau để đạt được sự đồng thuận nhằm bảo đảm các chương trình đồng sản xuất truyền hình đều tuân thủ các quy định của Hiệp định này.

Điều 3

Quyền lợi

Tất cả các chương trình truyền hình đồng sản xuất đã được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền của các Bên trên cơ sở Hiệp định này sẽ được hưởng những quyền lợi như sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ và được công nhận là chương trình trong nước[3] theo luật và quy định của mỗi Bên cũng như tùy thuộc vào nguồn tài chính của mỗi Bên.

Điều 4

Đóng góp

Trong chương trình truyền hình đồng sản xuất, mỗi nhà đồng sản xuất sẽ đóng góp ít nhất mười phần trăm (10%) tổng số đóng góp cả về tài chính và đóng góp sáng tạo cho chương trình, tỷ lệ cụ thể sẽ được quyết định thông qua thỏa thuận giữa các nhà đồng sản xuất.

Điều 5

Sự tham gia

1. Các nhân sự tham gia trong một chương trình truyền hình đồng sản xuất phải là công dân của các Bên.

2. Đối với các chương trình đồng sản xuất, mỗi Bên có thể mời sự tham gia của các cá nhân từ các nước khác ví dụ như diễn viễn, kỹ thuật viên, nhà soạn nhạc và nhân sự tham gia các khâu sản xuất từ các nước khác. Các nhà đồng sản xuất của các Bên sẽ phải chịu trách nhiệm về sự tham gia này.

Điều 6

Nhập cảnh

Theo quy định của pháp luật, quy định và thủ tục của mỗi Bên, mỗi Bên cho phép các công dân của Bên kia được đến, nhập cảnh và ở lại trong lãnh thổ của mình, cho các mục đích thực hiện, sử dụng, và quảng bá một chương trình truyền hình đồng sản xuất.

Điều 7

Miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế

Việc miễn thuế nhập khẩu và các lại thuế đối với các hàng hóa tạm nhập để phục vụ các chương trình đồng sản xuất sẽ được thực hiện căn cứ Điều 2.5 của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc và phù hợp với luật, các quy định và thủ tục của mỗi Bên.

Điều 8

Bản quyền, phân chia doanh thu và ghi danh

1. Bản quyền của một chương trình truyền hình đồng sản xuất sẽ được chia sẻ và quyết định bởi các nhà đồng sản xuất.

2. Các điều khoản và điều kiện liên quan đến việc phân chia khu vực phát sóng và chia sẻ doanh thu giữa các nhà đồng sản xuất sẽ do chính các nhà đồng sản xuất thỏa thuận có tính đến sự đóng góp tài chính và đóng góp sáng tạo của mỗi bên.

3, Một chương trình truyền hình đồng sản xuất sẽ được ghi danh là chương trình đồng sản xuất giữa Việt Nam và Hàn Quốc hoặc chương trình đồng sản xuất giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Điều 9

Cơ chế thực thi

1. Mỗi Bên chỉ định cơ quan có thẩm quyền sau đây để thực hiện Hiệp định này:

[A] đối với Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc các cơ quan kế nhiệm:

[B] đối với Hàn Quốc, Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc hoặc các cơ quan kế nhiệm;

2. Các cơ quan được chỉ định của mỗi Bên có quyền yêu cầu thành lập một Ủy ban chung để thảo luật về bất kỳ vấn đề liên quan đến Hiệp định này và Bên còn lại cần nhanh chóng xem xét yêu cầu này. Ủy ban chung sẽ bao gồm các cán bộ có thẩm quyền từ các bộ và các cơ quan có liên quan của mỗi Bên. Ủy ban chung sẽ tiến hành họp tại một thời gian và địa điểm được nhất trí bởi các Bên.

3. Sau khi ký Hiệp định, cả hai Bên sẽ ban hành quy trình nộp và phê duyệt hồ sơ xin phép thực hiện đồng sản xuất chương trình truyền hình căn cứ vào luật và quy định của mỗi Bên.

Điều 10

Giải quyết tranh chấp

1. Một Bên có thể yêu cầu tham vấn với Bên còn lại về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến việc thực hiện Hiệp định này bằng cách gửi yêu cầu bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của Bên kia. Việc tham vấn sẽ bắt đầu ngay sau khi một Bên gửi yêu cầu tham vấn đến cơ quan có thẩm quyền của Bên kia. Các Bên sẽ nỗ lực để đi đến một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề này.

2. Điều 29 của Hiệp định về Thương mại Dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Chính phủ Hàn Quốc và các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á[4] không áp dụng cho bất kỳ vấn đề hoặc tranh chấp phát sinh nào theo Hiệp định này. Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ việc giải thích và thực hiện hoặc áp dụng bất kỳ điều khoản nào của Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua các cuộc thảo luận và đối thoại giữa các Bên.

Điều 11

Hiệu lực và bổ sung sửa đổi

1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày một Bên nhận được thông báo sau cùng của Bên kia bằng văn bản qua đường ngoại giao về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý nội bộ theo pháp luật của mỗi nước để Hiệp định có hiệu lực.

2. Các Bên sẽ giám sát và xem xét thực hiện Hiệp định này và khi cần thiết có thể thực hiện bất kỳ sửa đổi nào bằng văn bản được hai bên chấp thuận. Việc sửa đổi sẽ là một phần không thể tách rời của Hiệp định này và có hiệu lực vào ngày do các Bên thống nhất sau khi các Bên gửi thông báo bằng văn bản cho nhau xác nhận rằng họ đã hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết tương ứng.

Điều 12

Thời gian và chấm dứt

1. Hiệp định này có hiệu lực trong thời hạn ba năm kể từ ngày có hiệu lực chính thức, và sau đó sẽ được tự động gia hạn ba năm một lần, trừ khi một Bên gửi văn bản thông báo cho Bên kia thông qua các kênh ngoại giao ít nhất sáu tháng trước khi kết thúc thời hạn 3 năm

2. Hiệp định này sẽ tiếp tục có hiệu lực đối với bất kỳ chương trình truyền hình đồng sản xuất đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chưa được hoàn thành trước khi chấm dứt Hiệp định này.

Dưới sự chứng kiến, sự ủy quyền của Chính phủ mỗi Bên, cùng nhau ký Hiệp định này.

Ký tại Hà Nội vào ngày 26 tháng 03 năm 2019, thành hai bộ gốc, mỗi bộ bằng các ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Hàn Quốc và Tiếng Anh, tất cả các văn bản giá trị ngang nhau. Trong trường hợp có bất kỳ sự khác biệt nào trong việc giải thích, văn bản Tiếng Anh sẽ được ưu tiên áp dụng.

 

Thay mặt Chính phủ
Nước CHXHCN Việt Nam




Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông

Thay mặt Chính phủ
Nước Đại Hàn Dân Quốc




Lee Hyo Seong
Chủ tịch
Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc

 

 



[1] Để đảm bảo chính xác hơn, thuật ngữ “công dân” đồng nhất với thuật ngữ sử dụng trong Điều 1.5 của Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ Hàn Quốc và Chính phủ Việt Nam.

[2] Để đảm bảo chính xác hơn, 50 ngày không tính ngày nghỉ

[3] Để đảm bảo chính xác hơn, định nghĩa chương trình truyền hình trong nước tuân thủ theo luật và quy định của mỗi Bên.

[4] Để đảm bảo chính xác hơn, có thể giải quyết tranh chấp được quy định theo Thỏa thuận về Cơ chế giải quyết tranh chấp thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Chính phủ Hàn Quốc và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.