VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 322/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2015 |
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH LAI CHÂU
Ngày 12 tháng 9 năm 2015, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thăm và làm việc tại tỉnh Lai Châu, dự Hội nghị sơ kết Chương trình 30a do Tập đoàn Điện lực Việt Nam hỗ trợ 03 huyện nghèo: Than Uyên, Tân Uyên và Phong Thổ tỉnh Lai Châu giai đoạn 2009 - 2015. Cùng đi và dự buổi làm việc với Phó Thủ tướng có đồng chí Lò Văn Giàng ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lai Châu; đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Ủy ban Dân tộc, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Văn phòng Chính phủ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Tại buổi làm việc sau khi nghe Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh 8 tháng đầu năm 2015, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 - 2015 và công tác tổ chức Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020 và một số kiến nghị của Tỉnh; ý kiến của đồng chí Lò Văn Giàng, lãnh đạo các Bộ, cơ quan; Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận như sau:
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao những kết quả đã đạt được về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lai Châu trong thời gian qua. Tỉnh đã tranh thủ thời cơ, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, nỗ lực phấn đấu, kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm 2015 đã có bước phát triển tương đối toàn diện trên nhiều lĩnh vực: Tăng trưởng kinh tế đạt khá và ổn định; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 80% dự toán; tái cơ cấu ngành nông nghiệp thực hiện đồng bộ, nhiều mô hình sản xuất liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, cơ bản đảm bảo an ninh lương thực, hình thành và phát triển một số vùng cây công nghiệp chè, cao su, gắn kết doanh nghiệp với nông dân; lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, lao động việc làm tiếp tục được quan tâm và có nhiều tiến bộ; công tác dân tộc đã phát huy tinh thần đoàn kết, bình đẳng và tạo sự đồng thuận trong xã hội; thực hiện tốt các chính sách xã hội trên địa bàn, làm tốt công tác tái định cư cho gần 10 nghìn hộ dân; biểu dương và đánh giá cao sự phối hợp tốt giữa Tỉnh với các Bộ, ngành Trung ương đặc biệt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đã quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; công tác phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm; duy trì công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời và dứt điểm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững. Về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị: Tỉnh đã làm tốt, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo 100% đảng bộ cơ sở tiến hành tổ chức đại hội thành công và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Tuy nhiên, Lai Châu vẫn còn là Tỉnh nghèo, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn chế và chưa đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn; chưa đáp ứng yêu cầu đời sống vật chất, tinh thần một bộ phận nhân dân nhất là hộ nghèo đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
II. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI
Về cơ bản nhất trí với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đã đề ra, nhấn mạnh thêm một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Làm tốt công tác cải cách hành chính, có cơ chế, chính sách thông thoáng thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư vào Tỉnh; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt về giao thông; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động.
2. Chỉ đạo rà soát, bổ sung các quy hoạch, nhất là quy hoạch bảo vệ phát triển rừng, quy hoạch thủy điện nhỏ, quy hoạch trồng cây cao su trên địa bàn, đề xuất các chính sách hỗ trợ để các Bộ, ngành làm cơ sở xây dựng Đề án cơ chế đặc thù cho cây cao su, thủy điện gắn với chính sách giảm nghèo, tập trung vào phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mà Tỉnh có lợi thế.
3. Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về đất đai, công trình thủy điện để phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản, du lịch... nhanh và bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, có sức cạnh tranh; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp.
4. Tiếp tục thực hiện công tác giảm nghèo, trong khi nguồn lực có hạn lựa chọn những tiêu chí quan trọng làm trước, nhất là về sản xuất và đời sống của nhân dân; giải quyết tốt những vấn đề xã hội bức xúc, lưu ý vùng miền núi khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là một số dân tộc rất ít người.
5. Quan tâm nâng cao chất lượng công tác y tế, giáo dục, văn hóa và an sinh xã hội; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đẩy lùi tai nạn giao thông và tệ nạn xã hội.
III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH
1. Về cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn Sông Đà: Tỉnh thực hiện theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020; giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, xử lý những khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong quá trình thực hiện.
2. Về đề án hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư thủy điện Huội Quảng, Bản Chát: Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thẩm định trong quý IV năm 2015, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Về đầu tư đường nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai với thành phố Lai Châu: Bộ Giao thông vận tải tiếp tục đàm phán với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) huy động vốn đầu tư để sớm triển khai thực hiện.
4. Về đầu tư Cảng hàng không Lai Châu: Bộ Giao thông vận tải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản số 307/TB-VPCP ngày 14 tháng 8 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ.
5. Về đầu tư một số tuyến đường: Đường liên huyện Mường Nhé (Điện Biên) - Cao Chải (Mường Tè) - Nậm Chà (Nậm Nhùn) với thị trấn Nậm Nhùn kết nối với Quốc lộ 12 đi huyện Mường Lay (tỉnh Điện Biên); đường liên kết giữa huyện Sìn Hồ với huyện Tân Uyên kết nối với Quốc lộ 32 (Séo Lèng - Nậm Tăm - Nậm Sỏ - Tân Uyên); đường từ trung tâm huyện Nậm Nhùn đến trung tâm xã Nậm Ban, xã Hua Bum; đường nối trung tâm xã Hố Mít đến Quốc lộ 279 (từ vùng tái định cư thủy điện Huội Quảng, Bản Chát đến quốc lộ 279): Tỉnh rà soát, sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định của Luật Đầu tư công.
6. Về đầu tư xây dựng (03 hồ chứa nước) Nậm Thi, Xà Dề Phìn, Giang Ma phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt: Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
7. Về đầu tư Trung tâm Văn hóa, Thể dục - Thể thao đa năng: Tỉnh hoàn tất thủ tục đầu tư dự án theo quy định; chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác (kể cả xã hội hóa theo hình thức PPP) và làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, đề xuất hỗ trợ vốn trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định của Luật Đầu tư công.
8. Về đầu tư xây dựng Bệnh viện Y học dân tộc cổ truyền: Tỉnh hoàn tất thủ tục đầu tư dự án theo quy định, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Y tế tổng hợp chung vào kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định của Luật Đầu tư công.
9. Về bố trí tăng thêm nguồn lực theo Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi phía Bắc đến năm 2020: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan xem xét trong quá trình cân đối vốn kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước có tính đến khó khăn của vùng.
10. Về bố trí kế hoạch vốn đầu tư để thực hiện các dự án kè phòng, chống, xói lở bờ sông, suối biên giới: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất phương án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
11. Về bố trí vốn thực hiện sắp xếp ổn định dân cư ra biên giới theo Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ: Tỉnh chủ động lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách chung và tổng hợp trong quá trình cân đối vốn kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.
12. Về dự án phát triển 2.000 ha cao su tại huyện Mường Tè: Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và Tập đoàn Cao su Việt Nam nghiên cứu xử lý; trường hợp vượt quá thẩm quyền, đề xuất, báo cáo Thú tướng Chính phủ.
13. Về đầu tư các dự án đường tuần tra biên giới và đường tuần tra trên địa bàn Tỉnh: Tỉnh phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 7507/VPCP-NC ngày 21 tháng 9 năm 2015; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổng hợp chung, đề xuất sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1 Thông báo 318/TB-VPCP năm 2015 về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020
- 3 Công văn 8184/VPCP-KTTH năm 2014 ủy quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Quốc hội, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Luật Đầu tư công 2014
- 5 Kết luận 74-KL/TW về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và nhiệm vụ năm 2014 và Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về kinh tế - xã hội, trọng tâm là ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6 Thông báo 307/TB-VPCP năm 2013 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Lai Châu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7 Công văn 1243/VPCP-QHQT báo cáo "Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO" do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1 Công văn 1243/VPCP-QHQT báo cáo "Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO" do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Kết luận 74-KL/TW về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và nhiệm vụ năm 2014 và Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về kinh tế - xã hội, trọng tâm là ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3 Công văn 8184/VPCP-KTTH năm 2014 ủy quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Quốc hội, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Thông báo 318/TB-VPCP năm 2015 về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh do Văn phòng Chính phủ ban hành