ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 330/TB-BCĐ | Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2020 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ NGUYỄN ĐỨC CHUNG, TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(tại phiên họp số 32)
15h00 ngày 08/4/2020, tại trụ sở UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Hà Nội (Ban Chỉ đạo Thành phố) chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về tình hình triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố. Tham dự cuộc họp có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Thành phố; Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai; tại điểm cầu các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn có Lãnh đạo UBND và các thành viên Ban Chỉ đạo quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
Sau khi nghe Sở Y tế báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban Chỉ đạo Thành phố kết luận chỉ đạo như sau:
I. Thông tin về tình hình dịch bệnh
1. Thế giới: Đã ghi nhận tổng số hơn 1,4 triệu ca mắc COVID-19, trong đó hơn 80 nghìn ca tử vong, các ca nhiễm mới và tử vong vẫn tiếp tục tăng theo giờ. Vẫn chưa quốc gia nào xác định được thời gian kết thúc dịch bệnh, chưa sản xuất được Vaccin phòng bệnh.
- Mỹ vẫn đang là quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới, trên 400 nghìn người, số tử vong trên 12 nghìn người, ca nhiễm mới trong tuần gần 80 nghìn người. Một số quốc gia có các ca nhiễm bệnh tăng rất nhanh, thế giới đã tăng tới 600-700 nghìn người nhiễm bệnh trong vòng 1 tuần. Ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành y tế, điển hình như Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Đức,....
- Chính sách giãn cách xã hội đã được một số nước thực hiện tốt trong giai đoạn đầu, nhưng sau đó không quyết liệt, hậu quả là các ca dương tính với COVID -19 mới tăng lên rất nhanh, dẫn đến phải giãn cách xã hội và cách ly, phong tỏa xã hội mạnh mẽ hơn như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Đặc biệt, một số nước đã phải sử dụng đến thiết quân luật.
- Các nước có chung đường biên giới với Việt Nam là Lào và Campuchia đã có các ca nhiễm COVID. Một số nơi như Hồng Kông, Vũ Hán - Trung Quốc xuất hiện tình trạng tái nhiễm sau khi chữa khỏi bệnh; nhiều ca nhiễm bệnh là du học sinh từ Châu Âu trở về, không xuất hiện triệu chứng nhưng đã xác nhận nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc nguồn lây 19 ngày.
2. Việt Nam: Chủ yếu các ca dương tính với COVID - 19 xuất phát có nguyên nhân từ hai thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và từ nước ngoài trở về. Đã có những ca nhiễm mới tại Hà Nội (bệnh nhân 237) và tỉnh Hà Nam (bệnh nhân 251) hiện nay chưa xác định được nguồn lây nhiễm, điều này cho thấy đã có dấu hiệu lây nhiễm ra cộng đồng.
3. Hà Nội
Vẫn là địa phương có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất cả nước, một số trường hợp trước khi phát hiện dương tính với COVID -19 đã đi nhiều nơi trên địa bàn Thành phố. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Quốc gia thì Hà Nội hiện nay là một trong những địa phương có tiềm ẩn nguy cơ cao nhất về lây nhiễm trong cộng đồng.
Ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, qua kết quả báo cáo của Lãnh đạo Bệnh viện và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tại cuộc họp, bước đầu cơ bản đã được kiểm soát.
II. Nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới
Thành phố tiếp tục tập trung mọi nguồn lực và quán triệt quan điểm hành động “quyết liệt, chính xác, nhanh chóng, dứt khoát”. Xác định việc phòng bệnh là quan trọng nhất, cần tiếp tục thực hiện triệt để việc tuyên truyền để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh. Thực hiện đúng theo nguyên tắc công khai, minh bạch tất cả các nội dung trong quá trình thực hiện chỉ đạo công tác phòng, chống Covid-19 trên địa bàn Thành phố để người dân nắm rõ, hiểu đúng thông tin, đồng thuận và thực hiện tốt các chỉ đạo của Trung ương và Thành phố. Thông tin phải chính xác, nhanh chóng, kịp thời. Trong thời gian tới, giai đoạn từ nay đến 15/4/2020, UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị:
1. UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn
- Tiếp tục thực hiện nghiêm lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Quốc gia, Thành ủy, Ban Chỉ đạo Thành phố. Đặc biệt là các Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2601 ngày 03/4/2020 của Văn phòng Chính phủ; Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 03/4/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 31/3/2020 của Chủ tịch UBND Thành phố và Thông báo số 327/TB-BCĐ ngày 8/4/2020 của Ban Chỉ đạo Thành phố. Các trường hợp vi phạm quy định phải xử lý nghiêm, đặc biệt đối với việc không đeo khẩu trang theo quy định.
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân có liên quan đến ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai chủ động liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm.
- Khuyến cáo người dân thực hiện cách ly thêm 14 ngày nữa tại nhà và hạn chế tiếp xúc với gia đình, cộng đồng sau khi trở về từ các khu cách ly tập trung.
- Chủ động liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố để được hướng dẫn và cung cấp kit test cho các trường hợp có nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm cao, đã tiếp xúc tại các khu vực có phát sinh trường hợp nhiễm bệnh. Đặc biệt các trường hợp đã xác định là F1 cần kịp thời lẫy mẫu xét nghiệm và cách ly ngay theo quy định, nhanh chóng trả kết quả xét nghiệm.
- Chủ động liên hệ với Bộ Tư lệnh Thủ đô trong việc đưa đón các trường hợp thực hiện cách ly tập trung (F1). Các trường hợp F2 cách ly tại nhà, phải được giám sát thường xuyên bởi chính quyền, người dân và ứng dụng Hà Nội SmartCity của Thành phố.
2. Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tỉnh bạn, nhanh chóng xác minh chính xác các trường hợp tiếp xúc (F1, F2) để có phương án xét nghiệm, cách ly phù hợp, kịp thời.
- Phối hợp Công an thành phố Hà Nội để bổ sung các kít test, trước mắt ưu tiên các trường hợp hiện nay Công an Thành phố bắt giữ trước khi đưa vào các nhà tạm giữ, tạm giam trên địa bàn phải tiến hành xét nghiệm.
- Tiếp tục thực hiện xét nghiệm đối với các trường hợp cách ly tập trung trước khi đủ 14 ngày được về, cần phải xét nghiệm để khẳng định âm tính thì mới cho về, khuyến cáo thực hiện cách ly thêm 14 ngày nữa tại nhà và hạn chế tiếp xúc trong thời gian này.
- Đối với các trường hợp còn lại liên quan ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, phấn đấu đến ngày 12/4 xét nghiệm xong.
- Tập huấn cho các y bác sỹ trong công tác phòng, chống dịch bệnh; lên kế hoạch việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhiễm COVID - 19 tại các cơ sở y tế được chọn và tại các bệnh viện dã chiến, các quy trình nghiệp vụ, sử dụng thiết bị y tế đảm bảo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng về chống dịch và khám chữa bệnh. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố xây dựng quy trình khám chữa bệnh trong mùa dịch.
- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở đối với các cơ sở y tế trên địa bàn trong việc thực hiện quy trình khám bệnh, đảm bảo không để xảy ra các trường hợp tương tự như tại các bệnh viện: Hồng Ngọc, Đức Giang, Phụ Sản, Việt Pháp...
- Tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra y tế đối với các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, công trường xây dựng, các hội nghị... đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh.
- Phối hợp Cục Hải quan thành phố Hà Nội nhanh chóng thực hiện các thủ tục tiếp nhận hóa chất khử khuẩn do Tập đoàn Watch Water của Đức tài trợ để kịp thời triển khai việc phun khử khuẩn theo yêu cầu.
3. Giao Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô và các đơn vị y tế
Phun khử khuẩn các phương tiện ra vào trên địa bàn Thành phố, tiếp tục duy trì việc đo thân nhiệt tại các chốt ra vào Thành phố, trên cả các tuyến giao thông đường thủy.
4. Đối với kiên nghị đề xuất của Chủ tịch xã Mê Linh
Giao Bộ Tư lệnh Thủ đô, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh thực hiện việc phun khử khuẩn tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh để hạn chế tối đa việc lây nhiễm dịch bệnh và người dân yên tâm thực hiện cách ly theo quy định (trường hợp cần thiết có thể chủ động liên hệ với đơn vị liên quan của Binh chủng hóa học để được hỗ trợ).
Giao Tổ thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo Thành phố theo dõi, đôn đốc, báo cáo Ban Chỉ đạo Thành pho tình hình, kết quả thực hiện các nội dung kết luận trên./.
| TL. TRƯỞNG BAN |
- 1 Quyết định 1414/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 2 Kế hoạch 4262/KH-UBND năm 2020 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3 Quyết định 1079/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4 Công văn 2601/VPCP-KGVX năm 2020 về thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về phòng, chống dịch COVID-19 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do thành phố Hà Nội ban hành
- 6 Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 1414/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 2 Kế hoạch 4262/KH-UBND năm 2020 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3 Quyết định 1079/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk