VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 331/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2014 |
Ngày 14 tháng 8 năm 2014, tại Trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và an toàn giao thông. Cùng dự làm việc có đại diện lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải và các cơ quan: Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm, Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia. Sau khi nghe lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo kết quả công tác chống buôn lậu gian lận thương mại và an toàn giao thông 7 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2014. ý kiến của các Bộ, ngành liên quan; Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia có ý kiến kết luận như sau:
Năm 2014, trong bối cảnh nền kinh tế cả nước khó khăn, thành phố Hà Nội vẫn đạt được các chỉ tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, an sinh xã hội đảm bảo. Về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp, đấu tranh, triệt phá các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và đạt được một số kết quả: xử lý 9.414 vụ, khởi tố hình sự 31 vụ và 34 bị can, tổng số tiền phạt, hàng hóa tịch thu nộp ngân sách gần 1:300 tỷ đồng. Tình hình trật tự an toàn giao thông và ùn tắc giao thông tại Hà Nội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực; số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông tiếp tục giảm, không còn tình trạng ùn tắc cục bộ vào giờ cao điểm tại các nút giao thông trọng điểm. Tuy nhiên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp, nhất là hàng tiêu dùng, vải, thuốc lá, hoa quả, thực phẩm, phụ gia thực phẩm độc hại, sản xuất hàng giả có chiều hướng gia tăng, hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa cao; công tác đảm bảo an toàn giao thông còn nhiều vấn đề phải tiếp tục khắc phục, nhất là xe dù, đón trả khách không đúng quy định.
Để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian tới, thành phố Hà Nội cần quan tâm chỉ đạo làm tốt một số nội dung sau:
1. Về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả:
a) Cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội phải thực sự vào cuộc và xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; phải tập trung chỉ đạo quyết liệt để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi. Thủ trưởng các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận (huyện), phường (xã) phải chịu trách nhiệm trước cấp trên nếu trên địa bàn để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiêm trọng, kéo dài.
b) Cùng với các giải pháp đồng bộ, trong đó công tác tổ chức cán bộ và hoàn thiện cơ chế, chính sách có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định, Lãnh đạo thành phố và các cơ quan chức năng cần rà soát, chấn chỉnh bộ máy tổ chức của các lực lượng chức năng, bố trí sắp xếp, điều chuyển, thay thế cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất để hoàn thành nhiệm vụ; kiên quyết xử lý kỷ luật, buộc thôi việc những cán bộ, công chức có hành vi bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu. Về cơ chế chính sách cần hoàn thiện đồng bộ, cụ thể, phù hợp thực tiễn, trong đó có những vấn đề cụ thể mà thành phố Hà Nội đã đề cập, đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
c) Tiếp tục làm tốt cộng tác tuyên truyền, vận động để người dân không tham gia, không tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất hàng giả; khen thưởng, bảo vệ những người dũng cảm tố giác hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất hàng giả; tuyên truyền công khai kết quả xử lý một số vụ điển hình trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo hiệu quả tích cực, đồng thuận trong xã hội. Phát động phong trào toàn dân Thủ đô chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
d) Ban Chỉ đạo 389 của thành phố Hà Nội phải xây dựng kế hoạch, chương trình công tác phù hợp với tình hình cụ thể, có chế độ thông tin báo cáo đầy đủ, kịp thời đảm bảo nâng cao hiệu quả phối hợp; xây dựng quy chế xác định trách nhiệm của từng Thành viên Ban chỉ đạo trên từng địa bàn, lĩnh vực được giao, khi có vụ việc xảy ra phải quy được trách nhiệm cụ thể đối với từng cá nhân, đơn vị liên quan.
đ) Các lực lượng chuyên trách về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của thành phố Hà Nội phải làm tốt công tác dự báo tình hình, phối hợp tốt với các lực lượng chức năng ở trung ương và tại các tỉnh biên giới phía Bắc, các tỉnh, thành phố phụ cận để xây dựng phương án, kế hoạch công tác cụ thể, nắm chắc từng tuyến, đối tượng, địa bàn, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm như: chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân, ga Yên Viên, ga Hàng Cỏ, Sân bay quốc tế Nội Bài, cảng nội địa (ICD); có đối sách với các phương thức, thủ đoạn của đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại để kịp thời tổ chức lực lượng, kiểm tra, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý.
2. Công tác đảm bảo an toàn giao thông:
a) Tiếp tục thực hiện quyết liệt và có hiệu quả chủ đề của Năm 2014 “Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện tham gia giao thông” và ‘‘Năm trật tự và Văn minh đô thị”, trong đó tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm, đột phá sau:
- Triển khai tổ chức lại giao thông và thực hiện chỉnh trang, đảm bảo văn minh đô thị. Xử lý nghiêm và triệt để tình trạng xe dù, bến cóc, quá khổ, quá tải, hiện tượng đua xe, lạng lách, không đội mũ bảo hiểm; tích cực ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý, theo dõi hoạt động báo hiệu, tín hiệu giao thông, phương tiện tham gia giao thông; ưu tiên và tăng cường xử phạt nguội các vi phạm giao thông qua camera giám sát;
- Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới, phương tiện giao thông, tăng cường công tác quản lý vận tải, cả vận tải đường bộ, đường thủy nội địa và vận tải hành khách bằng xe buýt, xe xích lô, xe điện. Triển khai kế hoạch thay thế xe buýt mới, tập trung quản lý, duy tu, duy trì hạ tầng xe buýt; điều chỉnh luồng, tuyến xe buýt; xây dựng thí điểm một số trạm đón trả khách đi xe taxi tuyến cố định tại các trung tâm thương mại, bệnh viện, nhà ga, bến xe. Rà soát, thống kê số lượng phù hiệu xe và biểu đồ các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, nội tỉnh để đưa lên trang thông tin điện tử của Thành phố để hành khách tra cứu dễ dàng.
- Tăng cường thực hiện việc tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng; chấm dứt tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông và các lực lượng khác thi hành công vụ liên quan; chủ động tổ chức lực lượng độc lập kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm đối với xe ô tô chở hàng quá trọng tải.
b) Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, cơ quan Mặt trận Tổ quốc các cấp, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ... để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Vận động người dân xây dựng nếp sống “Văn hóa giao thông”, “Văn minh đô thị”. Nhân rộng mô hình phát thanh tuyên truyền tại các nút giao thông.
c) Triển khai ngay các bãi đỗ xe, bến xe theo quy hoạch, ưu tiên đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe cao tầng, các bãi đỗ xe ngầm, áp dụng công nghệ tiên tiến. Triển khai nhanh tiến độ các dự án phát triển giao thông đô thị trong đó có đường Vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy, tuyến xe buýt nhanh (BRT).
d) Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, xử lý nghiêm minh tình trạng sản xuất, buôn bán, kinh doanh mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe gắn máy không đạt tiêu chuẩn
đ) Hoàn thiện ngay hệ thống biển báo hiệu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo Hiệu đường bộ; nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo trì hệ thống cầu, đường bộ, hè phố.
e) Thực hiện phương án thí điểm quản lý, cấp phù hiệu xe taxi hoạt động thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội; quản lý chặt chẽ việc cấp phép hoạt động xe taxi theo đúng quy hoạch được phê duyệt;
3. Về các kiến nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội:
a) Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp của Chính phủ.
b) Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất xử lý việc bố trí trung tâm kiểm định hàng hóa rau, củ, quả, nông phẩm... tại các cửa khẩu theo quy định.
c) Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tiếp thu hoàn thiện dự thảo Quy định về chế độ báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và việc cung cấp thông tin doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng trọng điểm (như thực phẩm chức năng, sữa trẻ em, rượu, bia, thuốc lá) cho Ban Chỉ đạo 389 các địa phương.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1 Thông báo 17/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc làm việc với lãnh đạo Thành phố Hà Nội ngày 09 tháng 01 năm 2016 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Thông báo 392/TB-VPCP năm 2014 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã làm việc với Bộ Công Thương về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Thông báo 373/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Kế hoạch 7105/KH-BCT năm 2014 tuyên truyền góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do Bộ Công Thương ban hành
- 5 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 6 Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp
- 7 Thông báo 71/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về công tác an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1 Thông báo 71/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về công tác an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Kế hoạch 7105/KH-BCT năm 2014 tuyên truyền góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do Bộ Công Thương ban hành
- 3 Thông báo 373/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Thông báo 392/TB-VPCP năm 2014 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã làm việc với Bộ Công Thương về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Thông báo 17/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc làm việc với lãnh đạo Thành phố Hà Nội ngày 09 tháng 01 năm 2016 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6 Thông báo 125/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Cổng TTĐT Chính phủ ngày 12/05/2021 do Văn phòng Chính phủ ban hành