VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 344/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2013 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP KIỂM ĐIỂM TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM
Ngày 03 tháng 9 năm 2013, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp kiểm điểm tình hình phát triển Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam. Tham gia cuộc họp có lãnh đạo và đại diện các Bộ, cơ quan: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn phòng Chính phủ; các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Sau khi nghe các Tập đoàn và Bộ Công Thương báo cáo, ý kiến các đại biểu tham dự họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận như sau:
1. Sau hơn một năm đi vào hoạt động chính thức, nhờ sự nỗ lực, cố gắng của các Bộ, ngành trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc nảy sinh, nên Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, thể hiện qua các nội dung sau: Hạ tầng công nghệ thông tin (cả phần cứng và phần mềm) đã đáp ứng được các các yêu cầu cơ bản trong vận hành thị trường điện; công tác đào tạo nguồn nhân lực có nhiều cố gắng, nhận thức chung trong các cơ quan, đơn vị tham gia thị trường điện ngày càng được nâng cao; đã tăng tính công khai, minh bạch trong công tác huy động nguồn điện; giá điện được hình thành trên quy luật cung cầu và được kiểm soát, nên đã tránh được việc đẩy giá lên cao trong các tháng mùa khô; công tác thanh toán cơ bản đã được thực hiện tốt; số nhà máy điện tham gia thị trường và tỷ lệ điện năng thanh toán theo giá trị thị trường tăng dần. Có thể đánh giá, đã bước đầu thành công trong việc hình thành thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam.
Tuy nhiên, thị trường điện cũng đã bộc lộ một số điểm còn hạn chế, Bộ Công Thương cần chỉ đạo khắc phục trong thời gian tới: Tính cạnh tranh trong thị trường còn thấp, các nhà máy điện trực tiếp chào giá mới chỉ chiếm 37,8% công suất lắp đặt toàn hệ thống, tính toán kế hoạch sản xuất của các nhà máy, nhất là các nhà máy tham gia thị trường còn có ý kiến khác nhau, hạ tầng công nghệ thông tin còn là một trong những nguyên nhân hạn chế tham gia thị trường của một số nhà máy điện; giá truyền tải điện còn thấp, làm hạn chế sự phát triển của lưới điện truyền tải, ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện, gây nghẽn mạch trong một số chế độ vận hành; quy trình đối chiếu, thanh toán còn phức tạp, dẫn đến thời gian thanh toán kéo dài; công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên, kỷ luật thị trường chưa nghiêm; chưa có cơ chế cho các dịch vụ phụ trợ, nên chưa khuyến khích các các đơn vị tham gia, ảnh hưởng đến an ninh hệ thống, chất lượng điện năng,.. khi phát sinh các bất cập, các quy trình, quy phạm pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung, sửa đổi kịp thời, dẫn đến các vướng mắc chậm được giải quyết.
2. Để thị trường phát điện cạnh tranh tiếp tục hoạt động ổn định, đạt hiệu quả cao nhất, các Bộ, ngành liên quan cần khẩn trương thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
a) Bộ Công Thương:
- Chủ trì, tìm nguồn kinh phí hỗ trợ để thuê các đơn vị tư vấn có năng lực và kinh nghiệm xây dựng bộ chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các tổ máy phát điện, các nhà máy điện tham gia thị trường để phục vụ việc xây dựng kế hoạch sản xuất, quản lý giá thành và điều hành thị trường điện:
+ Xây dựng đường đặc tính tiêu hao nhiệt để từ đó xác định suất tiêu hao nhiệt (suất tiêu hao nhiên liệu) của các tổ máy nhiệt điện tại các mức công suất khác nhau.
+ Các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chính của các loại tổ máy phát điện theo công suất tổ máy, nhiên liệu chính sử dụng (than, khí đốt, dầu FO, DO,...), theo công nghệ (ngừng hơi truyền thống, công nghệ tuabin khí đơn, tuabin khí chu trình kết hợp,...).
- Chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam để xem xét, hoàn thiện phương pháp và quy trình tính toán Qc theo hướng hợp lý, minh bạch hơn, đảm bảo các nhà máy điện tham gia thị trường điện có thể giám sát được kết quả tính toán.
- Trong thời gian xây dựng và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường điện, xem xét bổ sung quy định điều độ thời gian thực trong để pháp lý hóa việc điều độ hệ thống điện thời gian thực trong môi trường thị trường điện.
- Thực hiện và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các đơn vị tham gia thị trường điện. Yêu cầu các nhà máy điện tham gia thị trường điện phải tuyệt đối tuân thủ yêu cầu của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia để đảm bảo an ninh hệ thống.
- Xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn về xử lý cho các đơn vị tham gia thị trường, trong đó có tổ chức diễn tập về các tình huống sự cố và các giải pháp khắc phục. Tổ chức diễn tập hàng năm về xử lý các sự cố lớn xảy ra trong hệ thống điện, nếu không có các giải pháp kịp thời, đúng đắn có thể dẫn đến rã lưới, mất điện trong một khu vực lớn.
- Tổ chức đánh giá hiệu quả của thị trường phát điện cạnh tranh về các mặt: kinh tế, an ninh cung cấp điện, cạnh tranh, minh bạch, khuyến khích đầu tư phát triển nguồn điện,.... đối với từng nhà máy điện, tổng công ty, công ty phát điện, khách hàng sử dụng điện và toàn bộ hệ thống điện, thông qua phân tích các chỉ tiêu: xác suất sự cố bình quân năm (forced outage rate), thời gian sửa chữa (bình quân năm, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, các chỉ số đánh giá chất lượng cung cấp điện và độ tin cậy cấp điện (SAIDI, SAIFI, MAFI,…).
- Rà soát, hoàn thiện quy chế phối hợp, quy trình thanh toán, bảo đảm thời gian thực hiện thanh toán chính thức và quyết toán tiền điện trên thị trường được rút ngắn, hợp lý nhất.
- Sớm ban hành các quy định về điều hành, thanh toán cho các nhà máy điện tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ (điều tần, bù công suất phản kháng, dự phòng quay,...) trong thị trường điện.
- Xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tư 41/2010/TT-BCT và các văn bản pháp lý liên quan để áp dụng chung cho các dự án nhà máy điện và khung giá phát điện của nhà máy nhiệt điện, làm cơ sở để đàm phán giá điện và ký hợp đồng mua bán điện.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan có kế hoạch cụ thể để đưa các nhà máy điện có đủ điều kiện tham gia trực tiếp giao dịch vào thị trường để nâng cao tính cạnh tranh của thị trường điện.
- Chỉ đạo các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam sớm xây dựng kế hoạch cổ phần hóa các Tổng công ty phát điện.
- Tổ chức, điều hành để bảo đảm nhà đầu tư vào ngành điện có thể bù đắp được chi phí và có mức lợi nhuận hợp lý, nhằm tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực.
- Xem xét, phê duyệt điều chỉnh giá truyền tải điện năm 2013 và lộ trình tăng giá truyền tải điện đến năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 theo đề nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá bán lẻ điện; đảm bảo cho Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia có khả năng tự cân đối được tài chính, có thể thu xếp đủ vốn để đẩy nhanh đầu tư phát triển lưới điện truyền tải, đảm bảo lưới điện truyền tải đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an ninh cung cấp điện theo tiêu chuẩn n-1 và yêu cầu khai thác hiệu quả các nhà máy điện trong mọi chế độ vận hành của thị trường điện.
- Tăng cường công tác kiểm tra tại các nhà máy điện; giám sát thường xuyên hoạt động của thị trường điện để hướng dẫn, điều chỉnh, phối hợp xử lý kịp thời các vướng mắc, bất cập xảy ra; đảm bảo phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm quy định thị trường điện.
- Chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khẩn trương hoàn thành đề án hòa giá khí, tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam chuẩn bị các điều kiện, xây dựng các quy định cần thiết để từng bước thực hiện thí điểm và hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam.
b) Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
- Đẩy nhanh công tác phát triển hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện, phục vụ tốt cho các đơn vị tham gia thị trường. Đảm bảo yêu cầu kế thừa hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đang sử dụng, đáp ứng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế của hệ thống công nghệ thông tin tại các thị trường điện thành công trên thế giới. Phối hợp giữa hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin vận hành hệ thống điện SCADA/EMS với hệ thống vận hành thị trường điện.
- Tiếp tục chỉ đạo và chuẩn bị các điều kiện tiên quyết về mặt kỹ thuật và thương mại để sớm đưa các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc trong các Tổng công ty phát điện, các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc (kể cả các nhà máy thủy điện đa mục tiêu) tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển lưới điện truyền tải nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện, đáp ứng yêu cầu trong mọi chế độ vận hành của hệ thống điện. Trước mắt, tập trung giải quyết các công trình bị quá tải, các điểm bị nghẽn mạch trong hệ thống điện. Xem xét, đề xuất tăng giá truyền tải điện năm 2013 và lộ trình tăng giá truyền tải điện đến năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020, trình Bộ Công Thương phê duyệt.
- Khẩn trương thống nhất, ký kết sửa đổi Hợp đồng mua bán điện của nhà máy điện Nhơn Trạch 1; đàm phán, thống nhất, ký kết giá điện chính thức của nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2 trong năm 2013.
- Tiếp tục công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các đơn vị đã tham gia và chuẩn bị tham gia thị trường điện.
- Định kỳ báo cáo kết quả vận hành và các vấn đề phát sinh trong thị trường phát điện cạnh tranh để đề xuất sửa đổi bổ sung cho phù hợp, kịp thời.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1 Thông tư 28/2018/TT-BCT quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2 Thông báo 15/TB-VPCP năm 2014 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên họp thứ 3 Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 52/QĐ-ĐTĐL năm 2012 về Danh sách nhà máy điện tham gia Thị trường phát điện cạnh tranh năm 2013 do Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực ban hành
- 4 Thông báo 261/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 5742/BCT-ĐTĐL năm 2012 vận hành thị trường phát điện cạnh tranh từ ngày 1/7/2012 do Bộ Công thương ban hành
- 6 Thông tư 41/2010/TT-BCT quy định phương pháp xác định giá phát điện; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành khung giá phát điện và phê duyệt hợp đồng mua bán điện do Bộ Công thương ban hành
- 1 Thông tư 28/2018/TT-BCT quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2 Thông báo 15/TB-VPCP năm 2014 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên họp thứ 3 Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 52/QĐ-ĐTĐL năm 2012 về Danh sách nhà máy điện tham gia Thị trường phát điện cạnh tranh năm 2013 do Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực ban hành
- 4 Thông báo 261/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 5742/BCT-ĐTĐL năm 2012 vận hành thị trường phát điện cạnh tranh từ ngày 1/7/2012 do Bộ Công thương ban hành
- 6 Thông báo 94/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về phát triển thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7 Thông báo 297/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về phát triển thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành