BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 349/TB-BCT | Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2020 |
Ngày 01 tháng 12 năm 2020, tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, đồng chí Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công Thương và đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái đồng chủ trì Hội nghị giao ban Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Tham dự Hội nghị, về phía địa phương có đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; Giám đốc và các đơn vị thuộc Sở Công Thương của 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Về phía Bộ Công Thương, tham dự Hội nghị có: Đại diện Văn phòng Bộ; các Cục, Vụ; đại diện Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam; các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương, Bộ Công Thương và tỉnh Yên Bái.
Sau khi nghe báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành Công Thương 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 10 tháng đầu năm 2020 và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ các tháng cuối năm 2020 và năm tiếp theo do đồng chí Cục trưởng Cục Công Thương địa phương trình bày; Ý kiến phát biểu của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, ý kiến thảo luận của Giám đốc một số Sở Công Thương, ý kiến phát biểu của các đơn vị và doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kết luận như sau:
- Sản xuất công nghiệp mặc dù có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Có 10/14 tỉnh có chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả nước (cả nước 10 tháng 2,74%).
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 10 tháng đầu năm 2020 của khu vực đạt 229,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 5,81% so với cả nước (cả nước đạt 4.123 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3%).
- Hoạt động xuất nhập khẩu trong vùng tiếp tục duy trì và tăng trưởng. Mười tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn khu vực đạt 37,17 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (cả nước ước đạt hơn 229,27 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ).
2. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế như:
- Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn về hạ tầng, kết nối và điều kiện cơ sở vật chất trong phát triển kinh tế xã hội vẫn còn thiếu đồng bộ, hoạt động liên kết phát triển giữa các địa phương còn hạn chế trong việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh cũng như trao đổi, chia sẻ thị trường cho các doanh nghiệp.
- Một số chỉ tiêu ngành Công Thương tuy giữ tốc độ phát triển nhưng mức tăng trưởng chưa cao, trong đó có sản xuất công nghiệp và hoạt động xuất khẩu. Vốn đầu tư và năng suất lao động còn thấp, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại còn chậm, công nghệ trong các doanh nghiệp còn lạc hậu, một số ngành công nghiệp còn phụ thuộc nguồn nguyên nhiên liệu nhập khẩu nên sản xuất bị động, chi phí cao dẫn đến khó khăn trong mở rộng thị trường tiêu thụ, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu phần lớn phụ thuộc vào khối doanh nghiệp FDI.
3. Về kiến nghị của tỉnh Yên Bái:
Tại cuộc họp, đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái, thay mặt cho các địa phương trong khu vực phát biểu và kiến nghị với Bộ Công Thương:
- Đề nghị Bộ Công Thương xem xét, báo cáo Chính phủ sớm hoàn thiện quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc, làm cơ sở cho các địa phương cụ thể hóa triển khai quy hoạch Tỉnh, trong đó định hướng rõ phát triển ngành, lĩnh vực gắn với tiềm năng, thế mạnh của vùng như là phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, dịch vụ du lịch, xuất nhập khẩu... đồng thời ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông vùng, liên vùng.
- Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Công Thương tiếp tục quan tâm bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp và hạ tầng lưới điện quốc gia.
- Đề nghị Bộ Công Thương quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ cho các địa phương trong việc triển khai các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
- Đề nghị Bộ Công Thương ủng hộ và báo cáo Chính phủ chấp thuận chủ trương xây dựng khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc tại tỉnh Yên Bái.
- Giám đốc các Sở Công Thương triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, tập trung thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ trọng yếu trong kế hoạch phát triển của 2020 cũng như các biện pháp tiếp tục cải cách và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid - 19 để hỗ trợ cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong phát triển.
- Giám đốc Sở Công Thương tiếp tục thực hiện các mục tiêu, yêu cầu của ngành Công Thương trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đặc biệt nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước đã được phân cấp tại địa phương.
- Các địa phương trong khu vực tập trung xây dựng cho một số kế hoạch cụ thể để nâng cao năng lực, thể chế trong quản lý nhất là trong đào tạo, xây dựng một số chính sách, hoạt động cụ thể trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, dịch vụ, thương mại để tiếp tục khai thác tốt cơ chế, ưu đãi trong các hiệp định thương mại tự do FTA mới.
- Bộ Công Thương giao trách nhiệm cho đơn vị Cục Công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Hóa chất, Cục Công Thương địa phương, Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Kế hoạch, Vụ Thị trường trong nước và các đơn vị liên quan...nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện các mục tiêu trong phát triển công nghiệp và thương mại của các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đáp ứng với những yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới của các tỉnh trong khu vực.
5. Đối với những kiến nghị của địa phương.
5.1. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo
- Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Tài chính, nghiên cứu, xem xét xây dựng văn bản hướng dẫn hoàn trả vốn đầu tư lưới điện trung áp nông thôn để làm căn cứ trong bàn giao, hoàn trả vốn của các Hợp tác xã kinh doanh điện năng tại các địa phương trong khu vực.
- Phối hợp với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) sớm hoàn thành theo tiến độ đối với các dự án đầu tư xây dựng Trạm biến áp 110KV Yên Bình 4, Trạm biến áp Yên Bình 5 của tỉnh Thái Nguyên; Trạm biến áp 110KV Văn Yên, 110KV Yên Bái 2 và khu vực Ba Khe thuộc huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái.
- Nghiên cứu, xây dựng văn bản hướng dẫn Sở Công Thương các tỉnh có lợi thế phát triển năng lượng điện mặt trời về cơ chế đấu thầu điện mặt trời, để Sở Công Thương các tỉnh có cơ sở triển khai, thực hiện.
- Tiếp tục nghiên cứu, xem xét kiến nghị của Sở Công Thương Phú Thọ về cơ cấu biểu giá bán điện ưu tiên đối với khách hàng đã đầu tư Trạm biến áp do bên mua điện tự đầu tư, trong đó quy định mức giá hợp lý để đảm bảo khuyến khích các đơn vị bán lẻ điện nông thôn tự đầu tư xây dựng trạm biến áp cung cấp điện năng đảm bảo chất lượng.
- Tham mưu sớm và trình Lãnh đạo Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn của một số Công ty khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La và các tỉnh lân cận trong khu vực, đồng thời nghiên cứu, đề xuất việc xuất khẩu các sản phẩm khoáng sản đã qua chế biến: Quặng sắt, bột đá, tinh quặng Grafit thuộc nhu cầu chế biến trong nước còn hạn chế, hiện nay đang tồn kho rất lớn tại các mỏ.
- Nghiên cứu kiến nghị của Sở Công Thương các tỉnh trong khu vực và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan sửa đổi, bổ sung Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ để các địa phương có cơ sở pháp lý triển khai phát triển sản xuất công nghiệp.
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng thủ tục hành chính quy định về quản lý, giám sát hoạt động hóa chất để Sở Công Thương có cơ sở quản lý đối với các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động hóa chất có nguy cơ mất an toàn cao, đồng thời các Sở Công Thương có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các tỉnh trong khu vực.
5.5. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số:
- Phối hợp với các Sở Công Thương trong khu vực xem xét bổ sung quy định đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng để chia sẻ thông tin phục vụ quản lý nhà nước theo quy định. đồng thời bám sát tình hình thực tế của địa phương để phối hợp, hướng dẫn xây dựng các kế hoạch, đề án phát triển thương mại điện tử, kích thích tiêu dùng nội địa và tạo sự lan tỏa cho sự phát triển của thương mại, dịch vụ và du lịch của địa phương trong khu vực.
5.6. Cục Công Thương địa phương:
- Quan tâm, tạo điều kiện bố trí kinh phí từ các nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động của ngành Công Thương hàng năm tại các tỉnh trong khu vực từ chương trình khuyến công quốc gia.
- Nghiên cứu, xem xét hướng dẫn Sở Công Thương các tỉnh xây dựng, tích hợp phương án phát triển ngành Công Thương (Công nghiệp, thương mại, điện lực) vào quy hoạch tỉnh.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ, nghiên cứu, cơ chế chính sách để thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn các tỉnh của khu vực trong giai đoạn tới.
5.8. Vụ Thị trường trong nước:
- Nghiên cứu kiến nghị các tỉnh, thành phố trong khu vực tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ về việc sửa đổi các Nghị định về phát triển và quản lý chợ, quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn hiện nay.
- Phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, nghiên cứu các giải pháp thu hút các nhà đầu tư về đầu tư vào hệ thống hạ tầng thương mại của địa phương, phát triển các mô hình trung tâm thương mại, chợ để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của các tỉnh trong khu vực xây dựng các hoạt động kích cầu tiêu dùng, các chương trình tiêu thụ sản phẩm có thế mạnh của địa phương và các chương trình phát triển thương mại để Sở Công Thương có cơ sở tham mưu cho lãnh đạo tỉnh chỉ đạo.
5.9. Vụ Thị trường châu Á - châu Phi:
- Nghiên cứu, xem xét kiến nghị của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn về phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đàm phán, trao đổi với phía Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi khôi phục hoạt động của các cặp cửa khẩu phụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn dọc tuyến Quảng Tây, Trung Quốc để thúc đẩy giao thương hàng hóa của doanh nghiệp hai bên.
- Xem xét phương án hỗ trợ việc xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương, công tác phát triển tính liên kết của hệ thống trung tâm logistics trong khu vực tạo ra sự thuận lợi cho các doanh nghiệp của các địa phương xuất khẩu hàng hóa.
5.11. Cục Xúc tiến thương mại:
Phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường trong nước và các đơn vị liên quan nghiên cứu, hỗ trợ Sở Công Thương trong khu vực xây dựng các hoạt động xúc tiến thương mại gắn với Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình thương hiệu quốc gia.
- Nghiên cứu, xây dựng văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Sở Công Thương, đồng thời rà soát, hướng dẫn tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của Giám đốc Sở Công Thương trong cả nước để đồng bộ trong công tác quản lý, điều hành.
5.13. Tổng Cục quản lý thị trường
- Tiếp tục triển khai xây dựng quy chế phối hợp với các Sở Công Thương trong khu vực trong công tác quản lý thị trường (trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ giữa Cục quản lý thị trường và Sở Công Thương; phối hợp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn).
Trên đây là ý kiến kết luận của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Hội nghị giao ban Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Văn phòng Bộ Công Thương thông báo để các đơn vị biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 2 Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 3 Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành