Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2017/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định Hợp tác và tương trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa I-ta-li-a ký tại Hà Nội ngày 06 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 9 năm 2017.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ




Lê Thị Tuyết Mai

 

HIỆP ĐỊNH

HỢP TÁC VÀ TƯƠNG TRỢ HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA I-TA-LI-A

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Tổng cục Hải quan đại diện và Chính phủ nước Cộng hòa I-ta-li-a, do Cơ quan Hải quan và Độc quyền Nhà nước đại diện, sau đây gọi là “các Bên” hoặc gọi riêng là “Bên”;

NHẬN THẤY các hành vi vi phạm pháp luật hải quan xâm phạm đến lợi ích kinh tế, tài chính, xã hội, văn hóa, thương mại của các quốc gia tương ứng và có thể gây thiệt hại về sức khỏe và an ninh công cộng;

NHẬN THẤY tầm quan trọng của việc đảm bảo việc cơ quan hải quan tính và thu thuế, phí hải quan và các loại thuế khác một cách chính xác đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu; và đảm bảo áp dụng đúng các biện pháp giám sát và kiểm soát, các biện pháp này cũng bao gồm thực thi pháp luật và quy định đối với hàng giả, hàng nhái và các nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký;

TIN RẰNG việc hợp tác và hỗ trợ hành chính lẫn nhau giữa hai Cơ quan Hải quan sẽ giúp ngăn chặn các vi phạm về hải quan và nâng cao hiệu quả kiểm soát hải quan;

CĂN CỨ vào Khuyến nghị của Hội đồng hợp tác Hải quan về Hỗ trợ hành chính lẫn nhau ngày 05/12/1953;

CĂN CỨ vào Hiệp định hợp tác giữa Cộng đồng Châu Âu và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Bờ-rúc-xen, 17/7/1995);

CĂN CỨ vào Công ước của Liên hợp quốc về Phòng chống buôn lậu ma túy và các chất hướng thần và các phụ lục kèm theo (Viên, 20/12/1988);

XEM XÉT Công ước của UNESCO về các cách thức phòng chống xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển quyền sở hữu bất hợp pháp di sản văn hóa (Pa-ri, 14/11/1970);

XEM XÉT Công ước về Buôn bán quốc tế các loại động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (Oa-sinh-tơn, 03/3/1973);

XEM XÉT Công ước Basel về Kiểm soát vận chuyển qua biên giới đối với chất thải độc hại và việc xử lý chất thải - kèm theo Phụ lục (Basel, 22/3/1989);

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1

Định nghĩa

Vì mục đích của Hiệp định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Pháp luật hải quan” có nghĩa là các quy định pháp lý và hành chính có hiệu lực hoặc đang được thực hiện bởi Cơ quan Hải quan mỗi Bên liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu, chuyền tải, quá cảnh, lưu kho và di chuyển hàng hóa bao gồm các quy định pháp lý và hành chính liên quan đến biện pháp cấm, hạn chế và kiểm soát cũng như chống rửa tiền, theo pháp luật và quy định trong nước của các Bên;

2. “Cơ quan Hải quan” có nghĩa là Tổng cục Hải quan Việt Nam thuộc Bộ Tài chính đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có nghĩa là Cơ quan Hải quan và Độc quyền Nhà nước đối với nước Cộng hòa I-ta-li-a, trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quốc gia quy định.

3. “Vi phạm pháp luật hải quan” có nghĩa là hành vi vi phạm hoặc âm mưu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hải quan;

4. “Cá nhân/tổ chức” có nghĩa là một thể nhân hay một tổ chức hoặc một pháp nhân;

5. “Dữ liệu cá nhân” có nghĩa là bất kể dữ liệu nào liên quan đến một thể nhân đã được xác định hoặc có thể xác định được;

6. “Bên yêu cầu” có nghĩa là Bên đưa ra yêu cầu hỗ trợ;

7. “Bên được yêu cầu” có nghĩa là Bên được yêu cầu hỗ trợ;

8. “Giao hàng có kiểm soát” có nghĩa là phương pháp cho phép hàng hóa được xác định hoặc tình nghi là ma túy và chất hướng thần vận chuyển bất hợp pháp ra khỏi, đi qua hoặc vào lãnh thổ hải quan của mỗi Bên dưới sự kiểm soát của các cơ quan chức năng nhằm xác định những thể nhân tham gia vào việc vận chuyển trái phép đó;

9. “Tiền chất” có nghĩa là chất thường được dùng để sản xuất ra ma túy hoặc chất hướng thần, được liệt kê tại Bảng I và Bảng II trong phụ lục kèm theo Công ước của Liên hiệp quốc về Phòng chống buôn lậu ma túy và chất hướng thần, ngày 20/12/1988 và những chất khác theo quy định của luật pháp của các Bên;

10. “Ma túy và chất hướng thần” có nghĩa là nguyên liệu hoặc sản phẩm có chứa các nguyên liệu được xác định tại khoản (n) và (r) của Điều 1 của Công ước của Liên hợp quốc về Phòng chống buôn lậu ma túy và và chất hướng thần, ngày 20/12/1988 và những nguyên liệu hoặc các sản phẩm khác có chứa các chất theo quy định, của luật pháp của các Bên.

Điều 2

Phạm vi của Hiệp định

1. Theo Hiệp định này, các Bên đồng ý hỗ trợ lẫn nhau nhằm áp dụng phù hợp pháp luật hải quan trong việc ngăn chặn, điều tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, theo quy định của pháp luật mỗi Nước.

2. Các yêu cầu về thu hồi thuế hải quan, phí, và các loại thuế khác không thuộc phạm vi hỗ trợ như đã quy định tại khoản 1 của Điều này.

3. Hiệp định này chỉ phục vụ cho việc hỗ trợ hành chính lẫn nhau giữa các Bên mà không bao gồm hỗ trợ lẫn nhau về pháp lý. Việc áp dụng Hiệp định này không ảnh hưởng đến các nghĩa vụ hỗ trợ hành chính của các Bên theo quy định của bất kỳ Công ước hoặc Hiệp định quốc tế nào.

4. Hiệp định này không ảnh hưởng đến các nghĩa vụ hiện tại và tương lai phát sinh từ các quy định về hải quan mà nước Cộng hòa I-ta-li-a phải thực hiện với tư cách là nước Thành viên của Liên minh châu Âu và với tư cách là Bên ký kết trong các hiệp định liên chính phủ đã hoặc sẽ được ký kết với các Nước thành viên khác của Liên minh Châu Âu.

5. Hiệp định này không ảnh hưởng đến bất kỳ điều ước quốc tế nào mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa I-ta-Ii-a là thành viên, và không ảnh hưởng đến các nghĩa vụ thành viên của Cộng hòa I-ta-li-a trong Liên minh Châu Âu.

6. Hiệp định này sẽ được các Bên thực hiện trong phạm vi năng lực và các nguồn lực sẵn có và phù hợp với luật pháp và quy định của mỗi nước.

Điều 3

Lãnh thổ áp dụng

Hiệp định này sẽ được áp dụng trong lãnh thổ hải quan của mỗi Bên theo quy định của pháp luật quốc gia của Bên mình.

Điều 4

Hỗ trợ theo yêu cầu

1. Các Bên theo yêu cầu của Bên kia sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về các vấn đề sau:

a) Hàng hóa được nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của một Bên có được xuất khẩu một cách hợp pháp từ lãnh thổ hải quan của Bên kia hay không;

b) Hàng hóa được xuất khẩu từ lãnh thổ hải quan của một Bên có được nhập khẩu một cách hợp pháp vào lãnh thổ hải quan của Bên kia hay không và thủ tục hải quan nào, nếu có, được áp dụng đối với hàng hóa đó;

c) Hàng hóa được hưởng chế độ ưu đãi do được xuất khẩu từ lãnh thổ hải quan của một Bên có được nhập khẩu toàn bộ vào lãnh thổ hải quan của Bên kia hay không;

d) Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ hải quan một Bên và có đích đến là lãnh thổ hải quan của Bên kia có quá cảnh một cách hợp pháp hay không;

2. Theo yêu cầu, một Bên cũng có thể cung cấp cho Bên kia các thông tin về tất cả các biện pháp kiểm soát hải quan đã được áp dụng đối với hàng hóa.

Điều 5

Trao đổi thông tin

1. Các Bên phải chủ động hoặc theo yêu cầu của nước kia, cung cấp cho nhau những thông tin cần thiết phù hợp với quy định và luật pháp quốc gia nhằm đảm bảo áp dụng đúng các quy định pháp luật hải quan mỗi nước, bao gồm:

a) Các hành vi, giao dịch bất thường bị phát hiện gian lận hoặc nghi ngờ gian lận;

b) Những xu hướng, phương tiện, hình thức, thủ đoạn gian lận mới được sử dụng để tiến hành các hành vi vi phạm pháp luật hải quan;

c) Các hàng hóa cụ thể thường xuyên bị buôn lậu hoặc bị nghi ngờ có vi phạm pháp luật hải quan của Bên kia bao gồm hàng giả hàng nhái, hàng lưỡng dụng và hàng có mức thuế suất hoặc phí cao;

d) Ma túy, chất hướng thần, tiền chất và những hàng hóa khác có thể nguy hiểm hoặc có khả năng gây ra những tổn hại lớn cho môi trường, sức khỏe, an toàn và an ninh công cộng;

e) Các tác phẩm có giá trị văn hóa lịch sử lớn như cổ vật và khảo cổ vật;

f) Những loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng;

g) Thông tin liên quan đến hoạt động rửa tiền và chuyển tiền trái phép;

h) Các phương tiện vận tải bị nghi ngờ được sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hải quan của Bên yêu cầu;

i) Các địa điểm, tuyến đường thường được sử dụng để vận chuyển trái phép hoặc bị nghi ngờ được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hải quan của Bên được yêu cầu;

j) Các kỹ thuật nghiệp vụ gần đây đã được áp dụng hiệu quả trong phòng ngừa và đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật hải quan;

k) Những cá nhân cụ thể được biết hoặc nghi ngờ tham gia vào việc thực hiện một vi phạm trong lãnh thổ hải quan của Bên yêu cầu.

Điều 6

Truyền đạt các yêu cầu hỗ trợ

1. Các yêu cầu hỗ trợ phải được làm bằng tiếng Anh dưới dạng văn bản, cũng có thể bằng thư điện tử, sẽ được gửi trực tiếp cho Bên kia kèm theo tất cả các thông tin cần thiết có liên quan để có thể chỉ rõ các vấn đề cần yêu cầu hỗ trợ.

Trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan Hải quan được yêu cầu có thể chấp nhận yêu cầu bằng lời (qua điện thoại).

Yêu cầu bằng lời phải được xác nhận lại bằng văn bản trong thời hạn 48 giờ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Yêu cầu hỗ trợ phải nêu rõ những nội dung sau;

- Tên của Bên yêu cầu;

- Mục đích và lý do yêu cầu;

- Bản trình bày tóm tắt nội dung vụ việc và các căn cứ pháp lý đi kèm;

- Hành động yêu cầu;

- Tên và địa chỉ các bên liên quan;

- Thủ tục áp dụng, trong trường hợp vi phạm đã được xác định chắc chắn thì nêu rõ có bắt đầu thủ tục tố tụng hình sự không.

3. Trong khuôn khổ Hiệp định này, các đầu mối liên hệ của hai Bên sẽ do các Tổng cục trưởng Cơ quan Hải quan tương ứng chỉ định. Các Bên sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo các cán bộ phụ trách công tác điều tra hoặc đấu tranh chống các vi phạm pháp luật hải quan duy trì liên hệ cá nhân và trực tiếp với nhau.

Điều 7

Hỗ trợ tự nguyện

Mỗi Bên, theo sáng kiến riêng của mình, tự nguyện cung cấp các thông tin sẵn có trong trường hợp Bên đó cho rằng thông tin đó có liên quan đến những vi phạm pháp luật hải quan nghiêm trọng có thể gây ra những thiệt hại lớn đối với nền kinh tế, sức khỏe cộng đồng, an ninh cộng đồng, bao gồm cả an ninh dây chuyền cung ứng, hoặc những lợi ích sống còn của Bên kia.

Điều 8

Từ chối hoặc đình chỉ việc hỗ trợ

1. Các Bên không có nghĩa vụ thực hiện hỗ trợ nhau theo quy định tại Hiệp định này nếu sự hỗ trợ đó làm ảnh hưởng tới chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng hoặc xâm phạm lợi ích quốc gia của nước mình hoặc vi phạm bí mật công nghiệp, thương mại hay nghề nghiệp.

2. Bên được yêu cầu có thể đình chỉ hoặc từ chối, hỗ trợ trong trường hợp việc thực hiện yêu cầu đó sẽ làm ảnh hưởng đến một thủ tục khởi tố, tố tụng hoặc điều tra do cơ quan chức năng của Bên được yêu cầu hỗ trợ tiến hành.

3. Trong trường hợp Bên yêu cầu không đủ khả năng thực hiện yêu cầu hỗ trợ tương tự đã được đưa ra bởi Bên được yêu cầu, Bên yêu cầu phải nêu rõ điều đó trong yêu cầu hỗ trợ của mình. Việc đáp ứng yêu cầu hỗ trợ do Bên được yêu cầu toàn quyền quyết định.

4. Trong trường hợp Bên được yêu cầu không thể đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ thì phải thông báo kịp thời bằng văn bản và gửi cho Bên yêu cầu về quyết định từ chối hoặc đình chỉ và lý do của việc từ chối hoặc đình chỉ đó.

Điều 9

Giao hàng có kiểm soát

Các Bên, có thể bằng thỏa thuận lẫn nhau và trong phạm vi quyền hạn của mình do pháp luật mỗi nước quy định, tiến hành giao hàng có kiểm soát trong trường hợp các vi phạm pháp luật hải quan liên quan đến những hàng hóa nêu tại khoản 8 và khoản 9 của Điều 1 của Hiệp định này nhằm mục đích xác định những thể nhân có liên quan đến vi phạm hải quan.

Điều 10

Sử dụng thông tin và bảo mật

1. Các thông tin và tài liệu do hai Bên trao đổi trong khuôn khổ Hiệp định này phải được bảo mật bởi Bên nhận thông tin và được bảo mật theo đúng các quy định pháp luật trong nước áp dụng đối với các thông tin tài liệu tương tự.

2. Các thông tin và tài liệu nhận được theo quy định của Hiệp định này chỉ được sử dụng cho những mục đích khác với những mục đích quy định tại Hiệp định khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bên được yêu cầu. Tuy nhiên, điều khoản này không loại trừ việc sử dụng hay cung cấp thông tin nhận được theo Hiệp định này cho các cơ quan thực thi pháp luật có liên quan của nước đó trong trường hợp có nghĩa vụ quy định làm như vậy theo luật pháp quốc gia tương ứng. Trong các trường hợp như vậy, Bên yêu cầu phải thông báo trước về việc cung cấp thông tin này cho Bên được yêu cầu.

3. Khi dữ liệu cá nhân được trao đổi theo Hiệp định này, các Bên phải đảm bảo chuẩn mực về bảo mật dữ liệu ít nhất ngang bằng với mức độ bảo mật quy định thực hiện trong các quy định và các điều khoản luật pháp quốc gia tương ứng.

4. Các Bên tiến hành các biện pháp an ninh cần thiết để bảo vệ các dữ liệu cá nhân được trao đổi theo Hiệp định này khỏi sự truy cập trái phép, sửa đổi hoặc phát tán.

5. Sau khi sử dụng thông tin do Bên được yêu cầu cung cấp, Bên yêu cầu, trong thời gian sớm nhất, phải thông báo cho Bên được yêu cầu về kết quả sử dụng thông tin đó để phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước của Bên được yêu cầu.

Điều 11

Hợp tác kỹ thuật

1. Theo thỏa thuận giữa các Bên, các Bên có thể thực hiện các hoạt động hợp tác kỹ thuật, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các hoạt động sau:

a) trao đổi các Đoàn cán bộ Hải quan nhằm mục đích tăng cường hiểu biết về kỹ thuật nghiệp vụ của hải quan hai nước giúp có lợi lẫn nhau;

b) đào tạo và hỗ trợ phát triển chuyên sâu cho cán bộ Hải quan;

c) trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc sử dụng các thiết bị phát hiện;

đ) trao đổi các đoàn chuyên gia về các vấn đề hải quan;

e) trao đổi các dữ liệu chuyên môn, khoa học và kỹ thuật liên quan đến quy định và thủ tục hải quan.

2. Chi tiết của các chuyến thăm sẽ được hai Bên nhất trí bao gồm mục đích, tên của các thành viên tham gia và thời gian của mỗi chuyến thăm.

Điều 12

Thực hiện

1. Chi phí phát sinh cho việc thực hiện Hiệp định này sẽ do các Bên tương ứng chịu.

2. Các Bên sẽ tiến hành gặp nhau khi có yêu cầu để tiến hành rà soát việc thực hiện Hiệp định này và xây dựng kế hoạch triển khai. Nội dung và chương trình làm việc cụ thể sẽ do các Bên thảo luận và thống nhất.

Điều 13

Giải quyết tranh chấp

Bất kỳ tranh chấp hoặc khác biệt nào phát sinh trong quá trình thực hiện hoặc giải thích Hiệp định này sẽ được các Bên giải quyết một cách thân thiện.

Điều 14

Điều khoản cuối cùng

1. Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực vào ngày nhận được thông báo cuối cùng của các Bên, theo đó các Bên thông báo cho nhau về việc các thủ tục pháp lý nội bộ tương ứng đã được hoàn thành.

2. Hiệp định này có hiệu lực vô thời hạn nhưng mỗi Bên có thể chấm dứt Hiệp định này thông qua việc thông báo bằng văn bản cho Bên kia trong thời gian ít nhất 90 ngày trước ngày việc chấm dứt Hiệp định này có hiệu lực. Việc chấm dứt Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến các yêu cầu đã được đưa ra trong thời gian Hiệp định có hiệu lực.

3. Các Bên, khi có yêu cầu và khi thực tế phát sinh, sẽ gặp nhau để rà soát lại Hiệp định và sửa đổi Hiệp định. Bất kể sự sửa đổi nào đều phải được làm thành văn bản và được thống nhất bởi các Bên và có hiệu lực theo đúng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. Tất cả các nội dung sửa đổi sẽ là phần không thể tách rời của Hiệp định này.

ĐỂ LÀM BẰNG, những người ký tên dưới đây, được ủy quyền hợp thức của Chính phủ mỗi nước, đã ký Hiệp định này.

Ký tại Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2015, thành hai bản gốc bằng các ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng I-ta-li-a và tiếng Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Trương Chí Trung
Thứ trưởng Bộ Tài Chính

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HÒA I-TA-LI-A




Cecilia Piccioni
Ambassador of Italy

 

AGREEMENT

ON COOPERATION AND MUTUAL ADMINISTRATIVE ASSITANCE IN CUSTOMS MATTERS BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE GOVERNMENT OF THE ITALIAN REPUBLIC

The Government of the Socialist Republic of Viet Nam, represented by the General Department of Customs, and the Government of the Italian Republic, represented by the Customs and State Monopolies Agency, hereafter referred to as “the Parties”, or individually as “Party”;

CONSIDERING that offences against customs legislation are prejudicial to the economic, fiscal, social, cultural, commercial interests of their respective Countries and can damage the public health and safety;

CONSIDERING the importance of assuring the accurate assessment and collection of duties, fees and other taxes executed by customs on the importation or exportation of goods, and of ensuring the proper implementation of supervision and control measures, the latter also including those on enforcement of legal provisions and regulations on counterfeit goods and registered trademarks;

CONVINCED that the cooperation and mutual administrative assistance between the two Customs Administrations would help to prevent offences and to enhance the effectiveness of customs control;

HAVING REGARD TO the Recommendation of the Customs Cooperation Council on mutual administrative assistance of December 5, 1953;

HAVING REGARD TO the Cooperation Agreement between the European Community and the Socialist Republic of Viet Nam (Brussels, 17 July 1995);

HAVING REGARD TO the United Nations Convention against Illicit Traffic in Narcotic Drugs and Psychotropic Substances and its Annexes (Vienna, 20 December 1988);

TAKING INTO ACCOUNT the UNESCO Convention on Means of Prohibiting and Preventing the Illicit Import, Export and Transfer of Ownership of Cultural Property (Paris, 14 November 1970);

TAKING INTO ACCOUNT the Convention on international Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (Washington, 3 March 1973);

TAKING INTO ACCOUNT the Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous Wastes and their Disposal - with Annex (Basel, 22 March 1989);

Have agreed as follows:

Article 1

Definitions

For the purposes of the present Agreement, the terms stated below shall have the following meanings:

1. “Customs law, shall mean any legal and administrative provisions applicable or enforceable by either Customs administration in connection with the importation, exportation, transshipment, transit, storage, and movement of goods, including legal and administrative provisions relating to measures of prohibition, restriction, and control, and to combating money laundering, subject to domestic laws and regulations of the Parties;

2. “Customs Administrations” shall mean, in the Socialist Republic of Viet Nam, the General Department of Vietnam Customs of the Ministry of Finance, and in the Italian Republic, the Customs and State Monopolies Agency, within the sphere of competences established by the national, legislation;

3. “Customs offences” shall mean any violation or attempted violation of customs laws;

4. “Person/organization” shall mean a natural person or an organization or a legal entity;

5 “Personal data” shall mean any data concerning an identified or identifiable natural person;

6. “Requesting Party”, shall mean the Party which requests assistance;

7. “Requested Party”, shall mean the Party from which assistance is requested;

8. “Controlled delivery” shall mean the method which allows goods known or suspected of illicit trafficking of narcotic drugs and psychotropic substances to pass out of, through or into remove the underline the territory of each of the Parties under the control of their competent authorities, in order to identify the persons involved in such trafficking;

9. “Precursors” shall mean any substance frequently used in the manufacture of psychotropic and narcotic drugs, listed in Table I and in Table II annexed to the United Nations Convention Against Illicit Traffic in Narcotic Drugs and Psychotropic Substances of 20 December 1988 and any additional substances defined in laws and regulations of the Parties;

10. “Narcotic drugs and psychotropic substances” shall mean materials or products containing such materials as defined in paragraphs (n) and (r) of Article 1 of the United Nations Convention Against Illicit Traffic in Narcotic Drugs and Psychotropic Substances of 20 December 1988 and any additional materials or products containing materials defined in laws and regulations of the Parties.

Article 2

Scope of the Agreement

1. Pursuant to this Agreement, the two Parties shall agree to assist each other for the proper application of the customs law in preventing, investigating, detecting and settling the customs violations, in accordance with the laws and regulations of the respective Countries.

2. Requests related to recovering duties, fees and other taxes are not under the scope of assistance as provided for in the first paragraph of this Article.

3. This Agreement is solely intended for mutual administrative assistance between the Contracting Parties, and does not cover mutual legal assistance. The application of this Agreement shall not affect the obligations of mutual administrative assistance of the Parties under any other international Convention or Agreement.

4. This Agreement shall be without prejudice to the present and future obligations stemming from customs rules that the Indian Republic shall comply with as Member State of the European Union and as a Contracting Party to intergovernmental agreements already concluded or to be concluded with the other Member States of the European Union.

5. This Agreement shall be without prejudice to any international agreements to which the Socialist Republic of Viet Nam and the Italian Republic are parties, and, as regards the Italian Republic, to the obligations arising from its membership of the European Union.

6. This Agreement shall be implemented by the Parties within their competence and available resources, and in accordance with the laws and regulations of each Country.

Article 3

Territorial application

This Agreement shall have effect in the customs territories under the control of each Party, as defined by their respective domestic laws and regulations.

Article 4

Assistance on Request

1. The Parties shall, upon request, supply each Other the necessary information showing:

a) Whether goods imported into the customs territory of one Party have been lawfully exported from the customs territory of the other Party;

b) Whether goods exported from the customs territory of one Party have been lawfully imported into the customs territory of the other Party, and customs procedure, if any, under which the goods have been placed;

c) Whether goods which are granted favourable treatment upon exportation from the customs territory of one Party have been duly imported into the customs territory of the other Party;

d) Whether goods which have transited through the customs territory of one Party and are destined to the customs territory of the other Party have lawfully transited.

2. The Party shall also provide the other, on request, with information on all customs control measures taken in respect of the goods.

Article 5

Exchange of Information

1. Upon request or on its own initiative, the Parties would exchange the necessary information, in accordance with the laws and regulations of the respective Countries, to ensure the proper implementation of its respective customs laws, which include:

a) Unusual activities, operations detected as frauds or suspected as being frauds;

b) Recent trends, means, methods or operations used to perform customs offences;

c) Specific goods frequently trafficked or suspected to violate customs laws of the other Party, including counterfeit goods, dual use goods, and goods subject to high duties, taxes or charges;

d) Narcotic drugs, psychotropic substances, precursors and other goods that could represent a danger or are likely to cause substantial damage to the environment, health and public safety and security;

e) Works of high historical and cultural value, including antiques and archaeological items;

f) Endangered species of wild fauna and flora;

g) Information on money laundering and illicit transferring of money;

h) Means of transportation suspected of being used to perform violations against customs laws of the Requesting Party;

i) Places, routes frequently used for illicit traffic or suspected of being used to perform violations against customs laws of the Requested Party;

j) Recent technical measures efficiently applied in preventing and fighting against customs offences;

k) Particular persons known to be or suspected of being engaged in the commission of an offense in the customs territory of the requesting Party.

Article 6

Communication of request

1. The request for assistance, which shall be made in English in the form of a written document, also by e-mail, shall be sent directly to the other Party, accompanied by all necessary information, and clearly indicating the relevant issues for which the assistance is requested.

In ease of emergency, the Requested Party would accept oral request (via telephone).

The oral requests have to be confirmed in writing no later than 48h after oral request, unless otherwise agreed.

2. The request shaft include:

- The name of Requesting Party;

- The purpose of and the reason for the request;

- A brief statement of the case and legal facts;

- The action requested;

- The names and addresses of the parties concerned;

- Proceeding applied, specifying if, in case of violation ascertained, a criminal proceeding will be started.

3. In the framework of this Agreement, the contact points shall be defined through correspondence between the respective General Directors of the Customs Administrations. The Parties will take all the necessary measures to ensure that officials responsible for investigating of combating customs offences maintain personal and direct relations with each other.

Article 7

Spontaneous Assistance

Each Party shall, on its own initiative, supply the available information in cases when it thinks this could concern serious customs offences which could cause substantial damage to the economy, public health, public security, including the security of the supply chain, or any other vital interests of the other Party.

Article 8

Refusal or postponement of assistance

1. The two Parties are not obliged to execute requests as provided in this Agreement if the assistance would prejudice their sovereignty, security, public order or other national interests or would infringe industrial, commercial or professional secrets.

2. The Requested Party can postpone or refuse the execution of assistance request on the grounds that it would interfere with an ongoing prosecution, proceeding or investigation carried out by competent agencies of the Requested Party.

3. If the Requesting Party would be unable to comply if a similar request were made by the Requested Party, the former shall draw attention to that fact in its request. Compliance with such a request shall be at the discretion of the Requested Party.

4. In the event that a request cannot be complied with by the Requested Party, the Requesting Party shall be promptly informed, in writing, of any decision to refuse or postpone, and the grounds for that decision.

Article 9

Controlled delivery

The Parties may, by mutual arrangement and within their competence determined by national laws, use controlled delivery in case of customs offences related to the customs goods referred to in paragraphs 8 and 9 of Article 1 of this Agreement in order to identity the persons involved in a customs offence.

Article 10

Use of information and confidentiality

1. Information and documents exchanged between the two Parties under this Agreement will be treated as confidential by the receiving Party and shall enjoy the protection extended to the same kind of information and documents under its domestic legislation.

2. Information and documents received pursuant to this Agreement shall be used for purposes other than those specified therein only when the Requested Party has given its written consent. However, this Article shall not preclude the use or disclosure of information received pursuant to this Agreement space to the relevant law enforcement authorities of its Country, to the extent that there is an obligation to do so under the respective national legislations. In these cases, the Requesting Party shall give advance notice of any such disclosure to the Requested Party.

3. Where personal data is exchanged under this Agreement the Parties shall ensure a standard of data protection equivalent at least to the level of protection resulting from the implementation of the respective national legislative provisions and regulations.

4. The Parties shall undertake the necessary security measures to protect personal data exchanged under this Agreement from unauthorized access, amendment or dissemination.

5. After using the information provided by the Requested Party, the Requesting Party, at its earliest convenience, has to inform the Requested Party about the use of such information for the purpose of state management of Requested Party.

Article 11

Technical Cooperation

1. Upon agreement between the Parties, they may conduct technical cooperation activities, including, but not limited to, the following;

a) exchange visits of Customs officers when mutually beneficial for enhanced understanding of each other’s Customs techniques;

b) training and assistance in developing specialized Customs officers;

c) exchange of information and experience in the usage of detection equipment;

d) exchange visits of experts in Customs matters;

e) exchange of professional, scientific and technical data relating to Customs rules and procedures.

2. The definition of all details about the visits will be subject to the approval of both Parties, including the purpose, the name of participants, and the duration of each visit.

Article 12

Implementation

1. The costs incurred for the implementation of tills Agreement shall be borne by the respective Parties

2. The Parties shall meet upon request, to review the implementation of this Agreement and possibly develop a working plan. The meeting agenda and schedule shall be mutually discussed and agreed by the Parties.

Article 13

Settlement of disputes

Any disputes or differences arising from the implementation or interpretation of this Agreement shall be settled amicably between the Parties.

Article 14

Final Provision

1. This Agreement shall enter into force on the day of the receipt of the last of the two notifications by which the Parties shall communicate to each other that their respective internal legal procedures, if applicable, have been completed.

2. The Agreement is of unlimited duration but can be terminated by either Party by providing written notice the other Party at least 90 calendar days in advance of the effective date of termination. The termination of this Agreement shall not affect the requests made when the Agreement was still in force.

3. The Parties, upon request and if the case so requires, shall meet to review this Agreement and to amend it. Any amendments shall be made by written agreement between the Parties and shall enter into force within the same conditions as mentioned in paragraph 1. All amendments shall be the integral part to this Agreement.

In witness whereof the undersigned, duly authorised by their respective Governments, have signed this Agreement,

Signed in Ha Noi, on 06 November 2015, in two originals in Vietnamese, Italian and English languages, all texts being equally authentic. In case of conflict of interpretation, the English text shall prevail.

 

FOR THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM




Trương Chi Trung
Vice Minister of Finance

FOR THE GOVERNMENT OF ITALIAN REPUBLIC




Cecilia Piccioni
Ambassador of Italy

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN