Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/2019/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2019

 

THÔNG BÁO

VỀ HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Lit-va về nhận trở lại công dân hai nước, ký tại Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2019, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2019.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Đức Hạnh

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA LÍT-VA VỀ NHẬN TRỞ LẠI CÔNG DÂN

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Lít-va (sau đây gọi là “các Bên”),

Quyết tâm đẩy mạnh hợp tác để ngăn chặn di cư trái phép hiệu quả hơn;

Quan ngại về sự gia tăng hoạt động ca các nhóm tội phạm có t chức liên quan đến nạn di cư trái phép;

Mong muốn bằng Hiệp định này sẽ thiết lập được các th tục xác minh nhân thân nhận trở li nhanh chóng, hiệu quả đi với nhng ngưi không đáp ứng hoặc không còn đáp ứng được các điều kiện nhập cnh, cư trú trên nh thổ ca các Bên và tạo thuận lợi cho việc chuyển giao những người này trên tinh thn hp tác;

Nhn mạnh rằng Hiệp định này sẽ không làm ảnh hưởng đến các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác của các Bên phát sinh từ pháp luật quc tế;

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1

Định nghĩa

Vì mục đích của Hiệp định này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

“Người trở về” là một người đã nhập cảnh, hiện đang có mặt hoặc cư trú bất hợp pháp trên lãnh thổ của Bên yêu cầu theo các quy định của Hiệp định này.

“Nhận trở lại là việc chuyển và việc nhận những người đã nhập cảnh, hiện đang có mặt hoặc cư trú bất hợp pháp trên lãnh thổ của Bên yêu cầu theo các quy định của Hiệp định này.

Bên yêu cầu” là Bên gửi hồ sơ đề nghị nhận trở lại theo các quy định của Hiệp định này.

Bên đưc yêu cầu là Bên nhận hồ sơ đề nghị nhận trở lại theo các quy định của Hiệp định này.

Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan của một Bên chịu trách nhiệm thi hành Hiệp định này.

Điều 2

Điều kiện nhận trở lại

1. Theo đề nghị của một Bên, Bên kia sẽ, trên cơ sở từng trường hợp một, nhận trở lại một người không đáp ứng hoặc không còn đáp ứng các điều kiện về nhập cảnh, tạm trú hoặc cư trú trên lãnh thổ của Bên yêu cầu, nếu người đó:

(1) là công dân của Bên được yêu cầu và không phải là công dân Bên yêu cầu hoặc bất kỳ nước nào khác;

(2) tại bất kì thời điểm nào, đã từng có nơi thường trú trên lãnh thổ Bên được yêu cầu và hiện không có nơi cư trú tại một nước thứ ba nào khác;

(3) đã được nhận thông báo pháp lý về việc bị trục xuất khỏi lãnh thổ Bên yêu cầu.

2. Đối với những người thuộc đối tượng điều chỉnh của Hiệp định này nhưng đã nhập cảnh lãnh thổ một Bên từ một nước thứ ba và chứng minh được rằng người đó có nơi thường trú tại nước thứ ba đó trước khi nhập cảnh lãnh thổ Bên yêu cầu, Bên yêu cầu sẽ xem xét nguyện vọng của những người này để đưa họ về nước mà họ muốn được đưa về.

3. Bên được yêu cầu cũng sẽ nhận trở lại những trẻ em vị thành niên chưa lập gia đình có duy nhất quốc tịch của nước đó và đi cùng với cha mẹ của mình, với điều kiện là cha mẹ của trẻ em đó được nhận trở lại theo Hiệp định này, trừ khi những trẻ em này có quyền riêng biệt để được ở lại hoặc cư trú trên lãnh thổ Bên yêu cầu.

Điều 3

Quyền của người trở về

1. Việc chuyển giao và tiếp nhận người trở về phải được thực hiện phù hợp với các quy định của Hiệp định này, nội luật của các Bên, luật pháp quốc tế và dựa trên nguyên tắc trật tự, an toàn và tôn trọng nhân phẩm, có tính đến khía cạnh nhân đạo và tính thống nhất gia đình của người trở về.

2. Các Bên sẽ dành cho người trở về một khoản thời gian hợp lý để giải quyết các vấn đề cá nhân, bao gồm các vấn đề liên quan đến tài sản của họ.

3. Người trở về được phép mang hoặc chuyển về lãnh thổ Bên được yêu cầu bất cứ tài sản nào, bao gồm bất kì phương tiện thanh toán nào có được một cách hợp pháp trong thời gian cư trú trên lãnh thổ Bên yêu cầu, ngoại trừ các hàng hóa, phương tiện đi lại thuộc diện cấm nhập khẩu vào Bên được yêu cầu theo luật pháp của Bên đó.

Điều 4

Nhận trở lại do nhầm lẫn

Bên yêu cầu sẽ tiếp nhận lại bất kỳ người nào đi được Bên được yêu cầu nhận trở lại, nếu trong vòng 3 (ba) tháng kể từ ngày chuyển giao người đó tới lãnh thổ Bên được yêu cầu, có cơ sở khẳng định rằng những yêu cầu nêu tại Điều 2 của Hiệp định này đã không được đáp ứng, hoặc có bằng chứng rằng những điều kiệu cần thiết để tiến hành nhận trở lại người đó của Hiệp định này đã không được đáp ứng. Trong những trường hợp như vậy, các điều khoản của Hiệp định này quy định thủ tục nhận trở lại sẽ được áp dụng, và Bên được yêu cầu phải chuyển, cùng với người cần tiếp nhận lại, tất cả các thông tin liên quan đến nhân thân và quốc tịch của người đó cho Bên yêu cầu.

Điều 5

Hồ sơ đề nghị nhận trở lại

1. Phù hợp với quy định của Hiệp định này, mọi trường hợp nhận trở lại cần phải có văn bản đề nghị nhận trở lại gửi bởi cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu (bản chụp sẽ được gửi qua email). Cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu phải xác nhận việc đã nhận được hồ sơ đề nghị nhận trở lại bằng email.

2. Đề nghị nhận trở lại cần phải bao gồm những tài liệu và thông tin sau:

(1) Văn bản đề nghị nhận trở lại;

- Đối với nhận trở lại công dân Việt Nam, văn bản này phải bao gồm tất cả những thông tin có thể thu thập được về người trở về (ví dụ như họ tên, ngày sinh, nơi sinh, giới tính, nơi cư trú cuối cùng tại Bên được yêu cầu, ảnh màu cỡ 40x60 mm) và kèm theo một bản tự khai của người liên quan (mẫu tại Phụ lục 4 của Hiệp định này).

- Đối với nhận trở lại công dân Lít-va, văn bản này được lập theo mẫu Đơn đề nghị nhận trở lại tại Phụ lục 3 của Hiệp định này và tất cả những chi tiết có được về người trở về (ví dụ như họ tên, ngày sinh, nơi sinh, giới tính, nơi cư trú cuối cùng tại Bên được yêu cầu, ảnh màu cỡ 40x60 mm).

(2) Bằng chứng khẳng định hoặc suy đoán quốc tịch nêu tại Điều 6 của Hiệp định này.

(3) Thông báo pháp lý về việc bị trục xuất khỏi lãnh thổ Bên yêu cầu.

3. Trong trường hợp cần thiết, hồ sơ đề nghị nhận trở lại cũng cần bao gồm các thông tin sau:

(1) Một tuyên bố xác nhận rằng người trở về có thể cần trợ giúp y tế hoặc chăm sóc đặc biệt, với điều kiện người trở về đồng ý với tuyên bố đó;

(2) Thông tin về bất kỳ biện pháp bảo vệ hoặc an ninh nào khác có thể cần thiết trong trường hợp chuyển giao.

4. Hồ sơ đề nghị nhận trở lại quy định tại Điều này phải được dịch sang tiếng Anh hoặc ngôn ngữ chính thức của Bên được yêu cầu. Bản dịch hồ sơ đề nghị nhận trở lại sẽ được miễn hợp pháp hóa và chứng nhận lãnh sự.

Điều 6

Chứng cứ khẳng định hoặc suy đoán quốc tịch

1. Quốc tịch của người trở về có thể:

(1) được xác định bằng bất kỳ giấy tờ nào nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Hiệp định này. Nếu những giấy tờ này được xuất trình và được Bên được yêu cầu công nhận, Bên được yêu cầu sẽ công nhận quốc tịch đó mà không điều tra gì thêm.

(2) được suy đoán dựa trên bất kỳ giấy tờ nào nêu trong Phụ lục 2 kèm theo Hiệp định này, kể cả khi thời hạn giá trị của những giấy tờ này đã hết.

2. Quốc tịch không thể được xác định trên cơ sở các giấy tờ giả.

Điều 7

Phỏng vấn

1. Nếu cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu không thể cung cấp được bất kỳ giấy tờ nào theo quy định tại điều 6 của Hiệp định này, hoặc nếu Bên được yêu cầu không thể khẳng định những người liên quan là thuộc diện có thể nhận trở lại sau khi đã xem xét hồ sơ đề nghị nhận trở lại và các tài liệu liên quan trong thời hạn quy định tại Điều 8(2) của Hiệp định này, hai Bên sẽ thu xếp một cuộc phỏng vấn với người trở về.

2. Theo đề nghị bằng văn bản của Bên yêu cầu, cuộc phỏng vấn sẽ được thu xếp bởi các cơ quan có thẩm quyền của các Bên được quy định tại điều 14 Hiệp định này. Mỗi Bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đại diện của cơ quan có thẩm quyền của Bên kia đến để tiến hành phỏng vấn.

Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền của Lít-va không thể tiến hành phỏng vấn, cuộc phỏng vấn có thể được thực hiện bởi các thành viên cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Cộng hòa Lít-va đặt tại hoặc kiêm nhiệm Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Phù hợp với khoản 1 điều này, nếu cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu gửi một yêu cầu phỏng vấn, cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu sẽ được dành một khoảng thời gian không quá 30 (ba mươi) ngày trước khi tiến hành phỏng vấn.

4. Cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu, trong thời gian sớm nhất có thể nhưng không quá 10 (mười) ngày kể từ ngày kết thúc phỏng vấn, sẽ gửi văn bản thông báo kết quả phỏng vấn cho cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu.

Điều 8

Thời hạn

1. Một hồ sơ đề nghị nhận trở lại có thể được gửi tới cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu bất cứ khi nào sau khi một người được phát hiện đã nhập cảnh, có mặt hoặc cư trú bất hợp pháp trên lãnh thổ Bên yêu cầu và đã nhận được thông báo pháp lý về việc bị trục xuất khỏi lãnh thổ Bên yêu cầu.

2. Văn bản trả lời đối với hồ sơ đề nghị nhận trở lại phải được chuyển (bản chụp sẽ được gửi qua email) cho cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu không muộn hơn 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày Bên được yêu cầu xác nhận là đã nhận hồ sơ đề nghị nhận trở lại. Trong trường hợp có bất kỳ trở ngại nào cản trở việc trả lời đúng thời hạn đối với hồ sơ đề nghị nhận trở lại, thời hạn trả lời sẽ, dựa trên yêu cầu xác đáng của cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu, được kéo dài thêm tối đa 30 (ba mươi) ngày.

3. Trong trường hợp từ chối hồ sơ đề nghị nhận trở lại, lý do từ chối phải được cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu bằng văn bản.

4. Nếu cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu được trả lời đồng ý đối với hồ sơ đề nghị nhận trở lại, người trở về sẽ được chuyển giao sớm nhất có thể, phù hợp với thủ tục quy định tại Điều 10 Hiệp định này.

Điều 9

Việc cấp giấy thông hành

Nếu người trở về không có hộ chiếu còn giá trị của Bên được yêu cầu, sau khi trả lời đăng ký nhận trở lại theo Điều 8(2) của Hiệp định này, Bên được yêu cầu sẽ, trong thời hạn không muộn hơn 15 (mười lăm) ngày và không phụ thuộc vào ý muốn của người trở về, cấp Giấy thông hành cho việc nhận trở lại với thời hạn hiệu lực không dưới 60 (sáu mươi) ngày. Giấy thông hành này được cấp miễn phí bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Bên được yêu cầu. Nếu, vì những lý do pháp lý hoặc thực tiễn, không thể chuyển giao người trở về trong thời gian giá trị của giấy thông hành, Bên được yêu cầu sẽ, phù hợp với thủ tục quy định tại khoản này, cấp một giấy thông hành mới với thời hạn giá trị tương tự như thời hạn của giấy thông hành ban đầu đã cấp cho người trở về.

Điều 10

Thủ tục chuyển giao

1. Trước khi chuyển giao người trở về, các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên sẽ thống nhất trước bằng văn bản (bản chụp sẽ được gửi qua email) về ngày chuyển giao, cửa khẩu, điều kiện hộ tống nếu có và những thông tin khác liên quan đến việc chuyển giao. Nếu người trở về được sỹ quan hộ tống đi cùng, các chi tiết nhân thân cần thiết cho việc cấp thị thực cho các sỹ quan đó phải được cung cấp cho Bên kia biết ít nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước chuyển đi. Thị thực cho các cán bộ đó được cấp miễn phí sớm nhất có thể.

2. Thông báo về ngày và địa điểm chuyển giao người trở về phải được làm thành văn bản (bản chụp có thể được chuyển qua email) và gửi cho cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu không muộn hơn 7 (bảy) ngày làm việc trước ngày chuyển giao người trở về. Nếu, vì những lý do pháp lý và thực tiễn, việc chuyển giao người trở về không thể thực hiện được vào ngày đã định, cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu phải thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu về trở ngại đó và đề xuất địa điểm, thời gian và ngày chuyển giao, chi tiết về hộ tống và những thông tin khác liên quan đến việc chuyển giao người trở về.

3. Đường hàng không sẽ được ưu tiên trong chuyển giao người trở về.

Điều 11

Chi phí

Bên yêu cầu sẽ chịu tất cả các chi phí liên quan đến việc nhận trở lại theo Hiệp định này bằng đồng euro trước khi thực hiện các công việc đó, bao gồm:

- chi phí xác minh;

- vận chuyển người trở về từ lãnh thổ Bên yêu cầu tới cửa khẩu tại Lãnh thổ Bên được yêu cầu;

- các chi phí liên quan đến việc thu xếp phỏng vấn theo Điều 7 Hiệp định này, bao gồm vé máy bay khứ hồi, nơi ở, bảo hiểm, đi lại và các chi phí khác cho đại diện cơ quan có thẩm quyền Bên được yêu cầu;

- cùng với các chi phí vận chuyển và chi phí khác của Bên được yêu cầu liên quan đến chuyển giao người theo quy định tại Điều 4 của Hiệp định này.

Điều 12

Bảo vệ dữ liệu

1. Việc trao đổi dữ liệu cá nhân sẽ chỉ được tiến hành nếu sự trao đổi này là cần thiết cho việc thi hành Hiệp định bởi các cơ quan có thẩm quyền của các Bên. Khi trao đổi, sử dụng hoặc xử lý dữ liệu cá nhân, các cơ quan có thẩm quyền của các Bên trong từng trường hợp cụ thể phải thực hiện phù hợp với luật pháp của nước mình và những nghĩa vụ quốc tế khác, các quy định của Hiệp định này và những nguyên tắc sau:

(1) Dữ liệu cá nhân phải được xử lý công bằng và hợp pháp;

(2) Dữ liệu cá nhân phải được thu thập vì những mục đích cụ thể, minh bạch và chính đáng liên quan đến việc thi hành Hiệp định này và không được xử lý thêm bởi cơ quan thu thập hay nhận của các Bên theo phương thức không phù hợp với các mục đích trên.

(3) Dữ liệu cá nhân chỉ phục vụ cho mục đích thu thập và xử lí chúng sau này. Dữ liệu cá nhân được trao đổi phải liên quan chủ yếu đến những vấn đề sau:

(a) Các chi tiết nhân thân của người trở về (ví dụ như họ tên, họ trước đây, tên khác được sử dụng hoặc biết đến hoặc tên hiệu, bí danh khác, giới tính, thông tin hộ tịch, ngày sinh, nơi sinh, quốc tịch hiện nay và quốc tịch trước đây);

(b) Các giấy tờ chứng minh nhân thân, giấy phép lái xe hoặc các giấy tờ đi lại (số hiệu, thời hạn giá trị, ngày cấp, cơ quan cấp, nơi cấp);

(c) Các điểm dừng và lộ trình;

(d) Những thông tin khác cần thiết cho xác định nhân thân người trở về hoặc xác minh những điều kiện để nhận trở lại theo Hiệp định này có tồn tại hay không;

(4) Dữ liệu cá nhân phải chính xác và, khi cần thiết, được cập nhật;

(5) Dữ liệu cá nhân phải được lưu giữ dưới hình thức mà cho phép xác định nhân thân liên quan và trong thời gian không lâu hơn mức cần thiết để thu thập hoặc xử lí tiếp theo dữ liệu đó;

(6) Cả cơ quan truyền tải và cơ quan tiếp nhận của các Bên phải tiến hành tất cả các bước hợp lý để đảm bảo việc chỉnh sửa, tiêu hủy hoặc chặn lại các dữ liệu cá nhân khi việc xử lý không tuân thủ với các quy định của Điều này, đặc biệt khi những dữ liệu đó không phù hợp với mục đích thu thập và xử lý sau này. Các cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho nhau và bất cứ chỉnh sửa, tiêu hủy hoặc chặn lại dữ liệu nào;

(7) Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận dữ liệu phải, theo yêu cầu, thông báo cho cơ quan truyền tải về việc sử dụng dữ liệu được trao đổi và kết quả đạt được từ việc đó;

(8) Dữ liệu cá nhân chỉ có thể được trao đổi cho cơ quan có thẩm quyền, việc trao đổi thêm với các cơ quan khác đòi hỏi sự chấp thuận trước của cơ quan truyền tải;

(9) Các cơ quan truyền tải và cơ quan tiếp nhận phải lập văn bản lưu trữ về việc truyền và nhận dữ liệu cá nhân.

2. Theo yêu cầu của người trở về, người này phải được thông báo về việc những dữ liệu cá nhân nào của người này đang có và chúng được sử dụng hoặc dự định sử dụng vì mục đích gì. Quyền của người trở về được nhận những thông tin này được điều chỉnh bởi nội luật của quốc gia nơi yêu cầu đó được đưa ra. Yêu cầu cung cấp thông tin này có thể bị từ chối, nếu việc từ chối đó là cần thiết vì mục đích áp dụng Hiệp định này và đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự công cộng, ngăn chặn tội phạm và bảo vệ quyền và tự do của cá nhân và bên thứ ba. Nếu có chứng cứ rằng những dữ liệu cá nhân sai hoặc dữ liệu không được phép truyền tải đã được chuyển đi, cơ quan tiếp nhận cần ngay lập tức được thông báo và phải chỉnh sửa hoặc tiêu hủy chúng ngay.

3. Khi trao đổi dữ liệu cá nhân, các Bên phải đưa ra thời hạn lưu giữ theo quy định nội luật nước mình mà sau thời hạn đó các dữ liệu này phải bị tiêu hủy. Không phụ thuộc vào thời hạn lưu giữ, các dữ liệu cá nhân được trao đổi phải lập tức bị tiêu hủy ngay sau khi xác định được rằng những dữ liệu đó không còn cần thiết vì mục đích cung cấp ban đầu. Bên truyền tải dữ liệu cá nhân phải được thông báo về việc tiêu hủy của chúng cũng như lý do tiêu hủy. Sau khi thời hạn hiệu lực của Hiệp định này hết, các Bên phải ngay lập tức hủy bỏ tất cả dữ liệu đã nhận được.

4. Các cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo độ mật của những thông tin thu nhận được từ nhau, nếu những thông tin đó là nhạy cảm hoặc Bên truyền tải thông tin không đồng ý công khai. Áp dụng tương tự đối với các phương tiện kỹ thuật, thiết bị và vật tư.

Điều 13

Những nghĩa vụ quốc tế khác

Hiệp định này không ảnh hưởng tới các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các Bên xuất phát từ luật pháp quốc tế, bao gồm các công ước quốc tế mà các Bên là thành viên.

Điều 14

Các cơ quan có thẩm quyền và các cửa khẩu biên giới

1. Các cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm thi hành Hiệp định này là:

(1) Đối với Cộng hòa Lít-va:

Cục Di cư thuộc Bộ Nội vụ Cộng hòa Lít-va

Địa chỉ: Sapiegos str. 1, LT-10312 Vilnius

Điện thoại: +370 5 2717112, +370 5 2719490, +370 5 2717284

Fax: +370 5 2718210

E-mail: mdinfo@vnn.lt

(2) Đối với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

Địa chỉ: 44-46 Tran Phu str., Ba Dinh dist., Ha Noi

Điện thoại: +84-24-38260115;

Fax: +84-24-39387321, +84-24-38243287, +84-24-38243288;

E-mail: hh.xnc@immigration.gov.vn.

2. Vì mục đích của Hiệp định này, những cửa khẩu biên giới sau sẽ được sử dụng:

1) Tại Cộng hòa Lít-va:

- Sân bay quốc tế Vilnius,

- Sân bay quốc tế Kaunas,

- Sân bay quốc tế Palanga.

2) Tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

- Sân bay quốc tế Nội Bài,

- Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

3. Khi có sự đồng thuận của các cơ quan có thẩm quyền của các Bên, việc nhận trả lại cũng có thể được thực hiện ở các cửa khẩu khác.

4. Các Bên phải thông báo cho nhau qua kênh ngoại giao nếu có bất kì thay đổi nào về các cơ quan có thẩm quyền hoặc về tên gọi hoặc chức năng hoặc bất kì thay đổi hay bổ sung nào đối với danh sách các cửa khẩu không muộn hơn 3 (ba) ngày làm việc kể từ khi phát sinh sự thay đổi đó.

5. Để thi hành Hiệp định này, các cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng tất cả các phương tiện thông tin nếu cần thiết.

6. Để thi hành Hiệp định này, các nghị định thư về hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể của hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền của các Bên có thể được ký kết.

Điều 15

Sửa đổi và bổ sung Hiệp định

1. Các cơ quan có thẩm quyền của các Bên có thể, trên cơ sở đồng thuận, tổ chức cuộc họp giữa các nhóm chuyên gia nhằm thi hành Hiệp định này và/hoặc xem xét các đề xuất về sửa đổi và bổ sung Hiệp định.

2. Hiệp định này có thể được sửa đổi và bổ sung trên cơ sở đồng thuận của các Bên. Các sửa đổi và bổ sung đó sẽ tạo thành một phần không thể tách rời của Hiệp định này; văn bản sửa đổi, bổ sung sẽ được xây dựng với hình thức nghị định thư riêng và sẽ có hiệu lực theo thủ tục được quy định tại Điều 18(1) của Hiệp định này.

Điều 16

Giải quyết tranh chấp

Các tranh chấp và bất đồng nảy sinh liên quan đến giải thích và áp dụng các quy định của Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua đàm phán và tham vấn lẫn nhau bởi các cơ quan có thẩm quyền của các Bên.

Điều 17

Phụ lục

Các Phụ lục từ 1 đến 4 tạo thành một phần không thể tách rời của Hiệp định này.

Điều 18

Hiệu lực, thời hạn, đình chỉ và chấm dứt Hiệp định

1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vô hạn định và sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được qua đường ngoại giao văn bản thông báo cuối cùng mà các Bên đã thông báo cho nhau về việc hoàn tất thủ tục nội bộ cần thiết để Hiệp định có hiệu lực.

2. Sau khi Hiệp định này có hiệu lực, các cơ quan có thẩm quyền có thể trao đổi mẫu các giấy tờ nêu tại Hiệp định này.

3. Các quy định của Hiệp định này không áp dụng đối với những người nhập cảnh vào lãnh thổ của Bên yêu cầu trước ngày có hiệu lực của Hiệp định này.

4. Mỗi Bên có thể, bằng văn bản trao đổi thông qua kênh ngoại giao tới Bên còn lại, đình chỉ tạm thời hiệu lực của một phần hay toàn bộ Hiệp định này, ngoại trừ Điều 2, nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự công cộng, bảo vệ y tế công cộng hoặc các lợi ích quốc gia khác của nước mình cũng như các lợi ích của nhân dân các Bên. Hiệp định sẽ bị đình chỉ sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được thông báo đó. Các Bên cần thông báo cho nhau thông qua kênh ngoại giao về việc chấm dứt đình chỉ Hiệp định này. Việc đình chỉ Hiệp định sẽ được chấm dứt sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được thông báo đó.

5. Mỗi Bên có thể chấm dứt Hiệp định này bằng cách thông báo cho Bên kia bằng văn bản thông qua kênh ngoại giao. Hiệp định sẽ được coi là chấm dứt sau 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận được thông báo đó.

Làm tại Hà Nội vào ngày 23 tháng 01 năm 2019, thành hai bản gốc, bằng tiếng Việt, tiếng Lít-va và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau.

Nếu bất cứ bất đồng nào nảy sinh liên quan đến giải thích các quy định của Hiệp định, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM




PHẠM BÌNH MINH
PHÓ THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA LÍT-VA





EIMUTIS MISIUNAS
BỘ TRƯỞNG NỘI VỤ

 

Phụ lục 1

Danh sách chung về các giấy tờ xác nhận quốc tịch

(1) Đối vi Cộng hòa Lít-va:

- Hộ chiếu công dân Cộng hòa Lít-va;

- Hộ chiếu Cộng hòa Lít-va;

- Thẻ chứng minh nhân thân của Cộng hòa Lít-va;

- Hộ chiếu ngoại giao Cộng hòa Lít-va;

- Hộ chiếu công vụ Cộng hòa Lít-va;

- Hộ chiếu tạm thời Cộng hòa Lít-va.

(2) Đối vi Cộng hòa xã hội ch nghĩa Việt Nam:

- Giấy khai sinh (trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ);

- Hộ chiếu Việt Nam;

- Giấy chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân;

- Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;

- Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam;

- Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài;

- Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

 

Phụ lục 2

Danh sách chung về các giấy tờ tạo thành cơ sở suy đoán quốc tịch

- Bất kỳ bản chụp nào của các giấy tờ nêu tại Phụ lục 1 của Hiệp định;

- Giấy phép lái xe hoặc bản chụp;

- Giấy khai sinh hoặc bản chụp (chỉ đối với công dân Lít-va);

- Tuyên bố của các nhân chứng;

- Sổ hộ khẩu;

- Một trong các giấy tờ đã hết hạn nêu tại phụ lục 1;

- Bất kỳ giấy tờ nào khác mà có thể giúp xác định quốc tịch của người liên quan.

 

Phụ lục 3

[huy hiệu của………]

 

(tên cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu)

 

(ngày và địa điểm)

Gửi

 

 

 

 

(tên cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu)

 

 

 

ĐỀ NGHỊ NHẬN TRỞ LẠI

Theo Điều 5 của Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa Lít-va

Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về nhận trở lại công dân

A. Dữ liệu cá nhân

Ảnh

1. Tên đầy đủ (gạch dưới họ): _________________________________________________

__________________________________________________________________________

2. Họ trước đây: _____________________________________________________________

3. Ngày sinh và nơi sinh: ______________________________________________________

4. Địa chỉ nhà hoặc nơi thường trú: ______________________________________________

5. Quốc tịch và ngôn ngữ: _____________________________________________________

6. Thông tin hộ tịch: __________________________________________________________

□ Đã kết hôn □ Độc thân □ Đã ly hôn □ Góa

7. Giới tính và miêu tả thể chất (chiều cao, màu mắt, các dấu hiệu nhận biết v.v.): _________

8. Còn được gọi là (tên và họ trước đây, họ tên khác được sử dụng/được biết tới hoặc tên hiệu, bí danh): _______

Họ tên vợ/chồng (nếu đã lập gia đình): ___________________________________________

Họ tên và tuổi của con (nếu có): ________________________________________________

9. Địa chỉ cuối cùng tại Bên được yêu cầu: ________________________________________

B. Chi tiết cá nhân ca vợ/chồng (nếu phù hợp)

1. Tên đầy đủ (gạch dưới họ): _______________________________________________

2. Họ trước đây: __________________________________________________________

3. Ngày sinh và nơi sinh: ___________________________________________________

4. Giới tính và đặc điểm thể chất (chiều cao, màu mắt, các dấu hiệu nhận biết v.v.): _____

5. Còn được gọi là (tên và họ trước đây, họ tên khác được sử dụng/được biết tới hoặc tên hiệu, bí danh): ______

________________________________________________________________________

6. Quốc tịch và ngôn ngữ: ___________________________________________________

C. Chi tiết cá nhân của con (nếu phù hợp)

1. Tên đầy đủ (gạch dưới họ): ________________________________________________

________________________________________________________________________

2. Ngày sinh và nơi sinh: ____________________________________________________

3. Giới tính và đặc điểm thể chất (chiều cao, màu mắt, các dấu hiệu nhận biết v.v.): _____

4. Quốc tịch và ngôn ngữ: ___________________________________________________

D. Các hình thức chứng c kèm theo

 

 

 

(tên và số văn bản)

 

(ngày và nơi ban hành)

(tên cơ quan ban hành)

 

__

(ngày hết hạn)

E. Các tình huống đặc biệt liên quan đến người được chuyển giao

1. Tình trạng sức khỏe (ví dụ như nhu cầu chăm sóc y tế đặc biệt nếu cần; tên tiếng La-tinh của bệnh): _______

2. Cá nhân gây nguy hiểm (ví dụ như bị tình nghi vi phạm pháp luật; hành vi bạo lực): _______

3. Loại hình chuyển giao và cửa khẩu: ____________________________________________

F. Nhận xét

__________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________

 

 

Chữ ký của _________________________________

Đại diện của ________________________________

Bêu yêu cầu ________________________________

Chức danh, tên đầy đủ ________________________

 

Con dấu

Chữ ký

 

Phụ lục 4

Số hồ sơ: …

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BẢN TỰ KHAI

(Dùng cho công dân Việt Nam không được Lít-va cho cư trú)

Ảnh

(Cỡ 4 x 6cm mặt nhìn thẳng, đầu để trần)

1. Họ tên khai sinh (viết chữ in hoa): ________________________________________

- Các tên khác (nếu có): __________________________________________________

2. Sinh ngày _____  tháng ____  năm ______ Giới tính: Nam □, Nữ □

- Nơi sinh: _____________________________________________________________

- Quê quán: ____________________________________________________________

3. Dân tộc: ___________________________ Tôn giáo: __________________________

4. Trình độ văn hóa: ______________________________________________________

5. Quốc tịch gốc: ____________________ Quốc tịch hiện nay: _____________________

6. Trước khi rời Việt Nam:

- Thường trú ở đâu (số nhà, đường phố, phường, quận, huyện, thành phố hoặc thôn, xã, huyện, tỉnh): _____

- Làm nghề gì, tại đâu: ____________________________________________________

7. Rời Việt Nam ngày ______ tháng _____ năm ______

- Bằng những phương tiện gì: _______________________________________________

________________________________________________________________________

- Bằng loại giấy tờ gì của Việt Nam (hộ chiếu hoặc giấy thông hành) số: _______________

cấp ngày _____ tháng _____ năm _____ cơ quan cấp: __________________________________

8. Trước khi đến Lít-va đã ở những nước nào, làm gì (ghi rõ từng thời gian): ______

9. Đến ______ ngày ______ tháng ______ năm ______

- Lý do, mục đích: __________________________________________________________

- Bằng phương tiện: ________________________________________________________

- Có giấy tờ gì (hộ chiếu hoặc giấy thông hành) số: ngày _____ tháng _____ năm _____ cơ quan cấp ______________________________________________________________

- Từ đó đến nay làm gì, ở đâu (ghi rõ từng thời gian): ______________________________

- Địa chỉ hiện nay: __________________________________________________________

10. Thân nhân ruột thịt ở Việt Nam (cha, mẹ, vợ, chồng, con): _______________________

Số TT

Họ và tên

Ngày sinh

Quan hệ

Địa chỉ thường trú ở Việt Nam

 

 

 

 

 

11. Thân nhân ruột thịt ở nước ngoài (cha, mẹ, vợ, chng, con):

Số TT

Họ và tên

Ngày sinh

Quan hệ

Địa chỉ thường trú ở nước ngoài

 

 

 

 

 

12. Khi về Việt Nam cư trú với ai (ghi rõ họ tên, quan hệ với bản thân, địa chỉ thường trú): ___

___________________________________________________________________________

13. Thân nhân ruột thịt cùng về Việt Nam (cha, mẹ, vợ, chồng, con):

Số TT

Họ và tên

Ngày sinh

Quan hệ

Địa chỉ xin thường trú khi về Việt Nam

 

 

 

 

 

14. Những điều muốn khai thêm: ____________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

Tôi cam đoan những điều khai trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước Việt Nam./.

 

 

Khai tại _____ ngày ____ tháng ____ năm ____
Người khai
(ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

- Mỗi người khai 02 bản, kèm theo 04 ảnh;

-Trẻ em dưới 16 tuổi được khai chung vào bản khai của cha mẹ, kèm theo 04 ảnh (cỡ 4x6 cm).

 

AGREEMENT

BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE GOVERNMENT OF THE REPUBLIC OF LITHUANIA ON THE READMISSION OF CITIZENS

The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Republic of Lithuania (hereinafter referred to as the “Parties”),

determined to strengthen their co-operation in order to combat irregular migration more effectively;

concerned about the increased activity of organized criminal groups involved in irregular migration;

seeking to establish, by means of this Agreement, rapid and efficient identification and readmission procedures for the persons who do not or no longer satisfy the conditions of entry, stay or residence in the territory of the States of the Parties, and to facilitate the transfer of such persons in the spirit of cooperation;

emphasising that this Agreement shall be without prejudice to the rights, obligations and responsibilities of the Parties arising from international law;

have agreed as follows:

Article 1

Definitions

For the purpose of this Agreement:

“Returnee” shall mean a person who has been found illegally entering, being present in or residing unlawfully in the territory of the State of the Requesting Party, in accordance with the provisions of this Agreement.

“Readmission shall mean transferring and admitting of persons who have been found illegally entering, being present in or residing unlawfully in the territory of the State of the Requesting Party, in accordance with the provisions of this Agreement.

“Requesting Party” shall mean the Party submitting a readmission dossier pursuant to the provisions of this Agreement.

“Requested Party” shall mean the party to which a readmission dossier is addressed pursuant to the provisions of this Agreement.

“Competent authority” shall mean the authority of either Party entrusted with the implementation of this Agreement.

Article 2

Conditions for Readmission

1. At the request of one Party, the other Party shall, on a case by case basis, readmit a person who does not satisfy or no longer satisfies the conditions of entry, stay or residence in the territory of the former State of the Party, if that person:

(1) is a citizen of the State of the Requested Party and is not a citizen of the State of the Requesting Party or any other country;

(2) had, at any time, a permanent residence in the territory of the State of the Requested Party and has no current residence is any other third country;

(3) has been served with a legal notice of removal from the territory of the State of the Requesting Party.

2. For those persons subject to this Agreement, but who came to the territory of the State of either Party from a third country and proved permanent residence there before coming to the territory of the State of the Requesting Party, the Requesting Party shall take into account the wish of these persons to be returned to a country where they want to be returned.

3. The Requested Party shall also readmit minor unmarried children bearing only the nationality of that State of the Party and being accompanied by their parents, provided that the parents readmitted according to this Agreement, unless they have an independent right of stay or residence in the territory of the State of the Requesting Party.

Article 3

Rights of the returnees

1. The transfer and admission of returnees shall be arranged in conformity with the provisions of this Agreement, national legislation of the States of the Parties, international law and the principles of order, safety and respect for human dignity, taking into account humanitarian aspects and family unity of the returnees.

2. The Parties shall allow the returnees a reasonable period of time to settle their personal matters, including matters related to their properties.

3. The returnees are allowed to take or transfer to the territory of the State of the Requested Party any property, including any means of payment, legally acquired during the stay in the territory of the State of the Requesting Party, except for the commodities and vehicles prohibited for importation into the State of the Requested Party according to its laws.

Article 4

Readmission in Error

The Requesting Party shall take back any person readmitted by the Requested Party, if within 3 (three) months from the transfer to its territory of the person concerned, it is proved that the requirements stipulated in Article 2 of this Agreement have not been met, or if it becomes evident that the conditions required under this Agreement for the readmission of such person have not been satisfied. In such cases, the provisions of this Agreement regulating readmission procedures shall apply, and the Requested Party shall send, together with the returnee, all available information concerning the identity and citizenship of that person to the Requesting Party.

Articles 5

Readmission dossier

1. In accordance with this Agreement, any readmission of the person shall require the submission of a written readmission request by the competent authority of the Requesting Party (a scanned version of the dossier shall be sent by e-mail) to the competent authority of the Requested Party. The competent authority of the Requested Party shall confirm by sending an e-mail the receiving of the readmission dossier.

2. The readmission dossier shall contain the following documents and information:

(1) A readmission request;

- For readmission of Vietnamese citizens, such request shall include all available details of the returnee (e.g. name and surname, date and place of birth, sex, the last place of residence in the territory of the State of the Requested Party, 40x60mm colour photograph) and attached with a Self declaration of the relating person (provided in Annex 4 to this Agreement).

- For readmission of Lithuanian citizens, such request is to be made in the form of the Readmission Application provided in Annex 3 to this Agreement and all available details of the returnee (e.g. name and surname, date and place of birth, sex, the last place of residence in the territory of the State of the Requested Party, 40x60mm colour photograph).

(2) Evidence confirming or suggesting citizenship stipulated in Article 6 of this Agreement.

(3) Legal notice of removal from the territory of the State of the Requesting Party.

3. In cases where it is necessary, the readmission dossier shall also contain the following information:

(1) a statement certifying that the returnee may need medical help or special care, provided that the returnee has given consent to such a statement;

(2) information on any other protection or security measure, which may be necessary in the case of transfer.

4. The readmission dossier stipulated in this Article shall be translated into English or the official language of the State of the Requested Party. The translation of a readmission dossier shall be exempted from consular legalization and certification.

Article 6

Evidence Confirming or Suggesting Citizenship

1. Citizenship of the returnee may be:

(1) ascertained by any of the documents stipulated in Annex 1 to this Agreement. If such documents are presented to and recognized by the Requested Party, the Requested Party shall recognise the citizenship without further investigation;

(2) presumed on the basis of any of the documents stipulated in Annex 2 to this Agreement, even if its period of validity has expired.

2. Citizenship cannot be determined on the basis of non-authentic documents.

Article 7

Interview

1. If the competent authority of the Requesting Party cannot present any of the documents stipulated in Article 6 of this Agreement, or if the Requested Party fails to determine whether the relevant persons can be readmitted after reviewing the readmission dossier and relating documents within the time limit stipulated in Article 8(2) of this Agreement, both Parties shall arrange an interview with the returnee.

2. Upon the written request of the Requesting Party, the interview shall be arranged by competent authorities of the Parties stipulated in Article 14 of this Agreement Each Party shall facilitate the arrival of representatives of the competent authorities of the other Party to conduct the interview.

In cases where competent authorities of Lithuania are unable to conduct the interview, the interview may be held by the officials of a diplomatic mission of a consular post of the Republic of Lithuania in the Socialist Republic of Viet Nam, or with concurrent accreditation in the Socialist Republic of Viet Nam.

3. In accordance with paragraph 1 of this Article, if the competent authority of the Requesting Party sends a request for interview, the competent authority of the Requested Party shall be allowed a period of time no longer than 30 (thirty) days for conducting the interview.

4. The competent authority of the Requested Party, as early as possible, but no later than within 10 (ten) days after the date of the concluded interview, shall send a written notification about the results of the interview to the competent authority of the Requesting Party.

Articles 8

Time Limits

1. A readmission dossier may be sent to the competent authority of the Requested Party anytime when a person has been found illegally entering, being present in or residing unlawfully in the territory of the State of the Requesting Party and has been served a legal notice on his removal from the territory of the State of the Requesting Party.

2. A written reply regarding the readmission dossier shall be sent (a scanned version shall be sent by e-mail) to the competent authority of the Requesting Party within 45 (forty five) days from the date of confirming by the Requested Party on the receipt of the readmission dossier. In case of any obstacle preventing the timely reply to the readmission dossier, the time limit for the reply shall, at the reasoned request by the competent authority of the Requested Party, be extended up to 30 (thirty) days.

3. In the event of the refusal of the readmission request, the refusal reasons shall be given to the competent authority of the Requesting Party in writing.

4. When the competent authority of the Requesting Party has been given a positive reply to the readmission request, the returnee shall, as soon as possible, be transferred in accordance with the procedure stipulated in Article 10 of this Agreement.

Article 9

Issuance of travel documents

If the returnee does not hold a valid passport of the Requested Party, the Requested Party shall, no later than 15 (fifteen) days alter giving its consent to readmit a person according to Article 8(2) of this Agreement, irrespective of the will of the returnee, issue a travel document required for the readmission with a period of validity of no less than 60 (sixty) days. The travel document shall be issued by the competed authority or a diplomatic mission or consular post of the Requested Party free of charge. If, for legal or factual reasons, the returnee cannot be transferred within the period of validity of the travel document, the Requested Party shall, in accordance with the procedure set out in this paragraph, issue a new travel document with a period of validity of the same duration as the travel document that was initially issued to the returnee.

Article 10

Transfer Procedures

1. Before transferring a returnee, the competent authorities of both Parties shall agree, in advance and in writing (a scanned version shall be sent by email), on the transfer date, border crossing point, conditions of escort (if any) and other transfer-related information.

Should the returnee be accompanied by escorting officers, all personal details necessary for issuing visas of such officers will be made known to the other Party at least 7 (seven) working days ahead of the travel. Visas for such officers will be issued gratis without delay.

2. A notification of the date and venue for the transfer of the returnee shall be made in writing (a scanned version may be sent by e-mail) and sent to the competent authority of the Requested Party no later than 7 (seven) working days before the date of the transfer of the returnee. If, for legal or practical reasons, the transfer of the returnee is not possible on the scheduled date, the competent authority of the Requesting Party shall, without delay, notify the competent authority of the Requested Party in writing of the obstacle and the proposed venue, time and date for the transfer, escort details and other information relevant to the transfer of the returnee.

3. Air transport shall be preferable in transferring the returnee.

Article 11

Costs

The Requesting Party shall cover all costs related to readmission under this Agreement in Euros prior to the conducting of such activities, which consist of:

- verifying fee;

- transportation of the returnee from the territory of the State of the Requesting Party to border crossing points of the territory of the State of the Requested Party;

- expenses related to arranging interview under Article 7 of this Agreement, including round trip travel, accommodation, insurance, local transportation and other related expenses for the representatives of the competent authority of the Requested Party;

- as well as the transport and other costs of the Requested Party relating to the transfer of persons in accordance with Article 4 of this Agreement.

Article 12

Data Protection

1. The transfer of personal data shall only take place if such transfer is necessary for the implementation of this Agreement by the competent authorities of the Parties. When transferring, using or otherwise processing personal data, the competent authorities of the Parties in each particular case shall cany out in accordance with its State’s national laws and legislation and international obligations, the provisions of this Agreement and the following principles:

(1) personal data must be processed fairly and lawfully;

(2) personal data must be collected for the specified, explicit and legitimate purpose related to the implementation of this Agreement and may not be further processed by either collecting authorities or receiving authorities of the Parties in a way incompatible with the above-mentioned purpose;

(3) personal data must only serve the purpose for which they are collected and/or further processed. The transferred personal data have to relate primarily to the following:

(a) the details of the returnee (e.g. name and surname, previous names, other names used/by which known or aliases, sex, civil status, date and place of birth, current and previous citizenship);

(b) identity documents, driving licence or travel documents (number, period of validity, date of issue, issuing authority, place of issue);

(c) stop-overs and itineraries;

(d) other necessary information to identify the returnee or to examine whether conditions for the readmission are met under this Agreement;

(4) personal data must be accurate and, where necessary, kept up to date;

(5) personal data must be kept in a form, which permits identification of the returnee end for no longer than is necessary for their collection and further processing;

(6) both the transferring and the receiving authorities of the Parties shall take every reasonable step to ensure the rectification, destruction or blocking of personal data when the processing does not comply with the provisions of this Article, particularly when the data are not compatible with the purpose of their collection and/or further processing. The competent authorities shall notify each other of any rectification, destruction or blocking of the data;

(7) the competent authority receiving the data shall, upon request, notify the transferring authority of the use of the transferred data and the results obtained therefrom;

(8) personal data may only be transferred to the competent authorities. Further transfer to other bodies requires prior consent of the transferring authority;

(9) the transferring and the receiving authorities must make a written record of the transfer and the receipt of personal data.

2. Upon request of the returnee, he shall be given information as to what personal data relating to him are available, and for what purpose they are used or intended to be used. The right of the returnee to receive such information is governed by national legislation of the State of the Party from whose territory the request comes. The request to provide such information may be refused, if such a refusal is necessary for the purpose of implementing this Agreement and ensuring the state security, public order, preventing crimes and protecting personal and third-party rights and freedoms. When it becomes evident that erroneous personal data or data for which transferring is not permitted have been transmitted, the receiving authority shall be immediately notified and shall, without delay, rectify or destroy them.

3. When transferring personal data, the Parties shall indicate the data retention deadlines as foreseen in their respective national legislation after which the date must be destroyed. Regardless of the retention deadlines, the personal date transferred shall be immediately destroyed as soon as it is determined that they are no longer necessary for the purpose for which they were supplied. The Party that transferred the personal data must be notified of their destruction as well as the reasons for such destruction. After expiration of the period of validity of this Agreement, the Parties shall immediately destroy all of the data received.

4. The competent authorities shall ensure the confidentiality of the information obtained from each other, if the information is sensitive or the Party transferring the information is unwilling to make it public. This shall similarly apply to technical means, equipment and materials.

Article 13

Other International Obligations

This Agreement shall be without prejudice to the rights, obligations and responsibilities of the Parties arising from international law, including from international conventions to which they are members.

Article 14

Competent Authorities and Border Crossing Points

1. The competent authorities having responsibility to implement this Agreement shall be:

(1) For the Republic of Lithuania:

Migration Department under the Ministry of the Interior of the Republic of Lithuania.

Address: Sapiegos str. 1, LT-10312 Vilnius

Tel: +370 5 2717112, +370 5 2719490, +370 5 2717284

Fax: +370 5 2718210

E-mail: mdinfo@vnn.lt

(2) For the Socialist Republic of Vietnam:

Immigration Department, Ministry of Public Security.

Address: 44-46 Tran Phu str., Ba Dinh dist, Ha Noi

Tel: +84-24-38260115;

Fax: +84-24-39387321; +84-24-38243287; +84-24-38243288;

E-mail: hh.xnc@immigration.gov.vn

2. For the purposes of this Agreement the following border crossing points shall be used:

1) In the Republic of Lithuania:

- Vilnius International Airport,

- Kaunas International Airport,

- Palanga International Airport.

2) In the Socialist Republic of Vietnam:

- Noi Bai Intemational Airport,

- Tan Son Nhat International Airport.

3. Upon mutual agreement of the competent authorities of the Parties, the readmission can also be carried out through other border crossing points.

4. The Parties shall inform each other, through diplomatic channels, of any change of their competent authorities or their names or functions, of any change or supplement to the list of the bolder crossing points no later than within 3 (three) working days from the emergence of such change.

5. To implement this Agreement, the competent authorities may use all the possible means of communication, as necessary.

6. To implement this Agreement, implementing protocols on co-operation in specific areas of activity of the competent authorities of the Parties may be signed.

Article 15

Amendments and Supplements to the Agreement

1. Competent authorities of the Parties may, by mutual consent, hold joint meetings of expert groups for the implementation of this Agreement and/or consideration of proposals regarding its amendments and supplements.

2. This Agreement may be amended and supplemented by mutual agreement of the Parties. Such amendments and supplements shall form an integral part of this Agreement; they shall be drawn up as separate protocols and shall enter into force in accordance with the procedure stipulated in Article 18(1) of this Agreement.

Article 16

Resolution of Disputes

Disputes and disagreements that may arise in relation to the interpretation or application of the provisions of this Agreement shall be resolved by negotiations and mutual consultations between the competent authorities of the Parties.

Article 17

Annexes

Annexes 1 to 4 shall form an integral part of this Agreement.

Article 18

Entry into Force, Duration, Suspension and Termination

1. This Agreement shall be concluded for an indefinite period of time and shall enter into force 30 (thirty) days after the date of the receipt, through diplomatic channels, of the last written notification whereby the Parties have notified each other of the fulfilment of internal necessary procedures for its entry into force.

2. After the entry into force of this Agreement, the competent authorities may exchange the specimens of the documents specified in the Agreement.

3. The provisions of this Agreement shall not apply to persons entering the territory of the State of the Requesting Party before the date of entry into force of this Agreement.

4. Each Party may, by written communication through diplomatic channels addressed to the other Party, in whole or in part, temporarily suspend the validity of this Agreement, except Article 2, in order to ensure national security, public order, protection of public health or other national interests of their States as well as the interests of the people of the States of the Parties. The Agreement shall be suspended 30 (thirty) days after the date of the receipt of such notification. The Parties shall notify each other, through diplomatic channels, of the termination of suspension of this Agreement. The suspension of the Agreement shall be terminated 30 (thirty) days after the date of the receipt of such notification.

5. Each Party may terminate this Agreement by notifying the other Party in writing and through diplomatic channels. The Agreement shall be deemed terminated 60 (sixty) days after the date of the receipt of such notification.

Done in Ha Noi on 23/01/2019, in two originals, in the Vietnamese, Lithuanian and English languages, each text being equally authentic.

If any disagreement arises concerning the interpretation of the provisions of this Agreement, the English text shall prevail.

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT OF
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM




PHAM BINH MINH
VICE PRIME MINISTER, MINISTER OF
FOREIGN AFFAIRS

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT OF
THE REPUBLIC OF LITHUANIA




EIMUTIS MISIUNAS
MINISTER OF INTERIOR

 

Annex 1

Common List of Documents Confirming Citizenship

(1) For the Republic of Lithuania:

- passport of the citizen of the Republic of Lithuania;

- passport of the Republic of Lithuania;

- personal identity card of the Republic of Lithuania;

- diplomatic passport of the Republic of Lithuania;

- service passport of the Republic of Lithuania;

- temporary passport of the Republic of Lithuania.

(2) For the Socialist Republic of Vietnam:

- Birth certificate (in case the birth certificate does not clearly state the Vietnamese nationality of the holder, papers proving his/her parents' Vietnamese nationality are required);

- Vietnamese passport;

- Personal identity card/Citizen Identification;

- Decision permitting the naturalization in Vietnamese nationality;

- Decision permitting the restoration of Vietnamese nationality;

- Decision recognizing the adoption of a foreign child;

- Decision permitting a foreigner to adopt a Vietnamese child.

 

Annex 2

Common List of Documents Constituting Grounds for Presumption of Citizenship

- Any copies of documents listed in Annex 1 of the Agreement;

- Driving licenses or copies thereof;

- Birth certificates or copies thereof (only for Lithuanian citizens);

- Statements by witnesses;

- Household registration;

- Any expired document listed at Annex 1 to this Agreement;

- Any other documents which may help to establish the citizenship of the person concerned.

 

Annex 3

[coat of arms of …….]

(name of the competent authority)

 

(date and place

of the Requesting Party)

 

 

To:

 

 

 

 

(name of the competent authority of

 

 

 

the Requested Party)

 

 

 

READMISSION APPLICATION

Pursuant to Article 5 of the Agreement between the Government of the
Republic of Lithuania

and the Government of the Socialist Republic of Viet Nam

on the Readmission of Citizens



A. Personal details

Photograph

1. Full name (please underline surname): _______________________________

2. Previous surnames: __________________________________________________

3. Date and place of birth: ________________________________________________

4. Home address or place of permanent residence:

______________________________________________________________________

5. Citizenship and language:

______________________________________________________________________

6. Civil status: ____________________________________

□ married □ single □ divorced □ widowed

7. Sex and physical description (height, colour of eyes, distinguishing marks, etc.):

_____________________________________________________________________

8. Also known as (previous names and surnames, other names and surnames used/by which known or aliases):

______________________________________________________________________

Name and surname of spouse (if married:

_______________________________________________________________________

Name, surnames and age of children (if any):

_______________________________________________________________________

9. Last address in the Requested Party:

_______________________________________________________________________

B. PERSONAL DETAILS OF SPOUSE (IF APPROPRIATE)

1. Full name (please underline surname):

___________________________________________________________________

___________________________________________________________________

2. Previous surnames: _________________________________________________

3. Date and place of birth: _______________________________________________

4. Sex and physical description (height, colour of eyes, distinguishing marks, etc.):

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

5. Also known as (previous names and surnames, other names and surnames used/by which known or aliases):

____________________________________________________________________

6. Citizenship and language: _____________________________________________

C. PERSONAL DETAILS OF CHILDREN (IF APPROPRIATE)

1. Full name (please underline surname): _____________________________

_______________________________________________________________

2. Date and place of birth: __________________________________________

3. Sex and physical description (height, colour of eyes, distinguishing marks, etc.):

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

4. Citizenship and language:

_____________________________________________________

D. MEANS OF EVIDENCE ATTACHED

 

 

 

(document name and number)

 

(date and place of issue)

(name of issuing authority)

 

(expiry date)

E. SPECIAL CIRCUMTANCES RELATING TO THE TRANSFEREE

1. State of health (e.g. possible reference to special medical care; Latin name of possible disease):

________________________________________________________________________

2. Indication of particularly dangerous person (e.g. suspected of legal offence; aggressive behaviour):

________________________________________________________________________

3. Type of transfer and state border crossing point:

________________________________________________________________________

F. OBSERVATIONS

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

 

Signature of

Representative of

the Requesting Party

 

Job title, full name

Seal/Stamp

Signature

 

 

 

 

 

Annex 4

Case number: …

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

 

SELF DECLARATION

(For Vietnamese citizens not allowed by Lithuania to reside)

Photograph

(Sized 4x6cm, straight view, bareheaded)

1. Birth name (in capital letters): ……………………………………………………

- Other names (if any): ………………………………………………………………

2. Date of birth:……..(date)………(month)………..(year) Sex: Male □, Female □

- Place of birth: ………………………………………………………………………

- Homeland: …………………………………………………………………………

3- Ethnicity: ………………………………… Religion: ……………………………

4- Education level: …………………………………………………………………

5- Original nationality: ………………………………Current nationality:..........

6- Before leaving Vietnam:

- Resided at (address number, name of street, ward, district, city or village, commune, district, province): …………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

- Which job taken and where: …………………………………………………..

7. Left Vietnam on…… (date)…….(month)……..(year)

- By which form(s) of transportation: …………………………………………..

- By which Vietnamese document (passport or travel document) No: …………..

Issued on..... (date)........(month)……..(year) Issuing authority: ………………..

8. Before coming to Lithuania have resided in which country(ies), for what purpose (please indicate each period of time): …………………………………………………..

…………………………………………………………………………………….

9. Entered……….(place)……..(date)……..(month)……….(year)

- Purpose: ……………………………………………………………………….

- By which form(s) of transportation: …………………………………………

- Holding what document (passport or travel document) numbered: ……..

Issued on…..(date)……(month)………(year) Issuing authority: ………….

- Since then have taken what job(s) and where (please indicate each period of time): …….

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

- Current address: …………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………

10. Relatives in Vietnam (father, mother, spouse, children):

Numerical order

Full name

Date of birth

Relationship

Permanent residence in Vietnam

 

 

 

 

 

11. Relatives overseas (father, mother, spouse, children):

Numerical order

Full name

Date of birth

Relationship

Permanent residence in Vietnam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12. After returning to Vietnam planning to reside with (indicate full name, relationship, permanent residence): …………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

13. Relatives returning together to Vietnam (father, mother, spouse, children):

Numerical order

Full name

Date of birth

Relationship

Address wishing to reside at after returning to Vietnam

 

 

 

 

 

14. Other details to declare:

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

I am affirming that above declared information are true and shall take full responsibility according to the legislations of the State of Vietnam./.

 

Taken at………………….(place)……(date)......(month)…………(year).
Declarant
(signature and full name)

Note:

- Each person is to fill 02 copies with 04 photographs;

- Information of children of below 16 years of age can be filled together with their parents’, enclosing with 04 photographs (sized 4x6cm).

 


FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN