BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 541/TB-BGTVT | Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2022 |
Ngày 15 tháng 12 năm 2022, tại Bộ Giao thông vận tải, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường đã tổ chức Hội nghị cấp Bộ thảo luận, xem xét, thống nhất nội dung 08 dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia:
- Phương tiện giao thông đường sắt - Hệ thống cửa thân xe, mã số TC2205.
- Phương tiện giao thông đường sắt - Hệ thống cảnh báo hành khách - Các yêu cầu của hệ thống, mã số TC2206.
- Phương tiện giao thông đường sắt - Phương pháp thử nghiệm phối hợp cho các hệ thống kéo, mã số TC2207.
- Phương tiện giao thông đường sắt - Hệ thống hãm của tàu tốc độ cao - Phần 1: Yêu cầu và định nghĩa, mã số TC2210.
- Phương tiện giao thông đường sắt - Hệ thống hãm của tàu tốc độ cao - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm, mã số TC2211.
- Phương tiện giao thông đường sắt - Hệ thống hãm - Đĩa hãm trên phương tiện giao thông đường sắt (3 phần), mã số TC2212.
- Phương tiện giao thông đường sắt - Hệ thống hãm - Thiết bị thay đổi rỗng - tải, mã số TC2213.
- Phương tiện giao thông đường sắt - Phương pháp đo và sai số kích thước toa xe hàng (6 phần), mã số TC2214.
Các dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia nêu trên đã được gửi lấy ý kiến tham gia góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan và đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý.
Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo và Chuyên viên đại diện các Cơ quan, Đơn vị: Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Ban Quản lý dự án đường sắt - Bộ GTVT, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội; các đơn vị tham gia họp trực tuyến: Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh (Các đơn vị khác được mời theo Giấy mời 1654/GM-BGTVT ngày 14/12/2022, không tham dự).
Tại Hội nghị, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam đã báo cáo nội dung của dự thảo các tiêu chuẩn, báo cáo tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị; đại diện các Cơ quan, Đơn vị dự họp đã tham gia thảo luận, góp ý kiến với dự thảo các tiêu chuẩn này. Sau đây là tổng hợp các ý kiến đã được thống nhất đối với các dự thảo tiêu chuẩn:
1. Ý kiến chung đối với các dự thảo TCVN:
- Rà soát, thống nhất các thuật ngữ trong toàn bộ các tiêu chuẩn.
- Tài liệu viện dẫn: Đề nghị rà soát lại các tài liệu viện dẫn cho phù hợp, chính xác. Các TCVN đưa lên trước các Tiêu chuẩn quốc tế.
- Đề nghị viết hoa chữ cái đầu khi viện dẫn các Bảng, Hình, Điều, Phụ lục trong toàn bộ các tiêu chuẩn.
- Thống nhất ghi ký hiệu đơn vị khi đi kèm theo trị số theo quy định.
- Chỉnh sửa lại một số câu, lỗi chính tả, dịch thuật, chấm câu, font chữ... và trình bày đúng theo mẫu trình bày Tiêu chuẩn quốc gia trước khi trình thẩm định, công bố.
- Hiệu chỉnh lại một số hình vẽ, công thức, ký hiệu bị mờ.
- Nội dung Thuyết minh và Báo cáo xây dựng tiêu chuẩn cần rà soát, cập nhật, bổ sung đầy đủ chi tiết, đảm bảo chặt chẽ, tường minh.
- Rà soát lại nội dung các Tiêu chuẩn gốc và các ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị đã góp ý sửa đổi, bổ sung cho dự thảo TCVN, để cập nhật, hoàn thiện bản tiếp thu ý kiến góp ý và xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn phù hợp, đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn. Lưu ý các yêu cầu về điều kiện môi trường cho phù hợp với điều kiện môi trường của Việt Nam.
- Rà soát lại Phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn cho phù hợp.
- Rà soát, làm rõ thêm các quy định về điều kiện môi trường, đảm bảo phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
- Xem xét, cân nhắc khả năng áp dụng của tiêu chuẩn với các loại khổ đường sắt khác nhau tại Việt Nam.
- Rà soát, biên tập lại tên và nội dung của mục 4.1.5 trong dự thảo.
- Bổ sung trong thuyết minh, báo cáo xây dựng về việc thay đổi một số thông số theo ý kiến của Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh: lực giữ hành khách, chiều cao tối thiểu.
- Rà soát, thống nhất lại các đơn vị đo lường theo quy định.
- Thống nhất tên tiêu chuẩn là “Phương tiện giao thông đường sắt - Hệ thống cảnh báo hành khách - Các yêu cầu của hệ thống”.
- Thống nhất thuật ngữ trong toàn bộ tiêu chuẩn là “Hệ thống cảnh báo hành khách”.
- Thống nhất sử dụng 02 ngôn ngữ cho các chỉ dẫn là tiếng Việt và tiếng Anh tại Phụ lục G.
- Rà soát, xem xét các yêu cầu về màu sắc, font chữ về biển chỉ dẫn với một số tiêu chuẩn liên quan.
- Hiệu chỉnh lại một số hình vẽ mờ.
- Xem xét, thống nhất sử dụng thuật ngữ “hệ thống kéo” hay “hệ thống điện sức kéo”.
- Mục 6.3.2: xem xét, rà soát lại thuật ngữ “vận tốc” hay “vận tốc góc”.
- Rà soát, xem xét các nội dung về kỹ thuật so với tiêu chuẩn gốc, đảm bảo tính khả thi phù hợp.
- Xem xét, thống nhất sử dụng các thuật ngữ: đơn nguyên, đa nguyên với các tiêu chuẩn khác.
- Xem xét việc quy định các yêu cầu của TSI trong dự thảo TCVN.
- Rà soát lại cụm từ “thiết bị chống ngủ gật” hay :thiết bị cảnh báo lái tàu” tại mục 3.7.
- Rà soát các điều kiện môi trường tại EN 50125-1, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
- Xem xét, thống nhất việc sử dụng các thuật ngữ: tốc độ cao, cao tốc phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay.
- Xem xét, thống nhất sử dụng các thuật ngữ: đơn nguyên, đa nguyên với các tiêu chuẩn khác.
- Rà soát các tiêu chuẩn đã được chuyển đổi thành TCVN: EN 50128.
- Rà soát các điều kiện môi trường tại EN 50125-1, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện tại Việt Nam
- Rà soát nội dung dự thảo tiêu chuẩn trên cơ sở tiêu chuẩn gốc tham khảo.
- Rà soát các đơn vị, đảm bảo phù hợp với các quy định tại Việt Nam.
- Rà soát các lỗi chính tả, dịch thuật, biên tập theo các ý kiến góp ý.
- Thống nhất tên tiêu chuẩn là: “Phương tiện giao thông đường sắt - Hệ thống hãm - Thiết bị chuyển đổi rỗng - tải”
- Rà soát lại nội dung Điều 1. Phạm vi áp dụng.
- Rà soát, xem lại một số thuật ngữ trong dự thảo: “khớp nối khí nén”, “van đo khối lượng”;
- 3.5: Rà soát lại nội dung theo Tiêu chuẩn gốc.
- Rà soát, hiệu chỉnh quy định về độ ẩm cho phù hợp với điều kiện tại Việt Nam trong mục 4.4.4
- Bổ sung thuyết minh, báo cáo xây dựng về các sai khác so với tiêu chuẩn gốc xây dựng.
- Tên Phần 2: “Toa xe hàng có giá chuyển hướng”.
- Tên Phần 2: “Toa xe hàng đa nguyên và ghép giá chuyển hướng”.
- Nghiên cứu các quy định liên quan và thực tế về cách quy ước đánh số đầu phương tiện, từ đó rà soát các phép đo tại các phần liên quan đến cách đánh số đầu phương tiện.
- Xem xét, hiệu chỉnh dải nhiệt độ khi thực hiện các phép đo, đảm bảo phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
- Rà soát các thuật ngữ, các đơn vị, ký hiệu trong các phương pháp đo tại các phần trong bộ tiêu chuẩn.
- Bổ sung thuyết minh, báo cáo xây dựng về các điều chỉnh/thay đổi so với tiêu chuẩn gốc là căn cứ xây dựng Tiêu chuẩn này.
Đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ đạo Ban soạn thảo rà soát lại toàn bộ nội dung dự thảo các TCVN, các tài liệu, tiêu chuẩn tham khảo là cơ sở xây dựng TCVN, làm rõ căn cứ, cơ sở xây dựng tiêu chuẩn, cơ sở lựa chọn các thông số, đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống tiêu chuẩn TCVN về Phương tiện đường sắt, xem xét tiếp thu các ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị để đảm bảo phù hợp, khả thi; hoàn thiện hồ sơ dự thảo các Tiêu chuẩn nêu trên theo quy định và trình Bộ trước 26/12/2022.
Ngoài các nội dung nêu trên, đề nghị các Cơ quan, Đơn vị nếu có ý kiến góp ý bổ sung, đề nghị gửi văn bản về Bộ GTVT (Vụ KHCN&MT) và đơn vị soạn thảo (Cục ĐKVN) trước ngày 23/12/2022 để hoàn thiện dự thảo các Tiêu chuẩn này.
Thừa lệnh Bộ trưởng, Vụ Khoa học - Công nghệ & Môi trường thông báo tới các cơ quan, đơn vị có liên quan để phối hợp thực hiện.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 4125/QĐ-BKHCN năm 2018 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Phương tiện giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2 Quyết định 2278/QĐ-BGTVT năm 2020 về tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện thủy chuyên dùng của các Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Công văn 1622/VPCP-NN năm 2022 về báo cáo rà soát việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành