BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5711/TB-BNN-VP | Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2015 |
Ngày 27 tháng 6 năm 2015, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Cao Đức Phát - Trưởng Ban điều hành Chương trình Công nghệ sinh học nông nghiệp - thủy sản đã chủ trì Hội nghị "Phát triển nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp". Tham gia hội nghị có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, Ban, Ngành trung ương và địa phương; thành viên Ban điều hành Chương trình Công nghệ sinh học nông nghiệp, thủy sản; các viện nghiên cứu, các trường đại học và một số doanh nghiệp.
Sau khi nghe báo cáo tình hình thực hiện Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp, thủy sản giai đoạn 2006-2015; các báo cáo tham luận và thảo luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát kết luận như sau:
1. Giai đoạn 2006-2015, các đơn vị khoa học công nghệ đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình và đạt được những kết quả cụ thể: đã đào tạo được số lượng khá lớn cán bộ chuyên sâu về công nghệ sinh học; năng lực của nhiều tổ chức được cải thiện; nhiều đề tài nghiên cứu được thực hiện; một số kết quả đã được ứng dụng vào sản xuất; nhận thức của xã hội và hành lang pháp lý để sử dụng cây trồng biến đổi gen, sản phẩm của cây trồng biến đổi gen đã được thiết lập; các cơ sở sản xuất quy mô công nghiệp có ứng dụng công nghệ sinh học bước đầu phát triển; hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học được đẩy mạnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình triển khai vẫn còn dàn trải trên nhiều đối tượng, chưa tập trung nguồn lực vào giải quyết những vấn đề cấp bách trên một số đối tượng cây trồng hay giống thủy sản chủ lực phải có công nghệ cao, công nghệ sinh học mới có thể giải quyết được. Tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất chưa nhiều, chưa hình thành được ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học.
2. Trong giai đoạn tới, để triển khai đảm bảo đáp ứng mục tiêu và hiệu quả của Chương trình, yêu cầu các đơn vị tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu, đề xuất đẩy mạnh thực hiện Chương trình công nghệ sinh học trên cơ sở nâng cao năng lực của các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong nước nhằm tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng trong thực tiễn cao.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực để tiếp cận, làm chủ công nghệ sinh học hiện đại trên thế giới nhằm tạo ra các sản phẩm công nghệ sinh học hiện đại tại Việt Nam.
- Tập trung thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và có hàm lượng công nghệ sinh học cao; đối tượng nghiên cứu phải là những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam và phục vụ trực tiếp lợi ích của ngành nông nghiệp, đồng thời phát huy lợi thế của đất nước và có phạm vi tác động trên diện rộng.
- Các doanh nghiệp cần chủ động phối hợp, liên kết với các nhà khoa học và các Viện, Trường để đưa nhanh các kết quả nghiên cứu công nghệ sinh học vào sản xuất; chủ động đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học, công nghệ và những vướng mắc về kỹ thuật công nghệ sinh học trong thực tiễn sản xuất cho các đơn vị nghiên cứu.
- Các cơ sở nghiên cứu cần chủ động đổi mới, tổ chức lại các hoạt động khoa học công nghệ, tiếp cận và đề xuất chuyển giao các kết quả nghiên cứu tiên tiến của thế giới vào Việt Nam; chủ động liên kết với các doanh nghiệp để thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất một số sản phẩm hàng hóa quy mô công nghiệp và tiến tới hình thành ngành công nghiệp công nghệ sinh học.
- Khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất kế hoạch tiếp tục phát triển nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp giai đoạn 2020-2030.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế và truyền thông về phát triển, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để nâng cao trình độ công nghệ và nhận thức của cộng đồng.
Văn phòng Bộ xin thông báo để các các cơ quan, đơn vị liên quan biết và triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 2178/QĐ-BCT năm 2016 phê duyệt danh mục đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm xét chọn, tuyển chọn thực hiện năm 2017 thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương ban hành
- 2 Thông tư 19/2015/TT-BLĐTBXH về Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Sửa chữa thiết bị tự động hóa; Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí; Bảo vệ môi trường đô thị; Xử lý rác thải; Chế biến lương thực; Lắp đặt thiết bị lạnh; Công nghệ may veston; Công nghệ sợi; Sửa chữa thiết bị dệt; Gia công ống công nghệ; Vận hành máy xây dựng; Marketing thương mại; Quản lý khai thác công trình thủy lợi; Vận hành cần, cầu trục; Kỹ thuật xây dựng mỏ hầm lò; Đúc, dát đồng mỹ nghệ; Vận hành máy nông nghiệp; Sửa chữa, lắp ráp xe máy; Cốt thép – Hàn; Bán hàng trong siêu thị do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Thông tư 20/2015/TT-BLĐTBXH về Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Gia công và thiết kế sản phẩm mộc; Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm); Xây dựng cầu đường bộ; Nguội sửa chữa máy công cụ; Kỹ thuật máy nông nghiệp; Sửa chữa máy thi công xây dựng; Vận hành máy thi công nền; Vận hành máy thi công mặt đường; Cơ điện nông thôn; Xử lý nước thải công nghiệp; Chế biến thực phẩm; Chế biến và bảo quản thủy sản; Trồng cây công nghiệp; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Lâm sinh; Khai thác, đánh bắt hải sản; Thú y; Hướng dẫn du lịch; Điều khiển phương tiện thủy nội địa; Khai thác máy tàu thủy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Thông tư 18/2015/TT-BNNPTNT năm 2015 Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1 Thông tư 18/2015/TT-BNNPTNT năm 2015 Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2 Thông tư 19/2015/TT-BLĐTBXH về Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Sửa chữa thiết bị tự động hóa; Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí; Bảo vệ môi trường đô thị; Xử lý rác thải; Chế biến lương thực; Lắp đặt thiết bị lạnh; Công nghệ may veston; Công nghệ sợi; Sửa chữa thiết bị dệt; Gia công ống công nghệ; Vận hành máy xây dựng; Marketing thương mại; Quản lý khai thác công trình thủy lợi; Vận hành cần, cầu trục; Kỹ thuật xây dựng mỏ hầm lò; Đúc, dát đồng mỹ nghệ; Vận hành máy nông nghiệp; Sửa chữa, lắp ráp xe máy; Cốt thép – Hàn; Bán hàng trong siêu thị do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Thông tư 20/2015/TT-BLĐTBXH về Danh mục thiết bị dạy nghề trọng điểm cấp độ quốc gia trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Gia công và thiết kế sản phẩm mộc; Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm); Xây dựng cầu đường bộ; Nguội sửa chữa máy công cụ; Kỹ thuật máy nông nghiệp; Sửa chữa máy thi công xây dựng; Vận hành máy thi công nền; Vận hành máy thi công mặt đường; Cơ điện nông thôn; Xử lý nước thải công nghiệp; Chế biến thực phẩm; Chế biến và bảo quản thủy sản; Trồng cây công nghiệp; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Lâm sinh; Khai thác, đánh bắt hải sản; Thú y; Hướng dẫn du lịch; Điều khiển phương tiện thủy nội địa; Khai thác máy tàu thủy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Quyết định 2178/QĐ-BCT năm 2016 phê duyệt danh mục đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm xét chọn, tuyển chọn thực hiện năm 2017 thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương ban hành
- 5 Quyết định 429/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành