VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2015 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ VĂN NINH TẠI CUỘC HỌP BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG
Ngày 09 tháng 3 năm 2015 tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm 2014 và dự kiến chương trình công tác năm 2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Trung ương). Sau khi nghe Bộ Nội vụ báo cáo và ý kiến phát biểu của các Thành viên Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2014
Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đã được triển khai nghiên cứu trong nhiều năm, là vấn đề lớn, phức tạp vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có mối quan hệ tổng thể với nhiều chính sách xã hội khác. Trong các năm 2013 và 2014, tuy chưa đạt được mục tiêu cải cách như mong muốn nhưng đã có một bước thay đổi lớn về nhận thức, thể hiện quyết tâm cao trong thực hiện các chính sách về tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập,... Đến nay, xã hội đã bước đầu đồng tình, các Bộ, ngành rất quyết tâm trong triển khai thực hiện. Tiền lương trong khu vực doanh nghiệp tuy chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng đã được thực hiện khá hài hòa; bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội có bước tiến dài; người có công được chăm lo tốt hơn.
Tuy nhiên, cải cách tiền lương theo đúng mục tiêu và lộ trình đề ra vẫn chưa thực hiện được. Lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp được điều chỉnh hàng năm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Mức lương cơ sở áp dụng đối với khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước hiện đã quá bất cập. Nhìn tổng thể, cải cách trong khối sự nghiệp công lập còn chậm. Vì vậy, việc tạo nguồn để cải cách tiền lương chưa có sự đột phá.
II. NHIỆM VỤ NĂM 2015
1. Các nhiệm vụ trọng tâm
Tập trung triển khai các nhiệm vụ được giao trong các văn bản luật (Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế,...) và xử lý các vướng mắc; nhiệm vụ nghiên cứu thang, bảng lương dành cho giai đoạn sau. Cụ thể như sau:
a) Về bảo hiểm xã hội:
Tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua.
b) Về ưu đãi người có công với cách mạng:
Trên cơ sở chính sách hiện hành, nghiên cứu điều chỉnh mức trợ cấp và một số chính sách liên quan phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước để đời sống của người có công được nâng cao hơn.
c) Về tiền lương:
- Đối với khu vực doanh nghiệp:
Xây dựng lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với khu vực doanh nghiệp phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và sớm đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Rà soát các quy định tại Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nghiên cứu, đề xuất về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước khi chuyển sang công ty cổ phần (Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối).
Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý việc tuyển dụng, sử dụng lao động trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, bảo đảm việc tuyển dụng, sử dụng lao động có hiệu quả.
- Đối với khu vực hành chính sự nghiệp:
Triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ về đổi mới khu vực sự nghiệp công lập trên cơ sở chính sách khung đã được Chính phủ ban hành (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ). Các Bộ nghiên cứu xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế phù hợp với đặc điểm của ngành, lĩnh vực; phân loại các đơn vị sự nghiệp công làm cơ sở xây dựng lộ trình thực hiện đổi mới.
d) Về tinh giản biên chế:
Kiên quyết thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế đến năm 2020 theo Đề án tinh giản biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phân công thực hiện:
a) Bộ Nội vụ:
- Tiếp thu ý kiến của các Thành viên Ban Chỉ đạo để hoàn thiện dự thảo Quyết định phân công, sớm ban hành và triển khai thực hiện.
- Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng bảng lương trên cơ sở tính đủ theo nhu cầu tối thiểu áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ theo Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Trung ương.
- Nghiên cứu về chế độ, chính sách đối với cán bộ xã theo Kết luận số 64-KL/TW ngày 28 tháng 5 năm 2013 của Trung ương.
- Rà soát một số chức danh trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (ví dụ: bác sỹ, nhân viên y tế trong các trường học, cơ quan nhà nước,...).
b) Bộ Tài chính:
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất về đổi mới cơ chế phân bổ, hỗ trợ từ ngân sách đối với khu vực sự nghiệp công lập nhằm đảm bảo các hoạt động dần phù hợp với cơ chế thị trường, giảm dần sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với khu vực sự nghiệp công (ví dụ: quy định mức giá phù hợp với khả năng chi trả của bảo hiểm y tế,…).
- Xây dựng phương án cân đối nguồn lực ngân sách giai đoạn 2016 - 2020 để đề xuất giải pháp điều chỉnh mức lương cơ sở đối với khu vực hành chính sự nghiệp, khả năng điều chỉnh trong năm 2016 và các năm tiếp theo.
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Tập trung chỉ đạo việc xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ nêu tại Điểm 1 Phần II Thông báo này; báo cáo Ban Chỉ đạo về lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với khu vực doanh nghiệp.
d) Các Bộ, Cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương:
- Chỉ đạo quyết liệt và đưa vào chương trình công tác để triển khai nhiệm vụ trong năm 2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương.
- Các Bộ quản lý ngành sự nghiệp (Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông) tập trung hoàn thành xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm của ngành, lĩnh vực và phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập trong quý III năm 2015 và triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1 Thông báo 361/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về dự thảo Nghị quyết ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 5136/BNV-TL năm 2017 về đánh giá tình hình thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Công văn 4103/LĐTBXH-KHTC năm 2015 hướng dẫn thực hiện chính sách tiếp đón, thăm hỏi, tặng quà và hỗ trợ tiền ăn, tiền phương tiện đi lại đối với người có công do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 6 Thông báo 113/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7 Thông báo 104/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp ngày 10 tháng 3 năm 2014 về Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công với cách mạng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8 Thông báo 75/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9 Kết luận 64-KL/TW năm 2013 tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10 Kết luận 63-KL/TW năm 2013 cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11 Nghị định 50/2013/NĐ-CP quy định quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
- 12 Nghị định 51/2013/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
- 13 Luật bảo hiểm y tế 2008
- 1 Thông báo 75/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Thông báo 104/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp ngày 10 tháng 3 năm 2014 về Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công với cách mạng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Thông báo 113/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Công văn 4103/LĐTBXH-KHTC năm 2015 hướng dẫn thực hiện chính sách tiếp đón, thăm hỏi, tặng quà và hỗ trợ tiền ăn, tiền phương tiện đi lại đối với người có công do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5 Công văn 5136/BNV-TL năm 2017 về đánh giá tình hình thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ Nội vụ ban hành
- 6 Thông báo 361/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về dự thảo Nghị quyết ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do Văn phòng Chính phủ ban hành