BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2014/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2014 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Khoản 3, Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia, ký tại Hà Nội ngày 26 tháng 12 năm 2013, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 02 năm 2014.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia (dưới đây gọi tắt là hai Bên ký kết);
Với mong muốn củng cố và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác về kinh tế - thương mại, nhằm góp phần phát triển kinh tế của mỗi nước, trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi;
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá cảnh hàng hóa thông qua việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và các biện pháp kiểm soát ở biên giới;
Đã cùng nhau thỏa thuận như sau:
Điều 1. Tạo điều kiện thuận lợi quá cảnh
1. Hai Bên ký kết cho phép hàng hóa của mỗi Bên xuất khẩu đi nước thứ ba, hoặc nhập khẩu từ nước thứ ba về, hoặc hàng hóa vận chuyển từ một địa phương này sang một địa phương khác của một Bên ký kết, được quá cảnh qua lãnh thổ Bên ký kết kia dưới sự giám sát của hải quan và các cơ quan có thẩm quyền khác của Bên ký kết kia.
2. Hai Bên ký kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt giữa hai nước phù hợp với luật pháp của cả hai nước, không gây trở ngại về mặt thời gian, không ban hành những quy định gây cản trở hoặc thu các khoản phí không cần thiết cho quá trình quá cảnh.
Một số thuật ngữ trong Hiệp định được hiểu như sau:
1. Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của pháp nhân, thể nhân của nước xin quá cảnh qua lãnh thổ của nước cho quá cảnh, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh dưới sự giám sát của hải quan và các cơ quan có thẩm quyền khác phù hợp với các quy định pháp luật của nước cho quá cảnh.
2. Nước xin quá cảnh là nước có pháp nhân, thể nhân sở hữu hàng hóa quá cảnh.
3. Nước cho quá cảnh là nước cho thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ nước đó.
4. Chủ hàng là pháp nhân, thể nhân sở hữu hàng hóa quá cảnh.
5. Người vận chuyển hàng hóa quá cảnh là pháp nhân hoặc thể nhân được chủ hàng ủy quyền hợp pháp vận chuyển hàng hóa quá cảnh phù hợp với quy định, pháp luật của nước cho quá cảnh.
6. Hàng cấm có nghĩa là hàng cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Điều 3. Các quy định về quá cảnh
Việc quá cảnh hàng hóa phải tuân thủ các quy định sau:
1. Quá cảnh hàng hóa phải tuân thủ những quy định của hải quan và các quy định pháp luật khác có liên quan của nước cho quá cảnh và các điều ước quốc tế mà hai Bên ký kết tham gia hoặc là thành viên.
2. Số lượng chủng loại hàng hóa vận tải qua cửa khẩu cuối cùng của nước cho quá cảnh phải đúng như số lượng, chủng loại hàng hóa qua cửa khẩu đầu tiên của nước cho quá cảnh, và hàng hóa phải còn nguyên đai, nguyên kiện và có niêm phong hải quan. Trong quá trình vận chuyển, lưu kho trên lãnh thổ của nước cho quá cảnh, nếu hàng hóa quá cảnh bị hư hỏng, tổn thất thì chủ hàng hoặc người chuyên chở phải kịp thời thông báo cho hải quan nơi xảy ra sự cố và/hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác phù hợp với quy định pháp luật của nước cho quá cảnh để lập biên bản xác nhận tình trạng hàng hóa. Những nơi chưa có trụ sở hải quan thì chủ hàng hoặc người chuyên chở phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi gần nhất hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác để lập biên bản xác nhận tình trạng hàng hóa.
3. Hàng hóa quá cảnh được hai Bên ký kết miễn kiểm tra hải quan tại cửa khẩu, miễn áp tải trên lãnh thổ của nước cho quá cảnh. Việc kiểm tra hàng hóa quá cảnh chỉ áp dụng trong trường hợp cơ quan hải quan nghi ngờ rằng hàng hóa quá cảnh có nguy cơ cao trong việc vi phạm các điều khoản của Hiệp định này hoặc các quy định pháp luật về hải quan.
4. Nếu hàng hóa quá cảnh cần lưu kho, lưu bãi tại nước cho quá cảnh thì phải được cơ quan có thẩm quyền của nước cho quá cảnh cho phép về thời gian và địa điểm, và phải chịu sự giám sát của hải quan nước cho quá cảnh,
Việc quá cảnh hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm được quy định như sau:
1. Không được phép quá cảnh hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, cấm vận chuyển theo các điều ước quốc tế mà Hai bên cùng là thành viên.
2. Hàng hóa trong danh mục hàng cấm sẽ không được phép quá cảnh trừ những trường hợp quy định tại Hiệp định này,
3. Quá cảnh vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và trang thiết bị quân sự phục vụ vào mục đích an ninh quốc phòng phải được Thủ tướng Chính phủ nước cho quá cảnh cho phép và phải tuân theo pháp luật có liên quan của nước cho quá cảnh.
4. Quá cảnh hàng hóa thuộc Danh mục hàng cấm của nước cho quá cảnh nhưng không thuộc Danh mục cấm của nước xin quá cảnh phải được Bộ Công Thương/ Bộ Thương mại nước cho quá cảnh hoặc văn phòng đại diện được ủy quyền của Bộ Công Thương/Bộ Thương mại cấp phép sau khi có đề nghị của chủ hàng.
5. Đối với hàng hóa của Vương quốc Campuchia trong Phụ lục III, Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và văn phòng đại diện được ủy quyền của Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cấp phép quá cảnh sau khi có đề nghị của Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia.
6. Hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm khi được phép quá cảnh phải được vận chuyển theo đúng các quy định trong giấy phép quá cảnh, bao gồm đúng tuyến đường bộ, đường thủy, đường sắt, đúng cặp cửa khẩu, đúng loại phương tiện vận chuyển và đúng thời hạn và phải chịu sự giám sát của hải quan và các cơ quan có thẩm quyền khác của nước cho quá cảnh.
7. Danh mục hàng cấm của mỗi Bên ký kết được lập phù hợp với các quy định pháp luật của mỗi nước tương ứng. Danh mục hàng cấm của Vương quốc Campuchia thể hiện trong Phụ lục I. Danh mục hàng cấm của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện trong Phụ lục II. Những danh mục trên phải được Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia thông báo cho nhau bằng văn bản tiếng Anh trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký Hiệp định. Các danh mục này có thể thay đổi và khi có sự thay đổi, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Campuchia phải kịp thời thông báo cho nhau bằng văn bản về các danh mục hàng cấm sửa đổi. Các danh mục mới sẽ tự động thay thế cho các danh mục trước.
Điều 5. Quá cảnh gỗ tròn, gỗ đã qua xử lý, sản phẩm từ gỗ
Việc quá cảnh gỗ và các sản phẩm gỗ qua lãnh thổ của mỗi Bên ký kết sẽ được thực hiện như sau:
1. Không được phép quá cảnh gỗ tròn (gỗ cây đã hoặc chưa bóc vỏ, bỏ dác hoặc gỗ cây dạng vuông thô) qua lãnh thổ của bất kỳ Bên ký kết nào.
2. Việc quá cảnh gỗ các loại đã qua xử lý phải được Bộ Công Thương / Bộ Thương mại nước cho quá cảnh cấp phép sau khi có văn bản đề nghị của Bộ Thương mại / Bộ Công Thương nước xin quá cảnh. Văn bản đề nghị đó phải được lập dựa trên các tài liệu hỗ trợ đi kèm nếu được yêu cầu phù hợp với các quy định pháp luật của nước xin quá cảnh.
3. Đối với các sản phẩm gỗ khác không được nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, khi quá cảnh bằng đường bộ, đường thủy qua các cặp cửa khẩu được nêu tại Điều 7, chủ hàng hoặc người chuyên chở chỉ cần làm thủ tục hải quan cho hàng hóa quá cảnh tại các cặp cửa khẩu mà không phải xin giấy phép quá cảnh tai Bộ Công Thương/Bộ Thương mại nước cho quá cảnh. Nhà chức trách của nước cho quá cảnh phải áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng các sản phẩm từ gỗ được phép quá cảnh hợp pháp.
Đối với các loại hàng hóa không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 4 và Điều 5, khi quá cảnh bằng đường bộ, đường thủy hoặc đường sắt qua các cặp cửa khẩu được nêu tại Điều 7, chủ hàng hoặc người chuyên chở chỉ cần làm thủ tục hải quan cho hàng hóa quá cảnh tại cặp cửa khẩu mà không phải xin phép quá cảnh tại Bộ Công Thương/Bộ Thương mại nước cho quá cảnh.
Điều 7. Các cặp cửa khẩu cho phép quá cảnh
Quá cảnh hàng hóa được thực hiện qua các cặp cửa khẩu quốc tế và các tuyến đường nối được quy định trong Phụ lục IV của Hiệp định này.
Để tạo thuận lợi quá cảnh hàng hóa, nếu các Bên ký kết có nhu cầu và sau khi trao đổi thống nhất, một số cặp cửa khẩu khác có thể được mở và bổ sung vào Hiệp định.
Điều 8. Quy định tiêu thụ hàng quá cảnh
1. Cấm tiêu thụ hàng hóa quá cảnh thuộc danh mục hàng cấm trên lãnh thổ nước cho quá cảnh.
2. Đối với các loại hàng hóa quá cảnh không thuộc danh mục nêu tại khoản 1 Điều này, việc tiêu thụ trên lãnh thổ nước cho quá cảnh chỉ được tiến hành trong trường hợp bất khả kháng và phải được các cơ quan có thẩm quyền của nước cho quá cảnh cho phép và phải chịu thuế và các lệ phí khác theo các quy định pháp luật của nước cho quá cảnh.
Các khoản phí và lệ phí phát sinh từ các hoạt động liên quan đến hàng hóa quá cảnh theo Hiệp định này được thanh toán bằng đồng nội tệ của nước cho quá cảnh hoặc đồng ngoại tệ chuyển đổi tự do phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của mỗi nước.
Điều 10. Hình thức và phương tiện quá cảnh
1. Trong trường hợp hàng hóa quá cảnh được vận chuyển bằng đường bộ, thì chủ hàng hoặc người chuyên chở có thể sử dụng phương tiện vận tải đường bộ của nước mình, hoặc thuê phương tiện vận tải đường bộ của nước khác trên cơ sở tham chiếu Hiệp định Tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS CBTA).
2. Trong trường hợp hàng hóa quá cảnh được vận chuyển bằng đường thủy, thì chủ hàng hoặc người chuyên chở có thể sử dụng phương tiện vận tải thủy của nước mình, hoặc thuê phương tiện vận tải thủy của nước khác trên cơ sở tham chiếu Hiệp định Tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS CBTA).
3. Việc quá cảnh phương tiện vận chuyển và người áp tải cũng như việc sang mạn, thay đổi phương tiện vận chuyển phải tuân thủ các điều ước quốc tế và khu vực mà hai Bên ký kết là thành viên. Trong trường hợp các điều ước quốc tế mà hai Bên ký kết tham gia hoặc là thành viên chưa quy định thì thực hiện theo các quy định pháp luật của nước cho quá cảnh.
Hai Bên ký kết thỏa thuận sẽ ủy quyền cho Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia căn cứ vào tình hình thực tế từng thời kỳ, đàm phán và thống nhất các mẫu chứng từ cụ thể, trong đó có bộ chứng từ vận tải quá cảnh, để thực hiện Hiệp định này.
Bất kỳ hành vi nào của chủ hàng hoặc người chuyên chở vi phạm pháp luật của nước cho quá cảnh sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật có liên quan của nước cho quá cảnh.
Điều 13. Giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện Hiệp định nếu phát sinh tranh chấp, hai Bên ký kết sẽ cử đại diện có thẩm quyền thương lượng, giải quyết thông qua đường ngoại giao.
Một Bên ký kết có thể đề nghị bằng văn bản để sửa đổi, bổ sung Hiệp định này. Trong vòng ba tháng kể từ khi nhận được đề nghị, Bên ký kết kia phải trả lời chính thức bằng văn bản. Các điều khoản được sửa đổi hoặc bổ sung đã được hai Bên ký kết đồng ý được coi là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp định này và có cùng hiệu lực như bản Hiệp định này.
Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký và có hiệu lực trong vòng hai (2) năm. Nếu trong vòng 60 ngày trước khi Hiệp định hết hiệu lực, không Bên ký kết nào đề nghị bàng văn bản qua đường ngoại giao về việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp định, Hiệp định sẽ được mặc nhiên gia hạn thêm một (1) năm. Thể thức gia hạn này sẽ được tiếp tục áp dụng tương tự cho các năm tiếp theo.
Trong trường hợp một Bên ký kết đề nghị bằng văn bản qua đường ngoại giao về việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp định, Hiệp định sẽ hết hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày Bên ký kết kia nhận được văn bản đề nghị đó.
Trong trường hợp chấm dứt Hiệp định thì các điều khoản của Hiệp định này vẫn được áp dụng cho các thỏa thuận hợp đồng và hoạt động có liên quan đã được ký kết trước khi Hiệp định chấm dứt cho đến khi thực hiện xong.
Hiệp định này thay thế cho Hiệp định quá cảnh hàng hóa được ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký ngày 4 tháng 11 năm 2008.
Những người dưới đây, được ủy quyền bởi Chính phủ của các nước tương ứng, đã ký Hiệp định này.
Làm tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 26 tháng 12 năm 2013 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Khơ-me và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác biệt về giải thích, bản tiếng Anh sẽ được ưu tiên áp dụng.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC HÀNG CẤM CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
I - HÀNG CẤM XUẤT KHẨU
1. Vũ khí, đạn dược và phụ tùng; phụ kiện đi kèm.
2. Các loại thuốc bị cấm và các chất gây nghiện
3. Tác phẩm nghệ thuật văn hóa; cổ vật và các di sản văn hóa.
4. Lâm sản
- Gỗ tròn thô (đã bóc vỏ hoặc chưa)
- Gỗ xẻ thô
- Gỗ vuông với chiều rộng hơn 25cm, kể cả khi đã bào nhẵn
- Dầu Dyxosylum Lorreiri, cây nho vàng, bột nho vàng
- Pháo hoa các loại, kể cả khi đã bó; và than củi, Borassus frabellifer
5. Tinh chất centrifuge.
6. Động thực vật là biểu tượng của Vương quốc Campuchia:
- Động vật 4 chân: Bos Sauveli
- Chim: Pseudibis gigantea
- Thằn lằn: Batagur baska
- Cá: Catkicaroui Siamensis
- Thực vật: Borassus Flabellifer
II - HÀNG CẤM NHẬP KHẨU
1. Vũ khí, đạn dược và phụ tùng, phụ kiện đi kèm.
2. Các loại thuốc bị cấm và các chất gây nghiện
3. Các loại xe tay lái bên phải
4. Hàng đã qua sử dụng như: máy tính, giày, túi xách, pin và máy biến thế.
5. Sách chính trị, tôn giáo, sách chứa tranh ảnh khiêu dâm và các loại sách được xuất bản bất hợp pháp.
6. Hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ hoặc hàng giả.
7. Mọi loại động thực vật hoang dã có ảnh hưởng tới nguồn gen.
8. Phế thải các loại của các sản phẩm đã qua sử dụng.
9. Hàng hóa các loại ảnh hưởng tới giáo dục, văn hóa, an ninh và an toàn xã hội.
DANH MỤC HÀNG CẤM CỦA NƯỚC CHXH CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I - HÀNG CẤM XUẤT KHẨU
1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
2. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội
3. Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam
4. Gỗ tròn, gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên trong nước
5. Động vật, thực vật hoang quý hiểm và giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm thuộc nhóm IA-IB theo quy định tại Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ và động vật, thực vật hoang dã quý hiếm trong "sách đỏ" mà Việt Nam đã cam kết với các tổ chức quốc tế. Rare and precious products of aquaculture.
6. Các loài thủy sản quý hiếm.
7. Các loại máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật Nhà nước.
8. Hóa chất độc bảng I được quy định trong Công ước cấm vũ khí hóa học
II - HÀNG CẤM NHẬP KHẨU
1. Vũ khí; đạn dược; vật liệu nổ, trừ vật liệu nổ công nghiệp; trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
2. Pháo các loại (trừ pháo hiệu cho an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải); các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông.
3. Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng:
- Hàng dệt may, giày dép, quần áo
- Hàng điện tử
- Hàng điện lạnh
- Hàng điện gia dụng
- Thiết bị y tế
- Hàng trang trí nội thất
- Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và chất liệu khác.
- Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.
4. Các loại văn hóa phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
5. Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân gol, công viên...
6. Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm:
- Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe hai bánh, ba bánh gắn máy;
- Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng và hoặc khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới);
- Xe đạp;
- Xe hai bánh, ba bánh gắn máy;
- Ô tô cứu thương;
- Ô tô các loại: đã thay đổi kết cấu chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu; bị đục sửa số khung, số máy
7. Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C.
8. Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole.
9. Hóa chất độc Bảng I được quy định trong Công ước vũ khí hóa học.
I- HÀNG CẤM XUẤT KHẨU
1. Các loại thuốc bị cấm và các loại thuốc tâm thần.
2. Tác phẩm nghệ thuật văn hóa; cổ vật và các di sản văn hóa.
3. Lâm sản
- Gỗ tròn thô (đã bóc vỏ hoặc chưa)
- Gỗ xẻ thô.
- Gỗ vuông với chiều rộng hơn 25cm, kể cả khi đã bào nhẵn
- Dầu Dyxosylum Lorreiri, cây nho vàng, bột nho vàng
- Pháo hoa các loại, kể cả khi đã bó; và than củi, Borassus frabellifer
4. Tinh chất centrifuge
5. Động thực vật là biểu tượng của Vương quốc Campuchia:
- Động vật 4 chân: Bos Sauveli
- Chim: Pseudibis gigantea
- Thằn lằn: Batagur baska
- Cá: Catkicaroui Siamensis
- Thực vật: Borassus Flabellifer
II- HÀNG CẤM NHẬP KHẨU
1. Các loại thuốc bị cấm và các chất gây nghiện
2. Các loại xe tay lái bên phải
3. Hàng đã qua sử dụng như: máy tính, giầy, túi xách, pin và máy biến thế.
4. Sách chính trị, tôn giáo, sách chứa tranh ảnh khiêu dâm và các loại sách được xuất bản bất hợp pháp,
5. Hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ hoặc hàng giả.
6. Mọi loại động thực vật hoang dã có ảnh hưởng tới nguồn gen.
7. Hàng hóa các loại ảnh hưởng tới giáo dục, văn hóa, an ninh và an toàn xã hội
CÁC CẶP CỬA KHẨU CHO PHÉP QUÁ CẢNH
STT | Cửa khẩu của Việt Nam | Tuyến đường của Việt Nam | Cửa khẩu của Cam-pu-chia | Tuyến đường của Cam-pu-chia |
1. | Vĩnh Xương | Sông Tiền - Cửu Long | Ca om Samno | Sông Mêkông |
2 | Thường Phước | Sông Tiền - Cửu Long | Cốc Rô Ca | Sông Mêkông |
3 | Mộc Bài | Quốc lộ 22 A | Ba Vét | Quốc lộ 1 |
4 | Xa Mát | Quốc lộ 22 B | Tơrapeng Phơ- long | Quốc lộ 72 |
5 | Lệ Thanh | Quốc lộ 19 | O Da Đao | Quốc lộ 78 |
6 | Hoa Lư | Quốc lộ 13 | Tơrapeng Sre | Quốc lộ 74 |
7 | Tịnh Biên | Quốc lộ 91 | Phơ-nông Đơn | Quốc lộ 2 |
8 | Hà Tiên | Quốc lộ 80 | Prek Chak | Quốc lộ 33A |
9 | Dinh Bà | Quốc lộ 30 | Bontia Chăk Crây | Tỉnh lộ 30 |
10 | Bình Hiệp | Quốc lộ 62 | Pray Vor | Tỉnh lộ 314D |
- 1 Thông tư 27/2014/TT-BCT về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2 Thông báo hiệu lực của Bản Thỏa thuận việc thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Cam-pu-chia
- 3 Thông báo hiệu lực của Bản ghi nhớ về vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Lào và Cam-pu-chia
- 4 Thông báo hiệu lực về Hiệp định vận tải đường thủy giữa Việt Nam và Campuchia
- 5 Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ Campuchia và Chính phủ Việt Nam
- 6 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005
- 1 Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ Campuchia và Chính phủ Việt Nam
- 2 Thông báo hiệu lực về Hiệp định vận tải đường thủy giữa Việt Nam và Campuchia
- 3 Thông báo hiệu lực của Bản ghi nhớ về vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Lào và Cam-pu-chia
- 4 Thông báo hiệu lực của Bản Thỏa thuận việc thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Cam-pu-chia