|
THÔNG BÁO
CỦA BỘ Y TẾ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Tình hình dịch cúm A(H5N1) tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, bệnh lây nhiễm từ gia cầm bị bệnh sang người và có tỷ lệ tử vong rất cao. Theo cảnh báo của Tổ chức y tế thế giới, nguy cơ có thể xảy ra một đại dịch cúm A gây tử vong từ 2 đến 7 triệu người và hàng tỷ người mắc bệnh.
Tại Việt Nam, từ 26/12/2004 đến 23/03/2005 đã ghi nhận 28 trường hợp mắc cúm A(H5N1), trong đó 14 trường hợp đã tử vong tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng. Dịch cúm A(H5N1) trên người có nguy cơ bùng phát khi dịch cúm gia cầm tiếp tục xảy ra tản phát ở hầu hết các tỉnh, tại các hộ gia đình mà chưa được xử lý triệt để. Người bị bệnh có biểu hiện sốt cao, ho, khó thở… có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Để triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch cúm A (H5N1), Bộ Y tế, thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp SARS - Cúm A thông báo và yêu cầu Ban chỉ đạo các cấp thực hiện những biện pháp như sau:
1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp SARS - Cúm A các cấp tăng cường hoạt động và phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn để chỉ đạo bao vây dập tắt dịch cúm gia cầm tại địa phương.
2. Ban chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp SARS - Cúm A các tỉnh/thành phố trên cả nước tổ chức một chiến dịch vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi gia cầm trên toàn tỉnh/thành phố của địa bàn phụ trách để khống chế không cho vi rút cúm A(H5N1) phát tán rộng ra môi trường. Chiến dịch triển khai trong tháng 4/2005, bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 năm 2005.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp cần thông báo đến từng hộ gia đình việc phát hiện dịch cúm gia cầm, quản lý chặt chẽ đàn thuỷ cầm, xử lý kịp thời ổ dịch. Tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng gia cầm nghi bị bệnh.
4. Các cơ sở y tế phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y các cấp trong việc xử lý triệt để các ổ dịch cúm gia cầm, tăng cường giám sát, phát hiện sớm các truờng hợp mắc để tổ chức cách ly, điều trị kịp thời hạn chế để bệnh nhân tử vong.
5. Tổ chức đợt tuyên truyền rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng về chiến dịch trên và 4 biện pháp phòng bệnh cúm A rộng rãi đến từng hộ gia đình./.
| Trần Thị Trung Chiến (Đã ký) |
- 1 Thông báo số 980/TB-BYT về tình hình dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, trong đó có nguyên nhân từ vi khuẩn tả và triển khai các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp do Bộ Y tế ban hành
- 2 Báo cáo số 655/BC-BYT về tình hình dịch cúm A(H5N1) ở người và các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai của Bộ Y tế
- 3 Báo cáo số 372/BC-BYT về tình hình bệnh cúm A(H5N1) và các biện pháp phòng, chống dịch từ ngày 05/5/2006 đến ngày 12/5/2006 do Bộ Y tế ban hành
- 4 Báo cáo số 357/BC-BYTvề tình hình bệnh cúm A(H5N1) và các biện pháp phòng, chống dịch từ ngày 28/4/2006 đến ngày 04/5/2006 của Bộ Y tế
- 5 Thông báo số 51/BC-BYT về hình bệnh cúm A (H5N1) và các biện pháp phòng, chống dịch do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6 Thông báo số 49/BC-BYT về tình hình bệnh cúm A (H5N1) và các biện pháp phòng, chống dịch do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1 Thông báo số 49/BC-BYT về tình hình bệnh cúm A (H5N1) và các biện pháp phòng, chống dịch do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2 Thông báo số 51/BC-BYT về hình bệnh cúm A (H5N1) và các biện pháp phòng, chống dịch do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3 Báo cáo số 372/BC-BYT về tình hình bệnh cúm A(H5N1) và các biện pháp phòng, chống dịch từ ngày 05/5/2006 đến ngày 12/5/2006 do Bộ Y tế ban hành
- 4 Báo cáo số 357/BC-BYTvề tình hình bệnh cúm A(H5N1) và các biện pháp phòng, chống dịch từ ngày 28/4/2006 đến ngày 04/5/2006 của Bộ Y tế
- 5 Báo cáo số 655/BC-BYT về tình hình dịch cúm A(H5N1) ở người và các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai của Bộ Y tế
- 6 Thông báo số 980/TB-BYT về tình hình dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, trong đó có nguyên nhân từ vi khuẩn tả và triển khai các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp do Bộ Y tế ban hành