TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79-TLĐ | Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 1996 |
THÔNG TRI
CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM SỐ 79-TLĐ NGÀY 11 THÁNG 6 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỂM TRONG BẢN QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN LÂM THỜI (BAN HÀNH KÈM THEO QĐ SỐ 81/QĐ-TLĐ NGÀY 17/1/1996 CỦA ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM)
Căn cứ quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn Lâm thời ban hành kèm theo Quyết định số 81/QĐ-TLĐ ngày 17/1/1996 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:
I. Điều 1 Chương I bản quy định có ghi "Công đoàn Lâm thời có nhiệm vụ quyền hạn như tổ chức CĐCS của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Luật công đoàn, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật công đoàn; Bộ luật lao động và quy định này. Cụ thể là: Công đoàn Lâm thời có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản được quản lý tài chính, tài sản công đoàn (nếu có); đại diện cho CNLĐ ký kết TULĐ tập thể, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho CNLĐ tại doanh nghiệp, trước Toà án và có quyền khởi xướng đình công theo quy định của pháp luật.
- Điều 2 Chương I về đối tượng áp dụng là những doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế: doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng quản lý ngành ra quyết định thành lập, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư cấp phép thành lập; Doanh nghiệp, Hợp tác xã do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Chủ tịch UBND quận, huyện hoặc cơ quan chức năng đuợc Chủ tịch UBND các cấp uỷ quyền ra quyết định thành lập, cấp đăng ký kinh doanh, sản xuất, làm dịch vụ có thuê mướn lao động (có giao kết HĐLĐ cá nhân theo quy định của Bộ luật lao động, Nghị định 198/CP); các đơn vị kinh tế, dịch vụ hạch toán độc lập của lực lượng vũ trang, của tổ chức Đảng đoàn thể; các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của hãng công ty nước ngoài có thuê mướn lao động là người Việt Nam (Nếu chính phủ Việt Nam không ký các công ước quốc tế khác) đều thuộc đối tượng áp dụng của quy định 81 QĐ/TLĐ (Gọi chung là DN, HTX).
II.-TRÌNH TỰ VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THÀNH LẬP CĐLT
1. -Công tác chuẩn bị để thành lập CĐLT.
- Điều tra khảo sát, thống kê phân loại doanh nghiệp hợp tác xã (theo quy mô, số lượng CNLĐ, vốn, dạng hình sở hữu) để xây dựng kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐLT cho phù hợp.
- Phối hợp với chính quyền, các cơ quan chức năng như lao động, tài chính tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng để có sự chỉ đạo thống nhất.
- Tổ chức gặp gỡ các chủ doanh nghiệp để trao đổi, toạ đàm tạo sự nhất trí về chủ trương của Đảng, Nhà nước, TLĐ trong việc tổ chức, thành lập công đoàn và phát triển đoàn viên.
- Chọn lựa cán bộ có năng lực, nhiệt tình, hiểu biết pháp luật, chính sách, có kiến thức về quản lý kinh tế, có kinh nghiệm vận động, thuyết phục quần chúng có thể chọn cán bộ bên ngoài cơ quan, xí nghiệp.
- Soạn thảo nội dung tuyên truyền, hình thức tuyên truyền cụ thể, thiết thực, dễ hiểu để tuyên truyền, phổ biến cho CNLĐ, chủ doanh nghiệp hiểu biết về tổ chức CĐVN, Luật Công đoàn, Điều lệ CĐVN, Bộ luật Lao động và chủ trương của Đảng, của TLĐ về việc tổ chức, thành lập công đoàn và phát triển đoàn viên.
2. Những nguyên tắc và điều kiện thành lập CĐLT.
Tất cả các doanh nghiệp hợp tác xã, văn phòng đại diện có thuê mướn lao động là người Việt Nam (có giao kết HĐLĐ theo quy định của Bộ luật lao động, Nghị định 198/CP) đều phải thành lập tổ chức CĐLT.
- Ở những doanh nghiệp, HTX, văn phòng đại diện có từ 10 lao động trở lên nhưng chưa có đoàn viên thì công đoàn cấp trên chọn, trong số CNLĐ tại đơn vị những người tích cực nhiệt tình, được quần chúng tín nhiệm để làm nòng cốt trong việc vận động tuyên truyền CNLĐ, phát triển đoàn viên, bàn bạc thống nhất với chủ doanh nghiệp để thành lập CĐLT.
- Nếu có khó khăn thì công đoàn cấp trên cử cán bộ công đoàn có nhiều kinh nghiệm, có uy tín xuống doanh nghiệp, Hợp tác xã, văn phòng đại diện làm Chủ tịch CĐLT hoặc phó Chủ tịch CĐLT để giúp đỡ tạo điều kiện cho CĐLT hoạt động tốt.
- Ở những doanh nghiệp, Hợp tác xã, văn phòng đại diện nếu:
+ Có đủ số lượng từ 10 đoàn viên trở lên thì thành lập ngay CĐCS và chỉ định BCH công đoàn lâm thời.
+ Có từ 3 đoàn viên trở lên thì tuỳ đặc điểm từng đơn vị và yêu cầu của người lao động sẽ áp dụng khoản 1 chương III Thông tri 19-TLĐ ngày 13/5/1994 của Chủ tịch TLĐ để thành lập CĐCS.
3. Trách nhiệm của công đoàn các cấp trong việc tổ chức thành lập CĐLT.
- Các doanh nghiệp SXKD, đơn vị sự nghiệp trực thuộc CĐNN toàn quốc, các đon vị thành viên của CĐTCT liên doanh với nước ngoài, hoặc cho nước ngoài thuê nhà xưởng để thành lập DN có vốn đầu tư nước ngoài chuyển một bộ phận lao động Việt Nam sang làm việc ở DN có vốn đầu tư nước ngoài thì công đoàn ngành, nghề toàn quốc chỉ đạo công đoàn Tổng công ty thành lập CĐCS hoặc công đoàn lâm thời (nếu công đoàn Tổng công ty trực thuộc công đoàn ngành, nghề toàn quốc) theo hướng dẫn tại điểm 2 mục II hướng dẫn này.
- Doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp TW (không có công đoàn ngành, nghề toàn quốc), doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đóng tại địa phương, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, Công ty TN HH, HTX thì do LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc TW trực tiếp thành lập CĐCS, CĐLT; hoặc giao cho LĐLĐ quận, huyện, thị, công đoàn ngành địa phương ra quyết định thành lập và chỉ đạo hoạt động của CĐCS, CĐLT theo điểm 2, mục II hướng dẫn này.
4. Hết thời gian hoạt động của công đoàn lâm thời nếu đủ điều kiện thì công đoàn cấp trên trực tiếp cho tiến hành đại hội, bầu BCH -CĐCS theo quy định của Điều lệ CĐVN; nếu không đủ điều kiện chuyển thành CĐCS thì tuỳ theo dặc điểm cụ thể từng đơn vị mà có quyết định cho phù hợp và phải thông báo cho CNLĐ cơ sở biết.
III. 6 CHƯƠNG II NAY NÓI RÕ THÊM
Công đoàn lâm thời được quyền thu 2% quỹ lương doanh nghiệp theo tinh thần khoản 2 mục II Thông tư 103/TT-LB ngày 2/12/1994 của Liên Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn, 1% đoàn phí do đoàn viên đóng góp, thu chi, quản lý tài chính tài sản công đoàn theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Tổng liên đoàn.
Trong quá trình thực hiện QĐ 81-TLĐ và hướng dẫn này nếu có khó khăn vướng mắc, các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành, nghề toàn quốc báo cáo Đoàn Chủ tịch để nghiên cứu giải quyết.
| Đặng Ngọc Chiến (Đã ký) |
- 1 Quyết định 777/2004/QĐ-TLĐ ban hành quy chế khen thưởng của Tổ chức Công đoàn do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 613/2004/QĐ-TLĐ về Quy chế làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng ban, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn nhiệm kỳ IX do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 3 Quyết định 81/QĐ-TLĐ năm 1996 về tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn lâm thời do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 1 Thông báo số 176/TB-VPCP ngày 06/09/2004 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Thủ tướng Phan Văn Khải tại buổi làm việc với đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- 2 Quyết định 777/2004/QĐ-TLĐ ban hành quy chế khen thưởng của Tổ chức Công đoàn do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 3 Quyết định 613/2004/QĐ-TLĐ về Quy chế làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng ban, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn nhiệm kỳ IX do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 4 Quyết định 81/QĐ-TLĐ năm 1996 về tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn lâm thời do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành