Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2004/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2004

THÔNG TƯ

VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 09/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 15/4/2003 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 187/2003/QĐ-TTG NGÀY 30/12/2002 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Ngày 15/4/2003, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 09/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Quyết định số 187/2002/QĐ-TTg ngày 30/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội. Căn cứ tình hình thực tế hiện nay của Ngân hàng Chính sách xã hội, sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 205 TC/TCNH ngày 07/01/2004 và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại công văn số 1455/NHNN-TCCB ngày 19/12/2003, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2003/TT-BLĐTBXH nói trên như sau:

1/ Về chuyển xếp lương:

- Sửa đoạn cuối tiết a, điểm 4, mục II như sau: Trong khi chờ ban hành tiêu chuẩn xếp hạng đối với các Chi nhánh, Ngân hàng Chính sách xã hội khẩn trương báo cáo nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và quy mô hoạt động của các Chi nhánh để Liên bộ có căn cứ thỏa thuận tạm thời xếp hạng cho đến hết năm 2005.

- Sửa tiết d, điểm 5, mục II như sau: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các chức vụ tương đương của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội ở địa phương được hưởng phụ cấp chức vụ theo hạng được xếp, kể cả thời gian tạm thời xếp hạng cho đến hết năm 2005.

- Bổ sung điểm 7, mục II như sau: Đối với người lao động làm việc từ khu vực khác chuyển đến làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội sau ngày 01/01/2004 thì việc chuyển xếp lương thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 19/2000/TT-BLĐTBXH ngày 07/8/2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xếp lương đối với lao động làm việc ở khu vực khác chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp Nhà nước.

2/ Về đơn giá tiền lương:

- Sửa đổi điểm 1, mục III như sau: Ngân hàng Chính sách xã hội được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương theo quy định tại tiết b.2 và b.6, điểm 2, mục III Thông tư số 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước.

- Sửa đổi điểm 2, mục III như sau: Trong 03 năm đầu từ 2003 đến 2005, quỹ tiền lương của Ngân hàng Chính sách xã hội được xác định tối thiểu bằng tiền lương bình quân thực tế thực hiện năm 2002 của cán bộ, viên chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nhân với số lao động thực tế sử dụng bình quân trong năm và báo cáo Liên Bộ, trên cơ sở đó thực hiện phân phối quỹ lương cho các đơn vị thành viên và trả lương cho cán bộ, viên chức gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả. Việc xác định số lao động thực tế sử dụng bình quân trong năm của ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo Thông tư số 08/1998/TT-BLĐTBXH ngày 07/5/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cách tính số lao động bình quân năm theo quy định tại Nghị định số 07/1998/NĐ-CP ngày 15/01/1998 của Chính phủ.

Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Liên Bộ thông báo mức tiền lương bình quân để làm cơ sở xác định quỹ tiền lương của Ngân hàng Chính sách xã hội.

3/ Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết.

Lê Duy Đồng

(Đã ký)