BỘ Y TẾ | VIỆT |
Số: 014-BYT/TT | Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 1961 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH NHỮNG NGHỀ THUỘC NGÀNH DƯỢC PHẨM VÀ THỦY TINH THUỘC CÁC XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM ĐƯỢC NGHỈ HÀNG NĂM 12 NGÀY CÓ LƯƠNG
Kính gửi: | - Xí nghiệp dược phẩm 1 |
Căn cứ Nghị định của Thủ tướng Chính phủ số 028/TTg ngày 28/01/1959 quy định những ngày lễ chính thức, chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ phép về việc riêng.
Căn cứ Thông tư số 14/LĐTT ngày 09/6/1960 của Bộ Lao động hướng dẫn việc thi hành lệ nghỉ những ngày lễ chính thức, nghỉ hàng năm và nghỉ phép có việc riêng trong khu vực sản xuất.
Căn cứ tình hình tổ chức sản xuất và điều kiện lao động đặc biệt có hại đến sức khỏe của một số công việc của ngành dược phẩm và thủy tinh.
Sau khi trao đổi và được sự thỏa thuận của Bộ Lao động trong công văn số 1398-LĐ-BH ngày 31/7/1961.
Bộ quy định những nghề sau đây được nghỉ hàng năm 12 ngày lao động có lương.
NGÀNH DƯỢC PHẨM
- Công nhân trực tiếp điều chế Sulfate ferreux, formol, ammoniaque, benzoate.
- Công nhân điều chế sulfate Baryum (bộ phận phản ứng và tinh chế).
- Công nhân, nhân viên làm catgut (trong buồng kín có hơi độc).
- Công nhân đóng gói quinacrine.
NGÀNH THỦY TINH
- Công nhân nấu thủy tinh (thường xuyên trực tiếp với sức nóng từ 40 độ trở lên)
- Công nhân nghiền sang pha trộn nguyên liệu để nấu thủy tinh.
- Công nhân sàng và giã đất đắp nồi để nấu thủy tinh.
Cách tính ngày nghỉ hàng năm đối với những công nhân, nhân viên trên đây áp dụng theo như Thông tư số 14/LĐTT ngày 09/6/1960 của Bộ Lao động đã quy định.
Thông tư này bắt đầu thi hành cho những công nhân nhân viên làm việc trên nghỉ phép năm 1961 (đã làm việc liên tục năm 1960) và chỉ áp dụng cho các xí nghiệp dược phẩm 1, 2. Trường hợp năm 1961 nếu các công nhân nhân viên trên đã nghỉ 10 ngày thì được nghỉ thêm cho đủ 12 ngày (nếu trong năm 1960 đã làm việc trên 6 tháng).
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |