BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2020/TT-BNV | Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2020 |
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2014/TT-BNV
1.
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
2. Quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ gồm: hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ; trách nhiệm của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ và sử dụng dịch vụ lưu trữ.”
2.
“Điều 4. Tổ chức kiểm tra và cấp Giấy Chứng nhận kết quả kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra
a) Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành và Chứng chỉ bồi dưỡng phù hợp với lĩnh vực hành nghề (nếu có) hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.”
“Điều 7. Hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ
Hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ gồm:
1. Bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các giấy tờ sau:
a) Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập (đối với tổ chức).
b) Hộ khẩu thường trú (đối với cá nhân hành nghề độc lập).
c) Chứng chỉ hành nghề lưu trữ của người tham gia hoạt động dịch vụ (đối với tổ chức).
d) Chứng chỉ hành nghề lưu trữ (đối với cá nhân hành nghề độc lập).
2. Danh sách người hành nghề lưu trữ (đối với tổ chức).
3. Tài liệu chứng minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành.”
4.
“Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ của tổ chức, cá nhân theo quy định. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động dịch vụ lưu trữ và sử dụng Chứng chỉ hành nghề lưu trữ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn quản lý.”
Điều 2. Bãi bỏ
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2020.
Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 2 Quyết định 458/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020-2025” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Kế hoạch 188/KH-UBDT về công tác văn thư, lưu trữ năm năm 2020 của Ủy ban Dân tộc
- 4 Công văn 6532/BNV-VTLTNN năm 2019 về phương hướng, nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ năm 2020 do Bộ Nội vụ ban hành
- 5 Nghị định 34/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 6 Luật lưu trữ 2011
- 1 Công văn 6532/BNV-VTLTNN năm 2019 về phương hướng, nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ năm 2020 do Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Kế hoạch 188/KH-UBDT về công tác văn thư, lưu trữ năm năm 2020 của Ủy ban Dân tộc
- 3 Quyết định 458/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020-2025” do Thủ tướng Chính phủ ban hành