- 1 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Thông tư 42/2018/TT-BGTVT sửa đổi các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Thông tư 27/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm phương tiện thủy nội địa và tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2024/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2024 |
Căn cứ Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT- BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa (sau đây viết tắt là Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT), Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm (sau đây viết tắt là Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT) và Thông tư số 27/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm phương tiện thủy nội địa và tàu biển (sau đây viết tắt là Thông tư số 27/2023/TT-BGTVT)
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 3 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“4. Đăng kiểm viên thực hiện công tác thẩm định thiết kế (sau đây gọi là đăng kiểm viên thẩm định thiết kế) là đăng kiểm viên thực hiện thẩm định các loại hồ sơ thiết kế được thiết lập theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia nhằm phục vụ cho đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi, nhập khẩu và khai thác phương tiện thủy nội địa và thực hiện thẩm định tài liệu hướng dẫn.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“1. Tốt nghiệp trung cấp trở lên.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Thông tư số 49/2015/TT -BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1, khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT) như sau:
“Điều 5. Tiêu chuẩn đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III
1. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III theo quy định tại điểm 1.2 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tối thiểu 12 (mười hai) tháng tại đơn vị đăng kiểm theo chương trình thực tập nghiệp vụ đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III theo quy định tại điểm 2.2 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
5. Đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III trước khi công nhận lần đầu.”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 6. Tiêu chuẩn đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II
1. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II theo quy định tại điểm 1.3 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Là đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III có tổng thời gian giữ hạng đủ 12 (mười hai) tháng.
4. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
5. Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm theo chương trình thực tập nghiệp vụ đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II theo quy định tại điểm 2.2 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II trước khi công nhận lần đầu.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 7. Tiêu chuẩn đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I
1. Là đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II có tổng thời gian giữ hạng đủ 24 tháng.
2. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I theo quy định tại điểm 1.4 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm theo chương trình thực tập nghiệp vụ đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I theo quy định tại điểm 2.2 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I trước khi công nhận lần đầu.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 8. Tiêu chuẩn đăng kiểm viên thẩm định thiết kế
1. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa theo quy định tại điểm 1.5 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đã thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế tối thiểu 06 (sáu) tháng đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa theo quy định tại điểm 2.3 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa trước khi công nhận lần đầu.”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 9. Tiêu chuẩn lãnh đạo đơn vị đăng kiểm
1. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm hạng I, hạng II phải có trình độ đại học trở lên; là đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hoặc đăng kiểm viên tàu biển.
3. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm hạng III phải có trình độ cao đẳng trở lên; là đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa hoặc đăng kiểm viên tàu biển.”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 11. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III
1. Nhiệm vụ
a) Kiểm tra lần đầu, chu kỳ, bất thường, hoán cải phương tiện;
b) Sao và thẩm định mẫu định hình;
c) Lập và cấp hồ sơ đăng kiểm cho các đối tượng kiểm tra;
d) Hướng dẫn thực tập nghiệp vụ cho đăng kiểm viên thực tập hạng III;
đ) Kiểm tra chất lượng sản phẩm công nghiệp sử dụng trong đóng mới, hoán cải, lắp đặt trên phương tiện;
e) Giám định trạng thái kỹ thuật, tham gia điều tra tai nạn đối với phương tiện thủy nội địa trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
g) Kiểm tra năng lực kỹ thuật của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa theo quy định;
h) Tính giá dịch vụ, lệ phí đăng kiểm cho đối tượng kiểm tra theo quy định;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị.
2. Phạm vi thực hiện
a) Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này theo chuyên ngành đào tạo đối với phương tiện thủy nội địa có tổng dung tích dưới 500 GT, phương tiện thủy nội địa có động cơ tổng công suất máy chính dưới 300 sức ngựa, phương tiện thủy nội địa có sức chở dưới 50 người (trừ tàu cấp VR -SB, tàu nhiều thân, tàu chở công te nơ, tàu cao tốc chở khách, tàu đệm khí, tàu cánh ngầm, tàu dầu, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hàng nguy hiểm);
b) Trường hợp đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 2 tại Mục III Phụ lục I hoặc là đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 1 tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được tập huấn, thực tập nghiệp vụ với hạng mục tương ứng, đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành thì được thực hiện kiểm tra chu kỳ, bất thường theo chuyên ngành đào tạo bổ sung đối với phương tiện nêu tại điểm a khoản này.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 12. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này;
b) Tham gia tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên hạng III và hạng II;
c) Hướng dẫn thực tập nghiệp vụ cho đăng kiểm viên thực tập hạng II;
d) Kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ để công nhận đăng kiểm viên hạng III và hạng II.
2. Phạm vi thực hiện
a) Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này theo chuyên ngành đào tạo đối với các loại phương tiện thủy nội địa (trừ tàu dầu có tổng dung tích từ 3000 GT trở lên, tàu hàng cấp VR-SB có tổng dung tích từ 3000 GT trở lên hoặc tàu khách cấp VR-SB có sức chở từ 100 người trở lên, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hàng nguy hiểm);
b) Trường hợp đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 2 tại Mục III Phụ lục I hoặc là đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 1 tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được tập huấn, thực tập nghiệp vụ với hạng mục tương ứng, đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành thì được thực hiện kiểm tra chu kỳ, bất thường theo chuyên ngành đào tạo bổ sung đối với phương tiện nêu tại điểm a khoản này.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 13. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện các nhiệm vụ nêu tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này;
b) Tham gia tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên hạng I;
c) Hướng dẫn thực tập nghiệp vụ cho đăng kiểm viên thực tập hạng I;
d) Kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ để công nhận đăng kiểm viên hạng I.
2. Phạm vi thực hiện
a) Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này theo chuyên ngành đào tạo đối với tất cả các loại phương tiện thủy nội địa;
b) Trường hợp đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 2 tại Mục III Phụ lục I hoặc là đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 1 tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được tập huấn, thực tập nghiệp vụ với hạng mục tương ứng, đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành thì được thực hiện kiểm tra chu kỳ, bất thường theo chuyên ngành đào tạo bổ sung đối với phương tiện nêu tại điểm a khoản này.”.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 14. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên thẩm định thiết kế
1. Nhiệm vụ
a) Thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn quy định tại Điều 3 Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 16/2023/TT-BGTVT ngày 30/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa);
b) Lập hồ sơ liên quan đến việc thẩm định thiết kế;
c) Tính giá dịch vụ, lệ phí thẩm định thiết kế theo quy định;
d) Hướng dẫn thực tập nghiệp vụ cho đăng kiểm viên thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế;
đ) Kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ để công nhận đăng kiểm viên thẩm định thiết kế.
2. Phạm vi thực hiện: theo nội dung thực tập và đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa.”.
12. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 16 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“a) Từ chối cấp hồ sơ đăng kiểm, hồ sơ thẩm định thiết kế khi tổ chức, cá nhân không nộp giá dịch vụ và lệ phí đăng kiểm theo quy định;”.
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 19 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“1. Được ký hồ sơ thẩm định thiết kế, hồ sơ đăng kiểm theo quy định.”.
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 21. Thẩm quyền công nhận đăng kiểm viên, thu hồi Giấy chứng nhận đăng kiểm viên
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định công nhận đăng kiểm viên và thu hồi Giấy chứng nhận đăng kiểm viên theo quy định tại Thông tư này.”.
15. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“2. Thành phần hội đồng gồm: Đại diện lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam là Chủ tịch hội đồng, thư ký hội đồng và các ủy viên.”.
16. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 23. Hồ sơ đề nghị công nhận đăng kiểm viên
1. Hồ sơ công nhận đăng kiểm viên lần đầu
a) Giấy đề nghị của đơn vị đăng kiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính);
b) Lý lịch chuyên môn của đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính);
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính các văn bằng chứng chỉ chuyên môn;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính báo cáo thực tập nghiệp vụ của người được đề nghị công nhận đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ công nhận lại đăng kiểm viên
a) Giấy đề nghị của đơn vị đăng kiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính);
b) Lý lịch chuyên môn của đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính) nếu có thay đổi so với Hồ sơ công nhận đăng kiểm viên lần đầu.
3. Hồ sơ công nhận nâng hạng đăng kiểm viên
a) Giấy đề nghị của đơn vị đăng kiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính);
b) Lý lịch chuyên môn của người được đề nghị nâng hạng đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính);
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính các văn bằng chứng chỉ chuyên môn nếu có thay đổi so với Hồ sơ công nhận đăng kiểm viên lần đầu;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính báo cáo thực tập nghiệp vụ của người được đề nghị nâng hạng đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.”.
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 24. Công nhận đăng kiểm viên lần đầu
1. Đơn vị đăng kiểm gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đăng kiểm Việt Nam 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Thông tư này. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ; trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu thành phần hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn cho đơn vị đăng kiểm để bổ sung theo quy định.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất với đơn vị đăng kiểm về thời gian, địa điểm và phân công đăng kiểm viên để tiến hành kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đối với người được đề nghị công nhận đăng kiểm viên. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc sau khi hoàn thành kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của người được đề nghị công nhận đăng kiểm viên, đăng kiểm viên và đơn vị đăng kiểm phải hoàn thành biên bản kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đăng kiểm viên theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ tối đa 03 (ba) tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc sau khi Cục Đăng kiểm Việt Nam nhận được biên bản kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều này, Hội đồng công nhận đăng kiểm viên căn cứ tiêu chuẩn đăng kiểm viên quy định tại Thông tư này và kết quả kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ: nếu đạt yêu cầu thì đề nghị Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định công nhận đăng kiểm viên, cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm viên; nếu không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản cho đơn vị đăng kiểm đề nghị công nhận đăng kiểm viên. Giấy chứng nhận đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa có thời hạn 05 (năm) năm theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đơn vị đăng kiểm được quyền đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra lại năng lực thực hành nghiệp vụ đối với người được đề nghị công nhận đăng kiểm viên sau thời gian tối thiểu 01 (một) tháng kể từ ngày kiểm tra không đạt. Đơn vị đăng kiểm gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đăng kiểm Việt Nam 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của Thông tư này. Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện trình tự, thủ tục công nhận đăng kiểm viên theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
5. Kết quả công nhận đăng kiểm viên được trả cho đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận đăng kiểm viên trực tiếp tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.”.
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 25. Công nhận lại đăng kiểm viên
1. Đơn vị đăng kiểm gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đăng kiểm Việt Nam 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Thông tư này. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ; trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu thành phần hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn cho đơn vị đăng kiểm để bổ sung theo quy định.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận của đăng kiểm viên đã hết hiệu lực nhưng tối đa không quá 12 (mười hai) tháng, thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Hội đồng công nhận đăng kiểm viên đề nghị Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định công nhận lại đăng kiểm viên, cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm viên với thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 24 của Thông tư này. Trường hợp Giấy chứng nhận của đăng kiểm viên đã hết hiệu lực quá 12 (mười hai) tháng, thủ tục công nhận lại thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 24 của Thông tư này.
3. Trường hợp công nhận lại cho đăng kiểm viên đề nghị bổ sung phạm vi và loại hình kiểm tra nhưng không thay đổi hạng đăng kiểm viên hoặc đăng kiểm viên bị thu hồi Giấy chứng nhận, thủ tục công nhận lại thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 24 của Thông tư này.
4. Kết quả công nhận lại đăng kiểm viên được trả cho đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận đăng kiểm viên trực tiếp tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.”.
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 26. Công nhận nâng hạng đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra
1. Đơn vị đăng kiểm gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đăng kiểm Việt Nam 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Thông tư này. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ; trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu thành phần hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn cho đơn vị đăng kiểm để bổ sung theo quy định.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện trình tự, thủ tục nâng hạng đăng kiểm viên theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 24 của Thông tư này.”.
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 27. Công nhận đăng kiểm viên trong trường hợp đặc biệt
1. Đăng kiểm viên tàu biển đã được công nhận theo quy định của pháp luật và còn thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng kiểm viên tàu biển hoặc đăng kiểm viên của tổ chức đăng kiểm quốc tế là thành viên của Hiệp hội các tổ chức phân cấp quốc tế (IACS), sau khi được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa sẽ được công nhận là đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa với các hạng mục tương ứng với Phụ lục của Giấy chứng nhận đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác kiểm tra tàu (đăng kiểm viên tàu biển bậc cao được công nhận tương ứng đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hạng I, đăng kiểm viên tàu biển được công nhận tương ứng đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hạng II); sau thời gian 06 (sáu) tháng kể từ ngày công nhận đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II, nếu được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I và được kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ đạt yêu cầu sẽ được công nhận nâng hạng đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I.
2. Người đã có từ 01 (một) đến 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc vận hành tàu thủy, công trình biển và có thời gian thực tập nghiệp vụ tối thiểu 06 (sáu) tháng, sau khi được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa sẽ được kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ để công nhận đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III.
3. Người đã có trên 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc vận hành tàu thủy, công trình biển và có thời gian thực tập nghiệp vụ tối thiểu 03 (ba) tháng, sau khi được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa sẽ được kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ để công nhận đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III.
4. Đăng kiểm viên tàu biển đã được công nhận thực hiện công tác thẩm định thiết kế tàu biển theo quy định của pháp luật và còn thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng kiểm viên, sau khi được tập huấn nghiệp vụ thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa sẽ được công nhận đăng kiểm viên thực hiện công tác thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa với nhiệm vụ, phạm vi thực hiện tương ứng.
5. Người có thời gian thực hiện nhiệm vụ thiết kế tàu thủy tại các đơn vị thiết kế tàu thủy tối thiểu 02 (hai) năm hoặc đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra, đáp ứng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Thông tư này, sau khi được tập huấn nghiệp vụ thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa, có thời gian thực tập nghiệp vụ tối thiểu 03 (ba) tháng, sẽ được kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ để công nhận đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa.
6. Hồ sơ và thủ tục đề nghị công nhận đăng kiểm viên
a) Trường hợp đề nghị công nhận đăng kiểm viên nêu tại các khoản 1, khoản 4 Điều này: Đơn vị đăng kiểm gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đăng kiểm Việt Nam 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 23 của Thông tư này. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Hội đồng công nhận đăng kiểm viên căn cứ tiêu chuẩn đăng kiểm viên quy định tại Thông tư này để đề nghị Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định công nhận đăng kiểm viên, cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm viên;
b) Trường hợp đề nghị công nhận đăng kiểm viên nêu tại các khoản 2, khoản 3, khoản 5 Điều này: Hồ sơ đề nghị công nhận đăng kiểm viên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Thông tư này. Thủ tục công nhận đăng kiểm viên thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này.”.
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 28. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng kiểm viên
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng kiểm viên còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng, đơn vị đăng kiểm có văn bản đề nghị cấp lại theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này. Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ cấp lại Giấy chứng nhận đăng kiểm viên trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, trường hợp không cấp lại có văn bản nêu rõ lý do. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng kiểm viên được cấp lại bằng thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy chứng nhận đăng kiểm viên bị mất, bị hư hỏng.”.
22. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 29. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng kiểm viên
Đăng kiểm viên bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kiểm viên trong các trường hợp sau:
1. Làm sai lệch kết quả đăng kiểm phương tiện hoặc không tuân thủ đúng quy định, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các hướng dẫn có liên quan đến công tác đăng kiểm phương tiện mà gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến an toàn phương tiện đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.
2. Làm giả các hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm viên.
3. Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án do vi phạm các quy định liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
4. Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.”.
23. Bổ sung Điều 31a vào sau Điều 31 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 31a. Trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm
1. Tổ chức phân công nhiệm vụ cho đăng kiểm viên tại đơn vị phù hợp với năng lực được nêu trên Giấy chứng nhận đăng kiểm viên và phù hợp với thẩm quyền, nhiệm vụ của đơn vị.
2. Đảm bảo về nguồn nhân lực phục vụ công tác đăng kiểm tại đơn vị theo quy định.
3. Chịu trách nhiệm về các nội dung trong báo cáo thực tập nghiệp vụ của người được đề nghị thuộc đơn vị mình theo quy định tại Thông tư này.”.
1. Bổ sung Phụ lục VIII vào Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT bằng Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thay thế Phụ lục I, Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT tương ứng bằng Phụ lục I, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thay thế Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 49/2015/TT- BGTVT (đã được thay thế bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 27/2023/TT-BGTVT) bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đăng kiểm viên có Giấy chứng nhận đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hạng III cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến hết thời hạn còn lại của Giấy chứng nhận đăng kiểm viên mà không cần phải cấp lại Giấy chứng nhận đăng kiểm viên, cụ thể như sau:
a) Đối với đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra theo phạm vi tại điểm b khoản 2 Điều 11 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT được tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đối tượng và loại hình kiểm tra tại Phụ lục Giấy chứng nhận;
b) Đối với đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra theo phạm vi tại điểm a khoản 2 Điều 11 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT được thực hiện nhiệm vụ cho đối tượng và loại hình kiểm tra tại Phụ lục Giấy chứng nhận theo phạm vi thực hiện tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư này.
2. Đăng kiểm viên có Giấy chứng nhận đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hạng II cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến hết thời hạn còn lại của Giấy chứng nhận đăng kiểm viên cho đối tượng và loại hình kiểm tra tại Phụ lục Giấy chứng nhận theo phạm vi thực hiện tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư này mà không cần phải cấp lại Giấy chứng nhận đăng kiểm viên.
3. Đăng kiểm viên có Giấy chứng nhận đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hạng I cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến hết thời hạn còn lại của Giấy chứng nhận đăng kiểm viên.
4. Đăng kiểm viên có Giấy chứng nhận đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa thực hiện công tác thẩm định thiết kế cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến hết thời hạn còn lại của Giấy chứng nhận đăng kiểm viên.
5. Đăng kiểm viên đã thực tập trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nếu đủ thời gian thực tập, đủ hạng mục quy định tại Thông tư này và đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành thì được cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm viên tương ứng theo quy định tại Thông tư này.
6. Trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, lãnh đạo đơn vị đăng kiểm hạng III, đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III theo quy định tại Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT phải đáp ứng các tiêu chuẩn của lãnh đạo đơn vị đăng kiểm hạng III, đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III theo quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2024.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ, THỰC TẬP NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BGTVT ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ VÀ ĐĂNG KIỂM VIÊN
1.1 Đối với nhân viên nghiệp vụ
a) Giới thiệu về Cục Đăng kiểm Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp, quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kiểm;
b) Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật về các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ; yêu cầu về hồ sơ kiểm định; quản lý hồ sơ, báo cáo, truyền số liệu kiểm định;
c) Hướng dẫn sử dụng các chương trình, phần mềm quản lý có liên quan.
1.2 Đối với đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III
a) Giới thiệu về Cục Đăng kiểm Việt Nam; đạo đức nghề nghiệp; quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa;
b) Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật: các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa liên quan đến công việc của đăng kiểm viên hạng III;
c) Hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy định và thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo chuyên ngành vỏ tàu hoặc máy tàu theo phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng III được quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này;
d) Hướng dẫn sử dụng thiết bị kiểm định và các chương trình, phần mềm quản lý đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
1.3 Đối với đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II
a) Giới thiệu về Cục Đăng kiểm Việt Nam; đạo đức nghề nghiệp; quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa;
b) Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật: các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa liên quan đến công việc của đăng kiểm viên hạng II;
c) Hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy định và hướng dẫn thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo chuyên ngành vỏ tàu hoặc máy tàu theo phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng II được quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư này;
d) Hướng dẫn sử dụng thiết bị kiểm định và các chương trình, phần mềm quản lý đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
1.4 Đối với đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I
a) Giới thiệu về Cục Đăng kiểm Việt Nam; đạo đức nghề nghiệp; quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa;
b) Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật: các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa liên quan đến công việc của đăng kiểm viên hạng I;
c) Hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy định và hướng dẫn thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo chuyên ngành vỏ tàu hoặc máy tàu theo phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng I được quy định tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư này;
d) Hướng dẫn sử dụng thiết bị kiểm định và các chương trình, phần mềm quản lý đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
1.5 Đối với đăng kiểm viên thẩm định thiết kế
a) Giới thiệu về Cục Đăng kiểm Việt Nam; đạo đức nghề nghiệp; quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa;
b) Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật: các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa;
c) Hướng dẫn thẩm định thiết kế trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện và chế tạo sản phẩm công nghiệp theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm và các hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan;
d) Hướng dẫn sử dụng các chương trình, phần mềm quản lý đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI ĐĂNG KIỂM VIÊN
2.1.1 Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phân công đăng kiểm viên hướng dẫn đăng kiểm viên thực tập theo nội dung quy định tại Phụ lục này. Đăng kiểm viên đã thực tập đối với loại phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa (Mã số đăng ký: QCVN 72:2013/BGTVT và các sửa đổi) thì không cần phải thực tập đối với loại phương tiện tương ứng thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ (Mã số đăng ký: QCVN 25:2015/BGTVT).
2.1.2 Đăng kiểm viên hoàn thành thực tập hạng mục nào và đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành thì được cấp Giấy chứng nhận theo hạng mục đó trong phạm vi thực hiện.
2.2 Thực tập nghiệp vụ của đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra
2.2.1 Thực tập nghiệp vụ kiểm tra đóng mới phương tiện thủy nội địa
Đăng kiểm viên thực tập đầy đủ hạng mục theo chuyên ngành trong đóng mới theo chương trình tập huấn, phạm vi thực hiện của từng hạng đăng kiểm viên quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 của Thông tư này. Đăng kiểm viên thực tập phải thực hiện:
- Thực hành có hướng dẫn của đăng kiểm viên hướng dẫn mỗi nội dung của hạng mục thực tập tối thiểu 01 (một) phương tiện;
- Thực hành độc lập có sự chứng kiến của đăng kiểm viên hướng dẫn mỗi nội dung của hạng mục thực tập tối thiểu 01 (một) phương tiện.
a) Các hạng mục thực tập phần vỏ tàu trong đóng mới của đăng kiểm viên hạng III kiểm tra các phương tiện theo phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng III được quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này
TT | Hạng mục thực tập |
1 | Kiểm tra phóng dạng (không áp dụng đối với phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 25:2015/BGTVT) |
2 | Kiểm tra vật liệu |
3 | Kiểm tra gia công chi tiết, cụm chi tiết, lắp ráp thân tàu |
4 | Kiểm tra hàn thân tàu |
5 | Kiểm tra thử thủy lực, thử kín nước hoặc kín dầu các két chứa, các cửa kín nước, các hộp van thông sông, kiểm tra không phá hủy |
6 | Kiểm tra trước khi hạ thủy: đo các kích thước chính của tàu, kẻ đường nước chở hàng, gắn dấu mạn khô thước nước |
7 | Kiểm tra trang thiết bị |
8 | Thử tại bến (không áp dụng đối với phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 25:2015/BGTVT) |
9 | Giám sát thử nghiêng lệch, xác nhận báo cáo thử nghiêng, xác định trọng lượng tàu không |
10 | Thử đường dài |
11 | Gắn số kiểm soát, tem kiểm định lên tàu |
Tàu khách (thực tập bổ sung) | |
12 | Kiểm tra kết cấu chống cháy |
13 | Kiểm tra trang thiết bị an toàn |
b) Các hạng mục thực tập phần vỏ tàu trong đóng mới của đăng kiểm viên hạng II kiểm tra các phương tiện theo phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng II được quy định tại khoản 2 Điều 12 (không kể phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng III) của Thông tư này
TT | Tàu khách (thực tập bổ sung) |
Với tất cả các loại tàu | |
1 | Kiểm tra phóng dạng |
2 | Kiểm tra vật liệu |
3 | Kiểm tra gia công chi tiết, cụm chi tiết, lắp ráp thân tàu |
4 | Kiểm tra hàn thân tàu |
5 | Kiểm tra thử thủy lực, thử kín nước hoặc kín dầu các két chứa, các cửa kín nước, các hộp van thông sông, kiểm tra không phá hủy |
6 | Kiểm tra trước khi hạ thủy: đo các kích thước chính của tàu, kẻ đường nước chở hàng, gắn dấu mạn khô thước nước |
7 | Kiểm tra trang thiết bị |
8 | Thử tại bến |
9 | Giám sát thử nghiêng lệch, xác nhận báo cáo thử nghiêng, xác định trọng lượng tàu không |
10 | Thử đường dài |
11 | Gắn số kiểm soát, tem kiểm định lên tàu |
Tàu khách (thực tập bổ sung) | |
12 | Kiểm tra kết cấu chống cháy |
13 | Kiểm tra trang thiết bị an toàn |
Các hạng mục thực tập phần vỏ tàu trong đóng mới của đăng kiểm viên hạng II có nhu cầu được công nhận là đăng kiểm viên kiểm tra đóng mới tàu dầu thì phải thực tập bổ sung các hạng mục sau:
TT | Hạng mục thực tập |
1 | Kiểm tra gia công chi tiết, cụm chi tiết, lắp ráp thân tàu |
2 | Hệ thống thông hơi két hàng (các ống thông hơi trên boong cao nhất, các van thở) |
3 | Kiểm tra kết cấu chống cháy |
4 | Kiểm tra hệ thống và thiết bị phát hiện và chữa cháy trên tàu |
5 | Bố trí và trang bị cho tàu (cứu sinh, trang bị cá nhân, thiết bị thở,...) |
c) Các hạng mục thực tập phần vỏ tàu trong đóng mới của đăng kiểm viên hạng I kiểm tra các phương tiện theo phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng I được quy định tại khoản 2 Điều 13 (không kể phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng II) của Thông tư này
TT | Tàu khách (thực tập bổ sung) |
Với tất cả các loại tàu | |
1 | Kiểm tra phóng dạng |
2 | Kiểm tra vật liệu |
3 | Kiểm tra gia công chi tiết, cụm chi tiết, lắp ráp thân tàu |
4 | Kiểm tra hàn thân tàu |
5 | Kiểm tra thử thủy lực, thử kín nước hoặc kín dầu các két chứa, các cửa kín nước, các hộp van thông sông, kiểm tra không phá hủy |
6 | Kiểm tra trước khi hạ thủy: đo các kích thước chính của tàu, kẻ đường nước chở hàng, gắn dấu mạn khô thước nước |
7 | Kiểm tra trang thiết bị |
8 | Thử tại bến |
9 | Giám sát thử nghiêng lệch, xác nhận báo cáo thử nghiêng, xác định trọng lượng tàu không |
10 | Thử đường dài |
11 | Gắn số kiểm soát, tem kiểm định lên tàu |
Tàu khách (thực tập bổ sung) | |
12 | Kiểm tra kết cấu chống cháy |
13 | Kiểm tra trang thiết bị an toàn |
Các hạng mục thực tập vỏ tàu trong đóng mới của đăng kiểm viên hạng I có nhu cầu được công nhận là đăng kiểm viên kiểm tra đóng mới tàu dầu thì phải thực tập bổ sung các hạng mục sau:
TT | Hạng mục thực tập |
1 | Kiểm tra gia công chi tiết, cụm chi tiết, lắp ráp thân tàu |
2 | Hệ thống thông hơi két hàng (các ống thông hơi trên boong cao nhất, các van thở) |
3 | Kiểm tra kết cấu chống cháy |
4 | Kiểm tra hệ thống và thiết bị phát hiện và chữa cháy trên tàu |
5 | Bố trí và trang bị cho tàu (cứu sinh, trang bị cá nhân, thiết bị thở,...) |
Các hạng mục thực tập vỏ tàu trong đóng mới của đăng kiểm viên hạng I có nhu cầu được công nhận là đăng kiểm viên kiểm tra đóng mới tàu chở hoá chất thì phải thực tập bổ sung các hạng mục sau:
TT | Hạng mục thực tập |
1 | Kiểm tra kết cấu/vật liệu đặc biệt |
2 | Kiểm tra hệ thống thông hơi két hàng (các ống thông hơi trên boong cao nhất, các van thở) |
3 | Kiểm tra kết cấu chống cháy |
4 | Kiểm tra hệ thống và thiết bị phát hiện và chữa cháy trên tàu |
5 | Trang bị cho tàu (bảo hộ cá nhân, thiết bị thở, tắm, rửa mắt,…) |
Các hạng mục thực tập vỏ tàu trong đóng mới của đăng kiểm viên hạng I có nhu cầu được công nhận là đăng kiểm viên kiểm tra đóng mới tàu chở khí hoá lỏng thì phải thực tập bổ sung các hạng mục sau:
TT | Hạng mục thực tập |
1 | Kiểm tra kết cấu đặc biệt (cấu trúc đỡ két hàng, bố trí làm kín boong thời tiết tại vị trí lỗ mở cho két hàng) |
2 | Kiểm tra kết cấu két hàng |
3 | Bố trí và trang bị cho tàu (bảo hộ cá nhân, thiết bị thở, tắm, rửa mắt,…) |
4 | Kiểm tra hệ thống và trang bị dập cháy trên tàu |
Lưu ý: các hạng mục thực tập tương tự đối với tàu dầu, tàu chở hoá chất và tàu chở khí hoá lỏng có thể được công nhận lẫn nhau.
d) Các hạng mục thực tập phần máy tàu và điện tàu trong đóng mới của đăng kiểm viên hạng III kiểm tra các phương tiện theo phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng III được quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này
TT | Hạng mục thực tập |
1 | Kiểm tra hồ sơ, chứng chỉ của hệ thống máy tàu được quy định ở Phần 3 Mục II của QCVN 72:2013/BGTVT và các sửa đổi (không áp dụng đối với phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 25:2015/BGTVT) |
2 | Kiểm tra lắp đặt hệ trục chân vịt |
3 | Kiểm tra lắp đặt chân vịt |
4 | Thử thủy lực, thử kín hệ thống đường ống sau khi đã lắp đặt trên tàu |
5 | Thử hoạt động các bơm trên tàu |
6 | Kiểm tra, thử máy lái |
7 | Kiểm tra trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm |
8 | Kiểm tra thử hệ thống máy tàu tại bến (không áp dụng đối với phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 25:2015/BGTVT) |
9 | Thử đường dài phần máy tàu (không áp dụng đối với phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 25:2015/BGTVT) |
10 | Kiểm tra thiết bị điện |
11 | Thử máy phát điện, thử các bảng điện, hệ thống điện sự cố |
12 | Thử các thiết bị thông tin liên lạc trên tàu, vô tuyến điện và các thiết bị tín hiệu |
đ) Các hạng mục thực tập phần máy và điện tàu trong đóng mới của đăng kiểm viên hạng II kiểm tra các phương tiện theo phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng II được quy định tại khoản 2 Điều 12 (không kể phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng III) của Thông tư này
TT | Hạng mục thực tập |
Với tất cả các loại tàu | |
1 | Kiểm tra hồ sơ, chứng chỉ của hệ thống máy tàu được quy định ở Phần 3 Mục II của QCVN 72:2013/BGTVT và các sửa đổi |
2 | Kiểm tra lắp đặt hệ trục chân vịt |
3 | Kiểm tra lắp đặt chân vịt |
4 | Bố trí đường ống (vật liệu sử dụng, liên kết hàn, thử không phá hủy, thử áp lực thủy tĩnh, thử rò rỉ) |
5 | Kiểm tra nồi hơi (lắp đặt, thử hoạt động, van an toàn, hệ thống kiểm soát đốt) |
6 | Kiểm tra bình khí nén và máy nén khí (lắp ráp, thử thủy tĩnh và thử hoạt động) |
7 | Thử hoạt động các bơm trên tàu |
8 | Thử hút khô |
9 | Kiểm tra, thử máy lái |
10 | Kiểm tra trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm |
11 | Kiểm tra thử hệ thống máy tàu tại bến (không áp dụng đối với phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 25:2015/BGTVT) |
12 | Thử đường dài phần máy tàu (không áp dụng đối với phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 25:2015/BGTVT) |
13 | Kiểm tra thiết bị điện |
14 | Thử máy phát điện, thử các bảng điện, hệ thống điện sự cố |
15 | Thử các thiết bị thông tin liên lạc trên tàu và các thiết bị tín hiệu |
Các hạng mục thực tập phần máy và điện tàu trong đóng mới của đăng kiểm viên hạng II muốn được công nhận là đăng kiểm viên kiểm tra đóng mới tàu dầu thì phải thực tập bổ sung các hạng mục sau:
TT | Hạng mục thực tập |
1 | Bố trí đường ống dầu hàng (lắp đặt đường ống dầu hàng) |
2 | Kiểm tra buồng bơm hàng (lắp đặt bơm hàng, bố trí làm kín trục bơm xuyên vách, thử chức năng thiết bị an toàn) |
3 | Kiểm tra hệ thống thông hơi két hàng (ống thông hơi và van thở trên boong) |
4 | Kiểm tra hệ thống và thiết bị phát hiện và chữa cháy trên tàu |
5 | Trang bị điện trong khu vực nguy hiểm |
e) Các hạng mục thực tập phần máy và điện tàu trong đóng mới của đăng kiểm viên hạng I kiểm tra các phương tiện theo phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng I được quy định tại khoản 2 Điều 13 (không kể phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng II) của Thông tư này
TT | Hạng mục thực tập |
Với tất cả các loại tàu | |
1 | Kiểm tra hồ sơ, chứng chỉ của hệ thống máy tàu được quy định ở Phần 3 Mục II của QCVN 72:2013/BGTVT và các sửa đổi |
2 | Kiểm tra lắp đặt hệ trục chân vịt |
3 | Kiểm tra lắp đặt chân vịt |
4 | Bố trí đường ống (vật liệu sử dụng, liên kết hàn, thử không phá hủy, thử áp lực thủy tĩnh, thử rò rỉ) |
5 | Kiểm tra nồi hơi (lắp ráp, thử hoạt động, van an toàn, hệ thống kiểm soát đốt) |
6 | Kiểm tra bình khí nén và máy nén khí (lắp ráp, thử thủy tĩnh và thử hoạt động) |
7 | Thử hoạt động các bơm trên tàu |
8 | Thử hút khô |
9 | Kiểm tra, thử máy lái |
10 | Kiểm tra trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm |
11 | Kiểm tra thử hệ thống máy tàu tại bến (không áp dụng đối với phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 25:2015/BGTVT) |
12 | Thử đường dài phần máy tàu (không áp dụng đối với phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 25:2015/BGTVT) |
13 | Kiểm tra thiết bị điện |
14 | Thử máy phát điện, thử các bảng điện, hệ thống điện sự cố |
15 | Thử các thiết bị thông tin liên lạc trên tàu và các thiết bị tín hiệu |
Các hạng mục thực tập phần máy và điện tàu trong đóng mới của đăng kiểm viên hạng I có nhu cầu được công nhận là đăng kiểm viên kiểm tra đóng mới tàu dầu thì phải thực tập bổ sung các hạng mục sau:
TT | Hạng mục thực tập |
1 | Bố trí đường ống dầu hàng (lắp đặt đường ống dầu hàng) |
2 | Kiểm tra buồng bơm hàng (lắp đặt bơm hàng, bố trí làm kín trục bơm xuyên vách, thử chức năng thiết bị an toàn) |
3 | Kiểm tra hệ thống thông hơi két hàng (ống thông hơi và van thở trên boong) |
4 | Kiểm tra hệ thống và thiết bị phát hiện và chữa cháy trên tàu |
5 | Trang bị điện trong khu vực nguy hiểm |
Các hạng mục thực tập phần máy và điện tàu trong đóng mới của đăng kiểm viên hạng I có nhu cầu được công nhận là đăng kiểm viên kiểm tra đóng mới tàu chở hoá chất thì phải thực tập bổ sung các hạng mục sau:
TT | Hạng mục thực tập |
1 | Bố trí đường ống hàng (lắp đặt đường ống hàng) |
2 | Bơm hàng, bơm dằn, buồng bơm (lắp đặt bơm hàng, bố trí làm kín trục bơm xuyên vách, thử chức năng thiết bị an toàn) |
3 | Kiểm tra hệ thống thông hơi két hàng (ống thông hơi và van thở trên boong cao nhất) |
4 | Kiểm tra hệ thống và thiết bị phát hiện và chữa cháy trên tàu |
5 | Kiểm soát môi trường (hệ thống khí trơ, cách ly, đệm,...) |
6 | Kiểm tra hệ thống thông gió cưỡng bức ở khu vực hàng |
7 | Kiểm tra hệ thống rửa, thu hồi, hút vét và xả thải hàng lỏng |
8 | Trang bị điện trong khu vực nguy hiểm |
Các hạng mục thực tập phần máy và điện tàu trong đóng mới của đăng kiểm viên hạng I có nhu cầu được công nhận là đăng kiểm viên kiểm tra đóng mới tàu chở khí (được điều áp) và tàu chở khí (nhiệt độ thấp) thì phải thực tập bổ sung các hạng mục sau:
Tàu chở khí (được điều áp)
TT | Hạng mục thực tập |
1 | Bố trí đường ống hàng (lắp đặt đường ống hàng) |
2 | Bơm hàng, máy nén hàng, buồng bơm (lắp đặt bơm hàng, máy nén, bố trí làm kín trục bơm xuyên vách, thử chức năng thiết bị an toàn) |
3 | Kiểm tra hệ thống thông gió trong không gian hầm hàng |
4 | Kiểm tra thiết bị kiểm soát và chỉ báo (thiết bị chỉ báo mức, đo áp suất chỉ báo nhiệt độ,…) cho két hàng |
5 | Kiểm tra hệ thống và thiết bị phát hiện và chữa cháy trên tàu chở khí được điều áp |
6 | Trang bị cho tàu chở khí (bảo hộ cá nhân, thiết bị thở, tắm, rửa mắt,...) |
7 | Trang bị điện trong khu vực nguy hiểm |
Tàu chở khí (nhiệt độ thấp)
TT | Hạng mục thực tập |
1 | Kiểm tra hệ thống kiểm soát hàng (kiểm soát áp suất/nhiệt độ hàng) |
2 | Kiểm soát môi trường (hệ thống khí trơ) |
3 | Kiểm tra hệ thống và thiết bị phát hiện và chữa cháy trên tàu (nhiệt độ thấp) |
Lưu ý: Các hạng mục thực tập tương tự đối với tàu dầu, tàu chở hoá chất và tàu chở khí có thể được công nhận lẫn nhau.
2.2.2 Thực tập nghiệp vụ kiểm tra phương tiện thủy nội địa trong khai thác
Đăng kiểm viên thực tập đầy đủ hạng mục theo chuyên ngành các loại hình kiểm tra của phương tiện thủy nội địa đang khai thác theo chương trình tập huấn, phạm vi thực hiện của từng hạng đăng kiểm viên quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 của Thông tư này. Đăng kiểm viên thực tập phải thực hiện:
- Thực hành có hướng dẫn của đăng kiểm viên hướng dẫn mỗi nội dung của hạng mục thực tập tối thiểu 01 (một) phương tiện;
- Thực hành độc lập có sự chứng kiến của đăng kiểm viên hướng dẫn mỗi nội dung của hạng mục thực tập tối thiểu 01 (một) phương tiện.
a) Hạng mục thực tập nghiệp vụ kiểm tra phương tiện thủy nội địa trong khai thác của đăng kiểm viên hạng III kiểm tra các phương tiện theo phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng III được quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này
TT | Hạng mục thực tập |
1 | Kiểm tra lần đầu thân tàu và trang thiết bị |
2 | Kiểm tra định kỳ thân tàu và trang thiết bị (không áp dụng đối với phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 25:2015/BGTVT) |
3 | Kiểm tra trên đà thân tàu và trang thiết bị |
4 | Kiểm tra hàng năm thân tàu và trang thiết bị |
5 | Kiểm tra lần đầu hệ thống máy tàu, điện tàu |
6 | Kiểm tra định kỳ máy tàu và trang thiết bị máy tàu, điện tàu (không áp dụng đối với phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 25:2015/BGTVT) |
7 | Kiểm tra hàng năm hệ thống máy tàu, điện tàu |
8 | Kiểm tra bất thường (kiểm tra tai nạn, hư hỏng thân tàu, máy tàu,…) |
b) Hạng mục thực tập nghiệp vụ kiểm tra phương tiện thủy nội địa trong khai thác của đăng kiểm viên hạng II kiểm tra các phương tiện theo phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng II được quy định tại khoản 2 Điều 12 (không kể phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng III) của Thông tư này; hạng mục thực tập nghiệp vụ kiểm tra phương tiện thủy nội địa trong khai thác của đăng kiểm viên hạng I theo phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng I được quy định tại khoản 2 Điều 13 (không kể phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên hạng II) của Thông tư này
TT | Hạng mục thực tập |
1 | Kiểm tra lần đầu thân tàu và trang thiết bị |
2 | Kiểm tra định kỳ thân tàu và trang thiết bị |
3 | Kiểm tra trên đà, trung gian thân tàu và trang thiết bị |
4 | Kiểm tra hàng năm thân tàu và trang thiết bị |
5 | Kiểm tra lần đầu hệ thống máy tàu, điện tàu |
6 | Kiểm tra định kỳ máy tàu và trang thiết bị máy tàu, điện tàu |
7 | Kiểm tra hàng năm, trung gian hệ thống máy tàu, điện tàu |
8 | Kiểm tra bất thường (kiểm tra tai nạn, hư hỏng thân tàu, máy tàu,…) |
Lưu ý: Nếu đăng kiểm viên đã thực tập nghiệp vụ đối với kiểm tra định kỳ thì không cần phải thực tập nghiệp vụ đối với kiểm tra trên đà, trung gian và hàng năm.
2.2.3 Hạng mục thực tập nghiệp vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm công nghiệp
Đăng kiểm viên thực tập phải thực hiện:
- Thực hành có hướng dẫn của đăng kiểm viên hướng dẫn mỗi nội dung của hạng mục thực tập tối thiểu 01 (một) sản phẩm;
- Thực hành độc lập có sự chứng kiến của đăng kiểm viên hướng dẫn mỗi nội dung của hạng mục thực tập tối thiểu 01 (một) sản phẩm.
Hạng mục thực tập nghiệp vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm công nghiệp
TT | Hạng mục thực tập |
1 | Thử và kiểm tra vật liệu (cán, đúc, rèn) |
2 | Động cơ diesel |
3 | Tổ máy phát điện |
4 | Máy lái điện, điện thủy lực, thủy lực |
5 | Thử và kiểm tra nồi hơi |
6 | Thử và kiểm tra bình chịu áp lực |
7 | Máy kéo neo, tời |
8 | Neo, xích neo |
9 | Chân vịt |
10 | Dây cáp thép, cáp sợi |
11 | Thiết bị cứu sinh |
12 | Thiết bị chữa cháy |
13 | Thiết bị vô tuyến điện |
14 | Trục chân vịt |
15 | Thiết bị nâng (kiểm tra lần đầu, thử tải, hàng năm) |
16 | Móc kéo |
17 | Chứng nhận quy trình hàn |
18 | Chứng nhận thợ hàn |
19 | Thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra |
2.3 Thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế của đăng kiểm viên thẩm định thiết kế
Đăng kiểm viên thực tập phải thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế tại đơn vị đăng kiểm theo nội dung quy định tại Phụ lục này. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phân công đăng kiểm viên thẩm định thiết kế hướng dẫn đăng kiểm viên thực tập thực hiện đầy đủ nội dung với các loại hình thiết kế của phương tiện thủy nội địa theo các nội dung dưới đây:
- Thực hành có hướng dẫn của đăng kiểm viên hướng dẫn mỗi nội dung của hạng mục thực tập tối thiểu 01 (một) lần;
- Thực hành độc lập có sự chứng kiến của đăng kiểm viên hướng dẫn mỗi nội dung của hạng mục thực tập tối thiểu 01 (một) lần.
2.3.1 Thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế phương tiện
TT | Hạng mục thực tập Phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 25:2015/BGTVT |
I | Phần vỏ tàu |
1 | Thẩm định thiết kế đóng mới thân tàu hàng khô vỏ thép |
2 | Thẩm định thiết kế đóng mới thân tàu hàng khô vỏ gỗ |
3 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu vỏ xi măng lưới thép |
4 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu chở người vỏ thép |
5 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu chở người vỏ gỗ |
6 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu chở người vỏ nhôm |
7 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu chở người vỏ chất dẻo cốt sợi thủy tinh (FRP) |
II | Phần máy tàu |
1 | Thẩm định thiết kế đóng mới phần máy, điện tàu của các tàu chở hàng khô, tàu chở người |
TT | Hạng mục thực tập Phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 72:2013/BGTVT, các sửa đổi và các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan |
I | Phần vỏ tàu |
1 | Thẩm định thiết kế đóng mới thân tàu hàng khô vỏ thép |
2 | Thẩm định thiết kế đóng mới thân tàu hàng khô vỏ gỗ |
3 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu khách vỏ thép |
4 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu khách vỏ nhôm |
5 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu lưu trú du lịch ngủ đêm hoặc nhà hàng nổi |
6 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu khách vỏ chất dẻo cốt sợi thủy tinh (FRP) |
7 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu dầu loại I, II (*) |
8 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu cao tốc |
9 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu thể thao, vui chơi giải trí |
10 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu vỏ cao su bơm hơi |
11 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu vỏ xi măng lưới thép |
12 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu hai thân, nhiều thân |
13 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu chở khí hoá lỏng |
14 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu chở hàng nguy hiểm |
15 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu chở hóa chất nguy hiểm |
16 | Thẩm định thiết kế đóng mới tàu đệm khí |
II | Phần máy tàu |
1 | Thẩm định thiết kế đóng mới phần máy, điện của tàu hàng khô |
2 | Thẩm định thiết kế đóng mới phần máy, điện của tàu khách |
3 | Thẩm định thiết kế đóng mới phần máy, điện của tàu dầu loại I, II (*) |
4 | Thẩm định thiết kế đóng mới phần máy, điện của tàu công trình (tàu cuốc, tàu hút, tàu cần cẩu,…) |
5 | Thẩm định thiết kế đóng mới phần máy, điện của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm hoặc nhà hàng nổi hoặc khách sạn nổi |
6 | Thẩm định thiết kế đóng mới phần máy, điện của tàu cao tốc |
7 | Thẩm định thiết kế đóng mới phần máy, điện của tàu thể thao, vui chơi giải trí |
8 | Thẩm định thiết kế đóng mới phần máy, điện của tàu nhiều thân |
9 | Thẩm định thiết kế đóng mới phần máy, điện của tàu chở khí hoá lỏng |
10 | Thẩm định thiết kế đóng mới phần máy, điện của tàu chở hàng nguy hiểm |
11 | Thẩm định thiết kế đóng mới phần máy, điện của tàu chở hóa chất nguy hiểm |
12 | Thẩm định thiết kế đóng mới phần máy, điện của tàu đệm khí |
III | Thẩm định tài liệu hướng dẫn |
Lưu ý:
- (*) Hạng mục đã thực tập với tàu dầu loại I thì không yêu cầu phải thực tập đối với tàu dầu loại II;
- Hạng mục đã thực tập thẩm định thiết kế đóng mới thì không cần thực tập thẩm định thiết kế đối với loại hình thẩm định thiết kế khác.
2.3.2 Thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế sản phẩm công nghiệp
TT | Hạng mục thực tập |
1 | Máy lái |
2 | Máy kéo neo, tời |
3 | Chân vịt |
4 | Thiết bị nâng có sức nâng trên 01 (một) tấn |
5 | Móc kéo |
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BỔ SUNG
3.1 Tổ chức, thực hiện đào tạo: Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức lớp học, giảng viên của các trường đại học thực hiện.
3.2 Nội dung chương trình đào tạo bổ sung
a) Chương trình 1
Các kiến thức cơ bản về:
- Vẽ tàu;
- Tĩnh học tàu thủy;
- Bố trí chung và kỹ thuật tàu thủy;
- Kết cấu thân tàu thủy;
- Thiết bị tàu thủy;
- Sức bền tàu thủy.
b) Chương trình 2
Các kiến thức cơ bản về:
- Thiết bị động lực tàu thủy (động cơ diesel);
- Máy phụ tàu thủy;
- Hệ thống đường ống;
- Điện tàu thủy;
- Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy.
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN/CÔNG NHẬN LẠI/CÔNG NHẬN NÂNG HẠNG ĐĂNG KIỂM VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BGTVT ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……………… | ………….… , ngày ……… tháng ……… năm ………. |
GIẤY ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN/ CÔNG NHẬN LẠI/ CÔNG NHẬN NÂNG HẠNG ĐĂNG KIỂM VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Kính gửi: …………………………………….…………………………..
1. Đơn vị đăng kiểm: …………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...……
3. Số điện thoại:…………………………………………….Số Fax: ………………………….
4. Đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá để công nhận/công nhận lại/công nhận nâng hạng (*) đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa cho ông (bà):
Họ và tên: ……………………………………………………………………………...……
Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………………………………
Số CCCD/CMND: ……………………………………………………………………………...…
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: …………….…….…………..…………………….…………
Hiện đang là đăng kiểm viên (**): ……………………… (đã hoàn thành chương trình tập huấn Giấy chứng nhận số ……..…………………. (đăng kiểm viên công nhận lần đầu, nâng hạng)/Giấy chứng nhận đăng kiểm viên số ……..…………………. (đăng kiểm viên công nhận lại, nâng hạng)).
5. Hạng đăng kiểm viên đề nghị đánh giá công nhận: …………………………………………
Hồ sơ gửi kèm:
Đơn vị đăng kiểm |
(*) Gạch bỏ những phần không thích hợp;
(** )Ghi: Đăng kiểm viên thực tập hoặc hạng đăng kiểm viên đang giữ.
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KIỂM VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BGTVT ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
………….…… , ngày……… tháng ……… năm ……….…. |
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KIỂM VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN
Họ và tên: ……………………………………………………………………………...………….
Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………………………………
Số CCCD/CMND: ……………………………………………………………………………...…
Số đăng kiểm viên: ……………………………………………………………………………....
Được công nhận là: Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa ……………………………..
Được thực hiện công việc nêu trong (các) phụ lục kèm theo Giấy chứng nhận này.
Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến ngày …………………………………...………………
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN (*) |
Số Giấy chứng nhận: ……..
(*) Người có thẩm quyền là Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng được ủy quyền.
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
-------------
Phụ lục
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KIỂM VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA HẠNG…
Số …….
Họ và tên: …….………..……………….……………………. Chuyên ngành: ……….………
Ngày cấp phụ lục: ……….………………….………………….………..………………………
Chứng nhận rằng đăng kiểm viên có tên trên được phép thực hiện:
I. Phạm vi và loại hình kiểm tra theo chuyên ngành
II. Phạm vi và loại hình kiểm tra theo chuyên ngành được đào tạo bổ sung (nếu có)
III. Phạm vi kiểm tra, chứng nhận sản phẩm công nghiệp (nếu có)
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN (*) |
(*) Người có thẩm quyền là Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng được ủy quyền.
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
---------
Phụ lục
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KIỂM VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA THỰC HIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ
Số …….
Họ và tên: ………………….………………….………………. Chuyên ngành: ………..……
Ngày cấp phụ lục: ……….…………………….………………….………………….…………
Chứng nhận rằng đăng kiểm viên có tên trên được phép thực hiện:
I. Phạm vi và loại hình thẩm định thiết kế theo chuyên ngành
II. Phạm vi thẩm định thiết kế sản phẩm công nghiệp
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN (*) |
(*) Người có thẩm quyền là Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng được ủy quyền.
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KIỂM VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BGTVT ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………… | …….………. , ngày………tháng………năm……….…. |
GIẤY ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KIỂM VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Kính gửi: …………………………………….…………………………..
1. Đơn vị đăng kiểm: ……………………………………………………………………………...
2. Địa chỉ: ………………………………………………………………………….......................
3. Số điện thoại: ……………………………………. Số Fax: ………………………………..…
4. Đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp lại Giấy chứng nhận đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa cho ông (bà):
Họ và tên: ……………………………………………………………........…………………
Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………………........…………
Số CCCD/CMND: ……………………………………………………………........………………
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ……………………………………………………………......
Hiện đang là đăng kiểm viên (*): ……………………………………...…….…………..……..…
Giấy chứng nhận đăng kiểm viên số …………... cấp ngày ……… tháng ………. năm ……
5. Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng kiểm viên (**): …..………………………….
…………….…….………….……………………....……………………………………………….
Đơn vị đăng kiểm |
(*) Ghi rõ hạng đăng kiểm viên;
(**) Ghi rõ lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2023/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày tháng năm 2023 |
DỰ THẢO Lần 2 |
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA LÃNH ĐẠO, ĐĂNG KIỂM VIÊN VÀ NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ CỦA ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa (sau đây viết tắt là Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT) và Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm (sau đây viết tắt là Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT)
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“2. Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là Đăng kiểm viên) là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được công nhận là Đăng kiểm viên và được cấp thẻ Đăng kiểm viên để thực hiện hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
Đăng kiểm viên bao gồm Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra và Đăng kiểm viên thực hiện công tác thẩm định thiết kế”.
2. Sửa đổi khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“1. Tốt nghiệp trung cấp trở lên.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 5 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT đã được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành sau:
a) Các chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa, vận hành tàu thuyền.
b) Các chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến công trình biển, chế tạo sản phẩm công nghiệp, cơ khí, điện, điện tử, vật liệu, hàn, luyện kim và đã được đào tạo bổ sung chuyên môn đại cương về máy tàu thủy hoặc vỏ tàu thủy theo chương trình 1 hoặc chương trình 3 quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 5 như sau:
“3. Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm theo chương trình thực tập nghiệp vụ đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III tại 2.1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 6. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II
1. Tốt nghiệp đại học thuộc một trong các chuyên ngành sau:
a) Các chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa, vận hành tàu thuyền.
b) Các chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến công trình biển, chế tạo sản phẩm công nghiệp, cơ khí, điện, điện tử, vật liệu, hàn, luyện kim và đã được đào tạo bổ sung chuyên môn đại cương về máy tàu thủy hoặc vỏ tàu thủy theo chương trình 2 hoặc chương trình 4 quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II.
3. Là Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 12 tháng.
4. Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm theo chương trình thực tập nghiệp vụ đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II tại 2.1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 7. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I
1. Là Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 24 tháng.
2. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I.
3. Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm theo chương trình thực tập nghiệp vụ đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I tại 2.1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 8. Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế
1. Tốt nghiệp đại học thuộc một trong các chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa, vận hành tàu thuyền, công trình biển, chế tạo sản phẩm công nghiệp, cơ khí, điện, điện tử, vật liệu, hàn, luyện kim.
2. Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B trở lên hoặc tương đương (đối với Đăng kiểm viên thực hiện thẩm định hồ sơ thiết kế sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh không kèm theo bản dịch tiếng Việt).
3. Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế. 4. Đã thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa tại 2.2 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 9. Tiêu chuẩn lãnh đạo đơn vị đăng kiểm
1. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phải tốt nghiệp đại học trở lên.
2. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm hạng I, hạng II theo quy định tại Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa phải là người đã hoặc đang là đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hoặc đăng kiểm viên tàu biển.”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 11. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III
1. Nhiệm vụ
a) Kiểm tra đóng mới, lần đầu, định kỳ, trên đà, hàng năm, bất thường phương tiện và đánh giá trạng thái kỹ thuật của phương tiện khi kiểm tra.
b) Sao và thẩm định mẫu định hình.
c) Xác nhận hồ sơ thiết kế hoàn công đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện.
d) Lập và cấp hồ sơ đăng kiểm cho các đối tượng kiểm tra.
đ) Tính giá, lệ phí đăng kiểm cho đối tượng kiểm tra theo quy định.
e) Hướng dẫn thực tập nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên thực tập hạng III.
g) Kiểm tra chứng nhận chất lượng đối với sản phẩm công nghiệp sử dụng trong đóng mới, hoán cải, lắp đặt trên phương tiện. Đăng kiểm viên được công nhận kiểm tra chứng nhận chất lượng đối với sản phẩm công nghiệp, thiết bị nâng sử dụng cho phương tiện thủy nội địa thì được kiểm tra lần đầu lắp đặt sản phẩm công nghiệp, thiết bị nâng lên phương tiện và kiểm tra chu kỳ đối với sản phẩm công nghiệp, thiết bị nâng trong phạm vi được công nhận.
h) Giám định kỹ thuật, tham gia điều tra tai nạn đối với phương tiện thủy nội địa trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
i) Xác nhận năng lực kỹ thuật của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa theo quy định.
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị.
2. Phạm vi thực hiện
a) Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này được thực hiện nhiệm vụ theo chuyên ngành quy định tại khoản 1 Điều này đối với phương tiện thủy nội địa có tổng dung tích dưới 500 GT, phương tiện thủy nội địa có động cơ tổng công suất máy chính dưới 300 sức ngựa, phương tiện thủy nội địa có sức chở dưới 50 người (trừ tàu cấp VR-SB, tàu nhiều thân, tàu chở công te nơ, tàu cao tốc chở khách, tàu đệm khí, tàu cánh ngầm, tàu dầu, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hàng nguy hiểm). Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III thuộc đối tượng nêu tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này nếu là Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 4 Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này hoặc là Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 2 Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này sẽ được thực hiện toàn bộ khối lượng kiểm tra định kỳ, trên đà, hàng năm, bất thường đối với phương tiện nêu tại điểm này.
b) Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 của Thông tư này được thực hiện nhiệm vụ theo chuyên ngành quy định tại khoản 1 Điều này đối với phương tiện thủy nội địa chở hàng có trọng tải toàn phần dưới 200 tấn, phương tiện thủy nội địa có động cơ tổng công suất máy chính dưới 135 sức ngựa, phương tiện thủy nội địa có sức chở đến 12 người (trừ tàu cấp VR-SB, tàu nhiều thân, tàu chở công te nơ, tàu cao tốc chở khách, tàu đệm khí, tàu cánh ngầm, tàu dầu, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hàng nguy hiểm). Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III thuộc đối tượng nêu tại điểm b khoản 1 Điều 5 của Thông tư này nếu là Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 4 Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này hoặc là Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 2 Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này sẽ được thực hiện toàn bộ khối lượng kiểm tra định kỳ, trên đà, hàng năm, bất thường đối với phương tiện nêu tại điểm này.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 12. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II
1. Nhiệm vụ
Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này, Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham gia tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên hạng III và hạng II khi được yêu cầu.
b) Hướng dẫn thực tập nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên thực tập hạng II.
c) Kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của Đăng kiểm viên hạng III và hạng II.
d) Nghiên cứu khoa học, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về những vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ đăng kiểm.
2. Phạm vi thực hiện
a) Thực hiện công tác kiểm tra đối với các loại phương tiện thủy nội địa (trừ tàu dầu có tổng dung tích từ 3000 GT trở lên, tàu hàng cấp VR-SB có tổng dung tích từ 3000 GT trở lên hoặc tàu khách cấp VR-SB có sức chở từ 100 người trở lên, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hàng nguy hiểm).
b) Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II, nếu là Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 4 Mục III Phụ lục I của Thông tư này hoặc là Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 2 Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này sẽ được thực hiện toàn bộ khối lượng kiểm tra định kỳ, trên đà, hàng năm, bất thường đối với phương tiện nêu tại điểm a khoản 2 Điều này.”
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 13. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I
1. Nhiệm vụ
Ngoài nhiệm vụ nêu tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này, Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham gia tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên hạng I khi được yêu cầu.
b) Hướng dẫn thực tập nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên thực tập hạng I.
c) Kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của Đăng kiểm viên hạng I.
2. Phạm vi thực hiện
a) Thực hiện công tác kiểm tra đối với tất cả các loại phương tiện thủy nội địa.
b) Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I, nếu là Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 4 Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này hoặc là Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 2 Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này sẽ được thực hiện toàn bộ khối lượng kiểm tra định kỳ, trên đà, hàng năm, bất thường đối với phương tiện nêu tại điểm a khoản 2 Điều này.”
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 14. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế
1. Nhiệm vụ
a) Thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa đổi đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi và phương tiện nhập khẩu; thẩm định thiết kế lập hồ sơ đối với phương tiện nhập khẩu, phương tiện đã đóng không có sự giám sát của đăng kiểm; thẩm định thiết kế các sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa; thẩm định thiết kế mẫu định hình.
b) Thẩm định tài liệu hướng dẫn.
c) Lập hồ sơ đăng kiểm liên quan đến việc thẩm định thiết kế.
d) Tính phí, lệ phí thẩm định thiết kế theo quy định.
đ) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm.
e) Hướng dẫn thực tập nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế.
g) Kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế.
2. Phạm vi thực hiện được thẩm định tất cả các loại thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa đã thực tập.”
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 21. Thẩm quyền công nhận, đình chỉ Đăng kiểm viên
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định công nhận, đình chỉ Đăng kiểm viên và thu hồi giấy chứng nhận Đăng kiểm viên, thẻ Đăng kiểm viên theo quy định tại Thông tư này.”
13. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“2. Thành phần hội đồng gồm: Đại diện lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam là Chủ tịch hội đồng; thư ký hội đồng; thành viên thường trực và Đăng kiểm viên.”
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 23. Hồ sơ đề nghị công nhận Đăng kiểm viên
1. Hồ sơ công nhận Đăng kiểm viên lần đầu
a) Giấy đề nghị của đơn vị đăng kiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính).
b) Lý lịch chuyên môn của Đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính).
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính các văn bằng chứng chỉ chuyên môn.
d) Báo cáo thực tập nghiệp vụ của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính).
2. Hồ sơ công nhận lại Đăng kiểm viên
a) Giấy đề nghị của đơn vị đăng kiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính).
b) Lý lịch chuyên môn của Đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính) nếu có thay đổi so với hồ sơ công nhận lần đầu.
3. Hồ sơ công nhận nâng hạng Đăng kiểm viên
a) Giấy đề nghị của đơn vị đăng kiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính).
b) Lý lịch chuyên môn của người được đề nghị nâng hạng Đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính).
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính các văn bằng chứng chỉ chuyên môn (nếu có thay đổi so với Hồ sơ công nhận Đăng kiểm viên lần đầu).
d) Báo cáo thực tập nghiệp vụ của người được đề nghị nâng hạng Đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính).”
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 24. Công nhận đăng kiểm viên lần đầu
1. Người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên hoàn thiện 01 bộ hồ sơ và nộp trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trong phạm vi 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn cho đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất với đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên về thời gian, địa điểm để tiến hành kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế tối đa 03 tháng, kể từ ngày thông báo.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên; lập biên bản kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Nếu năng lực thực hành của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên không đạt thì thông báo cho đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên, thời gian kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ lại tối thiểu sau 03 tháng, kể từ ngày thông báo; nếu kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ lại không đạt thì Đăng kiểm viên phải được cập nhật lại lý thuyết trước khi đánh giá lần 2 sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo; nếu năng lực của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên đạt yêu cầu thì Hội đồng công nhận Đăng kiểm viên căn cứ tiêu chuẩn đăng kiểm viên quy định tại Thông tư này và kết quả kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ theo biên bản kiểm tra quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này đề nghị Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định công nhận Đăng kiểm viên và cấp giấy chứng nhận Đăng kiểm viên và thẻ Đăng kiểm viên trong phạm vi 03 ngày làm việc sau khi có kết quả kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên.
3. Kết quả công nhận Đăng kiểm viên được trả cho Đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên trực tiếp tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác.”
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 25 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“1. Trong thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận đăng kiểm viên, đơn vị đăng kiểm gửi hồ sơ công nhận lại Đăng kiểm viên theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23 của Thông tư này (trừ trường hợp Đăng kiểm viên đang trong thời gian bị đình chỉ theo quy định tại Điều 29 của Thông tư này). Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ, công nhận lại theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này.”
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 27. Công nhận Đăng kiểm viên trong trường hợp đặc biệt
1. Đăng kiểm viên tàu biển đã được công nhận theo quy định của pháp luật và còn thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng kiểm viên tàu biển, sau khi được tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa sẽ được công nhận là đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa với các hạng mục tương ứng tại Giấy chứng nhận đăng kiểm viên tàu biển (Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao được công nhận tương ứng Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hạng I, Đăng kiểm viên tàu biển được công nhận tương ứng Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hạng II).
2. Người đã có từ 01 (một) đến 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc vận hành tàu thủy, công trình biển và có thời gian thực tập nghiệp vụ tối thiểu 06 (sáu) tháng, sau khi được tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa sẽ được kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ để công nhận đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III.
3. Người đã là đăng kiểm viên của tổ chức đăng kiểm quốc tế là thành viên của Hiệp hội các tổ chức phân cấp quốc tế (IACS), người đã có trên 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc vận hành tàu thủy, công trình biển và có thời gian thực tập nghiệp vụ tối thiểu 03 (ba) tháng, sau khi được tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa sẽ được kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ để công nhận đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III.
4. Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế tàu biển đã được công nhận theo quy định của pháp luật và còn thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận, sau khi tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa sẽ được công nhận đăng kiểm viên thực hiện thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa với các hạng mục tương ứng tại Giấy chứng nhận đăng kiểm viên thẩm định thiết kế tàu biển.
5. Cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, có thời gian thực hiện nhiệm vụ thiết kế tàu trong các đơn vị thiết kế tàu thủy tối thiểu 02 (hai) năm, sau khi tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa, có thời gian thực tập nghiệp vụ tối thiểu 03 (ba) tháng, sẽ được kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ để công nhận đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa.
6. Thủ tục đề nghị công nhận Đăng kiểm viên
a) Trường hợp đề nghị công nhận Đăng kiểm viên nêu tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này, thủ tục đề nghị thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 23 và Điều 24 của Thông tư này.
b) Trường hợp đề nghị công nhận Đăng kiểm viên nêu tại các khoản 2 và 5 Điều này, thủ tục đề nghị thực hiện theo quy định tại các khoản 1 Điều 23 và Điều 24 của Thông tư này.”
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 28. Cấp lại giấy chứng nhận Đăng kiểm viên, thẻ Đăng kiểm viên
Trường hợp giấy chứng nhận Đăng kiểm viên, thẻ Đăng kiểm viên còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng, đơn vị đăng kiểm có văn bản đề nghị cấp lại nêu rõ lý do cấp lại. Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ cấp lại giấy chứng nhận Đăng kiểm viên, thẻ Đăng kiểm viên trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, trường hợp không cấp lại có văn bản nêu rõ lý do. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận Đăng kiểm viên, thẻ Đăng kiểm viên được cấp lại bằng thời hạn hiệu lực còn lại của giấy chứng nhận Đăng kiểm viên, thẻ Đăng kiểm viên bị mất, bị hư hỏng.”
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 29 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“1. Đăng kiểm viên bị đình chỉ có thời hạn 01 tháng khi vi phạm một trong các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 9 của Thông tư số 42/2012/TT-BGTVT ngày 16 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kiểm (sau đây viết tắt là Thông tư số 42/2012/TT-BGTVT)”.
20. Bổ sung Điều 29a và Điều 29b vào sau Điều 29 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 29a. Giấy chứng nhận và thẻ Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa
1. Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa có thời hạn 05 năm theo Mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thẻ Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa có thời hạn 05 năm theo Mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 29b. Thu hồi giấy chứng nhận Đăng kiểm viên, thẻ Đăng kiểm viên
Đăng kiểm viên bị thu hồi giấy chứng nhận và thẻ Đăng kiểm viên khi:
1. Vi phạm một trong các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 9 của Thông tư số 42/2012/TT-BGTVT mà trước đó đã bị đình chỉ đến 12 tháng hai lần trong thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận Đăng kiểm viên.
2. Bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về hành vi liên quan đến hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, tàu biển và công trình dầu khí biển.”
Điều 2. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT
1. Thay thế Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bổ sung Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bãi bỏ khoản 2 Điều 25; khoản 2 Điều 26; khoản 5 Điều 29 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT.
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III thực hiện kiểm tra theo phạm vi thực hiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT phải tập huấn nghiệp vụ và kiểm tra năng lực thực hành đối với phương tiện có trọng tải toàn phần từ 200 tấn trở lên, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 135 sức ngựa trở lên.
2. Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng hạng III thực hiện kiểm tra theo phạm vi thực hiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT phải tập huấn nghiệp vụ, thực tập và kiểm tra năng lực thực hành đối với phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa (QCVN 72: 2013/BGTVT và các sửa đổi).
3. Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng hạng III thực hiện kiểm tra theo phạm vi thực hiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 của Thông tư số 49/2015/TT/BGTVT thì được công nhận theo phạm vi thực hiện mới đối với các hạng mục tương ứng tại Giấy chứng nhận còn hiệu lực.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
- 1 Dự thảo Nghị định Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước
- 2 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT về quy định đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn Đăng kiểm viên đường sắt và yêu cầu đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Thông tư 17/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 40/2016/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam và Thông tư 51/2017/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành