BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 002-LB | Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 1961 |
VỀ THỂ THỨC THANH TOÁN CƯỚC PHÍ BƯU ĐIỆN GHI NỢ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN, XÍ NGHIỆP
Từ trước tới nay, các cơ quan, xí nghiệp sử dụng Bưu điện trừ một số cước phí trả tiền ngay, còn phần lớn đều ghi số nợ như cước điện báo, điện thoại, cưới túi thơ quân bưu, v.v… đến hết tháng Bưu điện mới lập bảng kê xin thanh toán gửi cho cơ quan xí nghiệp mắc nợ, đồng thời gửi ủy nhiệm thu qua Ngân hàng.
Việc thu tiền chậm như vậy, ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn lưu động định mức của ngành Bưu điện. Nhà nước phải cấp cho ngành Bưu điện một khoản vốn định mức về cước phí bưu điện ghi nợ chưa thu ngay được trong tháng, trong khi đó thì các cơ quan đã được cấp đủ bưu điện phí từ đầu tháng và các xí nghiệp đã phân bổ khoản chi bưu điện phí vào giá thành sản phẩm ngay trong tháng.
Để được hợp lý hơn, liên Bộ Tài chính – Ngân hành Nhà nước - Tổng cục Bưu điện, quy định một thể thức thanh toán cước phí bưu điện áp dụng đối với các cơ quan, xí nghiệp như sau:
- Căn cứ vào khối lượng bình quân sử dụng bưu điện mỗi tháng của các cơ quan, xí nghiệp, Bưu điện ấn định một mức thu kế hoạch, theo đó vào ngày 20 hàng tháng, Ngân hàng địa phương sẽ tự động trích ở tài khoản của cơ quan, xí nghiệp mắc nợ, chuyển sang tài khoản doanh thu của Bưu điện số tiền bằng 2/3 mức thu kế hoạch mỗi tháng đã được ấn định.
Hết tháng, Bưu điện phải lập bảng kê thanh toán chính thức theo thực tế, gửi cho cơ quan, xí nghiệp mắc nợ, đồng thời gửi ủy nhiệm thu nhờ Ngân hàng thu hộ nốt số còn thiếu - Bảng kê thanh toán chính thức, Bưu điện phải tranh thủ lập càng sớm càng hay, không được để chậm quá ngày 10 tháng sau đối với Hà Nội, không chậm quá 5 tháng sau đối với các tỉnh, thành khác.
Điều 3. Thông tư này sẽ thi hành kể từ tháng 9/1961.
TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC PHÓ
Vũ Văn Quý | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TỔNG GIÁM ĐỐC
Lê Viết Lượng | BỘ TÀI CHÍNH KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Trịnh Văn Bính |