Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03-BXD/QLXD

Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 1993

THÔNG TƯ

SỐ 03-BXD/QLXD NGÀY 26-1-1993 CỦA BỘ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP CHO CÁC HÃNG THẦU NƯỚC NGOÀI VÀO NHẬN THẦU XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 385-HĐBT ngày 7-11-1990 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản;
Căn cứ Nghị định số 28-HĐBT ngày 6-2-1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng thầu xây dựng nước ngoài tiến hành các hoạt động xây dựng xây lắp công trình tại Việt Nam. Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục cấp Giấy phép cho các hãng thầu xây dựng nước ngoài vào dự đấu thầu hoặc nhận thầu xây dựng các công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Các nhà thầu xây dựng nước ngoài khi dự đấu thầu hoặc nhận thầu xây dựng các công trình tại Việt Nam (bao gồm công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài; công trình của cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài khác; và các công trình do Việt Nam đầu tư) đều phải được Bộ Xây dựng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Bộ Xây dựng) chấp thuận và cấp giấy phép thầu xây dựng tại Việt Nam.

Nếu hãng thầu xây dựng nước ngoài là người bỏ vốn đầu tư vào dự án, khi dự án được cấp giấy phép đầu tư thì hãng thầu xây dựng nước ngoài này được ưu tiên xét cấp giấy phép thầu xây dựng công trình thuộc dự án đó.

Đối với xí nghiệp liên doanh về xây dựng được lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khi hoạt động phải có giấy phép hành nghề xây dựng do Bộ Xây dựng cấp.

Trường hợp hãng thầu xây dựng nước ngoài được hợp tác kinh doanh về xây dựng với tổ chức xây dựng Việt Nam có tư cách pháp nhân theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khi dự thầu hoặc nhận thầu xây dựng công trình nào thì Bộ Xây dựng cấp giấy phép thầu xây dựng cho công trình đó.

2. Các hãng thầu xây dựng nước ngoài có thể xin phép làm tổng thầu theo phương thức chìa khoá trao tay (bao gồm cả thiết kế, xây dựng, cung cấp thiết bị và lắp đặt hoàn thiện bàn giao công trình) hoặc thầu chính xây lắp hoặc nhận thầu một phần công việc xây lắp và phải ghi rõ trong đơn xin phép thầu xây dựng.

3. Giấy phép thầu xây dựng cấp cho hãng thầu xây dựng nước ngoài được cấp cho từng công trình, khi dự thầu hoặc nhận thầu ở công trình khác, hãng thầu xây dựng nước ngoài phải làm lại thủ tục xin giấy phép.

4. Giấy phép thầu xây dựng cấp cho hãng thầu xây dựng nước ngoài nào thì chỉ hãng đó được sử dụng để dự thầu hoặc nhận thầu công trình cũng như ký kết hợp đồng giao nhận thầu với chủ đầu tư.

5. Các hãng thầu xây dựng nước ngoài sử dụng nhiều lực lượng và nguyên liệu vật liệu tại chỗ, đưa được những công nghệ xây dựng hợp lý và có trình độ tiên tiến để xây dựng công trình thì được ưu tiên cấp Giấy phép thầu xây dựng.

II. KIỆN ĐỐI VỚI CÁC HÃNG THẦU NƯỚC NGOÀI

1. Hãng thầu xây dựng nước ngoài là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại công nhận và được phép làm nghề xây dựng tại nước đó, được đầu tư mời dự đấu thầu hoặc chọn nhận thầu xây dựng công trình của dự án đầu tư đã được cấp giấy phép.

2. Đã mở tài khoản kinh doanh tại một ngân hàng ở Việt Nam hoặc bảo đảm sẽ đăng ký mở tài khoản tại một Ngân hàng ở Việt Nam, có xác nhận vốn hiệu có của ngân hàng sở tại.

3. Cam kết sử dụng mức cao nhất các nguyên vật liệu và lực lượng lao động tại chỗ, đưa công nghệ mới và thiết bị tiên tiến vào xây dựng công trình.

4. Cam kết tôn trọng luật pháp và các quy định về xây dựng của Việt Nam và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo luật pháp Việt Nam quy định.

III. HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP THẦU XÂY DỰNG

Để được cấp Giấy phép thầu xây dựng tại Việt Nam, đại diện hợp pháp của hãng thầu xây dựng nước ngoài phải lập hồ sơ gửi Bộ Xây dựng gồm:

1. Đơn xin dự thầu hoặc nhận thầu xây dựng công trình.

2. Giấy mời dự thầu hoặc văn bản dự thầu của chủ đầu tư.

3. Bản sao giấy phép đầu tư do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp.

4. Giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề xây dựng của nước sở tại cấp cho hãng thầu.

5. Các bản kê khai theo biểu mẫu hướng dẫn kèm theo Thông tư này.

6. Nếu hãng thầu được nhận thầu cả việc thiết kế công trình thì cần gửi kèm theo hồ sơ thiết kế tổng thể công trình.

IV. XÉT CẤP GIẤY PHÉP THẦU XÂY DỰNG VÀ THANH TRA, KIỂM TRA

1. Bộ Xây dựng xét cấp Giấy phép xây dựng cho các nhà thầu xây dựng nước ngoài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì thời gian xét cấp giấy phép được kéo dài tương ứng với thời gian bổ sung hồ sơ.

2. Trước khi tiến hành xây lắp công trình ở địa phương nào thì nhà thầu xây dựng nước ngoài phải xuất trình Giấy phép thầu xây dựng được Bộ Xây dựng cấp cho Sở xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có công trình xây dựng để biết và theo dõi việc thực hiện.

3. Những việc làm của hãng thầu xây dựng nước ngoài không theo đúng nội dung Giấy phép thầu xây dựng do Bộ Xây dựng cấp được coi là vi phạm quy định của Nhà nước Việt Nam và được xử lý theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.

4. Bộ Xây dựng và Sở xây dựng tỉnh (thành phố) là cơ quan được quyền tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc xây dựng các công trình do hãng thầu xây dựng nước ngoài thi công tại Việt Nam.

- Khi kiểm tra các tổ chức trên phải trình giấy giới thiệu và phải thông báo cho chủ đầu tư hoặc chủ thầu biết ít nhất một ngày để chuẩn bị tài liệu cần thiết và bố trí người có trách nhiệm làm việc.

- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì kiểm tra có thể mời cơ quan Tài chính, giám định thiết kế và Xây dựng Nhà nước, đại diện Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư tham gia.

- Chủ đầu tư hoặc chủ thầu cần tạo kiện để các cơ quan kiểm tra thực hiện tốt chức năng của mình.

- Thời hạn kiểm tra định kỳ quy định ít nhất 1 năm một lần.

5. Khi kiểm tra, nếu phát hiện các hãng thầu vi phạm luật pháp của Việt Nam phải báo cáo ngay cho Bộ Xây dựng, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư và cơ quan quản lý pháp luật biết để xử lý kịp thời.

Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng sẽ quyết định thu hồi giấy phép thầu xây dựng và thông báo để các cơ quan có trách nhiệm khác xử lý.

Kết quả các cuộc thanh tra, phải báo cáo về Bộ Xây dựng bằng văn bản chậm nhất 10 ngày sau khi kết thúc kiểm tra.

V. KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành thống nhất trong cả nước kể từ ngày ký.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn chủ đầu tư, hãng thầu xây dựng nước ngoài thực hiện Thông tư này.

Ngô Xuân Lộc

(Đã ký)

BẢN KHAI

CỦA NHÀ XÂY DỰNG NƯỚC NGOÀI

(Theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/BXD-QLDA ngày 25-1-1993 của Bộ Xây dựng)

Tên nhà thầu:

Tên chủ đầu tư:

Tên dự án:

Địa điểm công trình:

Tên tổ chức tư vấn kỹ thuật:

Ngày tháng khai:

Ghi chú:

1. Khai tất cả các biểu mẫu.

2. Nếu hình thành một liên doanh để thi công thì các công ty thành viên đều phải khai báo.

3. Các số liệu tài chính đều tính theo US đôla, trừ khi có yêu cầu khác.

4. Đánh số trang các tờ khai

BẢN KHAI SỐ 1
CƠ CẤU VÀ TỔ CHỨC

1. Tên công ty:

Địa chỉ đăng ký:

Số điện thoại: Số Fax:

Địa chỉ văn phòng đăng ký tại Việt Nam:

2. Trình bày cơ cấu tổ chức công ty:

3. Số năm kinh qua làm tổng thầu hoặc thầu chính:

- Nội địa:

- Quốc tế:

4. Số năm kinh doanh qua làm thầu phụ:

- Nội địa:

- Quốc tế:

5. Tên và địa chỉ của các công ty liên quan trực tiếp để thực hiện dự án:

6. Công ty có tham gia đầu tư vào dự án hay không?

7. Tên và địa chỉ của các tổ chức xây dựng Việt Nam liên kết để thực hiện dự án.

8. Trình bày sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty, trong đó có vị trí của các giám đốc, các chuyên viên chính.

BẢN KHAI SỐ 2
TÌNH TRẠNG TÀI CHÍNH

1. Tiền vốn:

+ Vốn lệ:

+ Vốn cổ phần (thực có):

2. Giá trị sản lượng về xây dựng của 5 năm gần nhất và năm nay:

Năm nay:

Trong nước:

Ngoài nước:

3. Giá trị khối lượng xây dựng đang thực hiện:

4. Các bản sao quyết toán tài chính của 3 năm về trước của công ty (lãi, lỗ, vốn còn lại, tổng số nợ và các chứng từ tài chính khác mà công ty thấy cần thiết. Liệt kê các văn bản kèm theo xuống dưới).

5. Tên và địa chỉ của các Ngân hàng để có thể tham khảo ý kiến về tình trạng tài chính của Công ty.

BẢN KHAI SỐ 3
CÁC TỔ CHỨC LIÊN DOANH

Nếu công ty tham gia vào liên doanh để thực hiện dự án thì khai báo các mục dưới đây:

1. Tên và địa chỉ của các bên liên doanh:

2. Tên của công ty đứng đầu trong liên doanh:

3. Tên và địa chỉ của Ngân hàng tham gia liên doanh.

BẢN KHAI SỐ 4
NHÂN SỰ HÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Tổng số: Về kỹ thuật:.... Về hành chính:...

2. Các giám đốc hành:

Tên:

Cương vị đảm trách:

Những năm làm công việc xây dựng tại công ty:

3. Các chuyên viên chủ chốt:

Những năm công tác:

Những công việc chính:

Khả năng về ngôn ngữ:

Cương vị được đảm nhiệm thích hợp với:

Tên:

Hiện tại làm việc (loại việc và giá trị) dự án:

Công ty xây dựng:

BẢN KHAI SỐ 5
CÔNG NGHỆ - THIẾT BỊ XÂY DỰNG VÀ NĂNG LỰC KHÁC

1. Những công nghệ và trang bị kỹ thuật chính của công ty cần thiết để phục vụ xây dựng công trình kể cả trang bị có sẵn của công ty cũng như sẽ mua sắm hoặc thuê mướn.

2. Tên và địa chỉ của các thầu phụ tại Việt Nam và các công việc do các thầu phụ đảm nhận.

BẢN KHAI SỐ 6
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG

1. Công việc xây dựng và công trình có điều kiện tương tự với công trình này ở các nước mà công ty đã thực hiện.

2. Những kinh nghiệm về xây dựng của công ty tại Việt Nam và các nước lân cận.

BẢN KHAI SỐ 7
THÔNG TIN BỔ SUNG

Có thể bổ sung thêm thông tin mà công ty cho là cần thiết trong việc khai báo. Nếu đính kèm theo các tài liệu khác thì liệt kê ra dưới đây.

3. Các dự án đã hoàn thành trong 5 năm qua.

Chủ đầu tư (hoặc bên thuê)

Tên, địa điểm và loại dự án

Tên các tư vấn kỹ thuật chịu trách nhiệm giám sát công trình

Giá trị hợp đồng và ngày ký

Tỷ lệ % tham gia thực hiện của Công ty vào dự án

Hợp đồng hoàn thành tốt đẹp trong thời gian dự định từ... đến...