Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04-TMDL-DL/TT

Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 1992

THÔNG TƯ

SỐ 04-TMDL-DL/TT NGÀY 23-4-1992 CỦA BỘ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KINH DOANH DU LỊCH ĐƯỢC BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 37-HĐBT/NĐ NGÀY 28/1/1992 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định số 37/HĐBT ngày 28/1/1992 về quy chế quản lý kinh doanh du lịch, Bộ Thương mại và Du lịch hướng dẫn và quy định chi tiết thi hành quy chế như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ ĐIỀU CHỈNH CỦA BẢN QUY CHẾ:

1- Doanh nghiệp du lịch là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích tạo nguồn lợi nhuận chủ yếu bằng việc kinh doanh dịch vụ du lịch.

2- Các tổ chức kinh tế bằng mọi thành phần kinh tế có tư cách pháp nhân và công dân Việt Nam đủ 18 tuổi được phép thành lập doanh nghiệp du lịch nói trong bản quy chế của Hội đồng Bộ trưởng được thực hiện theo đúng những điều kiện tiêu chuẩn quy định tại nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đối với các doanh nghiệp nhà nước, nghị định số 221/HĐBT và 222/HĐBT đối với doanh nghiệp tư nhân và các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, nghị định số 169/HĐBT về công chức nhà nước.

Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể quần chúng, các Hội quần chúng và các tổ chức hiệp hội đã thành lập các doanh nghiệp du lịch theo quyết định số 268/CT ngày 30 tháng 7 năm 1990 thì nay sẽ căn cứ vào nguồn vốn kinh doanh, tuỳ theo tính chất tổ chức và quản lý kinh doanh mà sắp xếp, tổ chức lại theo doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay sông ty theo các nghị định 388/HDBT, 221/HDBT và 222/HDBT của Hội đồng Bộ trưởng.

3- Các tổ chức liên doanh, hợp tác đầu tư với nước ngoài và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam về kinh doanh du lịch và khách sạn thực hiện theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

4- Các dịch vụ du lịch quy định tại điểm 3 điều 2 của bản quy chế được thể hiện thành nghề cơ bản trong kinh doanh dịch vụ lịch như sau:

4.1. Dịch vụ lữ hành: xây dựng, bán các chương trình du lịch hoặc tổ chức các chuyến du lịch theo yêu cầu của khách hoặc làm đại lý bán các chương trình du lịch; tổ chức thực hiện các chuyến du lịch theo chương trình đã bán cho khách.

4.2- Dịch vụ hướng dẫn du lịch.

4.3- Dịch vụ quảng cáo và thông tin du lịch.

4.4- Dịch vụ lưu trú và phục vụ ăn uống; trong các khách sạn, motel, làng du lịch, biệt thự, bungalow, bãi cắm trại, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng v.v...

4.5- Dịch vụ vận chuyển hàng hoá: bằng các loại phương tiện vận chuyển đường bộ, đường sông, đường biển và đường không.

4.6- Các loại dịch vụ khác: Phục vụ khách du lịch như: bán hàng, chữa bệnh, đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo v.v...

5- Nghiêm cấm những hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch có hại tới an ninh chính trị, lợi ích kinh tế của đất nước, trật tự an toàn xã hội như: hành nghề mại dâm, buôn lậu, tuyên truyền văn hoá phẩm đồi trụy, quay phim, chụp ảnh ở những nơi cấm v.v...

II/ CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DU LỊCH:

1- Điều kiện và tiêu chuẩn để được phép thành lập doanh nghiệp du lịch:

1.1- Có mục tiêu và nghề kinh doanh du lịch rõ ràng qua điều lệ hoạt động và phương án kinh doanh theo các nghề cơ bản tại điểm 4 mục 1 của thông tư này.

1.2- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: theo quy định tối thiểu về cơ sở vật chất và tiêu chuẩn phục vụ và ban hành kèm theo quyết định số 338/TMDL-DL ngày 23 tháng 4 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Thương mại và du lịch.

1.3- Về vốn: tuân theo quy định tại Nghị định 221/HDBT và 222/HDBT ngày 23/7/1991 của Hội đồng Bộ trưởng đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước phải có mức vốn tối thiểu không thấp hơn mức vốn pháp định của công ty trách nhiệm hữu hạn cùng ngành, nghề theo thông tư 34/CT ngày 28 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về hướng dẫn thực hiện nghị định 388/HDBT ngày 20 tháng 11 năm 1991. Cụ thể là:

Số thứ
tự

Ngành nghề

Doanh nghiệp tư nhân (tr.đ)

Công ty trách nhiệm hữu hạn (tr.đ)

Công ty cổ phần (tr.đ)

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

1

Vận tải hành khách

80

200

500

2

Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá

20

50

200

Vận dụng cho

3

Các cửa hàng dịch vụ

20

50

200

nghề lữ hành

4

Cửa hàng ăn, giải khát

25

50

200

quảng cáo và hướng dẫn

5

Khách sạn

150

200

500

1.4- Về đội ngũ cán bộ công nhân viên:

- Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh: Giám đốc hoặc phó giám đốc hoặc người giám đốc giao phụ trách kinh doanh phải có bằng hoặc giấy chứng nhận hợp pháp về nghề nghiệp chuyên môn; đã biết hoặc đang học ngoại ngữ.

-Đối với nhân viên trực tiếp phục vụ phải có ngoại hình cân đối, không có dị tật và không mắc bệnh truyền nhiễm, phải có bằng hoặc giấy chứng nhận hợp pháp về nghề nghiệp chuyên môn và biết ngoại ngữ thông dụng theo loại công việc được phân công.

2- Thủ tục xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch:

Tổ chức và cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp du lịch phải làm kèm hồ sơ xin phép theo quy định dưới đây gửi tới cơ quan quy định ở điểm 3 phần II của bản thông tư này.

2.1- Đơn xin phép thành lập doanh nghiệp du lịch (theo mẫu số 1A,1B, 1C kèm theo Thông tư này).

2.2- Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp đã Bộ, Tỉnh, Thành phố phê duyệt (nếu là doanh nhiệp Nhà nước) hoặc phương án kinh doanh (nếu là doanh nghiệp khác).

2.3- Giấy xác nhận của Ngân hàng về vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng; giấy xác nhận của công chứng về vốn cố định. Nếu là doanh nghiệp Nhà nước, giấy chứng nhận của cơ quan tài chính về nguồn vốn và mức vốn pháp định được cấp.

2.4. Danh sách cán bộ công nhân viên chủ chốt và trực tiếp phục vụ. Bản sao bằng hoặc giấy chứng nhận về nghề nghiệp chuyên môn và ngoại ngữ của những người trong danh sách.

2.5. Bản kê khai cơ sở vật chất kỹ thuật (phụ lục số 3 kèm theo thông tư)

2.6. Bản xác nhận của chính quyền địa phương cấp quận, huyện về địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và xét cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch.

3.1. Bộ Thương mại và du lịch tiếp nhận hồ sơ và xét cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch cho các doanh nghiệp du lịch nhà nước thuộc các cấp quản lý.

3.2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ và xét cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch cho các đối tượng thuộc Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty sau khi đã trao đổi ý kiến bằng văn bản với Bộ Thương mại và Du lịch.

4. Đại lý du lịch nói ở điều 11 của bản quy chế là một tổ chức kinh tế hoặc cá nhân (gọi tắt là cơ sở đại lý) được các doanh nghiệp du lịch sử dụng để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ dịch vụ du lịch và được trả hoa hồng đại lý.

4.1. Điều kiện để được làm đại lý du lịch

- Phải có địa điểm, trụ sở kinh doanh cố định hoặc cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết theo quy định.

- Phải có vốn ký quỹ tương ứng với quy mô hoạt động dịch vụ và được thể hiện cụ thể trong hợp đồng.

- Phải có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ hoặc đã kinh doanh hoạt động một, một số dịch vụ du lịch.

4.2. Doanh nghiệp du lịch và cơ sở đại lý phải thoả thuận nội dung và thời gian hoạt động của cơ sở đại lý, về vốn kỹ quỹ, phương thức thanh toán, mức hoa hồng, chế độ thưởng, phạt. Tất cả những điều khoản trên phải được thể hiện trong hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp du lịch và cơ sở đại lý và phải phối hợp với pháp luật Nhà nước.

4.3. Các đại lý du lịch phải đăng ký kinh doanh và trình hợp đồng đại lý với Uỷ ban nhân dân quận, huyện nơi đặt cơ sở kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật.

Các doanh nghiệp du lịch và đại lý du lịch phải đồng chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc chấp hành các quy định quản lý kinh doanh du lịch.

5. Các doanh nghiệp du lịch và đại lý du lịch có trách nhiệm:

5.1. Kinh doanh đúng nội dung quy định trong giấy phép đã được cấp và hợp đồng đại lý đã ký kết.

5.2. Chấp hành và hướng dẫn khách du lịch chấp hành các quy định của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá.

5.3. Việc xây dựng mới, hoặc cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật phải phù hợp với các dự án quy hoạch phát triển du lịch của trung ương và địa phương.

5.4. Chấp hành pháp lệnh kế toán-thống kê, nộp thuế và thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ.

5.5. Bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của khách du lịch bằng các biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự, phòng cháy chữa cháy và bảo hiểm; chịu trách nhiệm quản lý khách du lịch về các mặt từ khi nhận khách đến khi khách kết thúc chuyến đi du lịch.

5.6. Các cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp du lịch và đại lý du lịch như trụ sở, khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển ... phải gắn biển hiệu. Cán bộ nhân viên phải mang phù hiệu theo quy định trong chỉ thị số 361/CT ngày 5 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

5.7. Đảm bảo quyền lợi về vật chất và tinh thần đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

III. KINH DOANH DU LỊCH QUỐC TẾ

1. Những doanh nghiệp du lịch được phép kinh doanh du lịch quốc tế được quyền giao dịch, ký kết với các tổ chức kinh doanh nước ngoài để:

1.1. Đón khách nước ngoài và công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đến Việt Nam du lịch.

1.2. Đưa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài đến cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

2. Các doanh nghiệp du lịch đã được phép thành lập theo quy định tại điểm 1 phần II của thông tư này, nếu muốn kinh doanh du lịch quốc tế phải có thêm những điều kiện dưới đây:

2.1. Có thị trường du lịch quốc tế ổn định: Đã làm đại diện hoặc đại lý cho các doanh nghiệp du lịch được kinh doanh du lịch quốc tế ít nhất một năm; hoặc đã có quan hệ với một số hãng du lịch nước ngoài có khả năng đưa khách đến Việt Nam, bảo đảm thu hút được khách quốc tế đi du lịch theo chương trình trọn gói ít nhất 2000 lượt khách/năm.

2.2. Phải là những doanh nghiệp du lịch đã được phép kinh doanh tại các địa bàn trọng điểm do Bộ Thương mại và Du lịch quy định trong từng thời kỳ.

2.3. Phải ký quỹ bằng tiền Việt Nam hay ngoại tệ tương đương 25.000 USD dưới dạng tiền gửi bắt buộc tại Ngân hàng Việt Nam và được hưởng lãi theo quy định.

2.4. Về đội ngũ cán bộ công nhân viên:

a. Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh giám đốc hoặc phó giám đốc hoặc người được giám đốc giao phụ trách kinh doanh phải có bằng hoặc giấy chứng nhận hợp pháp do các trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch trong hoặc ngoài nước cấp, hoặc trải qua hoạt động du lịch ít nhất 3 năm; biết một ngoại ngữ thông dụng.

b. Đội ngũ cán bộ trực tiếp giao dịch ký kết, làm việc với khách hàng phải:

- Có nghiệp vụ chuyên môn

- Nói và viết thành thạo một loại ngoại ngữ (thị trường được phân công)

- Phải có bằng hoặc giấy chứng nhận hợp pháp của lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch trong nước hoặc ngoài nước cấp.

3. Doanh nghiệp du lịch muốn kinh doanh du lịch quốc tế phải có hồ sơ theo quy định dưới đây gửi Bộ Thương mại và Du lịch:

3.1. Đơn xin phép kinh doanh du lịch quốc tế (theo phụ lục số 4)

3.2. Các hợp đồng hoặc biên bản ghi nhớ chứng minh khả năng khai thác khách và số lượng dự kiến số lượt khách trong năm.

4. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ Bộ Thương mại và Du lịch đối chiếu với các cơ quan hữu quan để cấp giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế cho đương đơn. Riêng đối với doanh nghiệp du lịch thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định theo Luật định.

Giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế xác định: Phạm vi thị trường hoạt động; phương thức, đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Trong thời gian 3 năm nếu có sự thay đổi về thị trường đối tượng hoặc phương thức kinh doanh, doanh nghiệp phải xin phép lại.

5. Các doanh nghiệp du lịch khi nhận được giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế phải thông báo với Bộ Nội vụ để làm các thủ tục đón (đưa) khách, với Bộ Ngoại giao để liên hệ với các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài, và phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố để theo dõi và giúp đỡ trong quá trình kinh doanh.

6. Mọi sự thay đổi về tình trạng pháp lý doanh nghiệp dẫn tới sự thay đổi một phần hoặc toàn bộ nội dung của hồ sơ xin phép kinh doanh du lịch quốc tế đều phải báo cáo về Bộ Thương mại và du lịch. Thời gian báo cáo chậm nhất 30 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.

IV. VỀ BÁO CÁO KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

1. Định kỳ 3 tháng 1 lần các doanh nghiệp du lịch, kể cả doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đều phải gửi báo cáo về Bộ Thương mại và Du lịch và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.

2. Nội dung, phạm vi và trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm tại điều 19 của bản Quy chế được quy định chi tiết như sau:

a. Các cơ quan có chức năng quản lý chuyên ngành (tài chính) thuế vụ, nội vụ ... kiểm tra việc thực hiện chế dộ quy định thuộc phạm vi quản lý nghiệp vụ của ngành theo đúng pháp luật, không gây phiền hà và cản trở đến hoạt động kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp.

b. Bộ Thương mại và Du lịch, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố kiểm tra toàn diện việc thực hiện quy chế quản lý kinh doanh du lịch, các tiêu chuẩn nghiệp vụ du lịch và khách sạn của các doanh nghiệp du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế và thuộc các cấp quản lý trên địa bàn lãnh thổ.

3. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này thì tuỳ mức độ vi phạm và hậu quả sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch, phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật. Riêng đối với doanh nghiệp du lịch được phép kinh doanh du lịch quốc tế nếu không đạt 50% số khách du lịch quốc tế đã dự kiến trong năm sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế (trừ trường hợp có lý do đặc biệt).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY CHẾ

Nhằm thực hiện tốt quy chế và Thông tư này, Bộ Thương mại và Du lịch yêu cầu:

1. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần giao nhiệm vụ cho 1 đơn vị chuyên trách công tác quản lý trong Sở Thương mại và Du lịch, Sở Kinh tế đối ngoại để giúp Chủ tịch UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn lãnh thổ.

Trước mắt, cơ quan này giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện đúng những nhiệm vụ sau:

1.1. Rà soát lại các cơ sở đang hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.

1.2. Phổ biến, hướng dẫn nội dung Quy chế và Thông tư này để mọi tổ chức, cá nhân hiểu và thực hiện.

1.3. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và đề nghị lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xét cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch cho từng đối tượng thuộc thẩm quyền của Uỷ ban. Xác nhận và đề nghị Bộ Thương mại và Du lịch xét cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch do địa phương quản lý nhưng thuộc thẩm quyền xét cấp giấy phép của Bộ.

1.4. Phối hợp cùng các ngành hữu quan ở địa phương, giám sát, kiểm tra việc kinh doanh theo nội dung đã ghi trong giấy phép của các doanh nghiệp du lịch trên điạ bàn.

1.5. Báo cáo 3 tháng một lần về tình hình mọi mặt hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Thương mại và du lịch.

2. Thủ tục và trình tự xem xét cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch hoặc thay đổi giấy phép đã cấp quy định như sau:

2.1. Nhận hồ sơ, hồ sơ được lập theo mẫu thống nhất của Bộ Thương mại và du lịch. Khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của đương đơn cơ quan quản lý du lịch phải có phiếu hạn trả lời. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý du lịch phải hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để trả lời đương đơn về việc cấp hoặc từ chối cấp giấy phép.

2.2. Xem xét hồ sơ: sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý du lịch địa phương cần tiến hành xem xét nội dung và tính hợp pháp của hồ sơ. Nếu phát hiện có giấy tờ không hợp lệ thì báo cho đương đơn biết để làm lại hoặc bổ sung thêm. Trường hợp nghi vấn có sự giả mạo giấy tờ trong hồ sơ thì làm việc với các cơ quan liên quan hoặc cơ quan điều tra để xem xét, kết luận.

Quá trình xem xét phải đối chiếu với điều kiện và tiêu chuẩn cùng các văn bản pháp lý của Nhà nước và phối hợp với các cơ quan để có kiến nghị với cấp có thẩm quyền quyết định.

2.3. Cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch: sau khi xem xét, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan quản lý du lịch tiến hành:

- Ghi nội dung kinh doanh vào sổ thành lập doanh nghiệp du lịch (sổ lưu)

- Trao đổi với Bộ Thương mại và du lịch theo quy định tại điều 7 của bản Quy chế. Nếu sau 30 ngày kể từ ngày gửi văn bản không có ý kiến trả lời của Bộ thì đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cấp giấy phép cho đương đơn và thông báo và thông báo với các cơ quan hữu quan biết để phối hợp theo dõi, kiểm tra.

2.4. Trường hợp từ chối cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch, cơ quan cấp giấy phép cần nêu rõ lý do. Nếu thấy việc từ chối cấp giấy phép là không thoả đáng. Đương đơn có quyền khiếu nại với Bộ Thương mại và du lịch và các cơ quan khác của Chính phủ.

3. Các tổ chức và cá nhân đang kinh doanh các dịch vụ du lịch trước ngày ban hành Quy chế kèm theo Nghị định số 37/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đều phải đăng ký lại theo quy định của bản Quy chế và Thông tư này. Thời hạn đăng ký kinh doanh lại bắt đầu từ ngày 2/5/1992 và kết thúc vào ngày 30/6/1992.

4. Lệ phí: Căn cứ Thông tư liên Bộ Uỷ ban kế hoạch Nhà nước - Bộ Tài chính số 01/TT-LB ngày 13/2/1992, khi được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch và kinh doanh du lịch quốc tế, tổ chức và cá nhân phải nộp lệ phí theo các mức sau:

- Những doanh nghiệp có mức vốn pháp định dưới 20 tỷ đồng nộp lệ phí 600.000 đồng.

- Những doanh nghiệp có mức vốn pháp định trên 20 tỷ đồng nộp lệ phí 1.000.000 đồng (một triệu đồng).

- Lệ phí kinh doanh du lịch quốc tế nộp bằng ngoại tệ hay tiền Việt Nam tương đương 100 USD.

5. Việc đăng ký và cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch là công việc rất phức tạp. Đề nghị các Bộ, Ban, Ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện, bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/61992 theo Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phải ảnh ngay về Bộ Thương mại và du lịch để kịp thời hướng dẫn.

Tạ Cả

(Đã ký)

PHỤ LỤC 1B

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày tháng năm 199

ĐƠN XIN PHÉP THÀNH LẬP

Công ty ..............

Kính gửi: UBND tỉnh, thành phố ..........

Sau khi xem xét về khả năng và nhu cầu sản xuất, kinh doanh, thực hiện luật Công ty và quy chế về quản lý kinh doanh du lịch do Hội đồng Bộ trưởng ban hành. Chúng tôi làm đơn này, xin phép được thành lập công ty .... về du lịch với các đặc trưng sau:

1. Họ và tên, tuổi của sáng lập viên

-

-

2. Địa chỉ thường trú của sáng lập viên

-

-

3. Tên gọi công ty

4. Trụ sở dự định của công ty

5. Ngành kinh doanh chủ yếu (mã số)

6. Nghề kinh doanh trong du lịch

09051. Lữ hành

09055. Hướng dẫn du lịch, phiên dịch

09052. Khách sạn

09056. Dịch vụ thông tin

09053. Vận tải

09057. Vui chơi giải trí

09054. Ăn, uống

09058. Các loại dịch vụ khác

7. Vốn điều lệ ..... triệu đồng

8. Cách thức góp vốn

9. Các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung đơn này với tư cách là những người sáng lập doanh nghiệp. Nếu được phép thành lập doanh nghiệp sẽ làm đầy đủ thủ tục để dăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo phép luật.

TM/Những người sáng lập
(Ký tên)

Chú thích phụ lục 1b:

Kèm theo đơn này gồm có:

1. Phương án kinh doanh ban đầu (2 bản)

2. Dự thảo điều lệ của công ty (2 bản)

3. Danh sách cán bộ quản lý chủ chốt (hoặc thành viên sáng lập) và nhân viên trực tiếp phục vụ kèm theo bản sao bằng hoặc giấy chứng nhận về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ của mỗi người trong danh sách (theo phụ lục 2).

4. Bản kê khai cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (phụ lục 3).

PHỤ LỤC 1C

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày tháng năm 199

ĐƠN XIN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DU LỊCH

Kính gửi: UBND tỉnh, thành phố .......

Sau khi xem xét về khả năng và nhu cầu kinh doanh du lịch thực hiện luật doanh nghiệp tư nhân và quy chế quản lý kinh doanh du lịch do Hội đồng Bộ trưởng ban hành.

Tên tôi là ......... Ngày tháng năm sinh

Địa chỉ thường trú tại:

Xin phép thành lập doanh nghiệp tư nhân du lịch với những đặc trưng sau:

1. Trụ sở dự định của doanh nghiệp:

2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu (mã số):

3. Nghề kinh doanh trong du lịch:

09052. Lữ hành

09055. Hướng dẫn du lịch, phiên dịch

09052. Khách sạn

09056. Dịch vụ thông tin

09053. Vận chuyển

09057. Vui chơi giải trí

09054. Ăn, uống

09058. Các loại dịch vụ khác

4. Vốn đầu tư ban đầu:

Bao gồm:

- Vốn bằng tiền Việt Nam ..... triệu đồng

- Vốn bằng ngoại tệ

- Vốn bằng vàng

- Vốn bằng hiện vật ..... Triệu đồng

5. Các biện pháp bảo vệ môi trường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung đơn này với tư cách này là chủ doanh nghiệp. Nếu được phép thành lập, doanh nghiệp sẽ làm đầy đủ thủ tục để đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật.

Chủ doanh nghiệp
(ký tên)

Chú thích phụ lục 1c

Kèm theo đơn này gồm:

1. Phương án kinh doanh ban đầu (2 bản)

2. Giấy chứng nhận của Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản về số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng của doanh nghiệp có trong tài khoản của Ngân hàng (2 bản).

3. Giấy chứng nhận của cơ quan công chứng về trị giá tài sản thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp (2 bản).

5. Danh sách người quản lý và nhân viên trực tiếp phục vụ kèm theo bản sao giấy chứng nhận hoặc bằng về nghề nghiệp và ngoại ngữ (phụ lục 2).

6. Giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu thường trú của doanh nghiệp.

PHỤ LỤC 2

BẢN KÊ KHAI DANH SÁCH CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN
(Theo điểm 2,4 phần II của Bản Thông tư hướng dẫn)

Số

Chức

Năm

Trình độ

Ghi

thứ tự

Họ và tên

danh

sinh

Văn hoá

Chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật

Ngoại ngữ

chú

1

2

3

4

5

6

7

8

Ngày tháng năm 199......

Kèm theo bản sao bằng hoặc giấy chứng nhận về nghề nghiệp và ngoại ngữ của mỗi người trong danh sách.

PHỤ LỤC 3

BẢN KÊ KHAI VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT

I. Trụ sở chính của đơn vị:

Địa chỉ:

Điện thoại: Telex Fax

II. Các cơ sở kinh doanh (khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, chi nhánh v.v...)

III. Loại cấp, hạng của các cơ sở: (Nội địa, quốc tế v.v...)

Số buồng

Số giường

Số

Các

Số TT

Tên cơ sở

Quốc tế

Nội địa

Quốc tế

Nội địa

phòng ăn (lượng ghế ăn)

loại dịch vụ khác

Ghi chú

IV. Loại phương tiện vận chuyển khách:

V. Các phương tiện kỹ thuật khác:

Ngày tháng năm 199
Người khai ký

PHỤ LỤC 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 1992

ĐƠN XIN KINH DOANH DU LỊCH QUỐC TẾ

Kính gửi: Bộ Thương mại và du lịch

Sau khi xem xét về khả năng và nhu cầu kinh doanh du lịch quốc tế, thực hiện quy chế quản lý kinh doanh du lịch do Hội đồng Bộ trưởng ban hành.

Chúng tôi làm đơn này xin phép kinh doanh du lịch quốc tế với những đặc trưng sau:

1. Tên doanh nghiệp:

Tên giao dịch đối ngoại

Tên viết tắt

2. Trụ sở chính đặt tại

Điện thoại

Telex

Fax

3. Có chi nhánh tại:

Điện thoại

Telex

Fax

4. Tài khoản tiền Việt Nam số: Tại Ngân hàng

Tài khoản ngoại tệ số: Tại Ngân hàng

5. Vốn pháp định, trong đó:

- Vốn cố định triệu đồng

- Vốn cố định triệu đồng

- Vốn ngoại tệ USD

6. Giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch số

ngày tháng năm của

(Có bản sao đính kèm)

7. Giám đốc:

Phó giám đốc phụ trách du lịch (hoặc người được giám đốc giao phụ trách du lịch).

Cán bộ có nghiệp vụ du lịch:

-

-

-

8. Xin phép kinh doanh du lịch quốc tế:

8.1. Đưa khách nước ngoài đến du lịch:

a) Thị trường:

-

-

-

b) Số lượng khách dự kiến

c) Doanh số dịch vụ du lịch thuần tuý.

Chúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung đơn này. Nếu được phép kinh doanh, chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về kinh doanh du lịch quốc tế của Nhà nước.

Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

Xác nhận nội dung trên là đúng sự thật. Đề nghị Bộ Thương mại và du lịch xem xét cấp giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế (Bộ trưởng, Bộ chủ quản hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành).

Kèm theo đơn:

1. Phương án kinh doanh du lịch quốc tế

2. Các hợp đồng hoặc biên bản ghi nhớ đã ký với các tổ chức kinh doanh du lịch nước ngoài.

PHỤ LỤC SỐ 5:

NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHƯƠNG ÁN KINH DOANH DU LỊCH

Tên doanh nghiệp:

Trụ sở:

Cơ quan sáng lập:

I. LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT VỀ SỰ CẦN THIẾT LẬP DOANH NGHIỆP:

1. Mục tiêu và sự cần thiết phải thành lập doanh nghiệp.

1.1. Phân tích nhu cầu thị trường du lịch có liên quan trong và ngoài nước.

1.2. Mục tiêu nhiệm vụ và quy mô của doanh nghiệp.

2. Các điều kiện đã được chuẩn bị cho việc thành lập doanh nghiệp

2.1. Đối với doanh nghiệp xây dựng mới.

- Bản sao quyết định xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật.

- Điều kiện cấp vốn (vốn pháp định và vốn huy động thêm).

2.2. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động cần làm lại thủ tục.

- Quá trình hình thành doanh nghiệp:

+ Vốn đầu tư ban đầu và hiện tại

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật (trụ sở giao dịch, cơ sở kinh doanh, trang thiết bị...) ban đầu và hiện tại

- Tình hình kinh doanh du lịch trong 3 năm gần đây:

+ Lợi nhuận

+ Trợ cấp của Nhà nước

+ Nợ nần: nợ ngân sách, nợ ngân hàng, nợ tư nhân trong nước, nợ nước ngoài do doanh nghiệp trực tiếp vay và nợ nước ngoài do chính phủ vay rồi giao cho doanh nghiệp quản lý.

+ Tình hình kinh doanh du lịch

- Phương hướng củng cố và phát triển doanh nghiệp trong 5 năm tới.

II. ĐỀ ÁN TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP:

1. Hình thức tổ chức:

- Công ty hoặc Tổng công ty

- Thành lập Hội đồng quản trị hay không thành lập Hội đồng quản trị

- Tổ chức các đại lý, chi nhánh, đại diện trong và nước ngoài

- Quan hệ liên doanh hợp tác với các doanh nghiệp du lịch khác ở trong nước và nước ngoài.

2. Kế hoạch kinh doanh năm 1992 và dự kiến kế hoạch năm 1993-1995.