BỘ CÔNG NGHIỆP **** | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06 /2006/TT-BCN | Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2006 |
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện một số nội dung quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp như sau:
1. Tăng cường các biện pháp an toàn về điện và về xây dựng đối với đoạn đường dây quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 106/2005/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Tiết diện của dây dẫn điện, dây chống sét không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:
Loại dây | Tiết diện tối thiểu (mm2) |
Dây nhôm | 70 |
Dây nhôm lõi thép và dây hợp kim nhôm | 35 |
Dây thép, dây đồng | 25 |
b) Hệ số an toàn của dây dẫn điện, dây chống sét không nhỏ hơn 2,5 và được tính theo công thức sau:
sKĐ
KAT =
sCD
Trong đó:
- KAT là hệ số an toàn;
- sKĐ là ứng suất kéo đứt dây;
- sCD là ứng suất căng dây theo tính toán thực tế.
c) Dây dẫn, dây chống sét không được có mối nối. Trường hợp dây dẫn có tiết diện từ 240mm2 trở lên được phép có một mối nối cho một dây trong một khoảng cột;
d) Cách điện phải bố trí kép bằng hai vật cách điện cùng chủng loại và đặc tính kỹ thuật. Dây dẫn, dây chống sét nếu mắc trên cách điện kiểu treo phải sử dụng khoá đỡ kiểu cố định.
Hệ số an toàn của cách điện: ở chế độ làm việc bình thường không nhỏ hơn 2,7; ở chế độ nhiệt độ trung bình năm khi không có gió không nhỏ hơn 5,0; ở chế độ sự cố không nhỏ hơn 1,8.
Hệ số an toàn của phụ kiện: ở chế độ làm việc bình thường không nhỏ hơn 2,5; ở chế độ sự cố không nhỏ hơn 1,7.
Riêng hệ số an toàn của chân cách điện đứng ở chế độ làm việc bình thường không nhỏ hơn 2,0; ở chế độ sự cố không nhỏ hơn 1,3;
đ) Cột phải là cột thép hoặc bê tông cốt thép. Hệ số an toàn của cột, xà móng cột không nhỏ hơn 1,2;
e) Không được vận hành quá tải đoạn đường dây này.
2. Ống bảo vệ quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 106/2005/NĐ-CP là ống nhựa cứng hoặc ống bằng kim loại.
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật và mục đích sử dụng dây bọc
a) Là dây dẫn điện chuyên dùng cho đường dây trên không, có vỏ bọc ngoài chịu được điện áp pha của cấp điện áp sử dụng;
b) Dây bọc phải mắc trên vật cách điện như đối với dây trần;
c) Dây bọc được sử dụng nhằm mục đích giảm chiều rộng hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp (sau đây gọi tắt là hành lang an toàn), giảm số lượng cây xanh phải chặt tỉa khi xây dựng, vận hành công trình lưới điện.
4. Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 106/2005/NĐ-CP được quy định tại TCVN 5661-1992 Phân cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa, cụ thể như sau:
Cấp đường thuỷ | Chiều cao tĩnh không (m) |
I | 12 |
II | 11 |
III | 9 |
IV | 8 |
V | 8 |
VI | 8 |
5. Cây trong trường hợp đặc biệt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 106/2005/NĐ-CP là cây có giá trị lịch sử, văn hoá, được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận bằng văn bản và phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Cây phải được chặt, tỉa để bảo đảm khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái tĩnh không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp (kV) | 66 đến 110 | 220 | 500 |
Khoảng cách (m) | 2,0 | 3,0 | 4,5 |
b) Cây phải được chằng, chống để không đổ vào đường dây. Khoảng cách từ bộ phận chằng, chống cây đến phần mang điện của đường dây không nhỏ hơn quy định ở điểm a mục này.
6. Cây có khả năng phát triển nhanh trong thời gian ngắn quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 106/2005/NĐ-CP là cây trong một chu kỳ phát quang hành lang an toàn đã phát triển trở lại và có thể gây sự cố lưới điện.
Chu kỳ phát quang hành lang an toàn là 3 tháng một lần.
7. Chặt tỉa cây đảm bảo khoảng cách an toàn
Đối với cây trong và ngoài hành lang phải được chặt tỉa để đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định tại Điều 5, Nghị định 106/2005/NĐ-CP. Riêng đối với những cây có giá trị lịch sử, văn hoá hoặc có giá trị đặc biệt, trước khi chặt tỉa, đơn vị quản lý lưới điện cao áp phải thoả thuận với cơ quan trực tiếp quản lý cây. Trường hợp không thoả thuận được, đơn vị quản lý lưới điện cao áp làm văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để giải quyết.
Trong quá trình xây dựng mới hoặc sửa chữa thay thế đường dây cao áp, để đảm bảo an toàn cho thi công, chủ công trình lưới điện được phép chặt tỉa một số cây không vi phạm khoảng cách an toàn quy định tại Điều 5 Nghị định 106/2005/NĐ-CP, nhưng phải thoả thuận và đền bù cho chủ sở hữu cây theo quy định của pháp luật.
8. Khoảng cách 0,5 mét quy định ở khoản 4 Điều 5 Nghị định 106/2005/NĐ-CP là khoảng cách được tính từ mép ngoài phần bê tông móng cột, móng néo nằm ở phía trên mặt đất (đối với móng cột, móng néo có phần nổi trên mặt đất) hoặc từ mép ngoài phần đất đắp chân móng cột, móng néo sát với mặt đất tự nhiên theo thiết kế trở ra (đối với móng cột, móng néo chìm dưới mặt đất).
9. Vật liệu không cháy quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 106/2005/NĐ-CP là vật liệu khi bị tác động của lửa hay nhiệt độ cao không bốc cháy, không cháy âm ỉ và không bị các bon hoá.
10. Nối đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 106/2005/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Mái lợp, khung nhà, tường bao bằng kim loại được nối với cọc tiếp đất bằng dây nối đất;
b) Cọc tiếp đất được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 16mm hoặc thép góc có kích thước không nhỏ hơn 40 x 40 x 4mm; chiều dài không nhỏ hơn 1,0m đặt vào đất theo phương thẳng đứng, một đầu nhô lên khỏi mặt đất từ 0,1m đến 0,15m; nơi đặt cọc tiếp đất không được gây trở ngại cho người sử dụng nhà ở, công trình. Dây nối đất có thể được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 6mm; thép dẹt kích thước không nhỏ hơn 24 x 4mm; dây đồng mềm tiết diện không nhỏ hơn 16mm2; nếu dây nối đất làm bằng thép thì phải được mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ;
c) Dây nối đất được nối với phần nổi trên mặt đất của cọc tiếp đất, mái lợp, khung nhà, tường bao bằng kim loại bằng bu lông hoặc hàn;
d) Chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp công trình trong hành lang an toàn có trách nhiệm quản lý hệ thống nối đất. Khi phát hiện hư hỏng hoặc có hiện tượng bất thường báo ngay cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp để phối hợp giải quyết;
đ) Chủ sở hữu, đơn vị quản lý vận hành, người sử dụng công trình xây dựng sau chịu mọi chi phí cho việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nối đất.
11. Việc đặt biển cấm, biển báo quy định tại Điều 9 Nghị định 106/2005/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Đối với đường dây dẫn điện trên không, trên cột phải đặt biển báo an toàn điện theo TCVN 2572-78 kiểu 2aX bắt cố định trên cột hoặc dùng khuôn biển kiểu 2K để in biển trực tiếp lên cột ở độ cao 2,0 đến 2,5m về phía dễ nhìn thấy. Biển báo an toàn điện phải đặt hoặc in ở tất cả các cột;
b) Đối với đường cáp điện ngầm, trên mặt đất ở vị trí tim rãnh cáp phải đặt cột mốc hoặc biển báo "CÁP ĐIỆN LỰC"; cột mốc hoặc biển báo phải được đặt ở những chỗ sao cho có thể xác định được đường cáp ở mọi vị trí; khoảng cách giữa hai cột mốc, biển báo liền kề không quá 30m;
c) Đối với trạm điện có tường rào bao quanh, trên cửa hoặc cổng ra vào trạm phải đặt biển báo an toàn điện theo TCVN 2572-78 kiểu 1aX bắt trực tiếp lên cửa hoặc cổng của trạm điện;
d) Đối với trạm điện treo, trên cột đặt trạm phải đặt biển báo an toàn điện như quy định đối với đường dây trên không;
đ) Tại các trạm điện, ngoài biển báo an toàn điện còn phải đặt biển báo an toàn phòng cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
12. Về thoả thuận khi xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang an toàn
a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở, công trình (sau đây gọi tắt là công trình) phải có đề nghị bằng văn bản gửi đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp. Mẫu văn bản đề nghị quy định tại Phụ lục 1
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp phải thực hiện khảo sát hiện trường đoạn đường dây dự kiến xây dựng, cải tạo công trình.
Nếu không đồng ý thì đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp phải trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư, chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp công trình biết, trong đó phải nêu rõ lý do không đồng ý. Nếu đồng ý thì đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp thông báo cho chủ đầu tư, chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp công trình mang một trong những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp đất, công trình đến thoả thuận các điều kiện để xây dựng, cải tạo công trình. Mẫu Biên bản thoả thuận quy định tại Phụ lục 2;
b) Trường hợp các bên liên quan không thoả thuận được thì chuyển vụ việc sang Sở Công nghiệp giải quyết;
c) Kinh phí đảm bảo các biện pháp an toàn về điện cho đường dây (nếu có) do chủ đầu tư xây dựng, chủ sở hữu công trình chịu.
13. Xử lý hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
a) Khi phát hiện hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp có trách nhiệm thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm biết; yêu cầu họ không được tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm; khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm của họ gây ra. Mẫu Thông báo quy định tại Phụ lục 3;
b) Nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm hoặc không khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm của họ gây ra, đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định tại Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực và Thông tư số 03/2003/TT-BCN ngày 19 tháng 11 năm 2003 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 74/ 2003/ NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
a) Trước khi đóng điện, chủ đầu tư xây dựng công trình lưới điện cao áp phải hoàn thành việc di dời hoặc cải tạo nhà ở, công trình, chặt tỉa cây theo quy định tại Nghị định 106/2005/NĐ-CP. Những tồn tại chưa xử lý được phải lập biên bản, có thống nhất của đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp về nội dung tồn tại, biện pháp, thời gian khắc phục;
b) Chủ đầu tư xây dựng công trình lưới điện cao áp phải bàn giao đầy đủ hồ sơ liên quan đến bồi thường, hỗ trợ để di dời, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 07/2001/TT-BCN ngày 11 tháng 9 năm 2001 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện một số nội dung kỹ thuật quy định tại Nghị định số 54/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Công nghiệp để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..., ngày tháng năm
Kính gửi: …………(1)……………
…………(2)…………… là ……(3)…… ……..(4)…...
nằm trong hành lang bảo vệ an toàn ………(5)………….
Do ………(6)……… nay …………..(2)………. viết đơn này đề nghị ……..(1)……. cho ……(2)… được ….(7)……….. ………(4)……..
……(2)…..cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong quá trình …(7)…. và sử dụng …(4)….
……(2)….. trân trọng cảm ơn!
…….. (8
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn thực hiện:
(1): Tên đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp (5).
(2): Nếu là cá nhân thì ghi rõ họ và tên; số CMTND, ngày và nơi cấp CMTND/ Nếu là các tổ chức, doanh nghiệp thì ghi rõ tên, địa chỉ, quyết định thành lập hoặc giấy phép đầu tư tổ chức, doanh nghiệp.
(3): Là chủ sở hữu/ người sử dụng hợp pháp.
(4): Tên, địa chỉ, căn cứ để xác định đối tượng (nhà hay đất) sở hữu hay sử dụng hợp pháp.
(5): Tên công trình lưới điện cao áp mà chủ sở hữu/ người sử dụng hợp pháp (4) có nhu cầu (7) trong phạm vi hành lang an toàn.
(6): Lý do để thực hiện (7), ví dụ nhà ở bị xuống cấp không đảm bảo an toàn/ mở rộng sản xuất…
(7): Nhu cầu của chủ sở hữu/ người sử dụng hợp pháp là xây dựng mới hay cải tạo, sửa chữa.
(8): Là người viết đơn (nếu là cá nhân) hoặc người đại diện theo pháp luật (nếu là tổ chức, doanh nghiệp).
PHỤ LỤC 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN THOẢ THUẬN
V/v ……(1)…….. trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
Căn cứ đơn đề nghị ngày …./…../……. của ………(2)…………
Căn cứ kết quả khảo sát ngày …./…../…….. của ………(3)………..
I. Thời gian: Từ lúc….giờ…phút ngày…../…/…….
II. Địa điểm: ……………………………………………………………
III. Thành phần:
1. Đại diện …….(4)………:
Ông (bà): ……………………………… Chức vụ: …………………….
Ông (bà): ……………………………… Chức vụ: …………………….
2. Đại diện ………(2)………:
Ông (bà): ……………………………… Chức vụ: …………………….
Ông (bà): ……………………………… Chức vụ: …………………….
IV. Nội dung làm việc:
1. …...(4).....…đã thông báo cho .....(2)…... biết các tình trạng kỹ thuật của ..(5)..:
a) Dây dẫn và dây chống sét: Có bị sờn xước hay không, nối hay không; khoảng cách nhỏ nhất từ dây dẫn điện đến mặt đất tự nhiên;
b) Cách điện: Loại cách điện, đơn hay kép;
c) Xà: Loại xà, tình trạng kỹ thuật của xà;
d) Cột: Loại cột, cột đơn hay kép, tình trạng cột;
đ) Móng cột: Loại móng cột, tình trạng kỹ thuật của móng cột;
e) Dòng điện cực đại chảy qua đoạn dây dẫn
2. Căn cứ vào ……(6)……. ……(4)……… đồng ý cho …..(2)….. được ……..(1) ……… nếu …. (2)…… đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Đối với đường dây: …………………(7a)……………………;
b) Đối với công trình của (2): …………(7b)………………………;
c) Trong khi sử dụng công trình: …… (7c) ….……………………
3. Các thoả thuận khác (nếu có): …………(8)……………………
4. Các ý kiến khác: ……..(9)……….
Biên bản này được lập xong lúc … giờ … phút … ngày …/….../….. và được viết thành … bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ … bản
ĐẠI DIỆN ………(10)….. | ĐẠI DIỆN ……(11)….. |
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) | (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn thực hiện
(1): Cải tạo hay xây dựng mới.
(2): Tên tổ chức, cá nhân đề nghị.
(3): Tên đơn vị khảo sát tình trạng kỹ thuật đường dây.
(4): Đơn vị quản lý đường dây.
(5): Đoạn đường dây vượt qua phần đất mà chủ đầu tư dự định xây dựng công trình, vượt qua công trình mà chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp dự định cải tạo.
(6): Là các điều khoản của các văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện về kỹ thuật, an toàn mà (2) phải chấp hành khi xây dựng (hoặc cải tạo) và sử dụng công trình.
(7a): Những điều kiện cụ thể mà (2) phải thực hiện hoặc tổ chức thực hiện để đường dây đáp ứng được các điều kiện cho nhà, công trình nằm trong hành lang an toàn.
(7b): Những điều kiện cụ thể mà (2) phải thực hiện để nhà, công trình của (2) đáp ứng được các điều kiện nằm trong hành lang an toàn.
(7c): Những yêu cầu mà (2) phải thực hiện hoặc phải thông báo cho người sử dụng hợp pháp phải thực hiện khi sử dụng công trình.
(8): Là các thoả thuận chưa được đề cập đến ở (7) nhưng do nhu cầu hoặc đề nghị của một bên được bên còn lại chấp nhận (ví dụ: chủ đầu tư muốn thuê đơn vị quản lý vận hành giám sát về an toàn, thoả thuận về thực hiện việc đóng cắt điện…).
(9): Nếu (2) không nhất trí với một hoặc nhiều điều kiện của (1) đưa ra thì ghi ý kiến đó vào đây. Trường hợp này, hai bên vẫn ký, đóng dấu biên bản, sau đó (2) gửi khiếu nại kèm theo biên bản này đến Sở Công nghiệp giải quyết.
(10), (11): Là đại diện hợp pháp theo pháp luật của (2) và (1).
PHỤ LỤC 3
…………(1)……… …………(2)………. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB- … (3)…. | ……(4)……., ngày tháng năm 200 .. |
THÔNG BÁO
Về việc vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
Kính gửi: ……….(5)…………..
Ngày …..tháng ... năm…., ….(2)….. kiểm tra hành lang bảo vệ an toàn …(6)…. theo quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp (sau đây viết tắt là Nghị định 106/2005/NĐ-CP). Trong quá trình kiểm tra, (2) đã phát hiện ….(5)…. đang …..(7)…. tại ……(8)…… của …..(6)…… nói trên, hiện trạng cụ thể như sau:
……………………………(9)…………………………….
…. (2) ….…thông báo để .. …(5)…… biết, hành vi …(7)….. đã vi phạm quy định về bảo vệ an toàn ….(6)….. được quy định tại Điều …(10)… và Điều …… Nghị định 106/2005/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 106/2005/NĐ-CP, …. (2) .…. đề nghị ……(5)……. thực hiện ngay những công việc sau:
. ………………………………(11)………………………….
….(5) ….. phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu tai nạn, sự cố xảy ra tại/trên …..(6)…..
………(2)………. | ||
|
| (Chức danh,chữ ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn thực hiện
(1): Tên cơ quan chủ quản (ví dụ CÔNG TY ĐIỆN LỰC I/ UBND HUYỆN…).
(2): Tên cơ quan ban hành Thông báo (ví dụ ĐIỆN LỰC… /CHI NHÁNH ĐIỆN…/ TRUYỀN TẢI ĐIỆN…hoặc XÍ NGHIỆP ĐIỆN NƯỚC..).
(3): Chữ viết tắt tên cơ quan trên các công văn của (2).
(4): Tên địa bàn nơi (2) đặt trụ sở chính:
a) Là tên tỉnh, thành phố trực thuộc TW nếu (2) quản lý trên địa bàn nhiều tỉnh;
b) Là tên quận, huyện, thị xã nếu (2) quản lý trên địa bàn một tỉnh hoặc một huyện, thị xã;
c) Là tên phường, xã nếu (2) chỉ quản lý trên địa bàn một phường, xã.
(5): Tên tổ chức, cá nhân là: chủ đầu tư/ người quản lý/ người sử dụng hợp pháp (7).
(6): Tên công trình lưới điện cao áp (ví dụ đường dây 110 kV 171-A53).
(7): Tên hành vi và đối tượng vi phạm (ví dụ xây nhà, trồng bạch đàn).
(8): Vị trí thực hiện hành vi vi phạm (ví dụ khoảng cột 10-11).
(9): Mô tả hiện trạng vi phạm bằng lời hoặc hình vẽ để diễn đạt được chính xác hiện trạng vi phạm.
(10): Tên điều, khoản của Nghị định 106/2005/NĐ-CP quy định không được thực hiện các hành vi (7).
(11): Là các biện pháp mà (5) phải thực hiện bao gồm: không được tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể đề nghị (5) khôi phục tình trạng ban đầu.
- 1 Thông tư 07/2001/TT-BCN hướng dẫn nội dung kỹ thuật quy định tại Nghị định 54/1999/NĐ-CP về Bảo vệ an toàn lưới điện cao áp do Bộ Công nghiệp ban hành
- 2 Thông tư 03/2010/TT-BCT quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp do Bộ Công thương ban hành
- 3 Quyết định 5353/QĐ-BCT năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương chủ trì hoặc liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành của Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4 Quyết định 5123/QĐ-BCT năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5 Quyết định 8257/QĐ-BCT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 6 Quyết định 8257/QĐ-BCT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1 Lệnh công bố Luật điện lực sửa đổi 2012
- 2 Luật điện lực sửa đổi 2012
- 3 Nghị định 106/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
- 4 Thông tư 03/2003/TT-BCN hướng dẫn thi hành Nghị định 74/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực do Bộ Công nghiệp ban hành
- 5 Nghị định 74/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
- 6 Nghị định 55/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp
- 7 Nghị định 54/1999/NĐ-CP về việc bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
- 1 Nghị định 54/1999/NĐ-CP về việc bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
- 2 Thông tư 07/2001/TT-BCN hướng dẫn nội dung kỹ thuật quy định tại Nghị định 54/1999/NĐ-CP về Bảo vệ an toàn lưới điện cao áp do Bộ Công nghiệp ban hành
- 3 Thông tư 03/2010/TT-BCT quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp do Bộ Công thương ban hành
- 4 Quyết định 5353/QĐ-BCT năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương chủ trì hoặc liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành của Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5 Quyết định 5123/QĐ-BCT năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6 Luật điện lực sửa đổi 2012
- 7 Lệnh công bố Luật điện lực sửa đổi 2012
- 8 Quyết định 8257/QĐ-BCT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013