BỘ Y TẾ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 06-BYT-TT | Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 1964 |
kính gửi: |
- Ủy ban hành chính các khu, thành tỉnh; |
Để tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo của Đảng, Nhà nước và kế hoạch đào tạo, bổ túc cán bộ thuộc các dân tộc ít người của ngành, niên khóa 1964-1965. Bộ Y tế chủ trương tuyển chọn 50 y tá, nữ hộ sinh và 20 dược tá trong biên chế Nhà nước là người thuộc các dân tộc thiểu số đi học bổ túc lên y sĩ và dược sĩ trung cấp.
Bộ Y tế quy định một số tiêu chuẩn, nguyên tắc và kế hoạch tuyển sinh cho cả hai lớp y tá bổ túc lên y sĩ và dược tá bổ túc lên dược sĩ trung cấp như sau:
Chỉ tuyển chọn những y tá, nữ hộ sinh, dược tá trong biên chế Nhà nước là người thuộc các dân tộc thiểu số, những y tá, dược tá là người kinh sinh trưởng ở miền núi và đã định cư ở miền núi và sau khi tốt nghiệp sẽ phục vụ lâu dài ở miền núi.
1. Chính trị: Lý lịch thật rõ ràng, trong sạch, phẩm chất chính trị tốt, chấp hành đầy đủ mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tư cách đạo đức, ý thức tổ chức và kỷ luật, tinh thần phục vụ tốt, hoàn thành đầy đủ mọi nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch công tác của cơ quan giao cho.
2. Thâm niên chuyên môn: Tất cả các y tá, nữ hộ sinh, dược tá đều phải có ba năm liên tục công tác chuyên môn kể từ ngày tốt nghiệp y tá, dược tá (thâm niên tính đến tháng 9-1964).
3. Văn hóa: Đã học hết chương trình văn hóa lớp 4 theo hệ phổ thông hoặc bổ túc cho cán bộ ngoài giờ làm việc.
4. Sức khỏe: Phải có đầy đủ sức khỏe để theo học và công tác sau này; những người mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh mãn tính đang thời kỳ phát triển thì không xét chọn đi học.
5. Tuổi: Tối đa là 40 tuổi.
III. NGUYÊN TẮC, KẾ HOẠCH, THỦ TỤC TUYỂN SINH
1. Bộ ủy nhiệm cho Ủy ban hành chính khu tự trị Việt Bắc, khu tự trị Tây Bắc thành lập hội đồng tuyển sinh, chỉ định thành viên của hội đồng và trực tiếp làm chủ tịch.
2. Các Sở, Ty Y tế nào có cán bộ là người thuộc các dân tộc thiểu số đủ tiêu chuẩn đi học như thông tư đã quy định thì xét chọn và lập hồ sơ gửi về trường y sĩ Việt Bắc. Riêng khu tự trị Tây Bắc thì gửi về trường y sĩ khu tự trị Tây Bắc.
Bộ phân phối chỉ tiêu tuyển sinh cho từng khu như sau:
- Khu tự trị Việt Bắc và các tỉnh trực thuộc trung ương:
Y tá: 35
Dược tá: 15
- Khu tự trị Tây Bắc:
Y tá: 15
Dược tá: 5
Số y tá và dược tá sau khi tuyển chọn xong sẽ học bổ túc văn hóa cấp II vào đầu niên khóa 1964-1965, y tá và dược tá cùng học chung một lớp. Số y tá, dược tá ở khu tự trị Việt Bắc và các tỉnh có dân tộc miền núi thì học văn hóa ở trường y sĩ Việt Bắc, anh chị em y tá và dược tá ở Tây Bắc thì học văn hóa ở trường y sĩ Tây Bắc. Sau khi học văn hóa xong cấp II, anh chị em dược tá sẽ tập trung về trường bổ túc cán bộ y tế Hà Nội để tiếp tục học chuyên môn, còn anh chị em y tá ở khu nào thì học luôn chuyên môn ở trường y sĩ khu đó.
3. Khi xét duyệt để chọn cán bộ đi học, chú ý chiếu cố thích đáng những anh chị em dân tộc ít người thuộc các vùng rẻo cao, các vùng dân tộc chậm phát triển, biên giới hẻo lánh và những cán bộ dân tộc miền Nam, phụ nữ, anh em công tác lưu động.
Đối với anh chị em là người kinh, nhưng đã sinh trưởng định cư ở miền núi thì cũng được coi như là cán bộ dân tộc và xét chọn theo nguyên tắc ưu tiên đã quy định trên.
4. Những cán bộ phạm khuyết điểm đã bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên trong năm 1963-1964 thì không xét chọn đi học.
5. Thời hạn nộp hồ sơ cho trường y sĩ Việt Bắc, trường y sĩ Tây Bắc chậm nhất là ngày 30 tháng 5 năm 1954; ngày thi kiểm tra văn hóa và chuyên môn Bộ sẽ báo sau. Bài thi do Bộ ra và gửi về trường.
6. Sau khi thi kiểm tra văn hóa và chuyên môn xong, hội đồng tuyển sinh của khu họp xét duyệt. Khi xét duyệt hội đồng sẽ dựa vào tiêu chuẩn và chỉ tiêu đào tạo của Bộ đã quy định; sau khi duyệt xong, lập danh sách học sinh báo cáo về Bộ thông qua rồi mới báo cáo kết quả chính thức.
7. Những cán bộ được xét chọn cử đi học phải nộp đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ cần thiết như sau:
- Một đơn xin học;
- Một bản sơ yếu lý lịch, có nhận xét và chứng nhận của cơ quan đang công tác;
- Một quyết định cử đi học của cơ quan quản lý cán bộ;
- Một giấy chứng nhận học lực văn hóa của các trường bổ túc văn hóa cấp I;
- Một giấy chứng nhận sức khỏe;
- Một bản sao văn bằng y tá, dược tá (do Ủy ban hành chính huyện trở lên ký sao).
IV. QUYỀN LỢI CỦA HỌC SINH TRONG THỜI GIAN HỌC TẬP
1 Trong thời gian học tập cán bộ được hưởng mọi quyền lợi theo chế độ hiện hành.
2. Trong thời gian học tập nếu vì một lý do gì không đủ tiêu chuẩn để tiếp tục học thì nhà trường sẽ trả học sinh đó về cơ quan cũ.
Nhận được thông tư này, đề nghị các Sở, Ty Y tế và các đơn vị cho tiến hành tuyển sinh đúng thời gian đã quy định trên; trong khi thi hành nếu gặp khó khăn trở ngại gì thì báo cáo về Bộ để nghiên cứu giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
- 1 Thông tư 07-BYT-TT-1965 về việc tuyển sinh y tá, nữ hộ sinh hiện đang công tác tại các xã và hợp tác xã nông nghiệp đi học bổ túc lên y sĩ niên khóa 1965-1966 do Bộ Y tế ban hành
- 2 Thông tư 05-BYT-TT-1964 về việc tuyển sinh y tá, nữ hộ sinh sơ cấp xã đi học bổ túc lên y sĩ nông thôn niên khóa 1964-1965 do Bộ Y tế ban hành
- 1 Thông tư 07-BYT-TT-1965 về việc tuyển sinh y tá, nữ hộ sinh hiện đang công tác tại các xã và hợp tác xã nông nghiệp đi học bổ túc lên y sĩ niên khóa 1965-1966 do Bộ Y tế ban hành
- 2 Thông tư 05-BYT-TT-1964 về việc tuyển sinh y tá, nữ hộ sinh sơ cấp xã đi học bổ túc lên y sĩ nông thôn niên khóa 1964-1965 do Bộ Y tế ban hành