- 1 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 2 Quyết định 78/2004/QĐ-BNV ban hành Danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Quyết định 414/TCCP-VC năm 1993 về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính do Trưởng ban Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ ban hành
- 1 Nghị định 121/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 2 Nghị định 09/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
- 3 Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
- 4 Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 5 Nghị định 48/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 1 Quyết định 1392/QĐ-BNV năm 2010 công bố danh mục văn bản Quy phạm pháp luật do bộ nội vụ ban hành và liên tịch ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Quyết định 1182/QĐ-BNV năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ đến hết ngày 31/12/2013
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2008/TT-BNV | Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2008 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THI NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC
Căn cứ Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 117/2003/NĐ-CP); Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 116/2003/NĐ-CP); Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Sau khi thống nhất với các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý các ngạch công chức chuyên ngành, Bộ Nội vụ hướng một số quy định về thi nâng ngạch công chức như sau:
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi Điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số quy định về tiêu chuẩn, điều kiện dự thi và miễn một số môn thi trong kỳ thi nâng ngạch từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính; từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp; từ ngạch công chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên lên ngạch công chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên chính; từ ngạch công chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên chính lên ngạch công chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên cao cấp.
Các ngạch công chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính và ngạch chuyên viên cao cấp được xác định căn cứ theo Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và các ngạch viên chức. Đối với các ngạch công chức được ban hành sau ngày 03 tháng 11 năm 2004 thì căn cứ vào quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành ngạch công chức để xác định ngạch tương đương với ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính và ngạch chuyên viên cao cấp.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý ở các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
c) Cán bộ, công chức thuộc biên chế nhà nước được cử sang làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
II. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN DỰ THI NÂNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CHÍNH HOẶC TƯƠNG ĐƯƠNG
1. Điều kiện dự thi
a) Cán bộ, công chức, viên chức đăng ký dự thi nâng ngạch chuyên viên chính phải là người đang ở ngạch chuyên viên, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của ngạch chuyên viên chính quy định tại Quyết định số 414/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính (sau đây viết tắt là Quyết định số 414/TCCP-VC).
Cán bộ, công chức, viên chức đăng ký dự thi nâng ngạch công chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính phải là người đang ở ngạch công chức tương đương với ngạch chuyên viên trong cùng chuyên ngành đó, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc trực tiếp ở các vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của ngạch công chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính theo quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành;
b) Được cơ quan sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 3 năm liên tục gần nhất, có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đang xem xét để xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật (có nhận xét của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức);
c) Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 9 năm trở lên (không tính thời gian tập sự, thử việc);
d) Điều kiện về hệ số lương:
- Đạt hệ số lương từ 3,66 trở lên nếu dự thi vào các ngạch công chức xếp lương theo nhóm 1 loại A2 (A2.1) quy định tại bảng 2 (bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là bảng lương số 2).
- Đạt hệ số lương từ 3,33 trở lên nếu dự thi vào các ngạch công chức xếp lương theo nhóm 2 loại A2 (A2.2) theo bảng lương số 2.
đ) Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức cử dự thi nâng ngạch.
2. Tiêu chuẩn dự thi
Cán bộ, công chức, viên chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương có đủ các điều kiện quy định đối với ngạch dự thi hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II này còn phải đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc văn bằng được tính là tương đương theo quy định của pháp luật.
Riêng đối với kỳ thi nâng ngạch công chức năm 2008, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chu yên viên (đủ thời gian 12 tuần); chứng chỉ bồi dưỡng chuyên viên chính (trung – cao cấp trước đây) do Học viện Hành chính quốc gia cấp hoặc do các trường chính trị, hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trường đào tạo cán bộ của các Bộ, ngành cấp theo uỷ quyền của Học viện Hành chính quốc qia được tiếp tục áp dụng. Đối với kỳ thi nâng ngạch công chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên chính, cán bộ, công chức, viên chức dự thi còn phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành;
c) Có chứng chỉ tin học văn phòng ( hoặc người dự thi có cam kết sử dụng thành thạo kỹ năng tin học văn phòng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sử dụng cán bộ, công chức, viên chức nhận xét bằng văn bản).
d) Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên (hoặc người dự thi có cam kết sử dụng thành thạo ngoại ngữ dự thi từ trình độ B trở lên, được người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sử dụng cán bộ, công chức, viên chức nhận xét bằng văn bản);
đ) Có đề án, công trình theo quy định của ngạch dự thi (được cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xác nhận).
3. Trường hợp miễn nộp chứng chỉ
Các trường hợp nếu có đủ điều kiện được miễn thi môn ngoại ngữ và môn tin học quy định tại Khoản 1 Mục IV của Thông tư này thì được miễn chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học.
III. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN DỰ THI NÂNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CAO CẤP HOẶC TƯƠNG ĐƯƠNG
1. Điều kiện dự thi
a) Cán bộ, công chức, viên chức đăng ký dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp phải là người đang ở ngạch chuyên viên chính, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của ngạch chuyên viên cao cấp quy định tại Quyết định số 414/TTCP-VC.
Cán bộ, công chức, viên chức đăng ký dự thi nâng ngạch công chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cao cấp phải là người đang ở ngạch công chức tương đương với ngạch chuyên viên chính trong cùng chuyên ngành đó, có khả năng đảm nhận và đang trực tiếp làm việc ở các vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của ngạch công chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cao cấp theo quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành;
b) Được cơ quan sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 3 năm liên tục gần nhất, có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đang xem xét để xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật (có nhận xét của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức)
c) Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 6 năm trở lên;
d) Điều kiện hệ số lương:
- Đạt hệ số lương từ 5,42 trở lên nếu dự thi vào các ngạch công chức xếp lương theo nhóm 1 loại A3 (A3.1) theo bảng lương số 2;
- Đạt hệ số lương từ 5,02 trở lên nếu dự thi vào các ngạch công chức xếp lương theo nhóm 2 loại A3 (A3.2) theo bảng lương số 2;
đ) Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức cử dự thi nâng ngạch.
2. Tiêu chuẩn dự thi
Cán bộ, công chức, viên chức dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương có đủ các điều kiện quy định đối với ngạch dự thi hướng dẫn tại Khoản 1 Mục III này còn phải đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc văn bằng được tính là tương đương theo quy định của pháp luật.
Đối với kỳ thi nâng ngạch công chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên cao cấp, cán bộ, công chức, viên chức dự thi còn phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành;
c) Có bằng tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp;
d) Có chứng chỉ tin học văn phòng (hoặc người dự thi có cam kết sử dụng thành thạo kỹ năng tin học văn phòng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sử dụng cán bộ, công chức, viên chức nhận xét bằng văn bản).
đ) Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C trở lên (hoặc người dự thi có cam kết sử dụng thành thạo ngoại ngữ dự thi từ trình độ C trở lên, được người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sử dụng cán bộ, công chức, viên chức nhận xét bằng văn bản);
e) Có đề án, công trình theo quy định của ngạch dự thi (được cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xác nhận).
3. Trường hợp miễn nộp chứng chỉ
Các trường hợp nếu có đủ điều kiện được miễn thi môn ngoại ngữ và môn tin học quy định tại Khoản 2 Mục IV của Thông tư này thì được miễn chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học.
IV. KIỆN MIỄN MỘT SỐ MÔN THI TRONG KỲ THI NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC
1. Đối với kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương
a) Miễn thi môn ngoại ngữ đối với trường hợp có một trong các kiện sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tổ chức thi nâng ngạch có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ.
Riêng đối với kỳ thi nâng ngạch công chức năm 2008, độ tuổi miễn thi môn ngoại ngữ (nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008) được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức dự thi làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc các tỉnh; các huyện ngoại thành của các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và cán bộ, công chức thuộc biên chế tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 của tỉnh Hà Tây;
- Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số, tiếng Lào hoặc tiếng Campuchia do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền;
- Cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
- Cán bộ, công chức, viên chức có bằng đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ;
- Cán bộ, công chức, viên chức tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.
b) Miễn thi môn tin học đối với cán bộ, công chức, viên chức đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
2. Đối với kỳ thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương
a) Miễn thi môn ngoại ngữ đối với trường hợp có một trong các điều kiện sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức có bằng đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ;
- Cán bộ, công chức, viên chức tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.
b) Miễn thi môn tin học đối với cán bộ, công chức, viên chức đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và người đứng đầu các hội, tổ chức phi Chính phủ được Nhà nước giao biên chế căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này để cử cán bộ, công chức, viên chức dự thi nâng ngạch và chịu trách nhiệm về điều kiện, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức, viên chức dự thi.
3. Bộ Nội vụ kiểm tra, giám sát việc cử cán bộ, công chức, viên chức dự thi nâng ngạch theo hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Việc hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện dự thi và miễn một số môn thi trong kỳ thi nâng ngạch công chức đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế làm việc trong các cơ quan, đơn vị của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 1392/QĐ-BNV năm 2010 công bố danh mục văn bản Quy phạm pháp luật do bộ nội vụ ban hành và liên tịch ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Thông tư 13/2010/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Quyết định 1182/QĐ-BNV năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ đến hết ngày 31/12/2013
- 4 Quyết định 1182/QĐ-BNV năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ đến hết ngày 31/12/2013
- 1 Nghị định 48/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 2 Nghị định 09/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
- 3 Nghị định 121/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 4 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 5 Quyết định 78/2004/QĐ-BNV ban hành Danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6 Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 7 Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
- 8 Quyết định 414/TCCP-VC năm 1993 về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính do Trưởng ban Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 1392/QĐ-BNV năm 2010 công bố danh mục văn bản Quy phạm pháp luật do bộ nội vụ ban hành và liên tịch ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Quyết định 1182/QĐ-BNV năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ đến hết ngày 31/12/2013