BỘ THƯƠNG NGHIỆP-NGÂN HÀNG QUỐC GIA | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 07-TD/TCN | Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 1958 |
Vấn đề thu mua là một vấn đề rất cần thiết và quan trọng, vì có thực hiện được kế hoạch thu mua thì Nhà nước mới nắm được vật tư, để có lực lượng bình ổn vật giá, cải tạo xã hội chủ nghĩa thương nghiệp tư bản tư doanh, đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy quốc doanh và các xưởng thủ công, tiếp tế thực phẩm cho bộ đội, cán bộ, công nhân, nhân dân thành thị, để có hàng xuất khẩu, hàng dự trữ cho Nhà nước và để giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao dần đời sống vật chất và văn hóa.
Trong các năm qua, Nhà nước đã bỏ ra một số tiền lớn để thu mua các loại nông, lâm, thổ, hải sản và các loại hàng gia công. Số tiền mặt Ngân hàng quốc gia bỏ ra cho Mâu dịch vay để thu mua, đã giúp vào việc thực hiện kế hoạch khôi phục và phát triển nông nghiệp, đảm bảo kế hoạch công nghiệp (cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho nhà máy) và kế hoạch thương nghiệp (Mậu dịch có lực lượng bình ổn thị trường và để xuất khẩu) cũng như kế hoạch dự trữ của Nhà nước. Tiền mặt tung ra thị trường đã có hàng hóa trong tay Nhà nước đảm bảo.
Nhưng trong việc thu mua của Mậu dịch cũng như việc cho vay của Ngân hàng còn nhiều thiếu sót; mạng lưới thu mua chưa được tổ chức rộng rãi, cán bộ thu mua thiếu, kho tàng chuẩn bị chưa đầy đủ. Việc thu mua tiến hành ở các địa phương, trái lại việc cho vay của Ngân hàng lại làm ở Trung ương cho các Tổng Công ty và các Tổng Công ty phân phối lại cho các Công ty địa phương do đó việc cung cấp phương tiện tiền tệ thường bị động và chậm, không sát yêu cầu. Ngân hàng Trung ương không thực hiện được việc kiểm tra sử dụng vốn, không nắm được tình hình thực hiện kế hoạch thu mua để chuẩn bị vốn kịp thời và vận dụng vốn cho linh hoạt. Các Chi nhánh Ngân hàng địa phương không tham gia vào việc kiểm tra, theo dõi việc sử dụng tiền vay vào thu mua. Các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương còn chưa quan tâm đúng mức đến việc giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát thu mua.
Trong lúc chờ Mậu dịch quốc doanh phân cấp quản lý và Ngân hàng Trung ương giao cho các tổ chức Ngân hàng địa phương trực tiếp cho vay, để sửa chữa tình trạng trên, ngày 07-01-1958, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 014-TTg quy định một số nguyên tắc tạm thời Ngân hàng cho Mậu dịch quốc doanh vay để thu mua. Trong tình trạng hiện nay Ngân hàng trung ương trực tiếp cho các Tổng Công ty vay tiền và chuyển tiền vay của các Tổng Công ty về cho các Công ty địa phương. Các chi nhánh Ngân hàng tỉnh thay mặt Ngân hàng trung ương có trách nhiệm cùng các Ty Công thương kiểm soát việc sử dụng các số tiền vay. Việc thu nợ cũng tạm thời do Ngân hàng trung ương làm.
Liên bộ Thương nghiệp và Ngân hàng quốc gia Việt Nam quy định những chi tiết thi hành Chỉ thị trên như sau:
VIỆC CHO VAY THU MUA VÀ THU HỒI NỢ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG :
1) Toàn bộ hệ thống Mậu dịch quốc doanh phải bảo đảm được các chỉ tiêu thu mua và bán ra để đảm bảo ổn định vật giá và tiền tệ.
2) Mậu dịch quốc doanh phải nộp tất cả các khoản tiền bán hàng và các khoản thu khác vào Ngân hàng, trừ số tiền đã quy định được giữ lại tại quỹ để trả lương, chi tiêu vặt, v.v… Trong quá trình tung tiền ra thu mua, Mậu dịch quốc doanh cần cố gắng tăng cường các khoản thu, đảm bảo kế hoạch thu chi tiền mặt của hệ thống thương nghiệp quốc doanh đã được Nhà nước duyệt y cho từng quý, có chia từng tháng để đề phòng tình trạng thị trường không ổn định có thể xẩy ra.
Những nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể là:
Khách quan:
- Trường hợp phải thu mua lâm thổ sản của nông dân vượt kế hoạch, sau khi được cấp trên duyệt y.
- Phương tiện vận tải thiếu làm cho việc vận chuyển chậm, khiến các vật tư không sử dụng kịp thời, bị ứ đọng trong một thời gian lâu, sau khi xuất trình giấy tờ chứng minh không phải do tổ chức Mậu dịch không có kế hoạch trước.
- Bao bì thiếu do lỗi của người cung cấp bao bì, khiến việc đóng gói gửi hàng hóa đi bị chậm, v.v…
- Việc chuyển tiền của các Công ty Mậu dịch nộp về Tổng Công ty làm chậm, do nhầm lẫn, thiếu sót trong thủ tục chuyển tiền của cán bộ Ngân hàng làm cho Tổng Công ty không bảo đảm được kế hoạch thanh toán nợ đối với Ngân hàng.
Chủ quan:
- Do việc bảo đảm kém, các vật tư bị hư hỏng, hoặc phẩm chất bị giảm nên bán chậm, hoặc không bán được.
- Việc phân phối không hợp lý, nơi thừa nơi thiếu mà không có sự điều chỉnh lại kịp thời để các vật tư bị đọng lâu, v.v…
- Một đơn xin vay,
- Ba bản khế ước đã ký nhận nợ,
- Một bản kế hoạch vay trả,
- Một bản phân phối số tiền vay về các địa phương nào, bao nhiêu, để thu mua gì, khối lượng bao nhiêu và trong thời gian bao lâu?
- Một bản tình hình tồn kho gần nhất về những mặt hàng thu mua. Nếu có thể thì trình xuất Ngân hàng quốc gia bản cân đối tài sản mới nhất.
- Kèm theo một bản kế hoạch thu mua đã được Nhà nước duyệt y.
Ngân hàng trung ương cho vay, ghi ngày vào tài khoản của Tổng Công ty, rồi trích chuyển gấp cho các Công ty địa phương căn cứ vào bản phân phối của Tổng Công ty đã được Ngân hàng đồng ý.
VIỆC CHUYỂN TIỀN VAY CỦA TỔNG CÔNG TY CHO CÁC CÔNG TY ĐỊA PHƯƠNG
a) Tùy theo tổng số tiền cho vay nhiều, ít để thực hiện kế hoạch thu mua, Ngân hàng trung ương chuyển về các địa phương làm một kỳ hay nhiều kỳ để tránh tình trạng phát hành tập trung một lúc, không có lợi cho việc ổn định thị trường.
b) Việc chuyển tiền về các địa phương làm mấy lần, vào những ngày nào cần được thỏa thuận trước với Tổng Công ty và ghi vào bản phân phối số tiền vay của Tổng Công ty để Tổng Công ty báo cho các Công ty địa phương biết trước.
c) Sau khi nhận được giấy chuyển tiền của Ngân hàng trung ương gửi về, Chi nhánh Ngân hàng tỉnh ghi vào tài khoản của Công ty được phân phối, rồi kịp thời báo cáo ngay cho Công ty đó biết, đồng thời thúc đẩy họ làm kế hoạch sử dụng số tiền đó và kế hoạch thu mua giao cho Ngân hàng.
VIỆC SỬ DỤNG TIỀN VAY CỦA CÁC CÔNG TY ĐỊA PHƯƠNG
VIỆC KIỂM TRA CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TỈNH ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY MẬU DỊCH ĐỊA PHƯƠNG
Điều 18. – Chi nhánh Ngân hàng địa phương có quyền kiểm tra việc sử dụng các số tiền vay của các Công ty Mậu dịch vào việc thu mua theo đúng kế hoạch. Sau khi kế hoạch thu mua đã hoàn thành, nếu tiền còn thừa, chi nhánh Ngân hàng có nhiệm vụ can thiệp, làm cho các Công ty địa phương phải kịp thời chuyển trả cho Tổng Công ty. Tuyệt đối không để xẩy ra tình trạng sử dụng tiền thu mua (kể cả tiền thu mua thừa) vào các việc khác, hoặc chuyển tiền thu mua của Công ty này qua việc thu mua của Công ty khác. Thí dụ: Công ty lương thực không được chuyển tiền thu mua của mình qua việc thu mua của Công ty lâm thổ sản. Việc sử dụng tiền thu mua mặt hàng này sang mặt hàng khác trong phạm vi kế hoạch của một Công ty cũng hết sức tránh. Thí dụ: Tránh sử dụng tiền thuộc phạm vi kế hoạch thu mua ngô vào kế hoạch thu mua thóc, v.v… Trong trường hợp muốn sử dụng số tiền vay cho đối tượng này qua đối tượng khác, phải có sự đồng ý của Ngân hàng và của Ty Công thương, đại diện cho Bộ Thương nghiệp và Ủy ban Hành chính địa phương, nhưng không được vượt quá kế hoạch thu mua của từng đối tượng đã phân phối về cho địa phương.
b) Kiểm soát việc phân phối và điều động vật tư đã thu mua được:
Việc kiểm tra này phải tiến hành có kế hoạch và phối hợp với các Ty Công thương.
VIỆC BÁO CÁO CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TY MẬU DỊCH ĐỊA PHƯƠNG
Báo cáo tuần kỳ 10 ngày (bằng điện báo):
a) Kết quả thu mua (bao nhiêu tấn) từ khi bắt đầu thu mua đến ngày báo cáo - kết quả thu mua trong tuần kỳ.
b) Tổng số tiền đã bỏ ra thu mua bao nhiêu và trong tuần kỳ bao nhiêu.
c) Tổng số tiền trung ương chuyển về cho địa phương dùng để thu mua còn thừa bao nhiêu?
d) Tổng số các vật tư thu mua đã được phân phối và sử dụng bao nhiêu – trong tuần kỳ bao nhiêu?
Báo cáo hàng tháng:
a) Tình hình chung về thu mua của địa phương trong tháng.
b) Kết quả thu mua (bao nhiêu tấn), chất lượng vật tư thu mua v.v… từ khi bắt đầu thu mua đến ngày báo cáo - kết quả thu mua trong tháng.
c) Tổng số tiền đã bỏ ra thu mua từ ngày bắt đầu thu mua đến ngày báo cáo - số tiền bỏ ra thu mua trong tháng.
d) Tổng số tiền trung ương chuyển về cho địa phương dùng để thu mua được bao nhiêu, sử dụng hết bao nhiêu, còn bao nhiêu (kể từ ngày bắt đầu thu mua đến ngày báo cáo).
e) Tình hình phân phối và sử dụng vật tư thu mua được từ ngày bắt đầu thu mua đến ngày báo cáo – Tình hình phân phối sử dụng trong tháng.
g) Tình hình bán hàng ra và nộp tiền vào Ngân hàng của các Công ty Mậu dịch địa phương trong tháng.
h) Kế hoạch phát tiền thu mua của chi nhánh Ngân hàng cho các Công ty địa phương tiến hành như thế nào? Có ưu khuyết điểm gì? Quan hệ giữa chi nhánh Ngân hàng và Công ty Mậu dịch như thế nào?
i) Triển vọng thu mua (vượt mức, không đạt kế hoạch …) dư luận của nông dân và dân chúng về việc thu mua phát tiền thu mua, hoạt động của tư thương.
k) Sự lãnh đạo và giúp đỡ các cấp chỉ đạo địa phương trong việc thu mua.
l) Ý kiến nhận xét về đề nghị của Chi nhánh Ngân hàng hay của Công ty Mậu dịch.
Riêng trong báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng cần thêm một điểm:
Kế hoạch theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn và việc phân phối điều động vật tư ra sao? Gặp trở ngại khó khăn gì? Và đề nghị hướng giải quyết .
Cuối hàng tháng, Chi nhánh Ngân hàng và Công ty Mậu dịch cùng Ty Công thương họp để kiểm điểm theo những điểm trên, lập biên bản làm năm bản: một bản gửi cho ngân hàng Trung ương, một bản gửi cho Tổng Công ty, còn ba bản lưu ở chi nhánh Ngân hàng, Công ty Mậu dịch và Ty Công Thương. Tổng Công ty tập hợp làm báo cáo gửi Bộ Thương nghiệp và Ngân hàng trung ương.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP LÃNH ĐẠO
Điều 29. – Các Ủy ban Hành chính địa phương có nhiệm vụ:
a) Kiểm soát và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch thu mua ở địa phương.
b) Kiểm soát và đôn đốc các Công ty Mậu dịch đẩy mạnh bán hàng ra, thu tiền về cho ăn khớp với việc tung tiền ra thu mua, nhằm tránh tình trạng giá cả đột biến, làm cho thị trường được ổn định.
c) Kiểm soát việc bảo quản các kho tàng và sử dụng vật tư thu mua được.
d) Lãnh đạo chặt chẽ cho các Công ty Mậu dịch và Chi nhánh Ngân hàng địa phương đặt kế hoạch thi hành nghiêm chỉnh thông tư này.
e) Ủy ban Hành chính tỉnh tuyệt đối không được tự động Chỉ thị cho các Công ty Mậu dịch địa phương thu mua ngoài kế hoạch. Trong trường hợp cần thiết phải thu mua ngoài kế hoạch, Ủy ban Hành chính các cấp khu, tỉnh có trách nhiệm báo cáo lên Bộ Thương nghiệp và Thủ tướng Chính phủ quyết định.
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG NGHIỆP | TỔNG GIÁM ĐỐC |
- 1 Thông tư 2099-CNH/MD năm 1959 về việc cho vay thu mua và gia công chế biến hàng xuất khẩu do Ngân hàng Quốc gia ban hành
- 2 Chỉ thị 14-TTg năm 1958 về quy định tạm thời nguyên tắc việc Ngân hàng quốc gia cho Mậu dịch quốc doanh vay tiền để thu mua nông, lâm, thổ, hải sản và hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ ban hành