BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2017/TT-BXD | Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2017 |
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chi tiết về việc phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn xây dựng được quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây viết tắt là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc quản lý chất thải rắn xây dựng (sau đây viết tắt là CTRXD) trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. CTRXD là chất thải rắn phát sinh trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình (bao gồm công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ).
2. Hoạt động quản lý CTRXD là các hoạt động kiểm soát CTRXD trong suốt quá trình từ phát sinh, phân loại đến thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời, tái chế, xử lý hoặc tái sử dụng nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
3. Chủ nguồn thải CTRXD là chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính thi công xây dựng công trình (được chủ đầu tư ủy quyền thông qua hợp đồng) có phát sinh CTRXD.
4. Chủ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD là các tổ chức, cá nhân thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD.
5. Cơ sở xử lý CTRXD là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTRXD (có thể bao gồm cả hoạt động tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp).
Điều 3. Nguyên tắc quản lý chất thải rắn xây dựng
1. Quản lý CTRXD phải tuân thủ các nguyên tắc chung về quản lý chất thải có liên quan quy định tại Điều 4 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
2. Khi thiết kế công trình phải có giải pháp thiết kế và công nghệ, lựa chọn sử dụng vật liệu hợp lý nhằm hạn chế tối đa lượng chất thải phát sinh.
3. Vị trí, quy mô các điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý CTRXD phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch quản lý chất thải rắn.
4. Dự án đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý CTRXD được hưởng ưu đãi theo các quy định về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, sản xuất vật liệu xây dựng và các ưu đãi khác theo quy định hiện hành.
5. Khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát việc thực hiện các quy định quản lý CTRXD trên địa bàn.
Điều 4. Cơ sở dữ liệu về quản lý chất thải rắn xây dựng
1. Cơ sở dữ liệu về quản lý CTRXD bao gồm các số liệu như sau:
a) Thành phần, khối lượng CTRXD phát sinh;
b) Khối lượng CTRXD thu gom, vận chuyển và xử lý tại cơ sở xử lý;
c) Thành phần, khối lượng CTRXD tái chế hoặc tái sử dụng;
d) Danh sách các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD.
2. Cơ sở dữ liệu được cập nhật và đăng tải trên website của Sở Xây dựng địa phương và Bộ Xây dựng để quản lý, khai thác, cung cấp thông tin.
3. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về CTRXD trên toàn quốc.
PHÂN LOẠI, LƯU GIỮ, THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG
Điều 5. Phân loại chất thải rắn xây dựng
1. CTRXD phải được phân loại ngay tại nơi phát sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP thành các loại sau đây:
a) Chất thải rắn có khả năng tái chế được;
b) Chất thải rắn có thể được tái sử dụng ngay trên công trường hoặc tái sử dụng ở các công trường xây dựng khác;
c) Chất thải không tái chế, tái sử dụng được và phải đem đi chôn lấp;
d) Chất thải nguy hại được phân loại riêng và quản lý theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật hướng dẫn về quản lý chất thải nguy hại.
2. CTRXD sau khi phân loại không được để lẫn với các chất thải khác và phải được lưu giữ riêng theo quy định.
3. Trong trường hợp CTRXD thông thường có lẫn với chất thải nguy hại thì phải thực hiện việc phân tách phần chất thải nguy hại. Nếu không thể tách được thì toàn bộ hỗn hợp phải được quản lý như chất thải nguy hại.
Điều 6. Lưu giữ chất thải rắn xây dựng
1. Khi tiến hành thi công xây dựng công trình, chủ nguồn thải phải bố trí thiết bị hoặc khu vực lưu giữ CTRXD trong khuôn viên công trường hoặc tại địa điểm theo quy định của chính quyền địa phương.
2. Địa điểm lưu giữ CTRXD phải bố trí ở nơi tránh bị ngập nước, hoặc nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh khu vực lưu giữ.
3. Thiết bị, khu vực lưu giữ CTRXD phải đảm bảo không gây cản trở giao thông của khu vực và đảm bảo mỹ quan đô thị; phải ghi hoặc dán nhãn thông tin về loại CTRXD.
4. Thời gian lưu giữ CTRXD phù hợp theo đặc tính của loại chất thải và quy mô, khả năng lưu chứa của thiết bị, địa điểm lưu giữ.
5. Các loại CTRXD có thể tái chế, tái sử dụng được phân loại phải lưu chứa trong các thiết bị hoặc khu vực lưu giữ riêng.
Điều 7. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn xây dựng
1. CTRXD phải được thu gom, vận chuyển đến điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc cơ sở tái chế, công trình khác để tái chế, tái sử dụng.
2. Việc vận chuyển phải theo thời gian và lộ trình về tuyến đường, an toàn giao thông và tuân thủ các quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông tại địa phương.
3. Các phương tiện vận chuyển CTRXD phải là phương tiện bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành theo quy định.
4. Trong quá trình vận chuyển, phương tiện vận chuyển phải đảm bảo không làm rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi.
5. Trong trường hợp chủ nguồn thải tự vận chuyển CTRXD thì phải tuân thủ các quy định tại Điều này.
Điều 8. Trạm trung chuyển chất thải rắn xây dựng
1. Trạm trung chuyển CTRXD phải được quy hoạch tại các vị trí thuận tiện giao thông và phải bảo đảm hoạt động chuyên chở không gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường và mỹ quan đô thị.
2. Trạm trung chuyển CTRXD chỉ tiếp nhận và lưu giữ CTRXD thông thường, CTRXD có chứa thành phần nguy hại phải được vận chuyển trực tiếp đến cơ sở xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
3. Trạm trung chuyển phải có khả năng tiếp nhận và lưu giữ khối lượng CTRXD phù hợp với khả năng thu gom, vận chuyển trên địa bàn, nhưng không vượt quá 80% khả năng lưu chứa của trạm trung chuyển.
TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG
Điều 9. Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn xây dựng
1. CTRXD được tái sử dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.
2. Đối với các công trình xây dựng được quy định tại
3. CTRXD có khả năng tái chế, tái sử dụng được thu gom, vận chuyển đến các cơ sở xử lý CTRXD để tái chế, tái sử dụng.
4. Các loại CTRXD được tái chế, tái sử dụng theo các mục đích sau:
a) CTRXD dạng bê tông và gạch vụn chủ yếu được tái chế thành cốt liệu thô, có thể sử dụng làm vật liệu sản xuất gạch, tấm tường, gạch lát nền, các sản phẩm vật liệu xây dựng khác hoặc san nền;
b) Đối với CTRXD như gỗ, giấy chủ yếu được tái chế làm nguyên liệu cho sản xuất giấy, gỗ và nhiên liệu đốt;
c) Đối với CTRXD là vật liệu hỗn hợp nhựa đường, có thể tái chế thành vật liệu bê tông nhựa (dạng cốt liệu);
d) Đối với phế liệu là thép và các vật liệu kim loại khác, có thể trực tiếp tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu cho ngành luyện kim;
đ) Các loại CTRXD khác, tùy theo tính chất và đặc điểm (thành phần), được tái sử dụng, tái chế theo mục đích sử dụng phù hợp.
Điều 10. Xử lý chất thải rắn xây dựng
1. Cơ sở xử lý CTRXD phải được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Khuyến khích việc xử lý CTRXD tại nơi phát sinh với quy trình, công nghệ phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về an toàn, môi trường.
3. Công nghệ xử lý chất thải rắn xây dựng:
a) Nghiền, sàng;
b) Sản xuất vật liệu xây dựng;
c) Chôn lấp;
d) Các công nghệ khác.
4. Công nghệ xử lý CTRXD phải phù hợp với quy mô, công suất và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế xã hội.
5. Việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTRXD phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
Điều 11. Trách nhiệm của chủ nguồn thải
1. Đối với công trình xây dựng (không bao gồm nhà ở), chủ nguồn thải có trách nhiệm sau đây:
a) Lập kế hoạch quản lý CTRXD theo mẫu tại Phụ lục 1 trình chủ đầu tư chấp thuận (nếu là nhà thầu chính) trước khi triển khai thi công xây dựng; hướng dẫn các nhà thầu phụ (nếu có) thực hiện quản lý CTRXD theo kế hoạch quản lý CTRXD;
b) Thực hiện việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRXD phát sinh trên công trường xây dựng theo kế hoạch quản lý CTRXD;
c) Bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về xây dựng để hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý CTRXD trong công trình xây dựng. Ghi chép nhật ký, lưu giữ chứng từ ghi khối lượng, thành phần CTRXD được thu gom, vận chuyển đến cơ sở xử lý;
d) Ký hợp đồng với chủ thu gom, vận chuyển và chủ xử lý CTRXD để vận chuyển, xử lý CTRXD hoặc tự xử lý CTRXD tại nơi phát sinh tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất thải;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý CTRXD với chủ đầu tư (nếu là nhà thầu chính);
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với công trình nhà ở, chủ nguồn thải là chủ đầu tư và thực hiện theo quy định tại
Điều 12. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển
1. Có đủ thiết bị, phương tiện thực hiện thu gom, vận chuyển theo quy định tại
2. Thu gom, vận chuyển CTRXD đến trạm trung chuyển, cơ sở xử lý đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định hoặc công trình khác để tái sử dụng. Chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra trong quá trình thu gom, vận chuyển.
3. Xác định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRXD để làm cơ sở ký hợp đồng thu gom, vận chuyển.
4. Có sổ theo dõi quản lý việc thu gom, vận chuyển CTRXD, nội dung gồm:
a) Thông tin chung về chủ nguồn thải;
b) Số chuyến xe thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển trong ngày/tháng của từng chủ nguồn thải;
c) Khối lượng, loại CTRXD được thu gom, vận chuyển;
d) Địa điểm tiếp nhận xử lý CTRXD (trạm trung chuyển, cơ sở xử lý; các cơ sở tái chế, tái sử dụng CTRXD;
đ) Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển;
e) Các thông tin khác nếu cần thiết.
5. Cung cấp thông tin về năng lực cho Sở Xây dựng tại địa phương để quản lý, công bố trên website. Mẫu cung cấp thông tin về năng lực thực hiện theo Phụ lục 3A, 3B ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Lập các báo cáo sau:
a) Báo cáo công tác thu gom, vận chuyển CTRXD định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi báo cáo về Sở Xây dựng địa phương trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo;
b) Báo cáo đột xuất về tình hình thu gom, vận chuyển CTRXD theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
7. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của chủ xử lý
1. Đầu tư xây dựng, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện và bố trí nhân lực đáp ứng năng lực tiếp nhận CTRXD, đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Tiếp nhận và xử lý CTRXD từ các chủ thu gom, vận chuyển trên cơ sở hợp đồng ký kết với chủ nguồn thải và có phiếu ghi khối lượng, thành phần CTRXD được vận chuyển đến hàng ngày có xác nhận của hai bên.
3. Có sổ theo dõi hoạt động xử lý CTRXD, nội dung gồm:
a) Thông tin chung của các chủ thu gom, vận chuyển CTRXD;
b) Khối lượng/dung tích/số chuyển xe chở CTRXD được tiếp nhận của từng chủ thu gom, vận chuyển CTRXD; loại CTRXD tiếp nhận;
c) Công nghệ, biện pháp xử lý CTRXD;
d) Nhật ký vận hành các hạng mục công trình, thiết bị trong dây chuyền công nghệ xử lý (nếu có);
đ) Các thông tin khác nếu cần thiết.
4. Xây dựng phương án giá dịch vụ xử lý CTRXD làm cơ sở ký kết hợp đồng dịch vụ xử lý:
a) Đối với cơ sở xử lý được đầu tư từ ngân sách nhà nước, trình Sở Tài chính để tổ chức thẩm định;
b) Đối với cơ sở xử lý được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, chủ đầu tư phê duyệt phương án giá và gửi thông báo giá đến Sở Tài chính và Sở Xây dựng để theo dõi, quản lý.
5. Thực hiện đúng quy trình quản lý vận hành cơ sở xử lý; có các biện pháp an toàn lao động trong vận hành và bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
6. Cung cấp thông tin về năng lực cho Sở Xây dựng tại địa phương để công bố trên website. Mẫu cung cấp thông tin về năng lực thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Khi phát hiện sự cố môi trường, phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chủ đầu tư, chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra ô nhiễm hoặc sự cố môi trường để phối hợp xử lý.
8. Lập các báo cáo sau:
a) Báo cáo công tác xử lý CTRXD định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi báo cáo về Sở Xây dựng địa phương trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo;
b) Báo cáo đột xuất về tình hình xử lý CTRXD theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
9. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của chủ đầu tư công trình xây dựng
1. Chủ đầu tư các công trình xây dựng (trừ các công trình quy định tại Khoản 2 Điều này) có trách nhiệm:
a) Phê duyệt và gửi thông báo kế hoạch quản lý CTRXD theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư này đến Sở Xây dựng (hoặc cơ quan cấp phép xây dựng theo phân cấp về quản lý công trình) và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tối thiểu 07 (bảy) ngày trước ngày khởi công thi công xây dựng công trình. Báo cáo kết quả thực hiện quản lý CTRXD sau khi công trình hoàn thành;
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát kế hoạch thực hiện quản lý CTRXD đảm bảo môi trường xây dựng theo quy định;
c) Đảm bảo chi phí cho việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD theo quy định;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định.
2. Chủ đầu tư các công trình nhà ở có trách nhiệm:
a) Lập và gửi thông báo thực hiện quản lý CTRXD theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan cấp phép xây dựng (nếu công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng) và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tối thiểu 07 (bảy) ngày trước khi khởi công xây dựng công trình;
b) Chịu trách nhiệm về việc quản lý CTRXD tại công trình theo các quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành khác có liên quan;
c) Trường hợp các hộ gia đình tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển CTRXD, phải thực hiện quản lý CTRXD theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Thống nhất quản lý CTRXD và phân công, phân cấp trách nhiệm cho các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương thực hiện quản lý CTRXD trên địa bàn;
b) Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền có liên quan đến quản lý CTRXD trên địa bàn phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật khác và Thông tư này; phê duyệt phương án giá dịch vụ xử lý CTRXD theo quy định;
c) Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý CTRXD trên địa bàn.
2. Ủy ban nhân dân theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Giám sát quá trình thu gom, vận chuyển CTRXD trên địa bàn quản lý. Trong trường hợp phát hiện những vi phạm pháp luật về quản lý CTRXD, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật hoặc xử lý theo thẩm quyền;
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra công tác tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường của các công trình xây dựng và cơ sở xử lý CTRXD trên địa bàn quản lý;
c) Lập danh sách các công trình xây dựng (bao gồm công trình nhà ở phải có giấy phép xây dựng) sẽ phá dỡ, xây dựng trên địa bàn và thông báo công khai để các tổ chức, cá nhân liên quan biết và phối hợp trong công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRXD. Định kỳ 03 tháng tổng hợp danh mục gửi Sở Xây dựng trước ngày 15 của tháng tiếp theo của kỳ báo cáo để công bố trên website;
d) Báo cáo công tác quản lý CTRXD trên địa bàn định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi báo cáo về Sở Xây dựng địa phương trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý CTRXD trên địa bàn.
2. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về quản lý CTRXD trên địa bàn tỉnh/thành phố theo quy định tại
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý CTRXD trên địa bàn.
4. Phối hợp với Sở Tài chính tổ chức thẩm định phương án giá dịch vụ xử lý CTRXD đối với các cơ sở xử lý CTRXD được đầu tư từ ngân sách nhà nước.
5. Báo cáo Bộ Xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này định kỳ 01 lần/năm về công tác quản lý CTRXD tại địa phương trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo hoặc đột xuất theo yêu cầu.
1. Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Giám đốc Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU THÔNG BÁO KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (KHÔNG BAO GỒM NHÀ Ở)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG
Kính gửi[1]: .…………….………………………
1. Thông tin về công trình xây dựng
Tên chủ đầu tư | |||
Người đại diện | Chức vụ: | ||
Địa điểm công trình xây dựng | |||
Giấy phép xây dựng (nếu có) | Số: | Ngày cấp: | Cơ quan cấp: |
Loại hình công trình xây dựng | 1. Xây mới | 2. Sửa chữa, cải tạo, tu bổ | 3. Phá dỡ, di dời |
Thời gian xây dựng | / / ~ / / | ||
Tên đơn vị xây dựng (chỉ nêu chủ thầu chính) | |||
Người đại diện | Chức vụ: | ||
Giấy phép kinh doanh/số CMT | |||
Địa chỉ công ty | Điện thoại: |
2. Kế hoạch tận dụng vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng | Khối lượng vật liệu (tấn) | Vật liệu có thể tận dụng tại công trường (tấn) | Vật liệu tái chế (tấn) | Vật liệu mới mua (tấn) | Tỷ lệ tái chế vật liệu (b+c)/a*100 (%) | Ghi chú |
(a) | (b) | (c) | (d) | (đ) | ||
Đất | ||||||
Bê tông, gạch vỡ | ||||||
Nhựa đường | ||||||
Gỗ, giấy | ||||||
Sắt, thép | ||||||
… |
3. Kế hoạch quản lý chất thải rắn xây dựng
Chất thải rắn xây dựng | Khối lượng phát thải (tấn) | Tái sử dụng tại công trường (tấn) | Tái sử dụng tại công trường khác (tấn) | Tái chế tại cơ sở tái chế (tấn) | Xử lý cuối cùng (tấn) | Tỷ lệ tái sử dụng ((f+g)/e*100) (%) | Tỷ lệ tái chế ((f+g+h)/e* 100 (%) | Ghi chú |
(e) | (f) | (g) | (h) | (i) | ||||
Đất | ||||||||
Bê tông cốt liệu | ||||||||
Nhựa đường và bê tông cốt liệu | ||||||||
Bùn thải | ||||||||
Gỗ, giấy | ||||||||
Sắt, thép | ||||||||
… |
4. Các hồ sơ kèm theo (bản sao):
1. Giấy phép xây dựng (nếu có); 2. Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRXD; 3. Các văn bản khác (nếu có)
………….., ngày ……. tháng ……. năm …….. |
Ghi chú: Biểu mẫu này có thể bổ sung thông tin cho phù hợp với tình hình thực tế.
MẪU THÔNG BÁO THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH NHÀ Ở
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
Kính gửi: ....…………….………………………[2]
1. Thông tin về công trình
Tên chủ hộ: | Số GPXD (nếu có): Ngày cấp: | ||
Địa chỉ công trình: | |||
Loại công trình xây dựng: | 1. Xây dựng mới | 2. Cải tạo, sửa chữa | 3. Phá dỡ, di dời |
Thời gian thực hiện công trình: | / / - / / | ||
Tên chủ thầu: | |||
Đại diện: | Chức vụ (nếu có): | ||
Số giấy phép kinh doanh/Số CMT: | |||
Địa chỉ văn phòng: | |||
Số điện thoại: |
2. Chất thải rắn xây dựng phát sinh
Khối lượng chất thải rắn xây dựng ước tính | m3 (hoặc tấn) |
3. Kế hoạch quản lý chất thải xây dựng
Thu gom, vận chuyển chất thải rắn xây dựng | Tên cá nhân, tổ chức thu gom, vận chuyển | |
Đại diện: | Chức vụ (nếu có): | |
Số giấy phép kinh doanh (hoặc tương đương)/số CMT (căn cước) | ||
Địa chỉ: | ||
Số điện thoại: | ||
Tái chế/Xử lý chất thải rắn xây dựng | Tên cơ sở xử lý, tiếp nhận: | |
Đại diện: | Chức vụ: | |
Số giấy phép kinh doanh (hoặc tương đương): | ||
Địa chỉ văn phòng: | ||
Điện thoại: |
4. Các hồ sơ kèm theo (bản sao):
1. Giấy phép xây dựng (nếu có); 2. Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRXD; 3. Các văn bản khác (nếu có)
………….., ngày ……. tháng ……. năm …….. |
Ghi chú: Biểu mẫu này có thể bổ sung thông tin cho phù hợp với tình hình thực tế.
MẪU ĐĂNG KÝ THÔNG TIN NĂNG LỰC ĐƠN VỊ THỰC HIỆN DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG (DÀNH CHO DOANH NGHIỆP)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Tên tổ chức | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… | ………….., ngày ……. tháng ……. năm 20….. |
BẢNG THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG
Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh/thành phố ...
1) Tên tổ chức (tên đăng ký pháp nhân):
2) Đại diện đơn vị:
3) Thông tin liên hệ:
- Trụ sở:
- Điện thoại: - Fax:
- Email: - Website (nếu có):
4) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô [3]:
5) Số lượng phương tiện, năng lực thực hiện
STT | Loại phương tiện | Số lượng | Ghi chú |
1 | Xe ô tô có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn | ||
2 | Xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 3,5 - 7 tấn | ||
3 | Xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 7 - 10 tấn | ||
4 | Xe ô tô có trọng tải thiết kế trên 10 tấn | ||
5 | Các phương tiện khác (nếu có) | ||
... |
6) Các công trình tiêu biểu đã tham gia:
STT | Tên dự án/Chủ đầu tư/Địa điểm | Thời gian thực hiện | Khối lượng thực hiện | Ghi chú |
1 | ||||
2 | ||||
... |
7) Những công trình đang thực hiện:
STT | Tên dự án/Chủ đầu tư/Địa điểm | Thời gian thực hiện | Khối lượng thực hiện | Ghi chú |
1 | ||||
2 | ||||
... |
Tôi, đại diện Tên tổ chức, cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện Tổ chức |
Ghi chú: Biểu mẫu này có thể bổ sung thông tin cho phù hợp với tình hình thực tế.
MẪU ĐĂNG KÝ THÔNG TIN NĂNG LỰC THỰC HIỆN DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG (DÀNH CHO HỘ KINH DOANH)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
BẢNG THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG
Kính gửi: Sở Xây dựng ..................
1) Tên đơn vị kinh doanh vận tải:
2) Họ và tên người đại diện hợp pháp:
3) Số CMTND (hoặc tương đương): Ngày cấp: Nơi cấp:
4) Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ liên hệ:
- Điện thoại:
- Email:
5) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
6) Loại phương tiện thực hiện:
- Loại xe: ; Dung tích thùng chứa, chuyên chở:... .(tấn/m3);
- Biển kiểm soát:
- Tên chủ sở hữu:
Tôi cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
………….., ngày ……. tháng ……. năm 20….. |
Ghi chú: Biểu mẫu này có thể bổ sung thông tin cho phù hợp với tình hình thực tế.
MẪU ĐĂNG KÝ THÔNG TIN NĂNG LỰC ĐƠN VỊ THỰC HIỆN DỊCH VỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Tên tổ chức | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… | ………….., ngày ……. tháng ……. năm 20…….. |
BẢNG THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG
Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh/thành phố
1) Tên tổ chức (tên đăng ký pháp nhân):
2) Đại diện: Chức vụ:
3) Thông tin liên hệ:
- Trụ sở:
- Điện thoại: - Fax:
- Email: - Website (nếu có):
4) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp):
5) Địa điểm cơ sở xử lý chất thải rắn xây dựng:
6) Quy mô, công nghệ xử lý chất thải rắn xây dựng:
6.1. Công nghệ nghiền, sàng, sản xuất cốt liệu:
- Quy mô: ....ha (m2); - Công suất: …… tấn/ngày (tấn/giờ);
6.2. Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng:
- Loại sản phẩm vật liệu xây dựng:
- Công suất sản phẩm:
- Quy mô cơ sở:...ha (m2);
- Công suất xử lý: ....tấn/ngày (tấn/giờ);
6.3. Chôn lấp:
- Quy mô bãi chôn lấp:.... (ha); - Công suất tiếp nhận:....tấn/ngày (tấn/giờ);
6.4. Công nghệ khác (nếu có):
Tôi, đại diện Tên tổ chức, cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện Tổ chức |
MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG CỦA CHỦ THU GOM, VẬN CHUYỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
BÁO CÁO CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG
Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh/thành phố...
1. Tên tổ chức (tên đăng ký pháp nhân):
- Đại diện đơn vị: Chức vụ:
- Thông tin liên hệ:
• Trụ sở:
• Điện thoại: Fax:
• Email: Website (nếu có):
- Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô4 (đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương):
2. Thực hiện thu gom/ vận chuyển chất thải rắn xây dựng
TT | Ngày | Thông tin về nguồn phát thải CTRXD (Giấy phép xây dựng (nếu có)) | Khối lượng CTRXD đã thu gom/vận chuyển | Nơi tiếp nhận CTRXD | ||||||
CTRXD lẫn tạp chất | Đất thải | Bê tông cốt liệu, gạch vỡ | Nhựa đường và bê tông cốt liệu | Bùn thải | Gỗ | Tên công ty | Địa chỉ | |||
1 | ||||||||||
2 | ||||||||||
3 | ||||||||||
4 | ||||||||||
5 | ||||||||||
6 | ||||||||||
7 | ||||||||||
8 | ||||||||||
… | ||||||||||
Tổng |
………….., ngày ……. tháng ……. năm 20…….. |
Ghi chú: Biểu mẫu này có thể bổ sung thông tin cho phù hợp với tình hình thực tế.
MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
BÁO CÁO CÔNG TÁC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG
Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh/thành phố ...
1. Tên tổ chức (tên đăng ký pháp nhân):
- Đại diện đơn vị: Chức vụ:
- Thông tin liên hệ:
• Trụ sở:
• Điện thoại: Fax:
• Email: Website (nếu có):
- Giấy phép xử lý chất thải (đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương)
- Địa điểm thực hiện xử lý chất thải rắn xây dựng:
2. Thực hiện tiếp nhận CTRXD
TT | Ngày | Thông tin về nguồn phát thải CTRXD | Khối lượng CTRXD tiếp nhận | Đơn vị vận chuyển | ||||||
CTRXD lẫn tạp chất | Đất thải (tấn) | Bê tông cốt liệu | Nhựa đường và bê tông cốt liệu | Bùn thải | Gỗ | Tên công ty | Giấy phép kinh doanh | |||
1 | ||||||||||
2 | ||||||||||
3 | ||||||||||
4 | ||||||||||
5 | ||||||||||
6 | ||||||||||
7 | ||||||||||
8 | ||||||||||
9 | ||||||||||
10 | ||||||||||
11 | ||||||||||
12 | ||||||||||
… | ||||||||||
Tổng |
| ………….., ngày ……. tháng ……. năm 20 …….. |
Ghi chú: Biểu mẫu này có thể bổ sung thông tin cho phù hợp với tình hình thực tế.
MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THEO PHÂN CẤP CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
ỦY BAN NHÂN DÂN… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… | ………….., ngày ……. tháng ……. năm …….. |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG NĂM ...
(từ ngày 01/01 đến ngày 31/12)
Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh/thành phố ...
1. Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân ....
Người lập báo cáo: ….
Đơn vị: …….. Chức vụ: ………..
Điện thoại liên hệ: Email:
2. Tình hình chung về việc quản lý CTRXD trong kỳ báo cáo:
3. Báo cáo thống kê:
a. Thông tin về các chủ nguồn thải CTRXD (không phải nhà ở) trên địa bàn:
TT | Tên chủ nguồn thải (địa chỉ công trình xây dựng, số Giấy phép xây dựng (nếu có)) | Đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển | Đơn vị xử lý CTRXD |
1 | |||
2 | |||
... |
b. Thông tin về chủ nguồn thải là các công trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở trên địa bàn:
TT | Tên chủ hộ (địa chỉ công trình xây dựng, số Giấy phép xây dựng (nếu có)) | Đơn vị/Địa điểm xử lý CTRXD | Đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển |
1 | |||
2 | |||
… |
| ……….., ngày …. tháng …… năm 20 …….. |
Ghi chú: Biểu mẫu này có thể bổ sung thông tin cho phù hợp với tình hình thực tế.
MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG CỦA SỞ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
SỞ XÂY DỰNG……… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… | ………….., ngày ……. tháng ……. năm …….. |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG TỈNH/TP...
NĂM ...
(từ ngày 01/01 đến ngày 31/12)
Kính gửi: Bộ Xây dựng
1. Đơn vị báo cáo: Sở Xây dựng tỉnh/Tp ....
Người lập báo cáo: ……………….
Đơn vị: ……….. Chức vụ: ……………..
Điện thoại liên hệ: Email:
2. Tình hình chung về việc quản lý CTRXD trong kỳ báo cáo:
- Tổng số công trình xây dựng trên địa bàn (không bao gồm công trình sửa chữa, cải tạo, xây dựng nhà ở): ...
- Tổng lượng CTRXD được thu gom, vận chuyển trên địa bàn tỉnh/Tp: ... (tấn (m3)/năm).
- Tổng lượng CTRXD được tái chế trên địa bàn tỉnh/Tp: .... (tấn (m3)/năm).
3. Báo cáo thống kê:
a. Thành phần CTRXD được thu gom, tái chế, tái sử dụng:
TT | CTRXD | Tổng khối lượng được thu gom | Khối lượng được tái chế | Khối lượng được tái sử dụng | Ghi chú |
1 | Đất | ||||
2 | Bê tông cốt liệu | ||||
3 | Nhựa đường và bê tông cốt liệu | ||||
4 | Bùn | ||||
5 | Gỗ, giấy | ||||
6 | Sắt, thép | ||||
… | … | ||||
Tổng |
b. Thông tin về chủ các chủ thu gom, vận chuyển CTRXD (doanh nghiệp):
TT | Tên chủ thu gom, vận chuyển (địa chỉ, số Giấy phép (nếu có)) | Năng lực thu gom, vận chuyển5 (tấn/ngày) | Ghi chú |
1 | |||
2 | |||
… | |||
c. Thông tin về các chủ xử lý CTRXD:
TT | Tên chủ xử lý (địa chỉ đăng ký kinh doanh, địa chỉ cơ sở thực hiện xứ lý, số Giấy phép (nếu có)) | Công suất tiếp nhận (tấn/ngày hoặc tấn/năm) | Quy mô (ha) | Công nghệ xử lý 1. Chôn lấp 2. Nghiền, sản xuất cốt liệu 3. Sản xuất vật liệu xây dựng 4. Khác (ghi rõ loại hình công nghệ) | Ghi chú |
1 | |||||
2 | |||||
… | |||||
4. Đánh giá công tác quản lý CTRXD, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị
a) Đánh giá công tác quản lý CTRXD trên địa bàn:
b) Khó khăn, vướng mắc (công tác quản lý, thanh tra, giám sát, báo cáo,... kinh phí thực hiện, văn bản quy phạm pháp luật,...):
c) Kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác quản lý CTRXD: ...
| ……….., ngày …. tháng …. năm 20…… |
Ghi chú: Biểu mẫu này có thể bổ sung thông tin cho phù hợp với tình hình thực tế.
[1] Sở Xây dựng (hoặc Cơ quan cấp phép xây dựng theo phân cấp về quản lý xây dựng công trình) và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình
[2] Ủy ban nhân dân xã/phường và Cơ quan cấp phép xây dựng (nếu công trình có giấy phép xây dựng)
[3] Nếu phương tiện vận chuyển bằng xe ô tô
4 Nếu phương tiện vận chuyển bằng xe ô tô
5 Dựa trên số lượng, loại phương tiện của đơn vị và phạm vi vận chuyển trung bình đến cơ sở xử lý tại địa phương
- 1 Công văn 3964/VPCP-KGVX năm 2018 về quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 3 Quyết định 223/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 07/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 3898/VPCP-KTN năm 2014 điều chỉnh giai đoạn quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đồng Nai và sông Nhuệ - Đáy do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị định 62/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng
- 1 Công văn 3898/VPCP-KTN năm 2014 điều chỉnh giai đoạn quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đồng Nai và sông Nhuệ - Đáy do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 07/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 223/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Công văn 3964/VPCP-KGVX năm 2018 về quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn do Văn phòng Chính phủ ban hành