- 1 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- 2 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
- 3 Nghị định 12/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2019/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2019 |
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện.
Thông tư này quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa (không bao gồm công tác điều tiết khống chế đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa).
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện (không bao gồm công tác điều tiết khống chế đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa).
Trong Thông tư này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa là các hoạt động nhằm duy trì đảm bảo sự hoạt động bình thường, an toàn của công trình trong quá trình khai thác, bao gồm bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng và báo hiệu đường thủy nội địa.
2. Đơn vị hoặc nhà thầu thực hiện bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa là các tổ chức được chủ đầu tư lựa chọn thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
3. Thao tác báo hiệu là hoạt động điều chỉnh báo hiệu trên tuyến phù hợp với diễn biến của luồng. Thao tác báo hiệu, bao gồm: trục, thả, điều chỉnh, chống bồi rùa phao; chỉnh, dịch chuyển cột báo hiệu; dịch chuyển biển, đèn báo hiệu khoang thông thuyền.
1. Công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa thực hiện theo tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.
2. Tiêu chí giám sát, nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư căn cứ phương án, dự toán công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa được phê duyệt và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, xây dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đặt hàng, ký kết hợp đồng, đánh giá, nghiệm thu thanh toán khi thực hiện hình thức hợp đồng theo chất lượng thực hiện.
1. Đánh giá công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện bằng phương pháp chấm điểm theo thang điểm với tổng điểm 100 (tương ứng với tỷ lệ 100%), bao gồm các hạng mục công việc hoặc một số hạng mục công việc theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ cấu điểm tối đa đối với mỗi hạng mục công việc tính theo tỷ lệ (%) giá trị dự toán chi phí hoặc giá dự thầu tổng hợp của tiêu chí đó trên tổng dự toán công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa (làm tròn đến số nguyên).
3. Chi phí của mỗi hạng mục công việc được chia đều cho các tháng làm cơ sở đánh giá khi kiểm tra, nghiệm thu và khấu trừ kinh phí.
1. Đánh giá chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát hiện trường và hồ sơ tài liệu thực hiện của đơn vị hoặc nhà thầu, bao gồm:
a) Công tác nội nghiệp: kiểm tra, giám sát công tác ghi chép, lưu trữ và cập nhật số liệu trong hồ sơ, tài liệu, phần mềm máy tính và chế độ báo cáo trong quá trình thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa tại các đơn vị;
b) Công tác hiện trường: kiểm tra, giám sát, đánh giá theo tiêu chí công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa tại hiện trường;
c) Việc đánh giá, nghiệm thu căn cứ kết quả thực hiện của đơn vị hoặc nhà thầu thực hiện bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa thông qua kết quả kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Xác định điểm công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa được thực hiện trên cơ sở đánh giá các hạng mục công việc đối với từng tiêu chí chất lượng theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thành phần kiểm tra, nghiệm thu
a) Đối với kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra, nghiệm thu định kỳ tháng: Chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát (nếu có) và đơn vị hoặc nhà thầu thực hiện bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa;
b) Đối với kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu giai đoạn (quý) hoặc hoàn thành: Chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, tư vấn giám sát (nếu có) và đơn vị hoặc nhà thầu thực hiện bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa.
3. Thời gian kiểm tra, nghiệm thu:
a) Kiểm tra, nghiệm thu định kỳ tháng: Tổ chức thực hiện từ ngày 01 đến ngày 05 của tháng liền kề đối với tháng được nghiệm thu. Đối với tháng cuối cùng trong năm, tổ chức thực hiện từ ngày 25 tháng 12 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm;
b) Kiểm tra, nghiệm thu quý: Tổ chức thực hiện từ ngày 01 đến ngày 05 của tháng đầu trong quý liền kề đối với quý được nghiệm thu. Đối với quý IV, tổ chức thực hiện từ ngày 25 tháng 12 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm. Nghiệm thu quý là tổng hợp kết quả nghiệm thu các tháng trong quý;
c) Kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành: Tổ chức thực hiện từ ngày 25 tháng 12 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm. Nghiệm thu hoàn thành là tổng hợp nghiệm thu các quý trong năm làm căn cứ nghiệm thu hoàn thành;
d) Kiểm tra đột xuất: Tổ chức thực hiện thời gian bất kỳ trong tháng; kiểm tra đột xuất là cơ sở để đánh giá nghiệm thu thu tháng.
4. Hạng mục công việc của đơn vị hoặc nhà thầu không được nghiệm thu quý và khấu trừ kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật và trong các trường hợp sau:
a) 02 tháng liên tiếp trong quý đánh giá thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Phụ lục 2 Thông tư này;
b) 02 tháng trong quý đánh giá thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 của Phụ lục 2 Thông tư này;
c) 01 tháng trong quý đánh giá thuộc trường hợp quy định tại khoản 6 của Phụ lục 2 Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2019.
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo về Bộ Giao thông vận tải để được xem xét, giải quyết.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG NGHIỆM THU CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2019/TT-BGTVT ngày 28 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Stt | Hạng mục công việc | Tiêu chí chất lượng | Yêu cầu về thời gian thực hiện |
1 | Kiểm tra tuyến (bao gồm kiểm tra tuyến thường xuyên và kiểm tra đèn hiệu ban đêm) | Cập nhật, ghi chép đầy đủ và lưu trữ hồ sơ theo quy định. | |
Có báo cáo xử lý, giải quyết kịp thời diễn biến luồng thực tế | |||
Ghi hình ảnh quá trình kiểm tra tuyến về những thay đổi, xuất hiện mới (vị trí báo hiệu, vật chướng ngại, bãi cạn, tình hình luồng, đậu đỗ phương tiện, công việc bảo trì báo hiệu) | |||
Hàng tuần, hàng tháng có ý kiến phản ánh, báo cáo các cấp có thẩm quyền để xử lý kịp thời nếu có các công trình trái phép, phương tiện đậu đỗ vi phạm, lấn chiếm phạm vi bảo vệ luồng đường thủy nội địa | |||
Có báo cáo đầy đủ, kịp thời và đề xuất giải pháp nếu có công trình không thuộc danh mục của đơn vị hoặc nhà thầu thực hiện bảo trì chưa lắp đặt báo hiệu hoặc báo hiệu lắp đặt không đạt yêu cầu về màu sắc, tính năng, tình huống của công trình đối với tuyến luồng | |||
Có báo cáo, kiến nghị đề xuất giải pháp nếu có những công trình thi công (xây dựng, thanh thải vật chướng ngại, khai thác tài nguyên, các hoạt động dưới nước khác) liên quan đến an toàn giao thông đường thủy | |||
2 | Kiểm tra đột xuất sau thiên tai, kiểm tra công trình giao thông và tham gia xử lý tai nạn | Có tài liệu chứng minh thực hiện kiểm tra ngay sau thiên tai, tai nạn xảy ra hoặc kiểm tra đối với công trình giao thông liên quan đến giao thông đường thủy theo quy định | |
Có phương án xử lý, giải quyết, báo cáo kịp thời | |||
Có hồ sơ lưu trữ tại đơn vị về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong lĩnh vực đường thủy nội địa | |||
Cập nhật hồ sơ kết quả kiểm tra và thực hiện đầy đủ yêu cầu của cơ quan quan có thẩm quyền về việc phối hợp trong quá trình xử lý, giải quyết liên quan đến công trình, tai nạn, báo cáo kịp thời | |||
3 | Trực đảm bảo giao thông | Phân công nhân lực ca trực, ghi chép và cập nhật thông tin đầy đủ | |
Lưu trữ hồ sơ và chế độ báo cáo định kỳ theo quy định | |||
Trên tuyến không xảy ra vụ tai nạn nào do nguyên nhân chủ quan của đơn vị hoặc nhà thầu thực hiện bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa gây ra | |||
Có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông kịp thời khi có tai nạn xảy ra trên tuyến thuộc phạm vi thực hiện bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa | |||
Có báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền và chủ đầu tư, tư vấn giám sát (nếu có) ngay sau khi xảy ra tai nạn giao thông theo quy định về tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa | |||
4 | Đọc mực nước | Cập nhật, ghi chép đầy đủ, lưu trữ phần mềm hệ thống quản lý qua thiết bị đo | |
Vẽ biểu đồ diễn biến mực nước (đường quan hệ giữa cao độ mực nước (H1) với thời gian tương ứng với từng cao độ mực nước (t)) hàng tháng, năm theo quy định | |||
Tổng hợp số liệu, báo cáo theo quy định tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa, đồng thời báo cáo mực nước hàng ngày, hàng giờ trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý đường thủy nội địa theo quy định | |||
5 | Đếm phương tiện vận tải | Lưu trữ số liệu phương tiện (số lượng, trọng tải) đầy đủ hồ sơ, trên máy tính thông qua cập nhật, báo cáo hàng ngày trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý về giao thông đường thủy nội địa theo quy định tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa về thời gian đếm | |
Thống kê phân tích, lập báo cáo theo mẫu tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa | |||
Vẽ biểu đồ lưu lượng vận tải | |||
Báo cáo tháng, năm đầy đủ về phương tiện vận tải | |||
6 | Trực phòng chống thiên tai | Cập nhật đầy đủ tình hình thiệt hại ngay trong quá trình thiên tai xảy ra và nắm bắt kịp thời về phương án phòng chống thiên tai trên tuyến | |
Có bảng phân công, tổ chức trực đầy đủ theo quy định về công tác phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa | |||
Bố trí lực lượng, phương tiện ứng cứu khi cần thiết và biện pháp ứng cứu kịp thời khi thiên tai xảy ra | |||
Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong thời gian thiên tai xảy ra | |||
7 | Trực xử lý công nghệ thông tin | Cập nhật số liệu kịp thời, đầy đủ các công việc trong công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa theo quy định | |
Phân công, tổ chức trực đầy đủ phục vụ công tác cập nhật, theo dõi kịp thời, đầy đủ | |||
Tổng hợp, báo cáo số liệu diễn biến trong ca trực | |||
Thông báo, giải quyết, đề xuất giải pháp đối với tình huống phát sinh trong bảo dưỡng thường xuyên và thiết bị trực | |||
8 | Quan hệ địa phương và truyền thông bảo vệ công trình giao thông | Có biên bản hoặc sổ công tác được xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan liên quan khác trong công tác phối hợp về: - Tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa - Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên luồng tuyến. - Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa - Bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi có tình huống đột xuất xảy ra trên tuyến | |
9 | Thao tác báo hiệu | Báo hiệu phù hợp phương án được duyệt, báo hiệu phù hợp với diễn biến luồng, tình huống đột xuất xảy ra trên luồng | Thực hiện ngay trong quá trình kiểm tra tuyến hoặc không quá 02 ngày khi phát hiện báo hiệu thay đổi vị trí hoặc nghiêng đổ hoặc không đúng tình huống luồng hoặc hỏng hoặc mất hoặc phải bổ sung mới |
Quy cách, kích thước báo hiệu bảo đảm yêu cầu theo loại sông hoặc phương án được duyệt | |||
Báo hiệu lắp đặt đúng vị trí, yêu cầu kỹ thuật đường thủy nội địa của loại báo hiệu (hướng quan sát báo hiệu theo tính chất tuyến luồng, tình huống luồng; báo hiệu ngay ngắn, không nghiêng đổ) | |||
Hồ sơ quản lý tại đơn vị đầy đủ, báo cáo, cập nhật về vị trí báo hiệu mới trên sơ đồ tuyến, phần mềm quản lý theo quy định | |||
Tầm nhìn báo hiệu không bị che khuất (bao gồm biện pháp phát quang quanh báo hiệu), tầm hiệu lực báo hiệu tại vị trí lắp đặt đáp ứng theo quy chuẩn kỹ thuật | |||
10 | Bảo dưỡng, sơn báo hiệu và sửa chữa nhỏ báo hiệu | Tầm nhìn, màu sắc báo hiệu sáng, rõ, không bị sắt rỉ, bảo đảm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam | Thực hiện ngay trong quá trình kiểm tra tuyến hoặc không quá 03 ngày khi phát hiện chất lượng báo hiệu không bảo đảm về kết cấu, màu sắc theo quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam. |
Chữ viết phải rõ ràng, sắc nét theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam và quy định về lắp đặt báo hiệu ki lô mét - địa danh và cách ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu đường thủy nội địa | |||
Đường chỉ giữa các màu sơn xen kẽ bảo đảm theo quy định đối với từng màu sơn, không dính sang màu sơn khác theo quy định về khoảng cách các lớp sơn hoặc những bộ phận không được sơn | |||
Số thứ tự báo hiệu đúng theo quy định đánh số | |||
Liên kết các mối nối, giữa cột biển chắc chắn, không bị nứt gẫy hoặc các vị trí sửa chữa nhỏ được sơn đầy đủ theo quy trình | |||
11 | Báo hiệu điện | Bố trí đầy đủ trên tuyến theo phương án được duyệt; vị trí báo hiệu phù hợp theo tình huống trên luồng | Thực hiện ngay trong quá trình kiểm tra tuyến hoặc không quá 01 ngày phải bổ sung hoặc sửa chữa hoặc thay thế kể từ khi phát hiện đèn không sáng hoặc Chế độ tín hiệu không đúng theo quy định đối với ý nghĩa, tác dụng báo hiệu. Đối với đèn báo hiệu đang trong thời hạn bảo hành, không quá 12 giờ phải báo cáo đến chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát (nếu có) để có phương án khắc phục kịp thời. |
Ánh sáng, tầm nhìn báo hiệu bảo đảm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam | |||
Chế độ tín hiệu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam | |||
Báo hiệu điện có gắn thiết bị định vị, camera bảo đảm đường truyền về trung tâm quản lý thông suốt | |||
Kính bảo vệ đèn, bảng năng lượng mặt trời (nếu có) phải sạch dầu, bụi | |||
12 | Đo dò, sơ khảo bãi cạn | Có cập nhập, lưu trữ hồ sơ quản lý luồng hoặc những bãi cạn mới xuất hiện được đo vẽ và xử lý kịp thời | Được thực hiện kết hợp kiểm tra tuyến (thường xuyên hoặc đột xuất), không quá 02 ngày phải kiểm tra, đo vẽ, triển khai báo hiệu tạm (nếu cần) và báo cáo chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý trực tiếp. |
Có bản vẽ thể hiện cao độ đáy, chiều rộng luồng, bãi cạn, kích thước bãi cạn trên luồng, trắc dọc, trắc ngang, mực nước tại thời điểm đo; các địa hình, địa vật theo quy định tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa | |||
Cập nhật độ sâu mực nước trong báo cáo luồng và phần mềm trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý đường thủy nội địa hàng tuần | |||
Có thuyết minh, báo cáo, đề xuất giải pháp chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát (nếu có) theo thời hạn quy định | |||
13 | Rác thải, vật thể trôi trên luồng thành mảng lớn | Giao thông thông suốt hoặc thanh thải kịp thời đối với rác thải, khúc gỗ, bè rau, bèo... kết thành từng mảng, gây ảnh hưởng đến giao thông thủy nội địa | Không quá 03 ngày phải thanh thải |
Đối với vật thể kết mảng lớn phủ toàn bộ luồng: - Có báo cáo, giải pháp kiến nghị kịp thời đến chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát; - Bố trí báo hiệu phù hợp hoặc điều tiết hướng dẫn giao thông kết hợp báo hiệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. | - Không quá 01 ngày bố trí báo hiệu tạm và có báo cáo, đề xuất giải pháp. |
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, TÍNH ĐIỂM NGHIỆM THU CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2019/TT-BGTVT ngày 28 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tính điểm công tác quản lý trong bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện trên cơ sở đánh giá các hạng mục công việc đối với từng tiêu chí chất lượng, cụ thể theo phương pháp đánh giá với các mức độ sau:
1. Số điểm chấm là 100% số điểm tối đa của hạng mục công việc trong các trường hợp:
a) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu tiêu chí chất lượng theo quy định tại Thông tư này;
b) Đối với trường hợp hạng mục công việc là thao tác báo hiệu hoặc bảo dưỡng, sơn báo hiệu, sửa chữa nhỏ báo hiệu hoặc báo hiệu điện: có dưới 2% báo hiệu trên tổng số báo hiệu được đánh giá không đạt yêu cầu hoặc thuộc các trường hợp quy định tại điểm b các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 của Phụ lục này, đơn vị hoặc nhà thầu đã khắc phục sửa chữa, hoàn thiện trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày kiểm tra, nghiệm thu và được chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát (nếu có) xác nhận kết quả hoàn thành.
2. Số điểm chấm là 95% số điểm tối đa của hạng mục công việc trong các trường hợp:
a) Có 01 tiêu chí của hạng mục công việc được đánh giá không đạt yêu cầu;
b) Đối với hạng mục công việc là thao tác báo hiệu hoặc bảo dưỡng, sơn báo hiệu, sửa chữa nhỏ báo hiệu hoặc báo hiệu điện: có từ 2% đến 5% báo hiệu trên tổng số báo hiệu được đánh giá không đạt yêu cầu và chưa được khắc phục sửa chữa hoàn thiện trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày kiểm tra, nghiệm thu, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
3. Số điểm chấm là 85% số điểm tối đa của hạng mục công việc trong các trường hợp:
a) Có 02 tiêu chí của hạng mục công việc được đánh giá không đạt yêu cầu;
b) Đối với hạng mục công việc là thao tác báo hiệu hoặc bảo dưỡng, sơn báo hiệu, sửa chữa nhỏ báo hiệu hoặc báo hiệu điện: có 02 tiêu chí của hạng mục công việc được đánh giá không đạt yêu cầu đạt, trong đó có từ 2% đến 5% báo hiệu trên tổng số báo hiệu không đạt yêu cầu và chưa được đơn vị hoặc nhà thầu khắc phục, sửa chữa hoàn thiện trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày kiểm tra, nghiệm thu.
4. Số điểm chấm là 70% số điểm tối đa của hạng mục công việc trong các trường hợp:
a) Có 03 tiêu chí trở lên của hạng mục công việc được đánh giá không đạt yêu cầu;
b) Đối với hạng mục công việc là thao tác báo hiệu hoặc bảo dưỡng, sơn báo hiệu, sửa chữa nhỏ báo hiệu hoặc báo hiệu điện: có 03 tiêu chí của hạng mục công việc được đánh giá không đạt yêu cầu, trong đó có từ 2% đến 5% báo hiệu trên tổng số báo hiệu không đạt yêu cầu và chưa được đơn vị hoặc nhà thầu khắc phục sửa chữa hoàn thiện trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày kiểm tra, nghiệm thu.
5. Đối với hạng mục công việc là thao tác báo hiệu hoặc bảo dưỡng, sơn báo hiệu, sửa chữa nhỏ báo hiệu hoặc báo hiệu điện: có từ trên 5% đến 30% báo hiệu trên tổng số báo hiệu được đánh giá không đạt yêu cầu và chưa được đơn vị hoặc nhà thầu khắc phục, sửa chữa hoàn thiện trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày kiểm tra, nghiệm thu, số điểm chấm tương ứng với tỷ lệ phần trăm của số báo hiệu không đạt yêu cầu.
6. Số điểm chấm là "0" điểm trong các trường hợp:
a) Đơn vị không thực hiện và không cung cấp các tài liệu chứng minh kết quả thực hiện;
b) Đối với hạng mục công việc là thao tác báo hiệu hoặc bảo dưỡng, sơn báo hiệu, sửa chữa nhỏ báo hiệu hoặc báo hiệu điện: có 03 tiêu chí của hạng mục công việc được đánh giá không đạt yêu cầu, trong đó có trên 30% báo hiệu trên tổng số báo hiệu không đạt yêu cầu.
- 1 Thông tư 48/2019/TT-BGTVT quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng thực hiện và việc áp dụng hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Công văn 13001/BTC-QLCS năm 2019 về điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về Bộ Giao thông vận tải quản lý do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Công văn 5391/BNN-KH năm 2019 triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát và đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Quyết định 678/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 5 Công văn 1593/BGTVT-KHĐT năm 2019 về phối hợp cung cấp thông tin, số liệu về kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6 Thông tư 06/2019/TT-BGTVT quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo chất lượng thực hiện và chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7 Thông tư 04/2019/TT-BGTVT quy định về tuần đường, tuần kiểm để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8 Công văn 12254/VPCP-CN năm 2018 về hoàn thiện Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
- 10 Nghị định 12/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 11 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- 12 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 13 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 1 Công văn 12254/VPCP-CN năm 2018 về hoàn thiện Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 04/2019/TT-BGTVT quy định về tuần đường, tuần kiểm để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Thông tư 06/2019/TT-BGTVT quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo chất lượng thực hiện và chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Công văn 1593/BGTVT-KHĐT năm 2019 về phối hợp cung cấp thông tin, số liệu về kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 6 Công văn 5391/BNN-KH năm 2019 triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát và đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Quyết định 678/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Công văn 13001/BTC-QLCS năm 2019 về điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về Bộ Giao thông vận tải quản lý do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Thông tư 48/2019/TT-BGTVT quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng thực hiện và việc áp dụng hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành