BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/LĐTBXH-TT | Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 1992 |
Để giải quyết vấn đề lao động và các chính sách đối với người lao động trong điểm 7 mục II bản đề án chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần ban hành kèm theo Quyết định số 202/CT ngày 8-6-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:
1. Lao động
Thành lập Hội đồng để đánh giá lại toàn bộ đội ngũ lao động hiện có của doanh nghiệp bao gồm số lượng và chất lượng, kể cả lực lượng lao động đang làm hợp đồng tại doanh nghiệp. Thành phần của Hội đồng gồm đại diện của doanh nghiệp và các cơ quan chức năng có liên quan (nếu là doanh nghiệp do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho phép làm thí điểm cổ phần hóa thì Hội đồng gồm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động và Bộ chủ quản). Nếu doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính cho phép làm thí điểm theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì gồm các cơ quan của tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc Trung ương) như Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Liên đoàn Lao động hoặc công đoàn ngành (nếu có), Sở chủ quản, Hội đồng đánh giá lao động do Giám đốc doanh nghiệp làm Chủ tịch.
Nhà nước cho phép các doanh nghiệp áp dụng việc sắp xếp lại lao động theo Quyết định 176/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 9-10-1989 và các Thông tư hướng dẫn kèm theo.
2. Chính sách
- Đối với những người lao động đến tuổi nghỉ hưu, tiếp tục giải quyết chế độ hưu theo chính sách quy định tại điểm 3 mục C của Quyết định 176/HĐBT và Thông tư hướng dẫn số 18/LĐTBXH ngày 21-10-1989.
- Những người lao động có nhu cầu xin chuyển công tác, thì được giải quyết theo nguyện vọng và doanh nghiệp có trách nhiệm cấp kinh phí đi đường, tiền tàu xe đến nơi làm việc mới.
- Những người lao động mà doanh nghiệp xác định là dôi dư thì giải quyết theo chế độ thôi việc và được hưởng trợ cấp 1 lần theo chính sách quy định tại điểm 3 mục a Quyết định 176/HĐBT.
Nguồn kinh phí để giải quyết cho những người thôi việc, doanh nghiệp tự chịu 50%, Nhà nước hỗ trợ 50% theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; trường hợp doanh nghiệp quá khó khăn, Ban chỉ đạo cổ phần hóa sẽ làm văn bản kiến nghị với Nhà nước hỗ trợ thêm.
- Quỹ phúc lợi còn lại, tài sản công trình phúc lợi công cộng cần được kiểm kê lại giá trị. Doanh nghiệp thành lập Hội đồng kiểm kê lại giá trị. Doanh nghiệp thành lập Hội đồng kiểm kê có sự giám sát của các cơ quan: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động. Giá trị tài sản này (trừ nhà cửa, vật kiến trúc có hướng dẫn riêng) sẽ được phân chia cho toàn bộ công nhân viên chức đang làm việc trong doanh nghiệp tính đến thời điểm tiến hành cổ phần hoá. Doanh nghiệp tiến hành Đại hội công nhân viên chức bất thường để quyết định hình thức phân chia giá trị tài sản phúc lợi cho sao bảo đảm quyền lợi chính đáng của công nhân viên chức mà họ đã đóng góp xây dựng.
II. LAO ĐỘNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI DOANH NGHIỆP ĐÃ CHUYỂN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
Khi doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển thành Công ty cổ phần lao động trong các doanh nghiệp chuyển sang chế độ hợp đồng lao động.
1. Hợp đồng lao động
Để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đề cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, thuê mướn lao động và người lao động, doanh nghiệp tiến hành ký kết hợp đồng theo Pháp lệnh hợp đồng lao động ban hành ngày 30-8-1990 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định 165/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 12-5-1992 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng lao động.
a. Doanh nghiệp được quyền tuyển chọn các loại lao động để phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất, nhưng trước hết phải ưu tiên ký hợp đồng lao động với những người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
b. Chính sách đối với người lao động theo hợp đồng lao động được vận dụng như sau:
- Những lao động đã làm ở trong doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá nay tiếp tục ký hợp đồng lao động với Công ty cổ phần với thời gian công tác được cộng dồn để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
- Những lao động đã làm việc ở trong doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa hoặc khu vực hành chính sự nghiệp mới tuyển vào, đã nhận trợ cấp thôi việc (một lần) theo chế độ hiện hành (tại các Quyết định 176/HĐBT, 111/HĐBT) nay tiếp tục ký hợp đồng lao động với công ty cổ phần thì thời gian làm việc trước đó sẽ không được cộng dồn để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
- Những lao động đã làm việc trong doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa, được tiếp tục ký hợp đồng lao động với công ty cổ phần, sau khi hết hạn hợp đồng lao động thì căn cứ vào lý do cụ thể để giải quyết.
+ Đủ điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định hiện hành.
+ Do mất sức lao động (đã qua giám định y khoa), thì được nghỉ và hưởng chế độ mất sức lao động theo Quyết định 176/HĐBT ngày 9-10-1989. Trường hợp bị chấm dứt hợp đồng lao động không phải do hai lý do trên, thì chế độ đối với người lao động được giải quyết theo Nghị định 165/HĐBT nói ở điểm 1 mục II trên đây.
2. Tiền lương
Khi đã chuyển thành công ty cổ phần, để bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất liên tục, bình thường, trong thời gian chưa thực hiện ký kết hợp đồng lao động, doanh nghiệp thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng như hiện hành, bảo đảm duy trì mức thu nhập cho công nhân viên chức tối thiểu, bằng mức tại thời điểm trước khi cổ phần hóa. Khi hợp đồng lao động được ký kết thì tiền lương của công nhân, viên chức trong doanh nghiệp sẽ hưởng theo chế độ hợp đồng lao động. Các xí nghiệp do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định cổ phần hoá phải thực hiện đăng ký lương và thu nhập bình quân của xí nghiệp (bao gồm cả tiền lương, tiền thưởng) theo sự hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (phụ biển kèm theo).
3. Thoả ước lao động tập thể
Ba tháng sau khi chuyển thành Công ty cổ phần, doanh nghiệp tiến hành ký kết thoả ước lao động tập thể bằng văn bản giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Trong khi Nhà nước chưa ban hành Pháp lệnh thoả ước tập thể, các doanh nghiệp được phép áp dụng thử việc ký thoả ước lao động tập thể theo Công văn số 644/LĐTBXH-ĐM, ngày 6-4-1991 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (có bản mẫu kèm theo).
4. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động
Trong hoạt động lao động, nếu xảy ra vấn đề gì tranh chấp cá nhân người lao động với doanh nghiệp thì trình tự giải quyết tranh chấp sẽ thực hiện theo Nghị định 165/HĐBT đã nói ở trên.
Những tranh chấp lao động phát sinh do quá trình thực hiện thoả ước lao động tập thể thì trình tự giải quyết sẽ là:
a. Tranh chấp lao động tập thể do các tổ chức sau đây giải quyết:
+ Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên của cơ quan lao động đối với những doanh nghiệp không có Hội đồng hòa giải.
+ Trọng tài lao động: có trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trọng tài Trung ương.
b. Trình tự giải quyết:
- Hội đồng hòa giải hoặc hòa giải viên giải quyết tranh chấp lao động trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn. Trong thời hạn trên, nếu thấy không có khả năng hòa giải được, thì Hội đồng hòa giải, hòa giải viên phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan lao động có thẩm quyền đề cử thêm đại diện làm trung gian hòa giải.
+ Trường hợp hòa giải thành, Hội đồng hòa giải, hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành, biên bản hòa giải thành có chữ ký của hoà giải viên, Chủ tịch và thư ký Hội đồng hòa giải, phải được cơ quan lao động có thẩm quyền chuẩn y, được sao gửi cho các bên tranh chấp. Trong thời hạn 10 ngày, nếu không bên nào thay đổi ý kiến, hoặc các cơ quan có thẩm quyền không phản đối, thì biên bản có hiệu lực pháp luật.
+ Trường hợp hòa giải không thành, hồ sơ vụ việc được chuyển cho Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày lập biên bản để giải quyết.
- Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ kiện. Quyết định của Hội đồng trọng tài được sao gửi cho các bên tranh chấp và các cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hòa giải thành hoặc ra quyết định, nếu các bên không thay đổi ý kiến hoặc không khiếu nại, các cơ quan có thẩm quyền không phản đối, kháng nghị, bác bỏ thì quyết định có hiệu lực pháp luật.
Quyết định của trọng tài Trung ương là cuối cùng. Trong trường hợp Hội đồng trọng tài Trung ương không ra được quyết định hoặc quyết định bị khiếu nại hoặc kháng nghị thì vụ việc tranh chấp được chuyển bên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết.
Biên bản hòa giải thành, quyết định của Hội đồng trọng tài lao động đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành ngay.
5. Bảo hộ lao động
Để bảo đảm cho người lao động có quyền làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước và bảo hộ lao động, nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và từng bước cải thiện điều kiện lao động, các doanh nghiệp và người lao động có trách nhiệm thực hiện bảo hộ lao động theo pháp lệnh bảo hộ lao động của Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 10-9-1991.
6. Bảo hiểm xã hội
Khi có pháp lệnh bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm bảo hiểm xã hội theo pháp lệnh quy định. Trước mắt doanh nghiệp nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định hiện hành: nộp 15% tổng quỹ tiền lương của công nhân viên chức vào quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 40/HĐBT ngày 16-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng bao gồm 10% cho hệ thống bảo hiểm xã hội do cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý. Việc tổ chức thu quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện theo Thông tư số 22/TT-LB ngày 16-6-1989 của Liên Bộ Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội.
Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như sau: chế độ ốm đau, chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ mất sức lao động; chế độ hưu trí và chế độ chôn cất, tuất. Các mức và tỷ lệ hưởng bảo hiểm xã hội của các chế độ thực hiện theo quy định hiện hành.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cử cán bộ xuống các doanh nghiệp làm thí điểm cổ phần hóa theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng để hướng dẫn triển khai Thông tư này.
2. Thông tư này cũng được áp dụng cho các doanh nghiệp của các Bộ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính cho phép là thí điểm cổ phần hóa.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các ngành phản ánh kịp thời để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu giải quyết.
Trần Đình Hoan (Đã ký) |
- 1 Thông tư 17/LĐTBXH-TT-1996 hướng dẫn chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Nghị định 28/CP-1996 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 3 Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1 Chỉ thị 17/1997/NN-TCKT-CT về tổ chức triển khai cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 01-CPH năm 1996 về Quy trình chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo trung ương cổ phần hoá ban hành
- 3 Quyết định 202-CT năm 1992 về việc tiếp tục làm thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành
- 4 Nghị định 165-HĐBT năm 1992 Hướng dẫn Pháp lệnh Hợp đồng lao động do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5 Pháp lệnh Hợp đồng lao động năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 6 Quyết định 176-HĐBT năm 1989 về việc sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 7 Thông tư liên tịch 22/LB-TT năm 1989 sửa đổi phương thức nộp BHXH do ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý do Bộ Tài chính - Lao động, Thương binh và xã hội ban hành
- 8 Quyết định 40-HĐBT năm 1988 sửa đổi tỷ lệ trích nộp kinh phí bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1 Quyết định 01-CPH năm 1996 về Quy trình chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo trung ương cổ phần hoá ban hành
- 2 Thông tư 17/LĐTBXH-TT-1996 hướng dẫn chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Nghị định 28/CP-1996 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Chỉ thị 17/1997/NN-TCKT-CT về tổ chức triển khai cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 4 Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015