BỘ TÀI CHÍNH | VIÊT |
Số: 01-TC/HCVX | Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 1975 |
Ngày 9 tháng 10 năm 1974, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông tư số 243-TTg quy định khoản phụ cấp bù giá lương thực thay gạo cho công nhân, viên chức Nhà nước.
Căn cứ thông tư nói trên và sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ Lao động và Bộ Lương thực và thực phẩm , Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành như sau:
a) Đối tượng được hưởng khoản phụ cấp bù giá lương thực khác thay cho gạo bao gồm:
1. Công nhân, viên chức trong biên chế (kể cả quân nhân chuyên ngành đang công tác, công nhân viên chức và quân nhân chuyên ngành được cử đi học, đi điều trị, điều dưỡng ở trong nước) hoặc đang trong thời gian tập sự;
2. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn từ 6 tháng trở lên theo chế độ lương bình thường như công nhân, viên chức khác trong biên chế cùng ngành, nghề, cùng chức vụ công việc;
3. Những công nhân, viên chức và quân nhân hưu trí nghỉ việc vì mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hưu trí hay trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Những đối tượng trên đây nếu tháng nào có tiêu dùng một phần lương thực khác thay gạo thì tháng đó được hưởng khoản phụ cấp bù giá lương thực khác thay gạo. Tháng nào công nhân, viên chức không phải mua lương thực khác thay gạo thì không được hưởng khoản phụ cấp nói trên. Đầu mỗi tháng cơ quan lương thực địa phương (thành phố, tỉnh, huyện) sẽ thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp biết trong tháng đó có cán bộ, công nhân, viên chức có phải ăn lương thực khác thay gạo không.
b) Những công nhân, viên chức sau đây không thuộc đối tượng được hưởng khoản phụ cấp nói trên:
1. Công nhân, viên chức được cử đi ra ngoài nước (công tác, tham quan, khảo sát, thực tập, đi học, điều trị, điều dưỡng, nghỉ mát v.v...) thì trong thời gian đó không hưởng tiêu chuẩn lương thực cung cấp ở trong nước nên cũng không được hưởng khoản phụ cấp nói trên;
2. Công nhân, viên chức và quân dân về hưu nghỉ việc vì mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hưu trí hay trợ cấp mất sức lao động thuộc diện tiêu dùng lương thực hàng tháng từ 12 kilôgam hoàn toàn bằng gạo trở xuống;
3. Công nhân, viên chức và quân nhân về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động đi làm phụ động, hợp đồng cho cơ quan, xí nghiệp Nhà nước đã hưởng khoản phụ cấp bù giá lương thực khác do cơ quan thương binh xã hội cấp phát;
4. Người lao động làm việc theo chế độ công nhận hợp đồng có thời hạn từ 6 tháng trở xuống, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn trên 6 tháng trở lên nhưng theo chế độ đặc biệt; theo chế độ gia công, khoán việc....;
5. Những công nhân, viên chức khác được cơ quan lương thực địa phương xác nhận là không thuộc diện phải mua lương thực khác thay gạo.
II. CÁCH QUẢN LÝ, CẤP PHÁT VÀ NGUỒN KINH PHÍ ĐÀI THỌ KHOẢN PHỤ CẤP BÙ GIÁ LƯƠNG THỰC KHÁC THAY GẠO
a) Chế độ phụ cấp trên đây được thi hành kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1974 trở đi. Những đối tượng quy định ở tiết 1, tiết 2, điểm a mục I nói trên, nếu tuyển dụng từ trước ngày 1 tháng 10 năm 1974 thì được hưởng khoản phụ cấp này kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1974, nếu tuyển dụng sau ngày 1 tháng 10 năm 1974 thì được hưởng kể từ ngày bắt đầu làm việc tại cơ quan, xí nghiệp.
b) Công nhân, viên chức thôi việc tháng nào sẽ thôi hưởng khoản phụ cấp trên kể từ tháng thôi việc đó .
c) Tất cả những đối tượng quy định ở điểm a, mục I thuộc cơ quan, xí nghiệp nào trả lương, trả sinh hoạt phí (đi học...), trả trợ cấp (trợ cấp bảo hiểm xã hội) thì do cơ quan, xí nghiệp đó phụ trách trả khoản phụ cấp bù giá lương thực khác thay gạo.
d) Khoản phụ cấp bù giá lương thực khác thay gạo do ngân sách Nhà nước chi và được ghi thành một tiết riêng tiếp sau tiết phụ cấp chênh lệch giá vải của cùng mục, hạng, khoản, loại kinh phí trả cho đối tượng đó.
Để đảm bảo việc cấp phát được đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, cơ quan tài chính các cấp phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan lương thực cùng cấp, nắm tình hình cung cấp lương thực khác thay gạo ở địa phương trong từng tháng cho từng loại đối tượng để làm căn cứ, xét duyệt việc cấp phát khoản phụ cấp trên cho cơ quan, xí nghiệp.
Trong quá trình thi hành, nếu gặp trở ngại, đề nghị các ngành, các địa phương phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính nghiên cứu giải quyết.
| K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |