- 1 Quyết định 122/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 09/2005/QĐ-BKHCN về "Quy chế quản lý Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010" do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2010/TT-BKHCN | Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2010 |
Căn cứ Quyết định số 122/2004/QĐ-TTg ngày 5/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010”;
Căn cứ Quy chế quản lý Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010” ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BKHCN ngày 18/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn đánh giá, nghiệm thu dự án thuộc Chương trình Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn đoạn 2004 - 2010 (sau đây gọi tắt là Chương trình Nông thôn miền núi) như sau:
Thông tư này hướng dẫn đánh giá, nghiệm thu các dự án do Trung ương quản lý và các dự án ủy quyền địa phương quản lý thuộc Chương trình Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2004 - 2010.
1. Đánh giá, nghiệm thu dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2004 – 2010 bao gồm hai bước:
- Bước 1: đánh giá kết quả thực hiện mô hình của dự án;
- Bước 2: đánh giá, nghiệm thu dự án.
2. Đánh giá kết quả thực hiện mô hình là việc thẩm định và ghi nhận các kết quả đạt được so với nội dung, quy mô của các mô hình đã được phê duyệt trong thuyết minh dự án; hiệu quả kinh tế – xã hội; khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng của mô hình.
3. Đánh giá, nghiệm thu dự án là việc thẩm định và ghi nhận các kết quả đạt được so với nội dung hợp đồng thực hiện dự án (trong đó Thuyết minh dự án và các tài liệu pháp lý liên quan khác là một bộ phận của Hợp đồng) khi kết thúc Hợp đồng.
Điều 3. Nguyên tắc đánh giá, nghiệm thu dự án do Trung ương quản lý
1. Việc đánh giá, nghiệm thu dự án được tiến hành theo 3 bước: đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện mô hình; đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án ở cấp tỉnh, thành phố và đánh giá, nghiệm thu cấp Nhà nước.
2. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện mô hình
a) Việc đánh giá kết quả thực hiện mô hình được thực hiện thông qua một Hội đồng do cơ quan chủ trì thực hiện dự án thành lập. Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện mô hình có từ 5 đến 7 thành viên, gồm đại diện các đơn vị: chính quyền địa phương (xã, huyện) tại địa bàn triển khai thực hiện mô hình; Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành có liên quan của tỉnh, thành phố. Hội đồng có 01 thư ký hành chính giúp việc là cán bộ của cơ quan chủ trì thực hiện dự án.
b) Cuộc họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện mô hình được tổ chức tại địa bàn triển khai xây dựng mô hình và Hội đồng có trách nhiệm thẩm định, ghi nhận kết quả đạt được về nội dung, quy mô của các mô hình so với Thuyết minh dự án đã được phê duyệt; hiệu quả kinh tế – xã hội; khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng của mô hình.
c) Việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện mô hình phải được hoàn thành chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc Hợp đồng.
3. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án cấp tỉnh, thành phố
a) Việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án cấp tỉnh, thành phố được thực hiện thông qua một Hội đồng khoa học và công nghệ do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập hoặc uỷ quyền cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố thành lập (sau đây gọi tắt là Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố). Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố có từ 7 đến 9 thành viên, gồm đại diện các đơn vị: Sở Khoa học và Công nghệ; đại diện một số sở, ngành có liên quan của tỉnh, thành phố; một số nhà khoa học có chuyên môn phù hợp với nội dung của dự án. Hội đồng có 01 thư ký hành chính giúp việc là cán bộ của Sở Khoa học và Công nghệ.
b) Đại diện cơ quan chủ trì, đại diện cơ quan chuyển giao công nghệ, chủ nhiệm dự án, các cá nhân tham gia thực hiện và chuyển giao công nghệ không được tham gia Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố.
c) Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án cấp tỉnh, thành phố có trách nhiệm đánh giá, nghiệm thu dự án theo quy định tại
Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố đánh giá kết quả thực hiện dự án theo hai mức “đạt” hoặc “không đạt” và việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án cấp tỉnh, thành phố phải được hoàn thành trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án cấp tỉnh, thành phố.
4. Đánh giá, nghiệm thu dự án cấp Nhà nước
a) Việc đánh giá, nghiệm thu dự án cấp Nhà nước được thực hiện thông qua một Hội đồng khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập (sau đây gọi tắt là Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Nhà nước). Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Nhà nước có từ 9 đến 11 thành viên, gồm đại diện cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương; một số nhà khoa học có chuyên môn phù hợp với nội dung của dự án. Hội đồng có 02 thư ký hành chính giúp việc là cán bộ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Đại diện cơ quan chủ trì, đại điện cơ quan chuyển giao công nghệ, chủ nhiệm dự án, các cá nhân tham gia thực hiện và chuyển giao công nghệ không được tham gia Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Nhà nước.
c) Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Nhà nước có trách nhiệm đánh giá, nghiệm thu dự án theo quy định tại
d) Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Nhà nước đối với các dự án được Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố đánh giá “đạt” trở lên. Những dự án được Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố đánh giá “không đạt” sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức xem xét và xử lý theo các quy định hiện hành về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 4. Nguyên tắc đánh giá, nghiệm thu dự án uỷ quyền địa phương quản lý
1. Việc đánh giá, nghiệm thu dự án được tiến hành theo 2 bước: đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện mô hình; đánh giá, nghiệm thu dự án cấp tỉnh, thành phố.
2. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện mô hình thực hiện theo quy định tại
3. Đánh giá, nghiệm thu dự án cấp tỉnh, thành phố
a) Việc đánh giá, nghiệm thu dự án cấp tỉnh, thành phố được thực hiện thông qua một Hội đồng khoa học và công nghệ do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập hoặc uỷ quyền cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố thành lập (sau đây gọi tắt là Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố). Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố có từ 7 đến 9 thành viên, gồm đại diện các đơn vị: Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài chính; đại diện một số sở, ngành có liên quan của tỉnh, thành phố; một số nhà khoa học có chuyên môn phù hợp với nội dung của dự án. Hội đồng có 01 thư ký hành chính giúp việc là cán bộ của Sở Khoa học và Công nghệ.
b) Đại diện cơ quan chủ trì, đại điện cơ quan chuyển giao công nghệ, chủ nghiệm dự án, các cá nhân tham gia thực hiện và chuyển giao công nghệ không được tham gia Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố.
c) Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố có trách nhiệm đánh giá, nghiệm thu dự án theo quy định tại
Điều 5. Nguyên tắc làm việc của các Hội đồng đánh giá, nghiệm thu
1. Phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt, trong đó phải có mặt của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và 2 ủy viên phản biện.
2. Chủ tịch Hội đồng chủ trì các phiên họp và chỉ đạo các công việc của Hội đồng, trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt Phó Chủ tịch Hội đồng sẽ thay Chủ tịch Hội đồng thực hiện phần việc này.
3. Phương thức và quy trình làm việc của các Hội đồng thực hiện theo quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU DỰ ÁN
Mục 1. Đánh giá, nghiệm thu dự án do Trung ương quản lý
Điều 6. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện mô hình
1. Hồ sơ đánh giá kết quả thực hiện mô hình
Hồ sơ đánh giá kết quả thực hiện mô hình gồm: báo cáo kết quả thực hiện mô hình và các tài liệu có liên quan khác đến việc triển khai thực hiện mô hình.
Báo cáo kết quả triển khai thực hiện mô hình phải thể hiện được: kết quả thực hiện về nội dung, quy mô của các mô hình so với hợp đồng; tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện mô hình; hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của mô hình; khả năng duy trì và phát triển nhân rộng của mô hình; phương án tổ chức nhân rộng mô hình.
2. Đánh giá kết quả thực hiện mô hình
a) Căn cứ báo cáo kết quả triển khai thực hiện mô hình, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện mô hình thảo luận, đánh giá và xác nhận theo các nội dung:
- Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với Hợp đồng;
- Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện mô hình;
- Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện mô hình;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của mô hình;
- Khả năng duy trì và nhân rộng của mô hình.
b) Kết quả làm việc của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu mô hình được thể hiện thông qua một Biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này và việc đánh giá, nghiệm thu mỗi mô hình được ghi chép thông qua một Biên bản riêng.
Điều 7. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án cấp tỉnh, thành phố
1. Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án cấp tỉnh, thành phố
a) Chậm nhất 35 ngày kể từ ngày kết thúc Hợp đồng, chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì thực hiện dự án có trách nhiệm nộp 12 bộ hồ sơ kết quả thực hiện dự án cấp tỉnh, thành phố (trong đó có ít nhất 01 bộ hồ sơ gốc) cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố.
b) Bộ hồ sơ kết quả thực hiện dự án cấp tỉnh, thành phố gồm công văn đề nghị đánh giá kết quả thực hiện dự án cấp tỉnh, thành phố của cơ quan chủ trì và các tài liệu sau đây:
- Báo cáo kết quả thực hiện dự án (báo cáo tổng kết) theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
- Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án.
- Tập hợp các tài liệu có liên quan gồm:
+ Thuyết minh và hợp đồng dự án (bản phô tô);
+ Những tài liệu và sản phẩm của dự án theo yêu cầu đã nêu trong Hợp đồng;
+ Các báo cáo và biên bản kiểm tra định kỳ;
+ Biên bản quyết toán tài chính hàng năm và biên bản xác nhận tình hình sử dụng kinh phí năm cuối của Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi nếu năm cuối chưa đến thời hạn quyết toán.
+ Báo cáo kết quả triển khai thực hiện các mô hình;
+ Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu các mô hình và biên bản đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các mô hình;
+ Các văn bản có liên quan khác.
2. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án cấp tỉnh, thành phố
a) Căn cứ vào hồ sơ đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án cấp tỉnh, thành phố, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố đánh giá kết quả thực hiện dự án theo các nội dung sau:
- Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với Hợp đồng;
- Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án;
- Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện dự án;
- Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của dự án;
- Khả năng duy trì và nhân rộng kết quả của dự án.
b) Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố đánh giá kết quả thực hiện dự án theo các tiêu chí và thang điểm quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này và xếp loại dự án theo các mức “đạt” hoặc “không đạt”.
- Dự án được đánh giá ở mức “đạt” là dự án có bình quân tổng số điểm đánh giá của các thành viên Hội đồng có mặt từ 60 điểm đến 100 điểm.
- Dự án được đánh giá ở mức “không đạt” là dự án có bình quân tổng số điểm đánh giá của các thành viên Hội đồng có mặt dưới 60 điểm hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Hồ sơ, tài liệu, số liệu cung cấp không trung thực;
+ Vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý tài chính đối với kinh phí của dự án (có kết luận bằng văn bản của các đoàn thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền);
+ Tự ý sửa đổi mục tiêu, nội dung;
+ Nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu chậm so với tiến độ quy định tại Điểm a,
c) Xử lý kết quả đánh giá kết quả thực hiện dự án cấp tỉnh, thành phố
- Đối với các dự án được đánh giá “không đạt”, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố có trách nhiệm xem xét, xác định những nội dung, công việc đã thực hiện được theo đúng Hợp đồng làm căn cứ để Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét và xử lý.
- Đối với những dự án được đánh giá ở mức “đạt” trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày họp xong Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố, chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì dự án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyển giao công nghệ bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo kiến nghị của Hội đồng .
Điều 8. Đánh giá, nghiệm thu dự án cấp Nhà nước
1. Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu dự án cấp Nhà nước
a) Chậm nhất là 75 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng, chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì thực hiện dự án có trách nhiệm nộp 15 bộ hồ sơ đã bổ sung và hoàn thiện theo kiến nghị của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố (trong đó có ít nhất 01 bộ hồ sơ gốc) cho Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi, Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Bộ hồ sơ đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án cấp Nhà nước gồm công văn đề nghị nghiệm thu cấp Nhà nước của cơ quan chủ trì và các tài liệu sau đây:
- Báo cáo kết quả thực hiện dự án (báo cáo tổng kết) đã bổ sung và hoàn thiện theo kiến nghị của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố.
- Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án đã bổ sung và hoàn thiện theo kiến nghị của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố.
- Tập hợp các tài liệu có liên quan gồm:
+ Thuyết minh và hợp đồng dự án (bản phô tô);
+ Những tài liệu và sản phẩm của dự án theo yêu cầu đã nêu trong Hợp đồng;
+ Các báo cáo và biên bản kiểm tra định kỳ;
+ Biên bản quyết toán tài chính hàng năm và biên bản xác nhận tình hình sử dụng kinh phí năm cuối của Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi nếu năm cuối chưa đến thời hạn quyết toán.
+ Báo cáo kết quả triển khai thực hiện các mô hình;
+ Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu các mô hình và biên bản đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các mô hình;
+ Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố và biên bản đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án cấp tỉnh, thành phố;
+ Các văn bản có liên quan khác.
2. Đánh giá, nghiệm thu dự án cấp Nhà nước
a) Căn cứ vào hồ sơ đánh giá, nghiệm thu dự án cấp Nhà nước, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá kết quả thực hiện dự án theo các nội dung sau:
- Kết quả công tác chuyển giao công nghệ so với mục tiêu, nội dung của dự án và Hợp đồng;
- Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với Hợp đồng;
- Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án;
- Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện dự án;
- Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của dự án;
- Khả năng duy trì và nhân rộng kết quả của dự án.
b) Kết quả thực hiện dự án được đánh giá bằng điểm theo các tiêu chí và thang điểm quy định tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này và thời điểm nộp hồ sơ để xếp loại dự án theo các mức “xuất sắc”, “khá”, “đạt” hoặc “không đạt”. Cụ thể như sau:
- Dự án được đánh giá ở mức “xuất sắc” là dự án có bình quân tổng số điểm đánh giá của các thành viên Hội đồng có mặt từ 90 điểm đến 100 điểm và hồ sơ nộp đúng tiến độ quy định tại Điểm a,
- Dự án được đánh giá ở mức “khá” là dự án có bình quân tổng số điểm đánh giá của các thành viên Hội đồng có mặt từ 75 điểm đến dưới 90 điểm và hồ sơ nộp không chậm hơn tiến độ quy định tại Điểm a,
- Dự án được đánh giá ở mức “đạt” là dự án có bình quân tổng số điểm đánh giá của các thành viên Hội đồng có mặt từ 60 điểm đến dưới 75 điểm và hồ sơ nộp không chậm so với tiến độ quy định tại Điểm a,
- Dự án được đánh giá ở mức “không đạt” là dự án có bình quân tổng số điểm đánh giá của các thành viên Hội đồng có mặt dưới 60 điểm và hồ sơ nộp không chậm hơn tiến độ quy định tại Điểm a,
+ Hồ sơ, tài liệu, số liệu cung cấp không trung thực;
+ Vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý tài chính đối với kinh phí của dự án (có kết luận bằng văn bản của các đoàn thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền);
+ Tự ý sửa đổi mục tiêu, nội dung;
+ Nộp hồ sơ đánh giá nghiệm thu chậm so với tiến độ quy định tại Điểm a,
c) Xử lý kết quả đánh giá, nghiệm thu cấp Nhà nước
- Đối với các dự án được đánh giá “không đạt”, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Nhà nước có trách nhiệm xem xét, xác định những nội dung, công việc đã thực hiện được theo đúng Hợp đồng làm căn cứ để Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét và xử lý.
- Đối với những dự án được đánh giá ở mức “đạt” trở lên, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày họp xong Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Nhà nước, chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì dự án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyển giao công nghệ bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo kiến nghị của Hội đồng và gửi 03 bộ hồ sơ gốc về Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi, Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thanh lý hợp đồng.
Mục 2. Đánh giá, nghiệm thu dự án ủy quyền địa phương quản lý
Điều 9. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện mô hình
Việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện mô hình được thực hiện theo quy định tại Điều 6, Mục 1 của Thông tư này.
Điều 10. Đánh giá, nghiệm thu dự án cấp tỉnh, thành phố
1. Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu dự án cấp tỉnh, thành phố
a) Chậm nhất là 35 ngày kể từ ngày kết thúc Hợp đồng, chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì thực hiện dự án có trách nhiệm nộp 12 bộ hồ sơ đánh giá, nghiệm thu (trong đó có ít nhất 01 bộ hồ sơ gốc) cho Sở Khoa học và Công nghệ.
b) Bộ hồ sơ đánh giá, nghiệm thu dự án cấp tỉnh, thành phố gồm công văn đề nghị nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố của cơ quan chủ trì và các tài liệu sau đây:
- Báo cáo kết quả thực hiện dự án (báo cáo tổng kết) theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
- Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án.
- Tập hợp các tài liệu có liên quan gồm:
+ Thuyết minh và hợp đồng dự án (bản phô tô);
+ Những tài liệu và sản phẩm của dự án theo yêu cầu đã nêu trong hợp đồng;
+ Các báo cáo và biên bản kiểm tra định kỳ;
+ Biên bản quyết toán tài chính hàng năm và biên bản xác nhận tình hình sử dụng kinh phí năm cuối nếu năm cuối chưa đến thời hạn quyết toán.
+ Báo cáo kết quả triển khai thực hiện các mô hình;
+ Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu các mô hình và biên bản đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các mô hình;
+ Các văn bản có liên quan khác.
2. Đánh giá, nghiệm thu dự án cấp tỉnh, thành phố
a) Căn cứ vào hồ sơ đánh giá, nghiệm thu dự án cấp tỉnh, thành phố, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố đánh giá kết quả thực hiện dự án theo các nội dung sau:
- Kết quả công tác chuyển giao công nghệ so với mục tiêu, nội dung của dự án và hợp đồng;
- Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với Hợp đồng;
- Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án;
- Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện dự án;
- Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của dự án;
- Khả năng duy trì và nhân rộng kết quả của dự án.
b) Kết quả thực hiện dự án được đánh giá bằng điểm theo các tiêu chí và thang điểm quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này và thời điểm nộp hồ sơ để xếp loại dự án theo các mức “xuất sắc”, “khá”, “đạt” hoặc “không đạt”. Cụ thể như sau:
- Dự án được đánh giá ở mức “xuất sắc” là dự án có bình quân tổng số điểm đánh giá của các thành viên Hội đồng có mặt từ 90 điểm đến 100 điểm và hồ sơ nộp đúng tiến độ quy định tại Điểm a,
- Dự án được đánh giá ở mức “khá” là dự án có bình quân tổng số điểm đánh giá của các thành viên Hội đồng có mặt từ 75 điểm đến dưới 90 điểm và hồ sơ nộp không chậm hơn tiến độ quy định tại Điểm a,
- Dự án được đánh giá ở mức “đạt” là dự án có bình quân tổng số điểm đánh giá của các thành viên Hội đồng có mặt từ 60 điểm đến dưới 75 điểm và hồ sơ nộp không chậm so với tiến độ quy định tại Điểm a,
- Dự án được đánh giá ở mức “không đạt” là dự án có bình quân tổng số điểm đánh giá của các thành viên Hội đồng có mặt dưới 60 điểm và hồ sơ nộp không chậm hơn tiến độ quy định tại Điểm a,
+ Hồ sơ, tài liệu, số liệu cung cấp không trung thực;
+ Vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý tài chính đối với kinh phí của dự án (có kết luận bằng văn bản của các đoàn thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền);
+ Tự ý sửa đổi mục tiêu, nội dung;
+ Nộp hồ sơ đánh giá nghiệm thu chậm so với tiến độ quy định tại Điểm a,
c) Xử lý kết quả đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố
- Đối với các dự án được đánh giá “không đạt”, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố có trách nhiệm xem xét, xác định những nội dung, công việc đã thực hiện được theo đúng hợp đồng làm căn cứ để Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét và xử lý.
- Đối với những dự án được đánh giá ở mức “đạt” trở lên, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày họp xong Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố, chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì dự án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyển giao công nghệ bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo kiến nghị của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, thành phố và gửi 03 bộ hồ sơ gốc về Sở Khoa học và Công nghệ để tổ chức thanh lý hợp đồng, 02 bộ hồ sơ gốc về Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi để tổng hợp.
TRÁCH NHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU
1. Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các mô hình và kiểm tra việc thực hiện các quy định trong quá trình tổ chức đánh giá theo đúng quy định tại Thông tư này.
2. Cơ quan chủ trì thực hiện, chủ nhiệm dự án và cơ quan chuyển giao công nghệ của dự án có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết liên quan đến kết quả dự án theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của tài liệu, thông tin đã cung cấp.
3. Trong quá trình thực hiện đánh giá, nghiệm thu dự án, nếu có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ thì sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp cơ quan chủ trì thực hiện, chủ nhiệm dự án và cơ quan chuyển giao công nghệ của dự án vi phạm các điểm quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 7; Điểm b, Khoản 2, Điều 8 và Điểm b,
5. Cơ quan chủ trì thực hiện, chủ nhiệm dự án và cơ quan chuyển giao công nghệ của dự án tự trang trải các chi phí phát sinh để hoàn thiện báo cáo kết quả dự án theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu các cấp do thực hiện chưa đúng với nội dung và yêu cầu đã ghi trong Hợp đồng.
Điều 12. Trách nhiệm của Hội đồng và cá nhân tham gia đánh giá, nghiệm thu
Các thành viên Hội đồng, các cá nhân tham gia đánh giá, nghiệm thu dự án có trách nhiệm thực hiện việc đánh giá trung thực, khách quan, chính xác, bảo đảm nguyên tắc dân chủ và chịu trách nhiệm về các ý kiến tư vấn và các hành vi của mình trong quá trình tham gia đánh giá, nghiệm thu.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức đánh giá, nghiệm thu các dự án ủy quyền địa phương quản lý và đánh giá kết quả thực hiện các dự án do Trung ương quản lý theo đúng quy định tại Thông tư này và kiểm tra việc thực hiện các quy định trong quá trình tổ chức đánh giá, nghiệm thu.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Đối với các dự án có thời hạn kết thúc Hợp đồng thực hiện trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì được đánh giá, nghiệm thu theo quy định tại thời điểm đó.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1 Quyết định 3436/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 2 Quyết định 3436/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 1 Quyết định 09/2005/QĐ-BKHCN về "Quy chế quản lý Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010" do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2 Quyết định 122/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành