NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2012/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2012 |
QUY ĐỊNH XỬ LÝ SAU THANH TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) ban hành Thông tư hướng dẫn việc xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
1. Thông tư này quy định về xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
2. Việc xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Thông tư này bao gồm các nội dung sau:
a) Xử lý việc thực hiện kết luận thanh tra;
b) Xử lý sau khi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính;
c) Xử lý trong hoạt động giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định pháp luật khác có liên quan.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Tổ chức tín dụng.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử lý sau thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tại Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đối tượng thanh tra là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được Cơ quan thanh tra, giám sát tiến hành thanh tra.
2. Cơ quan thanh tra, giám sát là Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Thông báo vi phạm là văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc vi phạm các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động và các quy định về an toàn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Cảnh báo vi phạm là văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục vi phạm các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động và các quy định về an toàn sau khi đã có thông báo vi phạm của Ngân hàng Nhà nước.
5. Giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp là giá trị vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài cộng (trừ) lợi nhuận để lại, lợi nhuận chưa phân phối (lỗ chưa xử lý).
Điều 4. Nguyên tắc xử lý sau thanh tra, giám sát
1. Xử lý sau thanh tra, giám sát phải tuân thủ đúng pháp luật, đảm bảo chính xác, kịp thời, khách quan, trung thực và công khai.
2. Mọi nội dung yêu cầu của Cơ quan thanh tra, giám sát nêu tại
3. Việc xử lý sau thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh, chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Trong quá trình tiến hành xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, những tình tiết sau đây được coi là tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng:
1. Tình tiết giảm nhẹ:
a) Đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện báo cáo hoặc tự nguyện thực hiện, khắc phục ngay hậu quả vi phạm;
b) Nguyên nhân vi phạm do lỗi kỹ thuật;
c) Vi phạm do yếu tố khách quan không phải do chủ quan của cán bộ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gây ra.
2. Tình tiết tăng nặng:
a) Vi phạm có hệ thống;
b) Vi phạm mang tính cố ý;
c) Vi phạm gây hậu quả và thiệt hại nghiêm trọng về vật chất, uy tín của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Vi phạm nhiều lần trong cùng nội dung hoặc tái phạm trong cùng nội dung;
đ) Có hành vi che giấu, trốn tránh, cố ý không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; không có biện pháp, kế hoạch nhằm chấm dứt nguyên nhân dẫn đến vi phạm, khắc phục hậu quả của vi phạm theo kết luận và kiến nghị xử lý của Cơ quan thanh tra, giám sát.
Điều 6. Hình thức xử lý và các biện pháp xử lý
1. Xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo các hình thức sau:
a) Thông báo vi phạm;
b) Cảnh báo vi phạm;
c) Xử phạt vi phạm hành chính;
d) Quyết định buộc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện một hoặc một số biện pháp xử lý nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Ngân hàng Nhà nước áp dụng một hoặc một số các biện pháp xử lý đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
a) Hạn chế hoặc không xem xét cho phép mở rộng thêm các hoạt động ngân hàng mới trong trường hợp:
(i) Chưa thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời các nội dung phải thực hiện trong thời gian cụ thể nêu tại kết luận thanh tra và quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (nếu có);
(ii) Bị xử phạt vi phạm hành chính;
(iii) Không thực hiện hoặc vi phạm nội dung đã bị Cơ quan thanh tra, giám sát cảnh báo vi phạm.
b) Không xem xét cho phép mở chi nhánh, văn phòng đại diện và đặt máy ATM; không xem xét yêu cầu thành lập các công ty con, công ty liên kết hoặc góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
(i) Chưa thực hiện, thực hiện không đầy đủ các yêu cầu bắt buộc phải thực hiện nêu trong kết luận thanh tra và quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (nếu có);
(ii) Bị xử phạt vi phạm hành chính;
(iii) Không thực hiện hoặc vi phạm nội dung đã bị Cơ quan thanh tra, giám sát có cảnh báo vi phạm.
c) Hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ ngân hàng trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
(i) Không thực hiện các yêu cầu nêu trong kết luận thanh tra và quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (nếu có), quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
(ii) Không thực hiện hoặc vi phạm nội dung đã bị Cơ quan thanh tra, giám sát có cảnh báo vi phạm.
d) Yêu cầu phải tăng vốn điều lệ hoặc bổ sung vốn được cấp để bảo đảm các chỉ số an toàn trong hoạt động ngân hàng khi giá trị thực vốn điều lệ hoặc vốn được cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định pháp luật Việt Nam.
đ) Hạn chế tăng trưởng tín dụng trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
(i) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng liên tục từ 6 tháng trở lên;
(ii) Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng ở mức 10% trở lên liên tục trong vòng 3 tháng;
(iii) Vi phạm giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng, nhóm khách hàng từ 2 lần trở lên trong năm tài chính;
(iv) Vi phạm việc cấp tín dụng đối với những trường hợp không được cấp tín dụng theo quy định tại Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng và hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng;
(v) Vi phạm giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.
e) Áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hơn mức quy định chung trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
(i) Vi phạm về giới hạn góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Điều 129 Luật Các tổ chức tín dụng;
(ii) Vi phạm về giới hạn mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Điều 140 Luật Các tổ chức tín dụng.
g) Phải thực hiện một hoặc một số dịch vụ kiểm toán độc lập (kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ) trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
(i) Được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu thực hiện một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(ii) Có hành vi giả mạo sổ kế toán, chứng từ kế toán;
(iii) Có hành vi mở sổ kế toán ngoài hệ thống sổ kế toán chính thức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
h) Đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm, bãi miễn chức vụ người quản lý, người điều hành có hành vi vi phạm trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
(i) Vi phạm quy định tại Điều 34 Luật Các tổ chức tín dụng, quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao;
(ii) Vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Các tổ chức tín dụng.
k) Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm sang cơ quan điều tra khi có dấu hiệu tội phạm; công bố trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Ngoài các biện pháp quy định tại Khoản 2 Điều này, đối với tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Cơ quan thanh tra, giám sát sẽ xem xét trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc thông báo, cung cấp các thông tin cho tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc Ngân hàng Trung ương nước sở tại hoặc Cơ quan thanh tra, giám sát nước sở tại theo quy định của pháp luật.
MỤC 1. XỬ LÝ VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN THANH TRA
Các nội dung kiến nghị được nêu tại kết luận thanh tra mà đối tượng thanh tra phải thực hiện, bao gồm:
1. Nội dung phải thực hiện trong thời hạn cụ thể.
2. Nội dung không phải thực hiện trong thời hạn cụ thể là các khuyến nghị về cơ chế, chính sách, tổ chức, hoạt động và quản trị rủi ro mà đối tượng thanh tra phải nghiên cứu xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.
Điều 8. Thực hiện kết luận thanh tra
1. Đối với Cơ quan thanh tra, giám sát
a) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ban hành kết luận thanh tra, các đơn vị thuộc Cơ quan thanh tra, giám sát căn cứ vào tính chất, mức độ các nội dung kiến nghị tại kết luận thanh tra (nếu có) để đề nghị Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
(i) Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định áp dụng một hoặc một số các biện pháp xử lý quy định tại
(ii) Quyết định thu hồi hoặc nộp ngân sách số tiền, tài sản mà đối tượng thanh tra vi phạm được phát hiện qua thanh tra;
(ii) Yêu cầu hoặc kiến nghị Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật.
b) Theo dõi, đôn đốc đối tượng thanh tra thực hiện các kiến nghị tại kết luận thanh tra theo đúng thời hạn quy định tại Điều 7 và tiết (i), tiết (ii) điểm a khoản 1 Điều này (nếu có);
e) Căn cứ vào báo cáo của đối tượng thanh tra về giải pháp, thời hạn trong kế hoạch thực hiện các nội dung kiến nghị tại kết luận thanh tra quy định tại
2. Đối tượng thanh tra có trách nhiệm:
a) Thi hành đầy đủ, kịp thời và đúng thời hạn các nội dung bắt buộc phải thực hiện trong thời hạn cụ thể nêu trong kết luận thanh tra và quyết định xử lý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quyết định xử lý của Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau kết luận thanh tra nêu tại tiết (i), tiết (ii) điểm a khoản 1 Điều này (nếu có);
b) Gửi Cơ quan thanh tra, giám sát báo cáo về giải pháp, thời hạn và kế hoạch thực hiện các nội dung không bắt buộc phải thực hiện trong thời hạn cụ thể nêu trong kết luận thanh tra được quy định tại
3. Trong thời gian chưa thực hiện xong các yêu cầu nêu tại điểm a khoản 2 Điều này, đối tượng thanh tra bị áp dụng các biện pháp nêu tại
4. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời các yêu cầu nêu tại khoản 2 Điều này, đối tượng thanh tra sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật. Nếu đối tượng thanh tra không bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật thì bị áp dụng các biện pháp nêu tại
MỤC 2. XỬ LÝ SAU KHI TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI BỊ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 9. Xử phạt vi phạm hành chính
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
Điều 10. Xử lý sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Cơ quan thanh tra, giám sát có trách nhiệm theo dõi việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm thi hành đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn và đúng quy định tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cơ quan thanh tra, giám sát.
3. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bị xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị áp dụng biện pháp nêu tại
4. Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bị xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị áp dụng biện pháp nêu tại
5. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Cơ quan thanh tra, giám sát căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện biện pháp nêu tại
MỤC 3. XỬ LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Điều 11. Nội dung xử lý trong hoạt động giám sát
1. Trong quá trình hoạt động, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định pháp luật sau:
a) Về tổ chức, quản trị và điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Về dự trữ bắt buộc, báo cáo thống kê, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Về huy động vốn, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản;
d) Việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng được quy định trong giấy pháp thành lập và hoạt động hoặc trong văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Về phòng, chống rửa tiền;
e) Về quản lý ngoại hối và các sản phẩm phái sinh;
g) Về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và việc góp vốn, mua cổ phần;
h) Các hoạt động kinh doanh khác;
k) Việc thực hiện các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không tuân thủ các quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa đến mức xử phạt vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ không tuân thủ, Cơ quan thanh tra, giám sát sẽ áp dụng các biện pháp xử lý sau:
a) Thông báo vi phạm;
b) Cảnh báo vi phạm.
Điều 12. Xử lý trong hoạt động giám sát
1. Cơ quan thanh tra, giám sát có trách nhiệm theo dõi việc chấp hành các nội dung vi phạm đã được nêu trong thông báo vi phạm, cảnh báo vi phạm của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại
3. Trong năm tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị cảnh báo vi phạm từ 3 lần trở lên phải thực hiện biện pháp nêu tại
4. Đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc tiếp tục vi phạm nội dung đã được nêu trong cảnh báo vi phạm, Cơ quan thanh tra, giám sát sẽ áp dụng một hoặc một số các biện pháp sau:
a) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật;
b) Tổ chức kiểm tra hoặc thanh tra đột xuất nội dung vi phạm để đưa ra kiến nghị xử lý kỷ luật, hoặc đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hạn chế, đình chỉ, hoặc tạm đình chỉ việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hành vi vi phạm;
c) Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước áp dụng một hoặc một số các biện pháp xử lý quy định tại
THẨM QUYỀN XỬ LÝ SAU THANH TRA, GIÁM SÁT
Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước
Khi phát hiện ra các hành vi vi phạm trong quá trình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gửi văn bản đến Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu xem xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 14. Thẩm quyền của Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổng hợp việc thực hiện xử lý sau thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của các đơn vị trong Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị thanh tra, giám sát ngân hàng của các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về các vấn đề liên quan đến nội dung vi phạm, việc khắc phục vi phạm, chấn chỉnh hoạt động và thực hiện các biện pháp xử lý của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
3. Áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, thông báo vi phạm, cảnh báo vi phạm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hành vi vi phạm.
4. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định buộc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện một hoặc một số các biện pháp xử lý quy định tại
1. Thẩm quyền của Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện xử lý sau thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về các vấn đề liên quan đến nội dung vi phạm, việc khắc phục vi phạm, chấn chỉnh hoạt động và thực hiện các biện pháp xử lý của Cơ quan thanh tra, giám sát;
c) Áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thông báo vi phạm, cảnh báo vi phạm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hành vi vi phạm. Đối với quỹ tín dụng nhân dân ngoài các biện pháp xử lý nêu trên, Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiến nghị Giám đốc chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương áp dụng các biện pháp quy định tại
2. Thẩm quyền của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Áp dụng các biện pháp xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng) ra quyết định buộc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện một hoặc một số các biện pháp xử lý quy định tại
c) Gửi báo cáo kết quả xử lý sau thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lên Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 5 năm 2012.
Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. THỐNG ĐỐC |
- 1 Quyết định 2538/QĐ-NHNN năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 3 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Thông tư 03/2015/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2 Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng
- 3 Thông báo 430/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về xử lý sau thanh tra việc quản lý nhà nước về dược của Bộ Y tế do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Thông báo hiệu lực của Bản ghi nhớ về dự án Tăng cường năng lực thanh tra, giám sát ngân hàng giữa Việt Nam và Ca-na-đa
- 5 Thông tư 39/2011/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6 Luật thanh tra 2010
- 7 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 8 Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 9 Nghị định 96/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- 1 Thông báo hiệu lực của Bản ghi nhớ về dự án Tăng cường năng lực thanh tra, giám sát ngân hàng giữa Việt Nam và Ca-na-đa
- 2 Thông báo 430/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về xử lý sau thanh tra việc quản lý nhà nước về dược của Bộ Y tế do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng
- 4 Thông tư 03/2015/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5 Quyết định 2538/QĐ-NHNN năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018