BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10-TBXH | Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 1986 |
Những thương binh hạng 1 đang hưởng chế độ hưu trí cũng được hưởng chế độ nuôi dưỡng nói tại Quyết định số 219-CT nhưng chỉ được hưởng 1 trong 2 chế độ (chế độ cung ứng những mặt hàng theo định lượng đối với thương binh hoặc đối với người nghỉ hưu).
Nội dung chế độ nuôi dưỡng theo định lượng cho thương binh hạng 1 và bệnh binh hạng 1.
1. Điều 1 của Quyết định số 219-CT quy định: "thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1 được tiếp tục hưởng chế độ nuôi dưỡng theo tiêu chuẩn định lượng về các mặt hàng được quy định tại văn bản số 3558-V8 ngày 17-8-1983 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và công văn số 152-LTPP ngày 19-8- 1983 của Bộ Lương thực và công văn số 2-NT/CS ngày 3-10-1983 của Bộ Nội thương hướng dẫn thực hiện văn bản trên.
Trong tình hình chưa đủ hàng hoá để bảo đảm các mặt hàng như đã quy định ở trên, thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1 được bảo đảm cung ứng theo giá chỉ đạo ổn định những mặt hàng như đối với công nhân viên chức Nhà nước, gồm có lương thực, thịt lợn, đường, nước chấm, chất đốt và xà phòng giặt.
Khi có điều kiện và ở những địa phương mở rộng cung ứng các mặt hàng khác cho công nhân viên chức (kể cả các mặt hàng có định lượng và mặt hàng không định lượng) thì cũng bảo đảm các mặt hàng ấy cho thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1".
Việc thực hiện điều quy định trên theo sự hướng dẫn của Bộ Nội thương và Bộ Lương thực.
2. Điều 2 của Quyết định số 219-CT quy định: "thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1 được phụ cấp thêm hàng tháng 120 đồng cộng với phụ cấp chênh lệch giá theo vùng để bảo đảm cho việc nuôi dưỡng theo tiêu chuẩn định lượng nói trên.
Khoản phụ cấp này tính vào kinh phí nuôi dưỡng thương binh do Bộ Thương binh và xã hội lập dự trù và do ngân sách Nhà nước đài thọ".
Bộ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp quy định trên như sau:
a) Đây là khoản phụ cấp thêm hàng tháng ngoài chế độ trợ cấp thương tật, trợ cấp bệnh binh và các khoản phụ cấp khác quy định tại Nghị định số 236-HĐBT với mục đích là bảo đảm cho việc nuôi đưỡng cho thương binh nặng, bệnh binh nặng theo tiêu chuẩn định lượng được quy định.
Khoản phụ cấp này thống nhất bằng 120 đồng cộng với phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng, được cấp phát cùng một lúc với trợ cấp thương tật và trợ cấp bệnh binh.
Đối với thương binh, bệnh binh ở các khu điều dưỡng thương binh, khoản phụ cấp này được đưa vào tiền ăn hàng tháng để đảm bảo cho việc nuôi đưỡng theo tiêu chuẩn định lượng quy định.
Đối với thương binh, bệnh binh được nuôi dưỡng ở gia đình và thương binh đã nghỉ hưu, nếu trợ cấp thương tật và trợ cấp bệnh binh được uỷ nhiệm quỹ tiết kiệm chi trả thì báo tăng theo mẫu 5TRC (phần tăng gồm 120 đồng + phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng).
b) Các địa phương, các đơn vị dùng kinh phí Bộ đã cấp để chi trả phụ cấp của tháng 8 và tháng 9-1986 đồng thời tiến hành lập dự toán bộ sung cho quý IV-1986 và năm 1987 (mỗi người mỗi tháng 120 đồng + phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng).
Khi lập dự toán và quyết toán:
- Đối với thương binh, bệnh binh ở các khu điều dưỡng thương binh thì ghi riêng một tiết "bảo đảm định lượng nuôi dưỡng thương binh và bệnh binh hạng 1" trong mục VI (chi về công tác xã hội).
Đối với thương binh, bệnh binh được nuôi dưỡng ở gia đình và thương binh đã nghỉ hưu thì cộng chung vào trợ cấp thương tật, trợ cấp bệnh binh.
1. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thương nghiệp, lương thực địa phương để bảo đảm thực hiện tốt chế độ cung ứng các mặt hàng theo định lượng theo giá ổn định; cung ứng các mặt hàng bằng hiện vật, có chất lượng đầy đủ theo tiêu chuẩn và đúng kỳ hạn với phương thức phân phối thuận tiện đỡ phiền hà cho đối tượng.
2. Theo dõi chắc tình hình thay đổi chế độ ở địa phương như khi có điều kiện và ở địa phương có sự mở rộng cung ứng các mặt hàng cho công nhân viên chức (kể cả các mặt hàng có định lượng và mặt hàng không định lượng) để bàn bạc với cơ quan thương nghiệp kịp thời bảo đảm các mặt hàng cho thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1.
3. Các khu điều dưỡng thương binh cần phải tổ chức thật tốt bữa ăn hàng ngày với định lượng được tăng lên làm cho việc nuôi dưỡng có chất lượng hơn, thực sự góp phần ổn định sức khoẻ cho thương binh, bệnh binh.
4. Đối với thương binh, bệnh binh hạng 1 an dưỡng ở gia đình, phải bảo đảm cho anh em được thực hiện Nghị định số 236-HĐBT và Quyết định số 219-CT được kịp thời và có hiệu quả thực sự đối với sức khoẻ của anh em; phối hợp chặt chẽ với ngành thương nghiệp và lương thực để có cách phân phối thuận tiện các mặt hàng theo định lượng, thể hiện được sự khuyến khích đối với những thương binh, bệnh binh hạng 1 đang có nguyện vọng muốn về an dưỡng ở gia đình và có tác dụng củng cố sự ổn định đối với anh em thương binh, bệnh binh hạng 1 đã ở gia đình".
5. Các Sở thương binh và xã hội cần bàn với Hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố nhanh chóng hoàn thành trong năm 1986 việc giám định lại thương tật, cho những thương binh hạng 6/8 cũ theo tiêu chuẩn mới (4 hạng) để kịp thời thực hiện chế độ nuôi dưỡng đối với anh em được xếp lên hạng 1/4.
Những thương binh hạng 6/8 cũ qua giám định lại thương tật, nếu được xếp lên hạng 1/4 thì ngoài việc hưởng trợ cấp thương tật mới từ ngày 1-9-1985, còn được hưởng khoản phụ cấp thêm hàng tháng theo Quyết định số 219-CT từ ngày 1-8-1986.
Quyết định số 219-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về bảo đảm chế độ nuôi dưỡng theo định lượng cho thương binh nặng, bệnh binh nặng có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8-1986. Vì vậy các Sở thương binh và xã hội cần khẩn trương tổ chức thực hiện để anh em thương binh, bệnh binh sớm được hưởng chế độ mới kể cả việc giải quyết lại chế độ trong tháng 8 năm 1986.
Trần Hiếu (Đã ký) |
- 1 Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 2 Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015