Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 107/2006/TT-BTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2006

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2007

Căn cứ Nghị quyết số 68/2006/QH11 ngày 31/10/2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ mười về dự toán ngân sách nhà nước năm 2007;

Căn cứ Nghị quyết số 69/2006/QH11 ngày 3/11/2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ mười về phân bổ dự toán ngân sách trung ương năm 2007;

Căn cứ Nghị quyết số 1051/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 7/11/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tỷ lệ phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Căn cứ Quyết định số 1506/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2007;

Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2007 như sau:

A. VỀ PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2007:

I. Về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với ngân sách địa phương:

1. Căn cứ nguồn thu, nhiệm vụ chi phân cấp cho ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương cho thời kỳ ổn định ngân sách mới.

2. Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là 4 năm, từ năm 2007 đến hết năm 2010. Trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, thực hiện ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; ổn định số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương (nếu có). Căn cứ nguồn thu được hưởng và số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương (nếu có); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành định mức phân bổ chi ngân sách địa phương làm cơ sở xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; đồng thời thực hiện ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu và số bổ sung cân đối (nếu có) từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới cho thời kỳ ổn định ngân sách mới.

3. Thực hiện cơ chế cân đối nguồn thu tiền sử dụng đất trong cân đối ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và sử dụng một phần từ nguồn thu này để thực hiện công tác quy hoạch quản lý đất đai để sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Việc quản lý, hạch toán các khoản thu, chi ngân sách từ nguồn thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật từ khâu lập dự toán, tổ chức thực hiện và quyết toán vào ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:

- Căn cứ quy hoạch sử dụng đất của địa phương, khả năng thu tiền sử dụng đất từ đấu giá quyền sử dụng đất, nhu cầu về chi bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất cho người có đất bị thu hồi và nhu cầu chi đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng thuộc đối tượng đầu tư từ ngân sách theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân chỉ đạo cơ quan tài chính tổng hợp các nhiệm vụ thu, chi này vào dự toán ngân sách hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

- Căn cứ dự toán ngân sách năm được Hội đồng nhân dân quyết định, Ủy ban nhân dân giao, cơ quan tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện thu, chi từ nguồn thu sử dụng đất và hạch toán vào ngân sách nhà nước theo đúng chế độ quy định.

Trường hợp tổ chức, cá nhân đã ứng trước kinh phí để thực hiện bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất cho người có đất bị thu hồi để đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách, sau đó mới thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất thu tiền sử dụng đất để hoàn trả cho các tổ chức, cá nhân đã ứng trước phải thực hiện hạch toán thu, chi đầy đủ vào ngân sách nhà nước (ghi thu tiền sử dụng đất tương ứng số vốn đã ứng trước; ghi chi đầu tư xây dựng cơ bản).

Về thực hiện điều tiết số thu tiền sử dụng đất giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương:

- Phần thu tiền sử dụng đất tương ứng với số vốn các tổ chức, cá nhân đã ứng trước, cấp nào được giao làm chủ đầu tư thì thực hiện hạch toán thu ngân sách nhà nước và thực hiện điều tiết 100% cho ngân sách cấp đó và hạch toán chi đầu tư xây dựng cơ bản tương ứng số thu.

- Phần thu tiền sử dụng đất còn lại sau khi thực hiện hoàn trả phần ứng trước được nộp vào ngân sách nhà nước và thực hiện điều tiết cho các cấp ngân sách theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

4. Từ năm 2007, thực hiện Nghị quyết số 68/2006/QH11 ngày 31/10/2006 của Quốc hội, nguồn thu xổ số kiến thiết không đưa vào cân đối thu, chi ngân sách địa phương mà được quản lý qua ngân sách nhà nước; Căn cứ chỉ tiêu hướng dẫn của Bộ Tài chính về dự toán thu, chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định tổng mức thu nhưng tối đa không vượt quá mức thu Bộ Tài chính hướng dẫn; đồng thời sử dụng toàn bộ nguồn thu này để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương (các công trình thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương), trong đó tập trung đầu tư các công trình về giáo dục, y tế; không sử dụng nguồn thu này vào mục đích khác. Việc thu nộp các khoản thu phát sinh từ hoạt động xổ số kiến thiết thực hiện theo các quy định của Luật thuế và phải nộp đầy đủ kịp thời vào ngân sách nhà nước theo Chương, Loại, Khoản, Mục của Mục lục ngân sách nhà nước. Việc cấp phát cho các dự án đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết được thực hiện theo quy định về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư theo quy định. Khi quyết toán ngân sách địa phương có báo cáo riêng về thu, chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết.

II. PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH:

1. Phân bổ, giao dự toán thu ngân sách:

a) Các Bộ, cơ quan Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai giao nhiệm vụ thu ngân sách năm 2007 cho các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đảm bảo mức phấn đấu cao hơn tối thiểu 5% mức dự toán thu ngân sách Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính hướng dẫn.

b) Việc phân bổ và giao dự toán thu ngân sách phải trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2006 và giai đoạn 2001-2005; căn cứ các Luật thuế, các chế độ thu; mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ cụ thể của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh; yêu cầu thực hiện các biện pháp chống thất thu, gian lận thương mại, đẩy mạnh thu hồi dứt điểm các khoản nợ đọng thuế; thực hiện chính sách miễn giảm thuế theo quy định của các Luật thuế và theo Nghị quyết của Quốc hội.

2. Phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước:

a) Phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển:

Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển phải thực hiện đúng những quy định về quản lý đầu tư và xây dựng; đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau:

- Các Bộ, cơ quan Trung ương:

+ Bố trí dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản đúng cơ cấu ngành, lĩnh vực được giao, bảo đảm hoàn trả đủ các khoản ngân sách đã ứng trước phải thu hồi vào dự toán năm 2007, vốn đối ứng cho các công trình, dự án sử dụng vốn ODA; bố trí vốn để thanh toán dứt điểm nợ xây dựng cơ bản, không để phát sinh nợ tồn đọng mới và không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.

+ Bố trí vốn cho những dự án chuyển tiếp thực hiện có hiệu quả, nhất là các dự án quan trọng để tập trung hoàn thành theo tiến độ thực hiện để sớm đưa dự án vào sử dụng.

+ Sau khi bố trí cho các nhiệm vụ nêu trên mới bố trí cho các dự án khởi công mới, có đủ điều kiện bố trí vốn theo chế độ quy định.

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

+ Bố trí dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản được giao để thanh toán dứt điểm nợ khối lượng xây dựng cơ bản của các công trình thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách theo chế độ quy định, không để phát sinh nợ tồn đọng mới và không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; bố trí trả đủ (cả gốc và lãi) các khoản huy động đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước đến hạn phải trả trong năm 2007; trả các khoản vay tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề, hạ tầng thuỷ sản đến hạn phải trả trong năm 2007; các khoản ngân sách trung ương đã ứng trước phải thu hồi vào dự toán ngân sách năm 2007...

+ Đảm bảo bố trí đủ vốn đối ứng cho các công trình, dự án sử dụng vốn ODA; Bố trí vốn thực hiện các dự án, chương trình khắc phục hậu quả thiên tai...

+ Đối với các chương trình, dự án, nhiệm vụ quan trọng của địa phương cần chú ý một số điểm sau:

. Bố trí đủ vốn phần ngân sách địa phương đảm bảo theo chế độ quy định đối với những chương trình, nhiệm vụ theo quyết định của Chính phủ như: Đề án nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2005 - 2008 theo Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại văn bản số 14049/BTC-NSNN ngày 7/11/2005 của Bộ Tài chính...

. Đối với những chương trình, dự án, nhiệm vụ thực hiện từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương, phải thực hiện bố trí theo đúng mục tiêu, dự toán được giao.

+ Bố trí vốn cho những dự án chuyển tiếp thực hiện có hiệu quả, nhất là các dự án quan trọng để tập trung hoàn thành theo tiến độ thực hiện để sớm đưa dự án vào sử dụng.

+ Phân bổ và giao dự toán chi đầu tư phát triển cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và chính quyền cấp dưới đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, lĩnh vực khoa học công nghệ không được thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao cho các lĩnh vực này .

+ Sau khi bố trí cho các nhiệm vụ nêu trên mới bố trí cho các dự án khởi công mới có đủ điều kiện bố trí vốn theo chế độ quy định.

b) Phân bổ, giao dự toán chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể năm 2007:

Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương khi phân bổ, giao dự toán chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể năm 2007 lưu ý một số điểm sau:

- Phân bổ, giao dự toán mua sắm mới phương tiện đi lại cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành. Trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép mua sắm phải ghi rõ trong dự toán để Kho bạc nhà nước kiểm soát, thanh toán.

- Bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 và hướng dẫn của Bộ Thương mại.

- Đảm bảo kinh phí thực hiện cải cách hành chính theo Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 - 2010.

- Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương khi phân bổ, giao dự toán chi ngân sách sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể (đã bao gồm kinh phí cải cách tiền lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ) cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện phân bổ khớp đúng dự toán chi được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính hướng dẫn cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi; đảm bảo kinh phí thực hiện những nhiệm vụ quan trọng theo quy định của pháp luật; những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đã quyết định; phân bổ dự toán chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.

- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân bổ, giao dự toán chi ngân sách sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể (đã bao gồm kinh phí cải cách tiền lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 và Nghị định số 119/2005/NĐ-CP ngày 27/9/2005 của Chính phủ) cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và chính quyền cấp dưới phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, trong đó lưu ý một số điểm sau:

+ Phân bổ, giao dự toán chi ngân sách năm 2007 cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, lĩnh vực khoa học công nghệ không được thấp hơn mức dự toán chi Thủ tướng Chính phủ đã giao; đối với các lĩnh vực: Quốc phòng; an ninh; sự nghiệp y tế; sự nghiệp văn hoá thông tin; sự nghiệp môi trường; trợ giá, trợ cước và cấp không thu tiền một số mặt hàng chính sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ chỉ tiêu hướng dẫn của Bộ Tài chính, chế độ chính sách, khối lượng nhiệm vụ của từng lĩnh vực, căn cứ vào thực tế của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Riêng nội dung chi sự nghiệp bảo vệ môi trường được thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của Liên Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên môi trường.

+ Đơn vị dự toán cấp trên phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị cấp dưới phải khớp đúng dự toán chi được Ủy ban nhân dân giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi.

+ Bố trí đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách, các nhiệm vụ đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định từ nguồn cân đối ngân sách địa phương và nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu (theo Phụ lục số 01 về danh mục các chế độ, chính sách đính kèm Thông tư này), trong đó lưu ý một số điểm sau:

. Từ năm 2007 bố trí kinh phí thực hiện khám chữa bệnh cho người nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 27/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010) với mức chi bình quân 80.000 đồng/người/năm; kinh phí khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với mức chi bình quân 108.000 đồng/em/năm.

. Đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ học bổng đối với học sinh dân tộc nội trú và bán trú theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học với mức 280.000 đồng/người/tháng.

. Đối với kinh phí trợ giá, trợ cước và cấp không thu tiền một số mặt hàng chính sách từ năm 2007 đã được bố trí trong cân đối ngân sách địa phương bao gồm: hỗ trợ kinh phí nuôi giữ giống gốc theo Thông tư số 04/2004/TTLT-BTC-NN&PTNT ngày 16/01/2004; trợ giá chiếu bóng vùng cao, miền núi khó khăn; trợ giá điện đối với các huyện đảo; trợ giá, trợ cước và cấp không thu tiền một số mặt hàng chính sách theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ và Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998. Căn cứ mức dự toán kinh phí bố trí năm 2007, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cụ thể việc sử dụng nguồn kinh phí trợ giá, trợ cước và cấp không thu tiền một số mặt hàng chính sách năm 2007 đảm bảo hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng và phù hợp với thực tế ở địa phương; đồng thời có báo cáo Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc để theo dõi trong quá trình thực hiện.

. Bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ quan hệ, hợp tác với các địa phương thuộc các nước có biên giới với Việt Nam (Trung Quốc, Lào, Campuchia).

. Bố trí kinh phí để thực hiện chính sách về bảo hiểm y tế và mai táng phí đối với đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 17/12/2005 hướng dẫn Quyết định này.

. Bố trí kinh phí để thực hiện chế độ mai táng phí và trợ cấp một lần cho cựu chiến binh theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc.

. Bố trí kinh phí thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010.

. Bố trí kinh phí để thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường người dân tộc theo Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Chế độ chi đối với cán bộ, công chức xã, phường người dân tộc cử đi đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.

. Bố trí kinh phí để thực hiện chính sách đối với việc bố trí lại dân cư tại các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

. Bố trí kinh phí để thực hiện chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú theo Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 65/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 12/7/2006 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Phân bổ, giao ngân sách thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, các nhiệm vụ năm 2007:

Căn cứ dự toán chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng và một số mục tiêu, nhiệm vụ khác Thủ tướng Chính phủ đã giao, các Bộ, cơ quan Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đảm bảo đúng mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền giao. Đồng thời thực hiện lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn theo chế độ quy định để thực hiện có hiệu quả; ngoài nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp để thực hiện và báo cáo theo quy định tại Thông tư số 86/2006/TT-BTC ngày 18/9/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.

d) Về bố trí ngân sách và thực hiện cơ chế tài chính tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2007 thực hiện theo Thông tư số 88/2006/TT-BTC ngày 29/9/2006 của Bộ Tài chính, trong đó chú ý các nội dung chủ yếu sau:

- Về nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và điều chỉnh phụ cấp:

+ Các Bộ, cơ quan Trung ương trong phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải xác định và giao nhiệm vụ thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên đảm bảo không thấp hơn mức tiết kiệm Bộ Tài chính đã hướng dẫn để thực hiện cải cách tiền lương.

+ Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các cấp ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, xác định cụ thể khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương và đảm bảo tổng mức 10% tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách địa phương không thấp hơn mức Bộ Tài chính đã hướng dẫn.

Ngân sách các cấp chính quyền địa phương quản lý tập trung nguồn 10% tiết kiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc ngân sách cấp mình (không kể các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và cơ quan Nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ) thực hiện điều hoà chung giữa các đơn vị khi xác định nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương của từng cơ quan, đơn vị thuộc ngân sách cấp mình.

Các địa phương sử dụng nguồn để thực hiện cải cách tiền lương và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo các Nghị định số 93/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 và Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ theo quy định tại Thông tư số 88/2006/TT-BTC ngày 29/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung đối với cán bộ, công chức,viên chức, lực lượng vũ trang và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc năm 2006, 2007.

- Sau khi thực hiện các biện pháp tạo nguồn như trên mà không đủ nguồn thì ngân sách trung ương hỗ trợ để bảo đảm nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2007. Trường hợp nguồn của các đơn vị dự toán ngân sách các cấp và ngân sách các cấp chính quyền địa phương lớn hơn nhu cầu chi thực hiện cải cách tiền lương theo quy định thì tiếp tục chuyển nguồn này sang năm sau để tạo nguồn cải cách tiền lương, không sử dụng cho các mục tiêu khác.

đ) Bố trí dự phòng ngân sách các cấp chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và không thấp hơn mức dự phòng đã được Thủ tướng Chính phủ giao để chủ động thực hiện phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

e) Trong quá trình quyết định phân bổ dự toán thu, chi ngân sách, trường hợp Hội đồng nhân dân quyết định dự toán thu ngân sách cấp mình được hưởng cao hơn mức cấp trên giao, thì dự toán chi bố trí tăng thêm tương ứng (không kể tăng chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất) phải dành 50% thực hiện cải cách tiền lương; phần còn lại bổ sung dự phòng ngân sách địa phương, tăng dự trữ để chủ động trong quá trình điều hành ngân sách, thực hiện những nhiệm vụ, chế độ, chính sách quan trọng được cấp có thẩm quyền quyết định và xử lý thanh toán nợ khối lượng xây dựng cơ bản theo chế độ quy định.

3. Về thời gian phân bổ, giao dự toán:

Căn cứ dự toán thu chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, các Bộ, cơ quan Trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán chi ngân sách địa phương, quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình đảm bảo giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2007 đến từng đơn vị sử dụng ngân sách trước ngày 31/12/2006 và tổ chức việc công khai dự toán ngân sách đúng quy định. Trong đó, lưu ý một số điểm sau:

a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới trước ngày 10/12/2006; đồng thời căn cứ Nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thực hiện giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp dưới, mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho từng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (nếu có).

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả phân bổ, giao dự toán ngân sách địa phương về Bộ Tài chính chậm nhất là 05 ngày sau khi Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách theo đúng quy định tại Điều 40 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và Điểm 5.3 Mục 5 Phần III Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính. Báo cáo mức huy động vốn năm 2007 theo Khoản 3 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước, dư nợ vốn huy động của ngân sách địa phương đến 31/12/2006 về Bộ Tài chính trước ngày 30/1/2007. Báo cáo số dư nợ Quỹ Dự trữ tài chính theo quy định tại Điểm 19.3 Mục 19 Phần IV Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính.

Riêng đối với dự toán các khoản bổ sung có mục tiêu, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kết quả phân bổ và giao dự toán cho các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách theo đúng quy định tại Thông tư số 86/2006/TT-BTC ngày 18/9/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện trước ngày 20/12/2006; đồng thời căn cứ Nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp huyện, giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện, mức bổ sung từ ngân sách cấp huyện cho từng xã, phường, thị trấn.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện về giao nhiệm vụ thu chi ngân sách, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp xã trước ngày 31/12/2006 và thực hiện phân bổ dự toán chi thường xuyên theo từng loại của Mục lục ngân sách nhà nước theo 4 nhóm mục đã được Bộ Tài chính hướng dẫn tại văn bản số 7541/TC/NSNN ngày 08/7/2004, đồng thời gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch (một bản) làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.

b) Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách năm 2007 được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân giao, các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương, đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo đúng các quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước và Thông tư số 59/2003/NĐ-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định trên (theo mẫu số 1a, 1b và 1c đính kèm Thông tư này), trong đó lưu ý một số điểm sau:

- Đơn vị dự toán cấp I lập phương án phân bổ chi thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, chi tiết đến Loại, Khoản của Mục lục Ngân sách nhà nước theo 4 nhóm mục chi (không phân bổ chi tiết theo từng quý) gửi cơ quan tài chính đồng cấp để thẩm tra; trong đó:

+ Đối với các đơn vị do ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí: phải giao riêng nguồn tiết kiệm 10% để thực hiện cải cách tiền lương và được phân bổ vào nhóm mục “chi thanh toán cá nhân”.

+ Đối với các đơn vị do ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí: thực hiện phân bổ chi ngân sách không bao gồm 10% tiết kiệm chi (không kể các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và cơ quan Nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ).

Riêng đối với cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ - CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ việc phân bổ và giao dự toán chi tiết theo 2 phần: Phần dự toán chi NSNN giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm phân bổ và giao vào “nhóm mục các khoản chi khác”; Phần dự toán chi ngân sách nhà nước không thực hiện chế độ tự chủ phân bổ và giao vào 4 nhóm mục chi theo quy định hiện hành.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ việc phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ được giao, phân loại đơn vị sự nghiệp, dự toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động). Dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên phân bổ và giao vào “nhóm mục các khoản chi khác”; dự toán chi hoạt động không thường xuyên phân bổ và giao theo 4 nhóm mục chi theo quy định hiện hành.

- Trong phạm vi 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án phân bổ dự toán ngân sách, cơ quan tài chính có văn bản thông báo kết quả thẩm tra. Trường hợp cơ quan tài chính nhất trí với phương án phân bổ thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách giao ngay dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, đồng gửi cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước cùng cấp (theo các mẫu số 2a, 2b và 2c đính kèm Thông tư này) và Kho bạc nhà nước nơi giao dịch (gửi thông qua đơn vị sử dụng ngân sách bản chi tiết đối với đơn vị). Trường hợp cơ quan tài chính đề nghị điều chỉnh thì trong phạm vi 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản của cơ quan tài chính, cơ quan, đơn vị phân bổ tiếp thu, điều chỉnh và gửi lại cơ quan tài chính để thống nhất; trường hợp không thống nhất nội dung điều chỉnh, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại Điểm 1.5, Mục 1, Phần IV, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính.

- Trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước tạm cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.

Trường hợp sau ngày 31/12/2006 đơn vị dự toán cấp I phân bổ chưa hết dự toán được giao, cơ quan tài chính tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh giảm dự toán chi của đơn vị để chuyển cho cơ quan, đơn vị khác hoặc bổ sung dự phòng theo quy định của Chính phủ, trừ các nhiệm vụ mà tại thời điểm phân bổ, giao dự toán chưa xác định rõ đơn vị thực hiện song đơn vị dự toán cấp I phải báo cáo và được cơ quan tài chính cùng cấp chấp nhận cho phân bổ chậm, thời gian chậm nhất là ngày 31/3/2007, quá thời hạn trên cơ quan tài chính tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh giảm dự toán chi của đơn vị để chuyển cho cơ quan, đơn vị khác hoặc bổ sung dự phòng theo quy định của Chính phủ.

- Đối với các khoản đã tạm ứng, tạm cấp phải thu hồi nhưng khi phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp I không bố trí dự toán để thu hồi; để đảm bảo nguồn thu hồi các khoản tạm ứng, tạm cấp, trong khi chờ cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh lại phân bổ và giao dự toán, cơ quan tài chính được phép giữ lại phần kinh phí tương ứng với số đã tạm ứng, tạm cấp và thông báo kịp thời cho đơn vị và cơ quan có thẩm quyền phân bổ dự toán.

B. CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

I. VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH:

1. Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan Thuế, Hải quan và các cơ quan có trách nhiệm:

- Tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm công tác thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ Tài chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu thuế;

- Tiếp tục tổ chức thực hiện miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế môn bài ở khâu đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với số tiền đào tạo đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp nhận lao động là người dân tộc thiểu số để cơ sở sản xuất kinh doanh có nguồn kinh phí đào tạo, dạy nghề cho số lao động này theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Cơ quan Thuế, Hải quan tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân; phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh. Đồng thời, tổ chức thu triệt để các khoản nợ đọng thuế có khả năng thu hồi của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh; tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng thuế không có khả năng thu hồi. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra để truy thu đầy đủ các khoản tiền thuế bị gian lận vào ngân sách. Thường xuyên theo dõi, đánh giá tác động của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, ảnh hưởng thuận lợi, khó khăn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu vực, doanh nghiệp trên địa bàn để nghiên cứu, ban hành kịp thời những giải pháp quản lý thu hiệu quả, đảm bảo hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu Nhà nước giao.

3. Các Bộ, Ủy ban nhân dân các địa phương chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, vật tư, hàng hoá tác động đến sản xuất kinh doanh và thu, chi ngân sách của các Bộ, địa phương để có biện pháp chỉ đạo Điều hành ngân sách của từng cấp đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao.

4. Tăng cường công tác quản lý tài sản công, quản lý sử dụng đất đai từ khâu quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, sử dụng, chuyển nhượng đất đai để quản lý và thu ngân sách đầy đủ, kịp thời theo đúng chế độ quy định, nhất là các khoản thu từ đấu giá quyền sử dụng đất.

II. VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH:

1. Tổ chức Điều hành dự toán ngân sách nhà nước:

Các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện ngân sách trong phạm vi dự toán được giao; cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước tổ chức điều hành ngân sách trong phạm vi dự toán duyệt, thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhà nước quy định.

a) Đối với ngân sách trung ương:

- Trường hợp thu vượt so với dự toán, số tăng thu sử dụng để bổ sung nguồn phòng chống thiên tai, dịch bệnh và xử lý các vấn đề cấp bách, đột xuất phát sinh trong năm và dành nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương và chính sách đảm bảo xã hội.

- Thực hiện chế độ thưởng vượt thu đối với ngân sách địa phương, mức thưởng 30% đối với số vượt thu phần ngân sách trung ương được hưởng từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, nhưng không vượt quá số tăng thu phần ngân sách trung ương được hưởng năm 2007 so với mức thực hiện năm 2006 từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cơ chế thưởng vượt thu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004, Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Việc sử dụng tiền thưởng, quản lý, hạch toán và thời gian báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính.

- Các Bộ, cơ quan Trung ương được giao chỉ tiêu chi bằng ngoại tệ trong dự toán chi thường xuyên với mức từ 500.000 USD/năm trở lên thì được thực hiện chi bằng ngoại tệ tương ứng với số tiền Việt Nam được giao; trường hợp trong năm số tiền Việt Nam (tương ứng với số ngoại tệ được giao) lớn hơn số tiền Việt Nam được giao đầu năm do biến động tỷ giá, ngân sách nhà nước thực hiện bổ sung phần chênh lệch. Các Bộ, cơ quan Trung ương có các khoản chi bằng ngoại tệ dưới 500.000 USD/năm được giao bằng tiền Việt Nam thì chủ động mua ngoại tệ để thực hiện và sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách được giao để xử lý chênh lệch tỷ giá nếu có phát sinh.

b) Đối với ngân sách địa phương:

- Trường hợp thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp thực hiện vượt so với dự toán Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp trên giao, sử dụng tối thiểu 50% (không bao gồm số thu tiền sử dụng đất) để tăng nguồn thực hiện cải cách tiền lương; 50% còn lại để tăng chi thanh toán nợ khối lượng xây dựng cơ bản, bổ sung chi để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số công trình quan trọng cấp thiết; tăng dự phòng ngân sách để phòng chống, khắc phục thiên tai, phòng chống dịch bệnh và thực hiện nhiệm vụ quan trọng cấp bách, đột xuất phát sinh.

Uỷ ban nhân dân xây dựng phương án sử dụng số tăng thu ngân sách địa phương, thống nhất ý kiến với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi thực hiện; báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp kết quả thực hiện tại kỳ họp gần nhất.

- Trường hợp số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp không đạt dự toán, Uỷ ban nhân dân xây dựng phương án điều chỉnh giảm chi tương ứng, tập trung cắt giảm hoặc giãn, hoãn những nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

c) Trong tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; các Bộ, cơ quan trung ương, các địa phương cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp với cơ quan tài chính để chủ động có kế hoạch ứng nguồn vốn ngay từ đầu năm cho các dự án công trình quan trọng theo chế độ quy định, nhất là xây dựng tu bổ các công trình đê điều, thuỷ lợi, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, khắc phục hậu quả lũ lụt, dự án di dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm theo dự án được cấp có thẩm quyền quyết định...

- Sử dụng dự toán ngân sách được giao để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nếu có nhu cầu chi đột xuất phát sinh ngoài dự toán nhưng không thể trì hoãn được mà dự phòng ngân sách không đủ đáp ứng thì phải sắp xếp lại các khoản chi trong dự toán được giao hoặc sử dụng Quỹ Dự trữ tài chính để đáp ứng nhu cầu chi đột xuất đó. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng Quỹ Dự trữ tài chính cấp tỉnh theo quy định tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 58 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng từ Quỹ Dự trữ tài chính của trung ương nếu đã sử dụng hết Quỹ Dự trữ tài chính của tỉnh. Ngân sách cấp huyện và cấp xã được tạm ứng từ Quỹ Dự trữ tài chính của tỉnh.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình; đối với những dự án, công trình thực hiện không đúng tiến độ phải kịp thời quyết định hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh để chuyển vốn cho những dự án có tiến độ triển khai nhanh, có khả năng hoàn thành nhưng chưa được bố trí đủ vốn.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với cơ quan tài chính thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách ở các đơn vị, cấp cơ sở. Trường hợp phát hiện các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách không đúng chế độ, chính sách, nhất là các chính sách liên quan đến thực hiện các chính sách xã hội, xoá đói giảm nghèo... cần có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo chính sách, chế độ thực hiện đúng đối tượng và có hiệu quả.

- Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước theo quy định.

- Nghiên cứu và chủ động thực hiện các cam kết theo lộ trình của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Trong đó chú ý cắt giảm một số khoản trợ cấp bị cấm như trợ cấp xuất khẩu.

2. Về huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu huy động vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do ngân sách cấp tỉnh đảm bảo thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân cấp tỉnh quyết định, thì được phép huy động vốn trong nước, nhưng mức dư nợ huy động tối đa không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Riêng đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh việc huy động vốn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 và Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ.

3. Về thủ tục cấp phát, thanh toán ngân sách:

Căn cứ vào dự toán năm được giao, đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rút dự toán chi theo chế độ, định mức chi tiêu ngân sách đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo nguyên tắc:

- Các khoản chi thanh toán cá nhân (lương, phụ cấp lương, trợ cấp xã hội...) đảm bảo thanh toán theo mức được hưởng hàng tháng của các đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước.

- Những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản có tính chất không thường xuyên khác thực hiện thanh toán theo tiến độ, khối lượng thực hiện theo chế độ quy định.

- Kho bạc nhà nước thực hiện hạch toán các khoản chi đã thực chi trả, chi tiêu theo đúng quy định của Mục lục ngân sách nhà nước (Chương, Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục). Đối với các khoản tạm ứng theo chế độ, tuỳ theo nội dung chi có thể hạch toán đến Mục hoặc Tiểu mục nhưng khi thanh toán thì phải chi tiết đến Tiểu mục.

4. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tổ chức thực hiện công tác công khai tài chính, ngân sách nhà nước:

- Các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tổ chức chỉ đạo thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Đồng thời xử lý kịp thời, đầy đủ những sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân và thực hiện chế độ trách nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong quản lý điều hành ngân sách khi để xảy ra thất thoát, lãng phí, sử dụng ngân sách sai chế độ, chính sách.

- Các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về công khai, trong đó lưu ý:

+ Ngân sách nhà nước các cấp thực hiện chế độ công khai theo quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính, Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/06/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn Quy chế công khai tài chính đối với các khoản hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân dân cư.

+ Các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện việc công bố công khai theo quy định tại Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.

+ Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện công khai theo quy định tại Thông tư số 29/2005/TT-BTC ngày 14/04/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn Quy chế công khai tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước.

+ Các công trình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện công khai theo quy định tại Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

+ Đối với các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân thực hiện công khai theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/2005/TT-BTC ngày 11/03/2005 của Bộ Tài chính về việc công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn tư ngân sách nhà nước, và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.

+ Đồng thời để triển khai thực hiện Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2007, ngân sách nhà nước các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện quy chế công khai tại địa phương và gửi cơ quan chức năng để tổng hợp theo dõi đánh giá chung trong cả nước theo chế độ quy định. Đối với các Sở tài chính đề nghị gửi báo cáo công khai cho Bộ Tài chính ngay sau khi thực hiện việc công khai dự toán ngân sách địa phương năm 2007 và quyết toán ngân sách địa phương năm 2005.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thi hành đối với năm ngân sách 2007. Các Bộ, cơ quan Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào Thông tư này để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và chính quyền địa phương cấp dưới tổ chức thực hiện.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./.

Nơi Nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước, Cục Hải quan các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Lưu: VT, Vụ Pháp chế, Vụ NSNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tá

PHỤ LỤC SỐ 01

Về các chế độ, chính sách, các nhiệm vụ đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định đã được bố trí trong cân đối ngân sách địa phương và từ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện theo quy định tại Khoản b) Điểm 2 Mục II Phần A Thông tư số 107/2006/TT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Tài chính

1- Thực hiện các chế độ, chính sách, nhiệm vụ phát triển đầu tư hạ tầng, kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1/7/2004, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004; thực hiện chế độ hỗ trợ sách giáo khoa và giấy vở học sinh; chế độ học bổng học sinh dân tộc nội trú và học sinh thuộc diện học nội trú nhưng không ở nội trú mà tham dự học ở các trường bán công; hỗ trợ nhà ở cho giáo viên, bác sỹ công tác tại xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tăng kinh phí để thực hiện tăng thời lượng phát sóng phát thanh, truyền hình bằng tiếng các dân tộc trong khu vực,....

2- Thực hiện chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo theo chuẩn nghèo mới quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ với mức 80.000 đồng/người/năm và chế độ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với mức chi là 108.000 đồng/người/năm.

3- Thực hiện chế độ học bổng đối với học sinh dân tộc nội trú và bán trú theo quy định tại Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học với mức 280.000 đồng/người/tháng.

4- Thực hiện Pháp lệnh dân quân tự vệ và Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 /11/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh dân quân tự vệ.

5- Thực hiện chế độ đối với Đảng bộ cơ sở theo Quyết định số 84/QĐ-TW ngày 01/10/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

6- Thực hiện chính sách hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

7- Thực hiện chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới theo Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

8- Thực hiện chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi theo Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

9- Thực hiện chính sách, chế độ cứu trợ xã hội theo Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 của Chính phủ.

10- Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ.

11- Thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với các vùng Khu vực Trung du, miền núi phía Bắc; Bắc Trung bộ; Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đồng bằng Sông Cửu Long theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

12- Thực hiện Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt - Trung đến năm 2010.

13- Thực hiện chính sách về bảo hiểm y tế và mai táng phí đối với đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 17/12/2005 hướng dẫn quyết định này.

14- Thực hiện chế độ mai táng phí và trợ cấp một lần cho cựu chiến binh theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 của Liên bộ Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc.

15- Thực hiện chính sách đối với Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010.

16- Thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường người dân tộc được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường người dân tộc giai đoạn 2006 - 2010.

17- Thực hiện chính sách đối với việc bố trí lại dân cư tại các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

18- Thực hiện chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú theo Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 65/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 12/7/2006 của Liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

19- Thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 và hướng dẫn của Bộ Thương mại.

20- Thực hiện cải cách hành chính theo Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 - 2010.

21- Các quyết định, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có liên quan khác đã ban hành từ 30/9/2006 trở về trước. Các quyết định, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành sau ngày 30/9/2006 sẽ được thực hiện bố trí ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn./.

BỘ TÀI CHÍNH

Mẫu số 1a

BỘ.....................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: ........./......(ĐV)

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...... , ngày........ tháng ......... năm.........

DỰ KIẾN PHÂN BỔ DỰ TOÁN THU, CHI NSNN NĂM

Kính gửi: Bộ Tài chính

- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

- Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán NSNN năm .....

- Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN hiện hành.

Bộ........ dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm ....... được giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo phụ lục đính kèm.

Đề nghị Bộ Tài chính cho ý kiến thẩm định để Bộ ..........hoàn chỉnh và giao dự toán ngân sách năm .... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc./.

Nơi nhận:

- Như trên.

- Lưu.............

BỘ TRƯỞNG

(*) Mẫu này áp dụng cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương.

Mẫu số 1b

SỞ.....................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: ........./......(ĐV)

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...... , ngày........ tháng ...... năm .......

DỰ KIẾN PHÂN BỔ DỰ TOÁN THU, CHI NSNN NĂM

Kính gửi: Sở Tài chính ...........

- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

- Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của Uỷ ban nhân dân ...... về giao dự toán NSNN năm .....

- Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN hiện hành.

Sở........ dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm ....... được giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo phụ lục đính kèm.

Đề nghị Sở Tài chính cho ý kiến thẩm định để Sở .......... hoàn chỉnh và giao dự toán ngân sách năm ....... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc./.

Nơi nhận:

- Như trên

- Lưu........

GIÁM ĐỐC

(*) Mẫu này áp dụng cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Mẫu số 1c

PHÒNG.................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: ........./......(ĐV)

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...... , ngày........ tháng ....... năm .........

DỰ KIẾN PHÂN BỔ DỰ TOÁN THU, CHI NSNN NĂM

Kính gửi: Phòng Tài chính ........

- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

- Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của Uỷ ban nhân dân ...... về giao dự toán NSNN năm .....

- Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN hiện hành

Phòng........ dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm ....... được giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo phụ lục đính kèm.

Đề nghị Phòng Tài chính cho ý kiến thẩm định để Phòng ....... hoàn chỉnh và giao dự toán ngân sách năm .... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc./.

Nơi nhận:

- Như trên

- Lưu............

TRƯỞNG PHÒNG

(*) Mẫu này áp dụng cho các phòng, ban thuộc cấp huyện.

PHỤ LỤC SỐ 02

(Kèm theo công văn số ......... ngày ....... của .........)

Đơn vị: 1.000 đồng

Nội dung

Tổng số

Chi tiết theo đơn vị sử dụng (1)

Đơn vị A

Đơn vị B

Đơn vị ….

I. Thu, chi ngân sách về phí, lệ phí

1. Số thu phí, lệ phí.

- ...

2. Chi từ nguồn phí, lệ phí được để lại

3. Số phí, lệ phí nộp ngân sách

II. Dự toán chi NSNN

Tổng số chi

1. Giáo dục, đào tạo, dạy nghề

(1) Thanh toán cá nhân

Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện CCTL

(2) Hàng hoá, dịch vụ

(3) Mua sắm, sửa chữa

(.4) Các khoản chi khác

2. Quản lý hành chính

2.1 Kinh phí không thực hiện tự chủ

- Các khoản chi khác

Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện CCTL

2.2 Kinh phí không thực hiện tự chủ:

(1) Thanh toán cá nhân

Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện CCTL

(2) Hàng hoá, dịch vụ

(3) Mua sắm, sửa chữa

(4) Các khoản chi khác

3. Nghiên cứu khoa học.

(1) Thanh toán cá nhân

Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện CCTL

(2) Hàng hoá, dịch vụ

(3) Mua sắm, sửa chữa

(4) Các khoản chi khác

4.....

Địa điểm KBNN nơi đơn vị SDNS giao dịch

KBNN..(2)

KBNN.(2)

KBNN..(2)

(1) Nếu số đơn vị trực thuộc nhiều, có thể đổi chỉ tiêu theo cột ngang thành chỉ tiêu theo hàng dọc; Trường hợp các đơn vị được tổ chức ngành dọc thì biểu này chỉ lập đến đơn vị cấp II, đơn vị cấp II được uỷ quyền phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc.

(2) Ví dụ: KBNN Hai Bà Trưng – Hà Nội

(3) Ngoài việc phục vụ cho dự kiến phân bổ dự toán NSNN, mẫu phụ lục này còn sử dụng để đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính , KBNN đồng cấp tổng hợp quyết định giao dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc.

Mẫu số 2a

BỘ ..............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: ........./......(ĐV)

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

...... , ngày........ tháng ...... năm ........

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ......... (1)

Về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm ......

- Căn cứ Nghị định số ...... ngày ...... của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ .........

- Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán NSNN năm ........

- Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính tại văn bản số........ ngày............về phương án phân bổ ngân sách năm....

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Giao dự toán thu, chi NSNN năm ....... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc Bộ... theo phụ lục(2) đính kèm .

Điều 2: Căn cứ dự toán chi ngân sách năm ...... được giao, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Điều 3: Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

- Bộ Tài chính

- KBNN

- Đơn vị sử dụng ngân sách

- KBNN nơi giao dịch ( gửi qua đơn vị sử dụng ngân sách)

- Lưu..........

Bản tổng hợp của các đơn vị trực thuộc Bộ

Bản chi tiết của từng đơn vị sử dụng ngân sách

BỘ TRƯỞNG

(1) Mẫu này áp dụng cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương.

(2) Mẫu phụ lục số 03; riêng đối với báo cáo gửi Bộ Tài chính và KBNN thực hiện theo mẫu phụ lục số 02 (tổng hợp các đơn vị).


Mẫu số 2b

SỞ ..............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: ........./......(ĐV)

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...... , ngày........ tháng ....... năm ........

QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC SỞ .........(1)

Về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm ......

- Căn cứ Quyết định số ...... ngày ...... của Uỷ ban nhân dân... về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở ......

- Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của Uỷ ban nhân dân ..... về giao dự toán NSNN năm .....

- Căn cứ ý kiến của Sở Tài chính tại văn bản số...... ngày.....về phương án phân bổ ngân sách năm.........

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Giao dự toán thu, chi NSNN năm ....... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc Sở... theo phụ lục(2) đính kèm .

Điều 2: Căn cứ dự toán chi ngân sách năm ...... được giao, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Điều 3: Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

- Sở Tài chính

- KBNN tỉnh (thành phố)

- Đơn vị sử dụng ngân sách

- KBNN nơi giao dịch (gửi qua đơn vị sử dụng ngân sách)

- Lưu..........

Bản tổng hợp của các đơn vị trực thuộc Sở

Bản chi tiết của từng đơn vị sử dụng ngân sách

GIÁM ĐỐC

(1) Mẫu này áp dụng cho các sở, ban, ngành thuộc cấp tỉnh.

(2) Mẫu phụ lục số 03; riêng đối với báo cáo gửi Sở Tài chính và KBNN tỉnh thực hiện theo mẫu phụ lục số 02 (tổng hợp các đơn vị).

Mẫu số 2c

PHÒNG ..............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: ........./......(ĐV)

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...... , ngày........ tháng ....... năm .......

QUYẾT ĐỊNH CỦA TRƯỞNG PHÒNG .........(1)

Về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm ......

- Căn cứ Quyết định số ...... ngày ...... của Uỷ ban nhân dân ... về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng ......

- Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của Uỷ ban nhân dân..... về giao dự toán NSNN năm .....

- Căn cứ ý kiến của Phòng Tài chính tại văn bản số...... ngày.....về phương án phân bổ ngân sách năm....

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Giao dự toán thu, chi NSNN năm ....... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc Phòng ... theo phụ lục(2) đính kèm .

Điều 2: Căn cứ dự toán chi ngân sách năm ...... được giao, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Điều 3: Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

- Phòng Tài chính...

- KBNN huyện (thị xã,...)

- Đơn vị sử dụng ngân sách

- Lưu............

Bản tổng hợp của các đơn vị trực thuộc Phòng

Bản chi tiết của đơn vị

TRƯỞNG PHÒNG

(1) Mẫu này áp dụng cho các phòng, ban thuộc cấp huyện.

(2) Mẫu phụ lục số 03; riêng đối với báo cáo gửi phòng Tài chính và KBNN Huyện thực hiện theo mẫu phụ lục số 02 (tổng hợp các đơn vị).

PHỤ LỤC SỐ 03

DỰ TOÁN THU, CHI NSNN NĂM .........

Đơn vị: (Đơn vị sử dụng ngân sách)

(Kèm theo quyết định số: .............. của .............)

Đơn vị: 1.000 đồng

Nội dung

Tổng số

I. Tổng số thu, chi, nộp ngân sách phí, lệ phí

1. Số thu phí, lệ phí

- Học phí

- .......

2. Chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại

- Học phí

- ..........

3. Số phí, lệ phí nộp NSNN

II. Dự toán chi ngân sách nhà nước

Tổng số

1. Giáo dục, đào tạo, dạy nghề

(1) Thanh toán cá nhân

Tr. Đó: kinh phí TK 10% thực hiện CCTL

(2) Hàng hoá, dịch vụ

(3) Mua sắm, sửa chữa

(4) Các khoản chi khác

2. Quản lý hành chính

2.1 Kinh phí không thực hiện tự chủ

- Các khoản chi khác

Tr. Đó: kinh phí TK 10% thực hiện CCTL

2.2 Kinh phí không thực hiện tự chủ:

(1) Thanh toán cá nhân

Tr. Đó: kinh phí TK 10% thực hiện CCTL

(2) Hàng hoá, dịch vụ

(3) Mua sắm, sửa chữa

(4) Các khoản chi khác

3. Nghiên cứu khoa học

----------------

(*) Chi thanh toán cá nhân, chi thường xuyên phải bố trí đều theo từng tháng trong năm để chi theo chế độ quy định. Chi mua sắm, sửa chữa lớn, chi sự nghiệp kinh tế theo tiến độ thực hiện thực tế và chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã ban hành.

(**) Nếu là đơn vị thuộc ngành dọc thì quyết định này do thủ trưởng đơn vị dự toán cấp II ký theo uỷ quyền của thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I.