BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108TC/ĐT | Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 1994 |
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 108 TC/ĐTNGÀY 8/12/1994 HƯỚNG DẪN QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
Căn cứ Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 177/CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ; Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư như sau:
- Chủ đầu tư các dự án thuộc sở hữu Nhà nước phải báo cáo vốn đầu tư thực hiện hàng năm và quyết toán vốn đầu tư khi dự án đầu tư hoàn thành (hoặc hạng mục công trình hoàn thành) đưa vào sản xuất, sử dụng.
- Báo cáo vốn đầu tư phải đảm bảo xác định đầy đủ, chính xác số vốn đầu tư thực hiện hàng năm; quyết toán tổng mức vốn đã đầu tư xây dựng công trình, xác định giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất, sử dụng.
- Dự án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, khi quyết toán phải phân tích rõ từng nguồn vốn.
- Quyết toán vốn đầu tư phải được kiểm toán, đảm bảo thời gian, nội dung và quy trình lập, thẩm tra và phê duyệt được quy định tại Thông tư này.
- Thông qua công tác quyết toán vốn đầu tư, đánh giá kết quả của quá trình đầu tư, rút kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
A. NỘI DUNG BÁO CÁO VÀ QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
I. Báo cáo vốn đầu tư thực hiện hàng năm
- Kế hoạch đầu tư trong năm
- Giá trị khối lượng thực hiện trong năm và luỹ kế từ khởi công.
- Tổng số vốn đầu tư đã được cấp phát trong năm và luỹ kế từ khởi công. Đối với các dự án có vốn nước ngoài (vay nợ, viện trợ) phải có báo cáo riêng về vốn nước ngoài đã nhận và sử dụng gửi các tổ chức quốc tế cho vay vốn.
Nội dung của các điểm trên đây được chia ra các nguồn vốn, thành phần vốn (chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án) và cơ cấu vốn (xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác).
- Tình hình bàn giao các hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sản xuất, sử dụng trong năm.
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và kết quả đầu tư trong năm, các vấn đề khó khăn, tồn tại và kiến nghị giải quyết.
II. Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành (hoặc hạng mục công trình hoàn thành)
1. Xác định tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án từng năm.
- Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án gồm toàn bộ vốn cho thực hiện dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.
- Tổng vốn đầu tư thực hiện phải phân ra các nguồn vốn theo quy định tại điều 8, Chương I Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng (gồm vốn ngân sách, vốn tín dụng Nhà nước, vốn vay Ngân hàng, vốn của doanh nghiệp, vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài, vốn góp của nhân dân...).
- Tổng vốn đầu tư thực hiện phân theo cơ cấu vốn gồm vốn xây lắp, vốn thiết bị, vốn chi phí khác.
2. Xác định các chi phí không tính vào giá trị tài sản.
Các chi phí không tính vào giá trị tài sản dự án gồm:
- Các thiệt hại do thiên tai, địch hoạ và các nguyên nhân bất khả kháng không thuộc phạm vi và đối tượng được bảo hiểm theo quy định tại điều 52, Chương VI của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng và Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ bảo hiểm công trình xây dựng.
- Thiệt hại về các chi phí và giá trị khối lượng được huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Xác định giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất, sử dụng.
a) Các dự án đầu tư trong nhiều năm, khi quyết toán phải thay đổi vốn đầu tư đã thực hiện qua các năm về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao để xác định giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất, sử dụng.
Phương pháp quy đổi vốn theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
b) Xác định đầy đủ giá trị TSCĐ và TSLĐ của dự án đã bàn giao cho đơn vị khác quản lý, sử dụng để giảm tài sản bàn giao cho chủ đầu tư và tăng tài sản cho đơn vị nhận bàn giao.
Trường hợp có chênh lệch giữa vốn đầu tư thực hiện và giá trị TSCĐ bàn giao thì phân bổ theo tỷ trọng nguồn vốn đã đầu tư.
c) Phân loại và xác định giá trị TSCĐ, TSLĐ do đầu tư tạo ra:
- Giá trị TSCĐ và TSLĐ do đầu tư tạo ra là toàn bộ chi phí đầu tư cho dự án sau khi đã trừ đi các khoản chi phí không tính vào giá trị tài sản (quy định tại điểm 2, mục II trên đây), bao gồm:
+ Giá trị TSCĐ và TSLĐ của chủ đầu tư
+ Giá trị TSCĐ và TSLĐ bàn giao cho đơn vị khác.
- Tài sản cố định được phân loại và xác định giá trị theo nguyên tắc:
+ Các chi phí liên quan trực tiếp đến TSCĐ nào thì tính cho TSCĐ đó.
+ Các chi phí chung liên quan đến nhiều TSCĐ thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí liên quan trực tiếp đến TSCĐ so với tổng giá trị tài sản cố định.
4. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây đưa dự án vào khai thác sử dụng; đánh giá kết quả đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư theo quyết định đầu tư được phê duyệt; đề xuất ý kiến xử lý những tồn tại, vướng mắc.
5. Báo cáo quyết toán hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sản xuất, sử dụng (trong khi toàn bộ công trình chưa hoàn thành) cũng bao gồm các nội dung trên, nhưng chỉ phản ánh những nét cơ bản, chủ yếu là xác định giá trị của tài sản đưa vào sản xuất, sử dụng.
6. Đối với các dự án có vốn nước ngoài (vay nợ, viện trợ...) phải có báo cáo quyết toán riêng toàn bộ số vốn nước ngoài đã nhận và sử dụng... để gửi các tổ chức quốc tế.
III. Đối với các dự án thiết kế quy hoạch
Các dự án thiết kế quy hoạch cũng phải báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm và quyết toán khi dự án kết thúc.
B. THẨM TRA VÀ PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN
I. Thẩm tra quyết toán
1. Thẩm quyền thẩm tra quyết toán
Trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải tiến hành thẩm tra báo cáo quyết toán theo phân cấp sau đây:
- Các dự án nhóm A (do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư), Bộ Tài chính chủ trì tổ chức thẩm tra với sự tham gia của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ quản lý và các Bộ quản lý Nhà nước liên quan.
- Các dự án còn lại, các Bộ quản lý hoặc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tổ chức thẩm tra.
Trong trường hợp cần thiết Bộ Tài chính và các cơ quan cấp trên của chủ đầu tư được thành lập Hội đồng thẩm tra quyết toán và các tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng.
- Hội đồng thẩm tra quyết toán đối với các dự án thuộc nhóm A do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch, thành viên gồm đại diện các Bộ Xây dựng, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và các cơ quan có liên quan khác.
- Hội đồng thẩm tra quyết toán đối với các dự án còn lại do cơ quan cấp trên của chủ đầu tư quyết định thành lập với thành viên gồm các cơ quan quản lý tương ứng như trên.
Việc kiểm toán phải tiến hành sớm, đảm bảo khi lập xong báo cáo quyết toán thì đồng thời cũng có kết quả kiểm toán gửi đến các cơ quan có chức năng thẩm tra và phê duyệt quyết toán.
2. Nội dung thẩm tra quyết toán
- Kiểm tra tính hợp pháp của việc đầu tư xây dựng dự án: Quyết định đầu tư; các quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; các hợp đồng kinh tế do chủ đầu tư ký với các bên nhận thầu tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, cung ứng thiết bị...; các quyết định sửa đổi, bổ sung mục tiêu đầu tư, thiết kế, dự toán...
- Xác định chính xác số vốn thực tế đầu tư cho dự án hàng năm, số vốn được phép không tính vào công trình, số vốn và tài sản bàn giao cho đơn vị khác quản lý, sử dụng. Xử lý khoản chênh lệch nếu có giữa vốn đầu tư và giá trị tài sản bàn giao theo tỷ trọng các nguồn vốn đã đầu tư.
- Xác định chính xác giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động bàn giao cho sản xuất, sử dụng, việc phân loại và tính giá trị từng TSCĐ và TSLĐ.
- Đánh giá kết quả đầu tư so với mục tiêu trong quyết định đầu tư; nhận xét tình hình quản lý sử dụng vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư.
- Kiến nghị xử lý các tồn tại vướng mắc về công nợ, vật tư thiết bị tồn đọng, các sai phạm trong việc chấp hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng. ...
II. Quyết định phê duyệt quyết toán
1. Đối với dự án đầu tư hoàn thành (hoặc hạng mục công trình hoàn thành).
- Các dự án thuộc nhóm A, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán.
- Các dự án còn lại, người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người quyết định phê duyệt quyết toán.
Trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, hồ sơ quyết toán (sau khi đã thẩm tra) phải được cơ quan tài chính kiểm tra và có ý kiến nhận xét bằng văn bản.
Nhận xét của cơ quan Tài chính gồm những nội dung sau đây:
+ Việc chấp hành quyết toán vốn đầu tư của chủ đầu tư về mặt thời gian, yêu cầu, nội dung, mẫu biểu... theo quy định tại Thông tư này.
+ Tính chính xác về các số liệu, tài liệu trong quyết toán.
+ Về kết quả đầu tư và các kiến nghị của Chủ đầu tư và của cơ quan thẩm tra.
+ Đề nghị phê duyệt quyết toán.
2. Đối với báo cáo vốn đầu tư thực hiện hàng năm, cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn tiến hành kiểm tra số vốn đã sử dụng theo kế hoạch được duyệt. Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư tổng hợp và báo cáo Bộ Tài chính.
C. THỜI GIAN LẬP, THẨM TRA, PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN
1. Đối với dự án đầu tư hoàn thành (hoặc hạng mục công trình hoàn thành):
- Đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm A:
+ Chậm nhất là 6 tháng sau khi dự án đầu tư hoàn thành, chủ đầu tư phải lập xong báo cáo quyết toán.
+ Thời gian thẩm tra không quá 2 tháng sau khi nhận được báo cáo quyết toán.
+ Thời gian phê duyệt quyết toán không quá 1 tháng sau khi nhận được hồ sơ quyết toán đã được thẩm tra.
- Đối với các dự án còn lại:
+ Thời gian lập báo cáo quyết toán chậm nhất là 3 tháng sau khi dự án hoàn thành.
+ Thời gian thẩm tra không quá 1 tháng.
+ Thời gian phê duyệt quyết toán không quá 15 ngày.
2. Đối với vốn đầu tư thực hiện hàng năm.
- Chậm nhất là 1 tháng sau khi kết thúc năm kế hoạch, chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo vốn đầu tư thực hiện trong năm gửi cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn và cơ quan cấp trên của chủ đầu tư.
- Trong vòng 15 ngày, cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn kiểm tra số vốn đã sử dụng theo kế hoạch được duyệt.
- Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư tổng hợp và báo cáo Bộ Tài chính trong vòng một tháng sau đó.
Chi phí cho việc lập báo cáo quyết toán, kiểm toán thẩm tra và phê duyệt quyết toán được tính trong vốn đầu tư của dự án do Bộ Tài chính quy định.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm:
- Phối hợp với các đơn vị nhận thầu giải quyết các tồn tại về vật tư, thiết bị đã nhận của chủ đầu tư, thanh toán công nợ và các vấn đề phát sinh khác theo Hợp đồng đã ký kết.
- Kiểm kê, xác định giá trị tài sản còn lại của tổ chức quản lý thực hiện dự án, giao cho đơn vị sản xuất hoặc thanh lý thu hồi vốn để hoàn trả nguồn vốn đầu tư tương ứng.
- Khoá sổ kế toán, sắp xếp phân loại hồ sơ tài liệu để phục vụ cho công tác quyết toán và bàn giao.
- Đối chiếu xác nhận về vốn cấp phát hoặc cho vay của cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn; ý kiến xác nhận về công nợ, về chuyển giao tài sản... của các cơ quan có liên quan.
- Ký hợp đồng với cơ quan kiểm toán để kiểm toán quyết toán vốn đầu tư.
- Lập báo cáo vốn đầu tư thực hiện hàng năm và báo cáo quyết toán gửi các cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư, các cơ quan có chức năng thẩm tra và phê duyệt quyết toán đúng thời hạn quy định.
2. Các đơn vị nhận thầu (tư vấn, xây dựng, lắp đặt, kiểm toán...) có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư xử lý dứt điểm các vấn đề còn tồn tại theo hợp đồng với chủ đầu tư; cung cấp và chịu trách nhiệm pháp lý các số liệu, tài liệu cần thiết cho công tác báo cáo và quyết toán của chủ đầu tư.
3. Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện công tác báo cáo và quyết toán đúng nội dung, yêu cầu và thời gian theo quy định của Thông tư này.
- Giúp chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình lập báo cáo và quyết toán vốn đầu tư.
- Tổ chức việc thẩm tra quyết toán (theo điểm 1.I.B).
- Phê duyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư sau khi đã thẩm tra và có ý kiến nhận xét bằng văn bản của cơ quan tài chính.
- Tiến hành việc giao vốn cho đơn vị sản xuất, kinh doanh theo quy định hiện hành.
4. Các cơ quan thẩm tra quyết toán có trách nhiệm:
- Tổ chức thẩm tra theo nội dung, yêu cầu và thời gian được quy định tại Thông tư này, kiến nghị phê duyệt quyết toán và kiến nghị giải quyết các tồn tại và vi phạm.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các tài liệu, số liệu quyết toán sau khi đã thẩm tra.
5. Các cơ quan cấp phát và cho vay vốn có trách nhiệm kiểm tra báo cáo vốn đầu tư thực hiện hàng năm, đối chiếu xác nhận vốn đã cấp phát hoặc cho vay của dự án.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ban hành và thay thế các văn bản hướng dẫn việc quyết toán công trình đã ban hành trước đây.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, địa phương và chủ đầu tư phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan nghiên cứu giải quyết.
PHỤ LỤC 1
(Kèm theo thông tư số 108 TC/ĐT ngày 8/12/1994 của Bộ Tài chính)
S | Tên văn bản | Duyệt | Người | Ghi chú | |
TT | Số | ngày | duyệt | ||
Ví dụ Quyết định đầu tư QĐ phê duyệt TKKT QĐ phê duyệt TDT QĐ điều chỉnh TKKT + TDT ................... | ............ ............ ............ ........... | TTCP ............. ............. ............. |
PHỤ LỤC 2
(Kèm theo Thông tư số 108 TC/ĐT ngày 8/12/1994 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO VĐT THỰC HIỆN NĂM 199.....
Luỹ kế từ K/C đến | Riêng năm 19.... | ||||
31/12/19... | TS | XL | TB | Chi phí khác | |
I. VĐT THỰC HIỆN - Kế hoạch đầu tư - Giá trị KL thực hiện - VĐT đã cấp phát, thanh toán II. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ - Tổng số - Chia ra: + Vốn Ngân sách + Vốn TDNN + Vốn vay Ngân hàng + Vốn của ND + ........... |
III. TÌNH HÌNH BÀN GIAO CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH TRONG NĂM 19....
- Tên hạng mục công trình bàn giao:
- Ngày bàn giao:
- Dự toán được duyệt:
- Vốn đầu tư thực tế:
- Giá trị TS bàn giao:
+ Tài sản cố định
+ Tài sản lưu động
IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI QUYẾT:
PHỤ LỤC 3
(Kèm theo thông tư số 108 TC/ĐT ngày 8/12/1994 của Bộ Tài chính)
XÁC ĐỊNH TỔNG VĐT THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. TỔNG VĐT THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM:
VĐT thực hiện | |||||
Năm | Kế hoạch đầu tư | Tổng số | Chia ra | ||
XL | TB | Chi phí khác | |||
Tổng số: - Năm 19.... - Năm 19.... |
II. TỔNG VĐT THỰC HIỆN PHÂN THEO CÁC NGUỒN VỐN:
Nguồn vốn | Theo QĐ đầu tư được duyệt | Thực hiện | Ghi chú |
Tổng số: - Vốn NS - Vốn TDNN - Vốn của doanh nghiệp - vốn vay ngân hàng |
III. TỔNG VĐT THỰC HIỆN THEO GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ:
Theo TDT được duyệt | Thực hiện | Ghi chú | |
Tổng số: - Chuẩn bị đầu tư - Chuẩn bị thực hiện dự án - Thực hiện dự án |
PHỤ LỤC 4
(Kèm theo thông tư số 108 TC/ĐT ngày 8/12/1994 của Bộ Tài chính)
VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN THEO HẠNG MỤC
Hạng mục | Công suất thiết kế | Dự toán được | Vốn đầu tư thực hiện | |||
duyệt | Tổng số | Chia ra | ||||
XL | TB | Chi phí khác | ||||
Tổng số: |
PHỤ LỤC 5
(Kèm theo thôngtư số 108 TC/ĐT ngày 8/12/1994 của Bộ Tài chính)
CHI PHÍ KHÔNG TÍNH VÀO GIÁ TRỊ TÀI SẢN BÀN GIAO
Khoản | Giá trị | Thuyết minh |
Tổng số: - ................ - ................ | (Thiên tai, địch hoạ, các nguyên nhân bất khả kháng không thuộc đối tượng bảo hiểm Khối lượng huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền) |
PHỤ LỤC 6
(Kèm theo thông tư số 108 TC/ĐT ngày 8/12/1994 của Bộ Tài chính)
SỐ LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ TSCĐ BÀN GIAO
Tên TSCĐ | Đơn vị tính | Số lượng | Tổng giá trị | Ngày đưa vào SD | Nguồn vốn ĐT | Ghi chú |
I- TSCĐ do chủ đầu tư quản lý - - - - II- TSCĐ bàn giao cho đơn vị khác - - - |
PHỤ LỤC 7
(Kèm theo thông tư số 108 TC/ĐT ngày 8/12/1994 của Bộ Tài chính)
SỐ LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG BÀN GIAO
Tên TSLĐ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Ghi chú |
(Kèm theo thông tư số 108 TC/ĐT ngày 8/12/1994 của Bộ Tài chính
Tên đơn vị phải thu - phải trả | Nội dung | Số tiền | Ghi chú |
I- Các khoản phải thu: - Đơn vị A - Đơn vị B II- Các khoản phải trả: - Đơn vị A - Đơn vị B |
TÌNH HÌNH NHẬN, SỬ DỤNG VỐN NƯỚC NGOÀI
(Đối với các dự án có vốn nước ngoài)
(Kèm theo thông tư số 108 TC/ĐT ngày 8/12/1994 của Bộ Tài chính)
- Số vốn ngoài nước theo hiệp định tín dụng, viện trợ:
- Tổng số vốn thực nhận:
- Tổng số vốn đã sử dụng cho dự án:
+ Chia theo tiến độ và cơ cấu vốn:
Năm | Tổng số | Chia ra | ||
XL | TB | Chi phí khác | ||
Tổng số: - Năm 199... - Năm 199... |
+ Chia theo các hợp đồng giao thầu:
Tên tổ chức nhận thầu | Số tiền |
- Tổng số: - Công ty tư vấn kỹ thuật.............. - Công ty xây lắp.......................... - Công ty cung ứng thiết bị............ |