BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 115/2004/TT-BTC | Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2004 |
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2003;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Quyết định số 185/2003/QĐ-TTg ngày 10/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ các quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp lại, đầu tư trở lại từ các khoản thu của ngân sách nhà nước từ năm ngân sách 2004;
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 34/2003/TT-BTC ngày 16/4/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, như sau:
1. Điểm 3, mục III được sửa đổi, bổ sung như sau:
"3. Số tiền lệ phí thu được theo quy định tại Thông tư này, tuỳ theo số thu nhiều hay ít mà định kỳ hàng ngày hoặc một tuần một lần, cơ quan Công an phải gửi vào tài khoản "tạm giữ tiền phí, lệ phí" mở tại Kho bạc nhà nước nơi đóng trụ sở chính. Toàn bộ số tiền lệ phí thu được, sau khi trừ số tiền mua biển số theo mức giá của Bộ Tài chính quy định trong từng thời kỳ (giá thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát hành), số tiền còn lại (coi như 100%) được phân phối, sử dụng như sau:
3.1. Cơ quan Công an thực hiện việc thu lệ phí được trích một phần theo tỷ lệ phần trăm (%) sau đây:
- Tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: 10%.
- Tại thành phố trực thuộc trung ương khác: 20%.
- Tại các tỉnh khác còn lại: 35%.
Cơ quan Công an sử dụng số tiền được trích theo tỷ lệ quy định trên đây để sử dụng cho việc thu lệ phí theo các nội dung chi cụ thể sau:
a) In (hoặc mua) biểu mẫu, tờ khai, đơn và hồ sơ đăng ký xe, giấy chứng nhận đăng ký, sổ sách theo dõi việc đăng ký; kể cả ép plastic, cà số xe.
b) Chi sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho việc thu lệ phí.
c) Các khoản chi thường xuyên khác trực tiếp phục vụ việc cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển số theo chế độ nhà nước quy định (trừ chi phí tiền lương cho lực lượng công an và công nhân viên chức nhà nước đã hưởng tiền lương theo chế độ quy định).
d) Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện việc thu lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số. Mức trích lập hai quỹ khen thưởng và phúc lợi bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu cao hơn năm trước và bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu thấp hơn hoặc bằng năm trước.
Toàn bộ số tiền lệ phí được trích theo tỷ lệ quy định trên đây, cơ quan Công an phải cân đối vào kế hoạch tài chính năm. Quá trình quản lý phải sử dụng đúng nội dung chi theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và phải có chứng từ hoá đơn hợp pháp theo quy định. Căn cứ số tiền lệ phí được trích để lại phục vụ việc thu lệ phí, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyết định điều hoà số tiền lệ phí được trích từ đơn vị thừa sang cho đơn vị thiếu (nếu ở địa phương đã phân cấp việc đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho Công an huyện). Quyết toán năm, nếu chưa chi hết số tiền được trích thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
3.2. Số tiền còn lại (Tổng số thu, trừ (-) tiền mua biển số, trừ (-) số trích để lại cho cơ quan Công an theo tỷ lệ quy định), cơ quan Công an thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản tương ứng, mục 046 tiểu mục 12 Mục lục ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thủ tục đăng ký, kê khai, thu, nộp lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số thực hiện theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí."
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Những nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 34/2003/TT-BTC ngày 16/4/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được đề cập tại Thông tư này vẫn có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Trương Chí Trung (Đã ký) |
- 1 Thông tư 34/2003/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 212/2010/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 2006/QĐ-BTC năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 2006/QĐ-BTC năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Thông tư 53/2015/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 127/2013/TT-BTC ngày 06/9/2013 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quyết định 185/2003/QĐ-TTg bãi bỏ các quy định về việc cấp lại, đầu tư trở lại từ các khoản thu của Ngân sách nhà nước từ năm Ngân sách 2004 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 5 Luật Giao thông đường bộ 2001
- 1 Thông tư 212/2010/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quyết định 2006/QĐ-BTC năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 53/2015/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 127/2013/TT-BTC ngày 06/9/2013 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Tài chính ban hành