BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2010/TT-BCA | Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2010 |
Căn cứ Pháp lệnh công an xã ngày 21 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh công an xã;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ Công an quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh công an xã như sau:
Thông tư này quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh công an xã (Nghị định số 73/2009/NĐ-CP) về xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự; về nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã; tổ chức, xây dựng lực lượng Công an xã và trang bị cho Công an xã.
Thông tư này áp dụng đối với Công an xã, Công an thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức Công an chính quy (gọi chung là Công an xã) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến tổ chức, hoạt động của Công an xã trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự
1. Xã, thị trấn (gọi chung là xã) trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự bao gồm: xã có đường biên giới quốc gia; xã đảo; xã nội địa, xã ven biển có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng hoặc xã có tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội thường xuyên có diễn biến phức tạp.
2. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Công an cấp tỉnh) có trách nhiệm đề xuất, lập danh sách xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp duyệt, ký đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.
Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, các đơn vị có liên quan của Bộ Công an nghiên cứu, trình Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định danh sách xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự; trường hợp cần thiết thì mời Giám đốc Công an cấp tỉnh để trao đổi thống nhất trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công an.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỤ THỂ CỦA CÔNG AN XÃ
1. Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà Công an xã phải nắm vững bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:
a) Tình hình hoạt động của các đối tượng có tiền án, tiền sự; người được đặc xá, tha tù trước thời hạn; người chấp hành xong hình phạt tù; bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc được hưởng án treo; người phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân; người phải chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; người nghiện ma túy hoặc sau cai nghiện ma túy;
b) Biểu hiện và hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; các hiện tượng tụ tập, gây rối trật tự công cộng, khiếu kiện đông người; chia rẽ, gây mất đoàn kết trong nhân dân; tổ chức, lôi kéo, kích động người khác chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các vụ việc về chính trị, hình sự, kinh tế; các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác xảy ra trên địa bàn xã;
c) Tình hình biến động về dân cư và những người ở nơi khác đến cư trú, làm ăn, sinh sống trên địa bàn xã. Đối với xã biên giới, bờ biển, hải đảo, cần nắm vững tình hình xâm nhập, hoạt động và cư trú trái phép của người nước ngoài trên địa bàn xã;
d) Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội xảy ra trong cơ quan, doanh nghiệp, trường học, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở và tình hình khác có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đề xuất biện pháp khắc phục.
2. Các tin tức, vụ việc về an ninh, trật tự, an toàn xã hội đều phải được thẩm tra, xác minh, phân loại để có biện pháp xử lý thích hợp:
a) Trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức phải xử lý bằng biện pháp pháp luật thì phải nhắc nhở, giải thích, giáo dục người có hành vi vi phạm, giúp họ có ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng đạo đức xã hội và quy định của địa phương;
b) Trường hợp hành vi vi phạm đến mức phải xử lý vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm đó thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an xã thì tiến hành xử phạt; trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã thì chuyển hồ sơ vi phạm lên cấp có thẩm quyền để xử phạt theo quy định; trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm thuộc đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác thì lập hồ sơ chuyển lên cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết việc, tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường (nếu có), thu giữ, bảo quản hiện vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật và báo ngay cho cơ quan Công an cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời;
d) Trường hợp tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng hoặc những vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, vượt quá thẩm quyền và khả năng giải quyết của Công an xã thì phải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp có biện pháp xử lý phù hợp, không để tình hình phức tạp thêm, đồng thời phải báo ngay cho Công an cấp trên để có biện pháp xử lý thích hợp.
3. Tình hình an ninh, trật tự và các vụ việc, tin tức thu nhận được có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội đều phải lưu vào hồ sơ theo đúng quy định và hướng dẫn của Công an cấp trên. Những thông tin quan trọng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Công an cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.
Điều 5. Làm nòng cốt trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Công an xã có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, kế hoạch, nội dung, hình thức, biện pháp phát động, duy trì và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ an ninh Tổ quốc cho nhân dân; chăm lo xây dựng, củng cố và đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, giúp các tổ chức này hoạt động có hiệu quả và trở thành hạt nhân thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn xã.
Công an xã có trách nhiệm chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác trên địa bàn xã:
1. Tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng và Ủy ban nhân dân cùng cấp về nội dung, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật; phát động phong trào toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tổ chức thực hiện tốt các mặt công tác đó; kịp thời phát hiện, giải quyết và tham gia giải quyết tốt các mâu thuẫn mới nảy sinh trong quần chúng nhân dân, các hiện tượng tiêu cực dễ phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật khác; có kế hoạch xây dựng cơ sở quần chúng để nắm tình hình an ninh, trật tự; phát hiện, theo dõi những hiện tượng nghi vấn, những người có biểu hiện vi phạm pháp luật để có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời.
2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tuần tra, kiểm soát, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm tội, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác xảy ra trên địa bàn xã.
Điều 7. Thực hiện công tác quản lý cư trú, giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác.
Công an xã có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện công tác đăng ký, quản lý cư trú theo thẩm quyền; nắm tình hình hộ khẩu, nhân khẩu trên địa bàn xã; xây dựng kế hoạch kiểm tra cư trú; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải quyết đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng của công dân; nắm chắc và thực hiện chế độ báo cáo lên Công an cấp trên về tình hình, số lượng nhân khẩu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang thực tế cư trú trên địa bàn; tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đăng ký, quản lý cư trú.
2. Nắm số người từ đủ 14 tuổi trở lên chưa được cấp giấy chứng minh nhân dân, các trường hợp hết hạn sử dụng hoặc mất giấy chứng minh nhân dân để lập danh sách, báo cáo đề xuất Trưởng Công an cấp huyện cấp, cấp lại giấy chứng minh nhân dân cho công dân; kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng giấy chứng minh nhân dân trên địa bàn xã; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác này theo thẩm quyền.
Công an xã có trách nhiệm:
1. Nắm tình hình số lượng, địa điểm cơ quan, tổ chức được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ, những đơn vị kinh doanh, sản xuất vật liệu nổ; tình hình vũ khí trang bị cho lực lượng dân quân tự vệ; danh sách người có súng săn; lập kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn tổ chức, cá nhân được phép sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý trường hợp mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và những trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Công an cấp trên.
2. Thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, về bảo vệ môi trường; phối hợp với các cơ quan, tổ chức tiến hành kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tổ chức và cá nhân trên địa bàn xã chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, về bảo vệ môi trường; đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng làm công tác phòng cháy và chữa cháy tại chỗ; có kế hoạch, phương án chủ động đối phó kịp thời khi cháy, nổ xảy ra.
3. Nắm tình hình, số lượng các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn xã, lập danh sách, thống kê số lượng cơ sở và người làm việc tại các cơ sở kinh doanh đó; tiếp nhận hồ sơ cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện quy định của pháp luật trong quản lý về an ninh, trật tự đối với các cơ sở cho thuê lưu trú theo thẩm quyền; phối hợp với Công an cấp trên kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự của các cơ sở kinh doanh đó; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo Công an cấp trên về công tác quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã.
Công an xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã. Trường hợp gặp khó khăn, vượt quá khả năng của Công an xã thì phải báo cáo ngay lên Công an cấp trên trực tiếp để có sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời.
Sau khi bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm hoặc tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, phải lập biên bản theo quy định và dẫn giải ngay đối tượng lên Công an cấp trên; trường hợp ban đêm hoặc đường xa, không thể dẫn giải ngay lên Công an cấp trên được thì phải tổ chức quản lý chặt chẽ người bị bắt tại trụ sở Công an xã hoặc trụ sở Ủy ban nhân dân xã và phải bố trí người canh gác, không để người bị bắt bỏ trốn hoặc tự sát. Việc quản lý đối tượng nêu trên phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; trường hợp người bị bắt là đối tượng nguy hiểm thì được khóa tay, tước vũ khí, hung khí của đối tượng, đồng thời phải bằng mọi cách báo ngay với cơ quan Công an cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo kịp thời.
Điều 10. Huy động người, phương tiện trong trường hợp cấp thiết
1. Trong trường hợp cấp thiết, để cấp cứu người bị nạn, cứu hộ, cứu nạn, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm thì Trưởng Công an xã hoặc Phó trưởng Công an xã được Trưởng Công an xã ủy quyền được huy động người, phương tiện của tổ chức, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ và phải trả lại ngay phương tiện đã huy động khi tình huống chấm dứt và phải báo cáo ngay với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp về việc huy động đó; người huy động phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban nhân dân xã và trước pháp luật về việc huy động của mình.
2. Trường hợp phương tiện của tổ chức, cá nhân được huy động bị hư hỏng thì chủ phương tiện được bồi thường theo quy định của pháp luật. Nếu việc huy động của Trưởng Công an xã hoặc Phó trưởng Công an xã rõ ràng là không cần thiết hoặc trái pháp luật mà dẫn đến hư hỏng phương tiện, thì người huy động phải chịu trách nhiệm cá nhân trong việc bồi hoàn thiệt hại đã được bồi thường cho chủ phương tiện theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1. Công an xã có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp có kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa); tham gia phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn xã. Việc tham gia phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Công an cấp trên.
2. Nghiêm cấm Công an xã tùy tiện đặt ra các quy định riêng trái với quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông hoặc tùy tiện ngăn chặn, kiểm soát, gây khó khăn, cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Điều 12. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
Ngoài các nhiệm vụ cụ thể quy định tại Pháp lệnh công an xã và hướng dẫn tại Thông tư này, Công an xã có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khác về an ninh, trật tự, an toàn xã hội do cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp và Công an cấp trên giao. Trường hợp nhiệm vụ được giao không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công an xã hoặc cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân xã có ý kiến chỉ đạo khác với ý kiến chỉ đạo của Công an cấp trên thì phải kiến nghị, đề xuất với cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân xã có sự điều chỉnh cho phù hợp; trường hợp cần thiết thì phải báo cáo Trưởng Công an cấp huyện để có sự phối hợp, chỉ đạo kịp thời, đúng pháp luật, bảo đảm sự thống nhất giữa cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân xã và Công an cấp trên.
Điều 13. Các chức danh của Công an xã và bố trí Công an xã
1. Công an xã gồm các chức danh: Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên, được bố trí như sau:
a) Mỗi xã được bố trí một Phó trưởng Công an xã; xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự và xã loại 1, xã loại 2 theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được bố trí không quá hai Phó trưởng Công an xã;
b) Mỗi thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và đơn vị dân cư tương đương (viết gọn là thôn, bản) được bố trí một Công an viên. Đối với thôn, bản thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự và xã loại 1, xã loại 2 được bố trí không quá hai Công an viên.
Đơn vị dân cư tương đương với thôn, bản là đơn vị dân cư của thị trấn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị bố trí Công an viên tại đơn vị dân cư này.
c) Tại trụ sở hoặc nơi làm việc của Công an xã được bố trí không quá ba Công an viên làm nhiệm vụ thường trực 24/24 giờ hàng ngày.
2. Căn cứ vào quy định của Nghị định số 73/2009/NĐ-CP, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định Phó trưởng Công an xã và Công an viên thuộc chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và quyết định cụ thể số lượng Phó trưởng Công an xã, Công an viên thường trực, Công an viên của từng xã, từng thôn, bản.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Pháp lệnh công an xã và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
4. Trưởng Công an xã có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng Công an cấp huyện trước khi đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định công nhận, miễn nhiệm Công an viên. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Công an xã, Trưởng Công an cấp huyện phải có văn bản trả lời để Công an xã trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ra quyết định công nhận, miễn nhiệm Công an viên.
Điều 14. Tuyển chọn công dân vào Công an xã
1. Công dân Việt Nam được tuyển chọn vào Công an xã phải đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp đặc biệt, ở miền núi, vùng sâu, vùng xa mà không thể có người đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định để làm Trưởng Công an xã thì phải báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh trước khi bổ nhiệm Trưởng Công an xã.
2. Việc tuyển chọn Công an xã phải bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Đối với người được dự kiến đề nghị bổ nhiệm vào vị trí Trưởng Công an xã và Phó trưởng Công an xã, Ủy ban nhân dân xã phải tổ chức lấy ý kiến đại diện các thôn, bản và chi bộ đảng nơi người đó sinh hoạt (nếu là đảng viên) trước khi xem xét, giới thiệu. Trưởng Công an xã, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp có quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn, bố trí, sử dụng Công an xã bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở.
3. Hồ sơ tuyển chọn vào Công an xã gồm:
a) Đơn xin tham gia lực lượng Công an xã;
b) Bản khai lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã;
c) Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên;
d) Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận trình độ học vấn theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Trang bị, quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Tùy đặc điểm, tình hình của từng xã, Công an xã được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, bao gồm: súng trường, súng tiểu liên; roi cao su, roi điện, dùi cui các loại. Giám đốc Công an cấp tỉnh căn cứ vào đặc điểm tình hình, yêu cầu công tác bảo đảm an ninh, trật tự của địa phương, lập báo cáo đề xuất trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ cho Công an xã gửi về Bộ Công an (qua Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật) để có kế hoạch trang bị cho phù hợp.
2. Vũ khí, công cụ hỗ trợ của Công an xã phải được quản lý tập trung, bảo đảm an toàn, chắc chắn, tại trụ sở hoặc nơi làm việc của Công an xã và thực hiện theo đúng chế độ quy định về đăng ký, quản lý, bảo dưỡng vũ khí, công cụ hỗ trợ. Trưởng Công an xã phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ; trường hợp bị mất, hư hỏng hoặc thất lạc vũ khí, công cụ hỗ trợ, phải báo cáo ngay với Trưởng Công an cấp huyện.
3. Vũ khí, công cụ hỗ trợ của Công an xã chỉ được trang bị để làm nhiệm vụ và phải do Trưởng Công an xã hoặc Phó trưởng Công an xã được phân công phụ trách quyết định; khi thực hiện nhiệm vụ xong, phải giao lại ngay cho người có trách nhiệm trực tiếp quản lý. Việc giao, nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ phải có ký nhận và ghi vào sổ theo dõi, quản lý theo quy định. Phải thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của Công an xã như sau: Định kỳ hàng quý, Công an xã báo cáo Công an cấp huyện (qua Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội); định kỳ 6 tháng một lần, Công an cấp huyện báo cáo Công an cấp tỉnh (qua Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội); định kỳ hàng năm, Công an cấp tỉnh báo cáo Bộ (qua Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội).
4. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và chỉ được sử dụng trong trường hợp thực sự cần thiết để chủ động tấn công tội phạm, truy bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm, đối tượng côn đồ hung hãn, chống người thi hành công vụ hoặc trong trường hợp phòng vệ chính đáng và những trường hợp cấp thiết khác theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hành vi mua, bán, trao đổi, sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ; giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có trách nhiệm mượn, sử dụng; mang vũ khí, công cụ hỗ trợ khi không thi hành nhiệm vụ hoặc mang về nhà riêng.
Điều 16. Hồ sơ, sổ sách và trang, thiết bị, phương tiện cần thiết
Công an xã được trang bị hồ sơ, tủ đựng hồ sơ, bàn, ghế, sổ sách và các trang, thiết bị, phương tiện cần thiết để làm việc. Trên cơ sở đề xuất của Trưởng Công an xã, Ủy ban nhân dân cùng cấp có kế hoạch hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp trên kế hoạch mua sắm, trang bị phương tiện phục vụ công tác cho Công an xã, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở.
Điều 17. Giấy chứng nhận Công an xã
1. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên được sử dụng “Giấy chứng nhận Công an xã” do Công an cấp huyện cấp và phải mang theo khi thi hành nhiệm vụ.
Công an cấp huyện có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc cấp, đổi, thu hồi Giấy chứng nhận Công an xã.
Người được cấp Giấy chứng nhận Công an xã có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản và không được cho người khác mượn hoặc sử dụng; nếu bị mất hoặc hư hỏng, phải báo cáo ngay với Trưởng Công an xã để báo cáo Công an cấp huyện; khi không làm Công an xã, phải trả lại Giấy chứng nhận Công an xã cho cơ quan đã cấp; trường hợp để mất hoặc cho mượn Giấy chứng nhận Công an xã thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
GIẤY CHỨNG NHẬN
|
| GIẤY CHỨNG NHẬN CÔNG AN XÃ
Có giá trị đến hết ngày … tháng … năm ….
| ||||
Mặt trước |
| Mặt sau |
Điều 18. Trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Công an xã theo thẩm quyền; chỉ đạo Ủy ban nhân dân và Công an các cấp, các cơ quan, tổ chức ở địa phương thực hiện các quy định của Pháp lệnh công an xã, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP, hướng dẫn của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; xây dựng Công an xã trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở.
2. Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho Công an xã trong công tác quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội; quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, chế độ hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu tài liệu phục vụ cho công tác Công an xã; tổ chức in và cấp mẫu “Giấy chứng nhận Công an xã” cho các địa phương theo quy định tại
3. Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho Công an xã trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác.
4. Tổng cục An ninh II chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Công an xã nắm tình hình và thực hiện các mặt công tác về an ninh chính trị, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn; phòng, chống các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, các hành vi lợi dụng tôn giáo, dân tộc để hoạt động chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân và hướng dẫn thực hiện thống nhất chế độ quản lý, sử dụng hồ sơ, biểu mẫu phục vụ cho các công tác đó.
5. Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Công an xã; chỉ đạo việc điều động sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đảm nhiệm các chức danh Công an xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.
6. Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thống nhất về trang phục và các trang, thiết bị khác cho Công an xã; phối hợp với Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc xem xét, quyết định trang bị cụ thể số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ cho Công an xã theo quy định của pháp luật và đề nghị của Công an cấp tỉnh.
7. Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức xây dựng lực lượng Công an xã, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo quy định của Pháp lệnh công an xã, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP, hướng dẫn của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Cục Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí bảo đảm và hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Công an xã theo các nhiệm vụ chi quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP.
9. Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về Công an xã; tham mưu, đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp về các vấn đề có liên quan đến tổ chức, hoạt động và các chế độ, chính sách cho Công an xã; đề xuất các giải pháp, chủ trương, kế hoạch, biện pháp nhằm thực hiện các quy định của pháp luật về Công an xã.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 5 năm 2010 và thay thế Thông tư số 08/1999/TT-BCA (V19) ngày 10/8/1999 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày 23/6/1999 của Chính phủ về Công an xã.
2. Tổng cục trưởng các Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan đến tổ chức, hoạt động và thực hiện chế độ, chính sách đối với Công an xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc) để có hướng dẫn kịp thời.
- 1 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 2 Nghị định 73/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Công an xã
- 3 Pháp lệnh công an xã năm 2008
- 4 Nghị định 159/2005/NĐ-CP về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn