BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2022/TT-BYT | Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2022 |
BAN HÀNH QUY TRÌNH, BIỂU MẪU GIÁM ĐỊNH PHÁP Y, THỜI HẠN, NHÂN LỰC THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH PHÁP Y
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư ban hành quy trình, biểu mẫu giám định pháp y, thời hạn, nhân lực thực hiện giám định pháp y.
Ban hành kèm theo Thông tư này:
1. Ba mươi bảy (37) quy trình giám định pháp y (quy định tại Phụ lục 1).
2. Mười tám (18) biểu mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định pháp y (quy định tại Phụ lục 2).
3. Ba mươi sáu (36) biểu mẫu kết luận giám định pháp y (quy định tại Phụ lục 3).
Điều 2. Thời hạn giám định pháp y
1. Đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Đối với các trường hợp khác được thực hiện như sau:
a) Không quá 09 ngày đối với các trường hợp giám định xâm hại tình dục, hành hạ ngược đãi, xác định giới tính, sự có thai, khả năng tình dục nam và không quá 18 ngày đối với trường hợp phải hội chẩn;
b) Không quá 20 ngày đối với các trường hợp giám định độc chất, mô bệnh học, ADN và không quá 01 tháng đối với trường hợp phải hội chẩn;
c) Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này, thời hạn giám định thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
3. Nguyên tắc tính thời hạn giám định, gia hạn thời hạn giám định pháp y và giải quyết vướng mắc trong trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn giám định thực hiện theo quy định tại Điều 26a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Điều 3. Nhân lực thực hiện giám định pháp y
1. Người thực hiện giám định pháp y bao gồm:
a) Giám định viên pháp y;
b) Người giúp việc cho giám định viên pháp y.
2. Số lượng người thực hiện giám định:
a) Giám định lần đầu: 02 giám định viên và 02 người giúp việc;
b) Giám định lại: 03 giám định viên và 02 đến 03 người giúp việc;
c) Giám định lại lần thứ hai hoặc giám định lại trong trường hợp đặc biệt: Tối thiểu có 03 giám định viên và 03 người giúp việc.
3. Trong trường hợp thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp có nhiều đối tượng cần giám định pháp y, thủ trưởng tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y căn cứ vào nhân lực của đơn vị để phân công và phối hợp với các đơn vị thực hiện giám định khác, bảo đảm về tiến độ, nhân lực, thời hạn giám định.
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Thông tư này trên toàn quốc.
2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra tổ chức pháp y thuộc thẩm quyền thực hiện quy định ban hành tại Thông tư này.
3. Viện Pháp y Quốc gia - Bộ Y tế:
a) Tập huấn quy trình giám định pháp y và các biểu mẫu ban hành tại Thông tư này đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện giám định pháp y trên toàn quốc;
b) Chỉ đạo tuyến, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện quy định tại Thông tư này của các tổ chức giám định pháp y và đơn vị thực hiện giám định pháp y trên toàn quốc và báo cáo về Bộ Y tế, Bộ Tư pháp theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 3 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.
4. Các tổ chức giám định pháp y và đơn vị thực hiện giám định pháp y trên toàn quốc:
a) Hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan quản lý trực tiếp, đồng thời gửi báo cáo về Viện Pháp y Quốc gia theo quy định điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
b) Thủ trưởng tổ chức giám định pháp y căn cứ văn bằng chuyên môn được đào tạo, kinh nghiệm, nghiệp vụ của giám định viên, phân công người thực hiện giám định, đảm bảo phù hợp với các quy trình giám định pháp y ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
Thông tư số 47/2013/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình giám định pháp y hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
1. Quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 3 Thông tư này bắt đầu áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
2. Từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2024:
a) Số lượng giám định viên giám định lần đầu tối thiểu: 01 giám định viên;
b) Số lượng giám định viên giám định lại tối thiểu: 02 giám định viên.
Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp
Trường hợp đã giám định lần đầu trước ngày Thông tư này có hiệu lực, thì các lần giám định lại (nếu có), bao gồm cả trường hợp trưng cầu, yêu cầu sau thời điểm Thông tư này có hiệu lực áp dụng theo quy định của Thông tư số 47/2013/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng; Cục trưởng; Tổng Cục trưởng thuộc Bộ Y tế, Y tế Bộ, ngành; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Thông tư 47/2013/TT-BYT về Quy trình giám định pháp y do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Thông báo 1049/TB-BYT về kết luận của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tại cuộc họp xây dựng Đề án Tăng cường năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần và Đề án Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp vào ngày 02/8/2022 do Bộ Y tế ban hành
- 3 Quyết định 2999/QĐ-BYT năm 2022 về Quy trình giám định pháp y tâm thần 30 bệnh/rối loạn tâm thần thường gặp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành