BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13-TC/ĐTXD | Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 1985 |
Để thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá V) và Nghị quyết số 156-HĐBT ngày 30-11-84 của Hội đồng Bộ trưởng "về một số vấn đề cải tiến công nghiệp quốc doanh", nhằm đề cao tinh thần trách nhiệm trong quản lý và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa; nâng cao quyền tự chủ tài chính của các xí nghiệp trong việc đầu tư xây dựng, mua sắm, đổi mới tài sản cố định, Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định như sau:
I. VỀ VIỆC TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG QUỸ KHẤU HAO CƠ BẢN ĐỂ LẠI CHO XÍ NGHIỆP
1. Xí nghiệp được trích và để lại một phần hay toàn bộ khấu hao cơ bản là những xí nghiệp hạch toán kinh tế độc lập.
2. Mức khấu hao cơ bản được trích để lại xí nghiệp:
- Căn cứ vào mức khấu hao cơ bản đã quy định trong Quyết định số 215-TC/CĐTC ngày 2-10-1980 của Bộ Tài chính và một số điểm bổ sung sửa đổi chế độ khấu hao tài sản cố định sẽ nói ở phần II dưới đây, vào tính chất của tài sản cố định và yêu cầu đổi mới kỹ thuật của từng xí nghiệp, Bộ chủ quản chuyên ngành, quy định tỷ lệ phần trăm (%) khấu hao cơ bản để lại cho các loại hình xí nghiệp thuộc ngành mình trong phạm vi định mức (%) tối đa đã được quy định (theo phụ lục kèm theo Thông tư này). Trước khi công bố cho các xí nghiệp áp dụng, phải có ý kiến thỏa thuận của Bộ Tài chính.
- Xí nghiệp được lấy toàn bộ số khấu hao cơ bản đã trích của tài sản cố định đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng Ngân hàng để trả nợ vay. Sau khi trả hết nợ vay xí nghiệp vẫn còn tiếp tục trích khấu hao thì phần khấu hao cơ bản đó được để lại đưa vào nguồn vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản của xí nghiệp.
- Xí nghiệp được để lại toàn bộ số trích khấu hao cơ bản của tài sản cố định đầu tư bằng vốn tự có để tiếp tục hình thành nguồn vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản của xí nghiệp.
- Đối với tài sản cố định đến kỳ sửa chữa lớn, nhưng xét thấy tài sản cố định cần đổi mới kỹ thuật, không cần thiết sửa chữa lớn theo định kỳ, được cơ quan quản lý cấp trên đồng ý, xí nghiệp được sử dụng phần vốn sửa chữa lớn thuộc tài sản cố định này để bổ sung nguồn vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản.
3. Nguyên tắc sử dụng và quản lý vốn khấu hao cơ bản để lại cho xí nghiệp.
- Số khấu hao cơ bản để lại cho xí nghiệp là một phần nguồn vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản của xí nghiệp. Xí nghiệp được dùng vào việc đầu tư thay thế thiết bị, duy trì năng lực sản xuất của xí nghiệp và bổ sung xây dựng các công trình mới hoặc đầu tư chiều sâu các công trình nhỏ (có thời hạn thu hồi vốn dưới 5 năm).
- Vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản trích được từ khấu hao tài sản cố định từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi phải được gửi ngay vào tài khoản tiền gửi "vốn tự có ban đầu về đầu tư xây dựng cơ bản" của đơn vị phải mở tại Ngân hàng đầu tư và xây dựng. Việc sử dụng phải theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ trích lập, quản lý, sử dụng và điều hoà vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản của xí nghiệp quốc doanh.
1. Sửa đổi điều kiện về tài sản cố định quy định trong "Điều 1" chế độ khấu hao tài sản cố định như sau:
Những tư liệu lao động có đủ hai điều kiện dưới đây thuộc tài sản cố định:
+ Có giá trị 10000 đồng tiền Ngân hàng trở lên
+ Thời gian sử dụng trên một năm
2. Bổ sung thêm vào "Điều 8" quy định về những tài sản cố định chỉ tính khấu hao cơ bản, không tính khấu hao sửa chữa lớn:
+ Các loại sách kỹ thuật, thiết kế điển hình, bằng phát minh.
+ Súc vật làm việc và cho sản phẩm.
3. Sửa lại "Điều 11" như sau:
Tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tham gia sản xuất thì vẫn trích khấu hao cơ bản và tính vào giá thành sản phẩm, xí nghiệp được đưa tiền khấu hao này vào quỹ khuyến khích phát triển sản xuất của xí nghiệp, không phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
4. Sửa lại "Điều 12" như sau:
Tài sản cố định chưa khấu hao hết mà đã bị hư hỏng không tham gia sản xuất được nữa thì xí nghiệp vẫn phải trích nộp khấu hao cơ bản nhưng không được tính vào giá thành mà lấy từ phần lợi nhuận để trích lập quỹ khuyến khích phát triển sản xuất của xí nghiệp.
5. Sửa lại "Điều 13" như sau:
Đối với tài sản cố định phục vụ cho các công việc khai thác trong hầm lò hoặc các công trình phụ trợ trong xây dựng cơ bản... mà công dụng và tuổi thọ của tài sản cố định dài hơn công việc phục vụ, sau khi công việc đã hoàn thành, tài sản cố định đó không dùng cho mục đích khác được thì tỷ lệ khấu hao cơ bản được xác định theo khối lượng sản phẩm dự định khai thác hoặc thời gian công việc mà tài sản cố định đó phải phục vụ.
6. Bỏ "Điều 29" quy định về việc nộp quỹ khấu hao sửa chữa lớn thừa không sử dụng hết.
Thông tư này được thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1985. Các Bộ, các ngành và và các cơ quan tài chính có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra các đơn vị xí nghiệp thi hành chế độ khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 215-TC/CĐTC và các quy định sửa đổi bổ sung trong Thông tư này.
Các quy định của các Bộ, các ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trái với Thông tư này đều không có hiệu lực thi hành.
Hồ Tế (Đã ký) |
TỶ LỆ KHẤU HAO CƠ BẢN ĐỂ LẠI XÍ NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư số 13-TC/ĐTXD ngày 10 tháng 3 năm 1985)
Theo ngành kinh tế | Tỷ lệ khấu hao cơ bản (tối đa) để lại cho xí nghiệp so với tổng số khấu hao cơ bản trích được trong năm (%) |
I. Ngành công nghiệp |
|
1. Công nghiệp điện năng |
|
- Nhiệt điện | 35 |
- Thủy điện | 25 |
2. Công nghiệp nhiên liệu |
|
- Khai thác, tuyển chọn, chế biến than | 100 |
- Khai thác chế biến dầu và khí đốt | 30 |
3. Công nghiệp luyện kim | 30 |
4. Công nghiệp cơ khí |
|
- Sản xuất, chế tạo máy móc thiết bị | 40 |
- Cơ khí sửa chữa | 30 |
- Sản xuất dụng cụ thô sơ | 40 |
5. Công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử | 30 |
6. Công nghiệp hoá chất | 30 |
- Sản xuất hoá chất, cao su chất dẻo và sản phẩm từ hoá chất, cao su, chất dẻo khác |
|
- Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu | 40 |
- Sản xuất thuốc các loại | 40 |
7. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng | 50 |
8. Công nghiệp khai thác gỗ, vận chuyển gỗ từ nơi khai thác đến kho bãi |
|
9. Công nghiệp chế biến và sản xuất sản phẩm từ gỗ | 30 |
10. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ tre, nứa, trúc, song, mây... |
|
11. Công nghiệp xen-lu-lô, giấy, các tông | 40 |
12. Công nghiệp thực phẩm | 40 |
13. Công nghiệp lương thực | 40 |
14. Công nghiệp dệt | 30 |
15. Công nghiệp may đo quần áo các loại | 30 |
16. Công nhgiệp thuộc da và giả da và sản xuất các sản phẩm từ da và giả da |
|
17. Công nghiệp sánh sứ và thuỷ tinh | 30 |
18. Công nghiệp in | 30 |
19. Công nghiệp khác | 30 |
II. Ngành xây dựng |
|
20. Các xí nghiệp xây, lắp | 50 |
21. Các xí nghiệp thăm dò địa chất, khảo sát, đo đạc, khoan sâu |
|
III. Ngành nông nghiệp |
|
22. Các nông trường | 100 |
23. Trạm máy kéo | 50 |
24. Công trình thuỷ nông, thủy lợi | 50 |
25. Trại chăn nuôi | 40 |
26. Xí nghiệp nuôi cá, thuỷ sản | 50 |
IV. Ngành lâm nghiệp |
|
27. Trồng rừng, tu bổ, cải tạo rừng | 100 |
28. Các xí nghiệp chăm sóc cây trồng và thu hái quả | 40 |
V. Ngành giao thông vận tải |
|
29. Vận tải đường bộ | 30 |
30. Vận tải đường thuỷ | 30 |
31. Vận tải đường sắt | 40 |
32. Vận tải hàng không | 30 |
33. Vận tải đường sông | 40 |
34. Xí nghiệp bốc dỡ | 40 |
VI. Bưu điện, thông tin, liên lạc | 30 |
VII. Thương nghiệp, cung ứng vật tư thu mua | 40 |
VIII. Các ngành sản xuất vật chất khác | 30 |
- 1 Thông tư 10-TC/ĐTXD 1986 hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản của các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc thành phần kinh tế Quốc doanh do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 10-TC/ĐTXD 1986 hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản của các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc thành phần kinh tế Quốc doanh do Bộ Tài chính ban hành
- 1 Thông tư 12-TC/ĐTXD-1985 hướng dẫn trích lập, quản lý và sử dụng vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản của các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc thành phần kinh tế quốc doanh do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Nghị quyết số 156-HĐBT về một số vấn đề cải tiến quản lý công nghiệp quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành