BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2006/TT-BKHCN | Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2006 |
HƯỚNG DẪN VIỆC GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đổi);
Căn cứ Nghị định số 87/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn;
Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 08/2002/CT-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2002 về việc tăng cường công tác giám định đầu tư,
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện việc giám định công nghệ trong đầu tư và chuyển giao công nghệ như sau:
Thông tư này hướng dẫn cụ thể về công tác Giám định công nghệ trong các Dự án đầu tưu tại Việt Nam (bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước); công nghệ được chuyển giao theo các Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân là Chủ đầu tư các Dự án đầu tư hoặc là các Bên tham gia Hợp đồng chuyển giao công nghệ, các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ Giám định công nghệ thuộc tất cả các thành phần kinh tế.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giám định công nghệ dự án đầu tư: là hoạt động kiểm tra và đánh giá để xác định mức độ đạt được về mặt công nghệ của Dự án đầu tư đã triển khai trong thực tế tại thời điểm giám định so với nội dung công nghệ nêu trong Dự án đầu tư đã được Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư/quyết định đầu tư.
2. Giám định công nghệ Hợp đồng chuyển giao công nghệ: là hoạt động kiể?m tra và đánh giá để xác định mức độ đạt được của công nghệ đã chuyển giao theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong thực tế tại thời điểm giám định so với các nội dung của Hợp đồng đã được Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
I GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Giám định máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất
a) Đánh giá sự phù hợp và tính đồng bộ của máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất so với yêu cầu nêu trong Hồ sơ Dự án.
b) Đánh giá chất lượng thực tế của máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất so với các tiêu chí đã nêu trong Hồ sơ Dự án:
- Công suất huy động thực tế so với công suất thiết kế;
- Các tính năng công nghệ cơ bản (đặc trưng) của máy móc, thiết bị để tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng quy định: như độ chính xác gia công, độ tinh khiết chế biến, ...
- Tính tiên tiến của dây chuyền sản xuất, tỷ lệ thiết bị tiên tiến, hiện dại;
- Mức độ cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất ;
- Xuất xứ của thiết bị (nước sản xuất, hãng sản xuất);
- Năm sản xuất, thực trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị, thời gian đã qua sử đụ?ng và chất lượng còn lại (đối với thiết bị đã qua sử dụng)...
- Chi phí (hoặc định mức tiêu hao) năng lượng cho một đơn vị sản phẩm;
- Chi phí (hoặc định mức tiêu hao) nguyên, vật liệu cho một đơn vị sản phẩm;
- Tính an toàn, mức độ gây ô nhiễm môi trường.
Có thể tiến hành giảm định máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất khi ở các trạng thái: Đang vận hành hoặc không vận hành (đã lắp đặt hoàn chỉnh hoặc còn tháo rời).
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng ngành, lĩnh vực sản xuất mà lựa chọn các nội dung và chỉ tiêu cụ thể khi giám định máy móc, thiết bị và đẩy chuyền sản xuất cho phù hợp với ngành, lĩnh vực đó.
2. Ciám định về tài liệu, thông tin và thiết kế kỹ thuật
a) Đánh giá sự phù hợp và đầy đủ của các tài liệu, hồ sơ kỹ thuật. thông tin công nghệ, tài liệu thiết kế kỹ thuật đảm bảo yêu cầu sản xuất, vận hành máy móc thiết bị.
b) Thông tin về tính năng an toàn và sức khoẻ đối với người sử đụng công nghệ, cộng đồng và môi trường xung quanh.
c) Mức độ đáp ứng thông tin (tin học hoá) phục vụ sản xuất và quản lý.
3. Giám định về tổ chức và quản lý sản xuất
a) Doanh nghiệp có được cấp Chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn : ISO 9000, HACCP, CPM, TQM,... phù hợp với từng loại dây chuyền sản xuất không.
b) Tỷ lệ sản phẩm được sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng đăng ký (sản phẩm hợp chuẩn).
c) Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu so với tổng sản phẩm sản xuất ra và so với tỷ lệ xuất khẩ?u yêu cầu trong Quyết định đầu tư.
d) Tỷ lệ sản phẩm được tiêu thụ so với sản phẩm được sản xuất ra.
đ) Năng suất lao động.
e) Mức độ tiên tiến của hệ thống quản lý doanh nghiệp (tin học hoá một số khâu như: quản lý công nghệ, vật tư, tiếp thị...).
g) Khả năng cạnh tranh (về chất lượng, mẫu mã, giá thành) của sản phẩm do công nghệ tạo ra.
h) Chi phí nhân công, vốn cho một đơn vị sản phẩm.
4. Giám định về trình độ nguồn nhân lực
a) Tỷ lệ cán bộ quản lý hội đủ chức đanh (%).
b) Kỹ năng của công nhân trực tiếp sản xuất (bậc thợ trung bình).
c) Tỷ lệ cán bộ, công nhân được đào tạo và thích ứng với công nghệ sản xuất (%).
d) Tỷ lệ cán bộ, công nhân trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm trên tổng số cán bộ, nhân viên của Doanh nghiệp (%).
5. Kết luận giám định công nghệ dự án đầu tư
a) Máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất;
b) Về tài liệu, thông tin và thiết kế kỹ thuật;
c) Về tổ chức và quản lý sản xuất;
d) Về trình độ nguồn nhân lực.
II. GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
1. Đánh giá về tính tiên tiến của công nghệ và thiết bị sản xuất (Đối với thiết bị việc giám định thực hiện như khoản 1 Mục I Phần II Thông tư này).
2. Chất lượng sản phẩm được sản xuất nhờ việc áp dụng công nghệ được chuyển giao so với tiêu chuẩn chất lượng đã thỏa thuận.
3. Đánh giá về mức độ hoàn thành các nội dung công nghệ được chuyển giao so với nội dung đã nêu trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ (số lượng, chất lượng):
a) Bí quyết, thông tin công nghệ, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuậ?t, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ công nghệ, phần mềm máy tính, ...
b) Các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
c) Các đối tượng Sở hữu công nghiệp.
d) Các dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ: Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo.
4. Xem xét, đánh giá trên thực tế về số lượng, chất lượng chuyên gia, chất lượng nhân viên trước và sau đào tạo, kết quả đạt được sau khi được hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo.
5. Thời gian hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo thực tế so với dự kiến.
6. Tính toán các chi phí cần phải thanh toán cho chuyển giao công nghệ so với mức phí các Bên thoả thuận và đã được xác nhận đăng ký.
7. Kết luận giám định các nội dung Hợp đồng chuyển giao công nghệ
a) Về công nghệ và thiết bị sản xuất.
b) Về chất lượng sản phẩm được sản xuất.
c) Về mức độ hoàn thành nội dung công nghệ được chuyển giao.
d) Về kết quả hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo (số lượng, chất lượng, thờ?i gian).
đ) Về chi phí thanh toán thực tế cho chuyển giao công nghệ.
HÌNH THỨC TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ
I. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC VIỆC GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ
Giám định công nghệ được thực hiện khi có trưng cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của các tổ chức và cá nhân có liên quan nhằm làm rõ một số yêu cầu cụ thể nhưu có dấu hiệu làm sai nội dung đã được đăng ký, có khiếu nại, tranh chấp, vi phạm pháp luật về quản lý công nghệ và chuyển giao công nghệ, ...
Hoạt động giám định công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức:
1 Tổ chức giám định công nghệ.
2. Giám định viên công nghệ.
1 Giám định toàn bộ dây chuyền sản xuất: Giám định trên toàn bộ một lô thiết bị, một hệ thống dây chuyền thiết bị (lò luyện thép, con tàu, xe máy chuyên dụng, . . . ).
2. Giám định mẫu đại diện: Sử dụng khi cần kiểm tra thiết bị, máy móc có số lượng lớ?n. Phương pháp này thường áp dụng khi giám định các đối tượng sản xuất có điều kiện ổn định, sản xuất hàng loạt.
1. Giám định định tính: đưa ra kết luận đạt hay không đạt so với yêu cầu dựa vào việc xử? lý thông tin qua Hồ sơ tài liệu.
2. Giám định định lượng: kết quả thường là các chỉ tiêu cụ thể như công suất tiêu thụ, năng suất làm việc, suất tiêu hao nhiên, nguyên vật liệu, . . .
TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ VÀ GIÁM ĐINH VIÊN CÔNG NGHỆ
I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ VÀ GIÁM ĐỊNH VIÊN CÔNG NGHỆ
1 Tổ chức giám định công nghệ phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực giám định, được thành lập và hoạt động theo các quy định của pháp luật;
b) Có đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định;
c) Có ít nhất 02 Giám định viên công nghệ đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Mụ?c này;
d) Có trụ sở và phương tiện kỹ thuật để kiểm nghiệm được các chỉ tiêu quan trọng chủ yếu theo yêu cầu;
đ) Có quy trình nghiệp vụ kỹ thuật giám định phù hợp với công nghệ cần giám định theo trưng cầu của Cơ quan quán lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan;
2. Giám định viên công nghệ phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên về chuyên môn phù hợp với yêu cầu và lĩnh vực công nghệ cần giám định;
b) Có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực công nghệ cần giám định từ 05 năm trở lên và đã qua khóa đào tạo về nghiệp vụ giám định;
c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
d) Không trong thời hạn chấp hành kỷ luật liên quan đến lĩnh vực giám định hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ VÀ GIÁM ĐỊNH VIÊN CÔNG NGHỆ
1. Quyền của Tổ chức giám định công nghệ và Giám định viên công nghệ
a) Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tiến hành các hoạt động giám định công nghệ.
b) Ký kết Hợp đồng dịch vụ giám định công nghệ.
c) Yêu cầu người sử dụng dịch vụ giám định công nghệ cung cấp thông tin, tài liệu cầ?n thiết cho việc thực hiện hoạt động giám định.
d) Lập báo cáo kết quả giám định công nghệ.
đ) Nhận phí (thù lao) cho hoạt động giám định công nghệ.
2. Nghĩa vụ của Tổ chức giám định công nghệ và Giám định viên công nghệ
a) Bảo đảm việc giám định theo đúng yêu cầu của Bên yêu cầu giám định.
b) Bảo đảm việc giám định một cách độc lập, khách quan, khoa học vị chính xác.
c) Cái bí mật đối với công nghệ giám định theo quy định của pháp luật.
d) Chịu trách nhiệm trước Bên yêu cầu giám định và trước pháp luật về kết quả giám định.
III. ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ
1. Phân cấp đãng ký hoạt động Giám định công nghệ
a) Các Tổ chức giám định công nghệ có vốn nước ngoài và Giám định viên công nghệ? là người nước ngoài đăng ký hoạt động tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Các Tổ chức giám định công nghệ không có vốn nước ngoài và Giám định viên công nghệ là người Việt Nam đăng ký hoạt động tại Sở Khoa học và Công nghệ nơi Tổ chức đặt trụ sở chính và nơi Giám định viên đăng ký hộ khẩu thường trú.
2. Thủ tục đăng ký hoạt động Giám định công nghệ
a) Tổ chức giám định công nghệ hoặc Giám định viên công nghệ nộp hai bộ Hồ sơ đăng ký hoạt động giám định công nghệ (trong đó có một bộ Hồ sơ gốc) cho Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và nộp lệ phí theo quy định của Nhà nước.
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ Hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét Hồ sơ, cấp giấy chứng nhận hoạt động cho Tổ? chức giám định công nghệ và Giám đính viên công nghệ. Trong trường hợp không đồng ý cấp giấy chứng nhận, Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Tổ chức giám định công nghệ và Giám định viên công nghệ phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong Hồ sơ đăng ký.
IV. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ
1. Đối với Tổ chức giám định công nghệ
a) Đơn đăng ký hoạt động giám định công nghệ.
b) Quyết định thành lập tổ chức, giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư (đối vớ?i doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
c) Giải trình về năng lực giám định công nghệ của tổ chức.
d) Lý lịch khoa học của Giám định viên công nghệ, là người đứng đầu tổ chức.
đ) Danh sách Giám định viên công nghệ của tổ chức.
e) Danh mục trang thiết bị chính, cơ sở vật chất của tổ chức.
g) Trụ sở chính của tổ chức.
2. Đối với Giám định viên công nghệ
a) Đơn đăng ký hoạt động giám định công nghệ.
b) Lý lịch khoa học của Giám định viên công nghệ.
c) Nơi làm việc của Giám định viên công nghệ.
d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ (có công chứng) và các giấy tờ khác có liên quan của Giám đị?nh viên công nghệ (nếu có).
I. THỦ LỤC GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ
1. Tổ chức giám định công nghệ và Giám định viên công nghệ được trưng cầu thực hiện việc giám định công nghệ phải lập đề cương chi tiết, xác định rõ nội dung, tiến độ thực hiện nhiệm vụ trong Hợp đồng dịch vụ giám định công nghệ và thực hiện ký kết Hợp đồng dịch vụ giám định công nghệ với tổ chức, cá nhân trưng cầu giám định công nghệ.
2. Thời gian thực hiện dịch vụ giám định công nghệ do các Bên thỏa thuận căn cứ vào nội dung công việc, các yêu cầu của việc giám định công nghệ, nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày các Bên ký Hợp đồng dịch vụ giám định công nghệ.
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ
1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ giám định công nghệ và Bên trưng cầu giám định công nghệ.
2. Nội đung công nghệ cần giám định.
3. Phương pháp, các tiêu chí, quy trình giám định.
4. Quyền và nghĩa vụ của các Bên.
5. Thời hạn, tiến độ thực hiện hoạt động giám định.
6. Phí dịch vụ (thù lao) và phương thức thanh toán.
7. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu kết quả giám định sai.
8. Phương thức giải quyết tranh chấp.
9. Nguyên tắc, thủ tục nghiệm thu và thanh lý Hơp đồng.
10. Các điều kiện khác theo thỏa thuận (nếu có).
III. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ
1. Sau khi hoàn thành việc giám định công nghệ, Tổ chức giám định công nghệ hoặc Giám định viên công nghệ phải lập Báo cáo kết quả giám định công nghệ gửi về Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nơi đã đăng ký hoạt động.
2. Báo cáo kết quả giám định công nghệ có các nội dung chủ yếu như sau:
a) Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ giám định công nghệ.
b) Tên, địa chỉ Cơ quan quản lý Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân trưng cầu giám đị?nh công nghệ.
c) Nội dung giám định công nghệ đã thực hiện.
d) Phương pháp giám định công nghệ đã tiến hành.
đ) Thời gian, địa điểm thực hiện giám định công nghệ.
e) Danh mục các tài liệu đã sử dụng trong quá trình giám định công nghệ.
g) Kết luận về các nội dung giám định công nghệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về giám định công nghệ trong cả nước; Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giám định công nghệ, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra hoạt động giám định công nghệ đối với Dự án đầu tư và Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Tổ chức giám định công nghệ và Giám định viên công nghệ có đủ điều kiện hoạt động giám định công nghệ quy định tại Thông tư này, tiến hành việc giám định công nghệ theo trưng cầu của Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của các tổ chức và cá nhân liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định công nghệ của mình.
Chủ đầu tư và các Bên tham gia Hợp đồng chuyển giao công nghệ có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho các Cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, Tổ chức giám định công nghệ và Giám định viên công nghệ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám định công nghệ.
II. BÁO CÁO, TỔNG HỢP TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỈNH CÔNG NGHỆ
Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hàng năm vào tháng 01 của năm tiếp theo gửi Báo cáo tình hình của năm trước về hoạt động giám định công nghệ thuộc phạm vi quản lý đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp tình hình hoạt động giám định công nghệ trong năm trên phạm vi toàn quốc trình Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về việc từ chối đăng ký hoạt động giám định công nghệ, về kết quả thực hiện giám định công nghệ và có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về giám định công nghệ theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
IV. XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ
Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giám định công nghệ được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, cần phản ánh kị?p thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, giải quyết.
| KT.BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 2543/QĐ-BKHCN năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2 Quyết định 186/QĐ-BKHCN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ kỳ 2014-2018
- 3 Quyết định 186/QĐ-BKHCN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ kỳ 2014-2018
- 1 Nghị định 11/2005/NĐ-CP Hướng dẫn chuyển giao công nghệ sửa đổi
- 2 Nghị định 28/2004/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 54/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 3 Nghị định 54/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 4 Nghị định 87/2002/NĐ-CP về hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn
- 5 Chỉ thị 08/2002/CT-TTg về tăng cường công tác giám định đầu tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành