- 1 Thông tư liên tịch 09/2003/TTLT-BNN-BQ hướng dẫn công tác bố trí, sắp xếp, ổn định và tiếp nhận dân cư ở vùng dự án phát triển kinh tế - xã hội do Bộ Quốc phòng quản lý do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ quốc phòng ban hành
- 2 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3 Luật Đất đai 2003
- 4 Nghị định 198/2004/NĐ-CP về việc thu tiền sử dụng đất
- 1 Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2 Quyết định 193/2006/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai,đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 78/2008/QĐ-TTg về chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 193/2006/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai,đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Thông tư 19/2015/TT-BNNPTNT Quy trình bố trí, ổn định dân cư thực hiện chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 1776/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 696/QĐ-BNN-PC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2015
- 3 Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2010/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2010 |
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015”;
Căn cứ Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định Quy trình bố trí, ổn định dân cư thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Thông tư này quy định thực hiện quy trình bố trí, ổn định dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn cả nước.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện quy trình bố trí ổn định dân cư
1. Quy trình bố trí, ổn định dân cư là hệ thống những quy định có tính pháp lý được áp dụng trong việc tổ chức thực hiện các Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Quy trình bố trí, ổn định dân cư là căn cứ pháp lý để thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ bố trí, ổn định dân cư theo quy định tài chính hiện hành; đồng thời là căn cứ để kiểm tra, thanh tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác bố trí, ổn định dân cư.
3. Việc tổ chức bố trí, ổn định dân cư đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung của Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo kế hoạch Nhà nước giao hàng năm.
4. Địa bàn tiếp nhận dân đến phải đảm bảo các điều kiện cơ bản về kết cấu hạ tầng, đất đai, nguồn nước và các điều kiện khác để người dân ổn định đời sống, phát triển sản xuất và đảm bảo môi trường sinh thái.
5. Các hộ gia đình bố trí, ổn định vào vùng dự án được cấp có thẩm quyền giao đất ở, đất sản xuất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giải quyết việc chuyển và nhập hộ khẩu; đào tạo nghề.
6. Địa phương nơi đưa dân đi và nơi tiếp nhận dân đến phải giải quyết kinh phí hỗ trợ bố trí, ổn định dân cư cho các hộ được bố trí, ổn định kịp thời theo quy định của các chính sách hiện hành.
7. Cơ quan quản lý và thực hiện công tác bố trí, ổn định dân cư của địa phương có trách nhiệm phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương và chủ dự án để tổ chức thực hiện đúng quy trình bố trí, ổn định dân cư.
8. Những trường hợp vi phạm quy trình phải xử lý nghiêm theo pháp luật.
Điều 3. Đối tượng áp dụng quy trình bố trí, ổn định dân cư
1. Đối tượng áp dụng quy trình bố trí, ổn định dân cư là hộ gia đình thực hiện bố trí, ổn định dân cư theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 193/2006//QĐ-TTg ngày 24/8/2006 (gọi tắt là QĐ 193/2006//QĐ-TTg), số 78/2008/QĐ-TTg ngày 10/6/2008 (gọi tắt là QĐ 78/2008/QĐ-TTg), số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003 (gọi tắt là QĐ 120/2003/QĐ-TTg), số 160/2007/QĐ-TTg ngày 17/10/2007 (gọi tắt là QĐ 160/2007/QĐ-TTg).
2. Hộ gia đình bố trí, ổn định phải có hộ khẩu hợp pháp do cơ quan Công an xác nhận, được cấp có thẩm quyền duyệt theo kế hoạch hàng năm. Trường hợp là hộ dân di cư tự do đang sống trong các khu rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nay chuyển đến vùng quy hoạch hoặc trở về nơi ở cũ phải có xác nhận của cơ quan quản lý rừng, được cơ quan chuyên ngành bố trí, ổn định dân cư và các cấp chính quyền địa phương duyệt theo kế hoạch hàng năm.
3. Nơi nhận dân xen ghép: là địa phương không có Dự án bố trí, ổn định dân cư quy định tại Khoản 3 Điều I của Quyết định số 193/2006//QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng có điều kiện tiếp nhận các hộ đến xen ghép theo quy hoạch, kế hoạch, thuộc đối tượng quy định tại điểm 1 của Khoản này.
Điều 4. Các hình thức bố trí, ổn định dân cư
1. Theo hình thức tổ chức: có 2 loại
a) Bố trí, ổn định tập trung: là hình thức bố trí do chính quyền địa phương tổ chức cho các hộ thuộc đối tượng tại khoản 1, mục 3, Phần I của Quy trình này đến vùng dự án, theo kế hoạch hàng năm.
b) Bố trí, ổn định xen ghép: là hình thức bố trí các hộ thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 3, Chương I của Quy trình này di chuyển đến địa bàn nhận dân xen ghép quy định tại Khoản 3, Điều 3, Chương I của Quy trình này.
2. Theo vùng lãnh thổ: có 3 loại
a) Bố trí trong nội vùng dự án: là hình thức bố trí các hộ gia đình trong phạm vi một vùng dự án quy hoạch bố trí dân cư.
b) Bố trí trong nội tỉnh: là hình thức bố trí các hộ gia đình từ ngoài phạm vi vùng dự án vào trong vùng dự án của một tỉnh.
c) Bố trí ngoài tỉnh: là hình thức bố trí các hộ gia đình từ tỉnh này sang tỉnh khác.
Điều 5. Giai đoạn chuẩn bị bố trí, ổn định dân cư
1. Công tác tuyên truyền, vận động
Cơ quan quản lý và thực hiện bố trí, ổn định dân cư của địa phương phối hợp với các cấp chính quyền địa phương nơi đi và nơi đến:
a) Tuyên truyền, vận động kết hợp phổ biến chủ trương, chính sách bố trí, ổn định dân cư cho các hộ ở những vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng cần được bố trí, ổn định.
b) Cung cấp cho các hộ đầy đủ các thông tin cần thiết về địa bàn bố trí, ổn định dân cư (kể cả thuận lợi và khó khăn) như: đất đai, nguồn nước, khí hậu thời tiết, điều kiện kinh tế và các điều kiện khác có liên quan đến sản xuất, sinh hoạt của người dân.
2. Công tác chuẩn bị tại nơi có dân đi (nơi đi)
a) Cơ quan quản lý và thực hiện bố trí, ổn định dân cư
- Rà soát các đối tượng, xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch bố trí, ổn định dân cư của địa phương và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những hộ cần di dời cấp bách. Kế hoạch bố trí, ổn định dân cư cần phân rõ các đối tượng theo hình thức bố trí, ổn định làm cơ sở giải quyết chính sách hỗ trợ.
- Liên hệ, xác định cụ thể địa bàn nhận dân, phối hợp với chính quyền địa phương nơi đi, nơi đến và đại diện các hộ dân để tổ chức khảo sát, kiểm tra địa bàn nhận dân, đảm bảo cơ bản về các điều kiện tối thiểu cho đời sống nhân dân; lập biên bản kiểm tra địa bàn vùng dự án thực hiện quy hoạch, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư.
- Phối hợp với địa phương nơi dân đi hướng dẫn chủ hộ làm thủ tục hồ sơ như: Đơn tự nguyện bố trí, ổn định dân cư vùng dự án hoặc đến các địa phương nhận dân xen ghép và các thủ tục cần thiết khác.
- Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương chuẩn bị kinh phí hỗ trợ bố trí, ổn định dân cư (gồm kinh phí từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác).
- Công khai tài chính và giải quyết chính sách hỗ trợ đầu đi cho các hộ bố trí, ổn định dân cư.
- Hoàn thiện các biểu mẫu, chuẩn bị các chứng từ, sổ sách để thanh quyết toán, lập báo cáo sau mỗi đợt chuyển dân. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức rút kinh nghiệm toàn bộ đợt chuyển dân và chuẩn bị đợt bố trí, ổn định dân cư tiếp theo (nếu có).
- Xây dựng kế hoạch, định mức chi phí quản lý Chương trình phục vụ tuyên truyền, in ấn biểu mẫu, kiểm tra… theo Quyết định số 193/2006//QĐ-TTg trình UBND tỉnh phê duyệt và phân bổ theo kế hoạch hàng năm.
b) Các cấp chính quyền địa phương nơi đi
- Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp đơn tự nguyện bố trí, ổn định dân cư, thành lập Hội đồng xét duyệt, lập danh sách trích ngang các hộ dân đến vùng dự án hoặc đến các xã nhận dân xen ghép (Mẫu số 3), báo cáo cấp có thẩm quyền để phê duyệt theo đúng đối tượng, chỉ tiêu kế hoạch bố trí, ổn định dân cư được giao hàng năm.
- Ủy ban nhân dân huyện (thị xã) ra quyết định bố trí, ổn định dân cư và chỉ đạo các phòng (ban) chuyên môn, Uỷ ban nhân dân xã hướng dẫn các hộ dân làm các công việc sau: chuyển nhượng tài sản, đất ở, đất sản xuất, thanh toán công nợ và những tồn tại ở quê cũ (nếu có), chuẩn bị vốn, giống cây, con, công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt cần thiết phù hợp với điều kiện canh tác và cuộc sống trên vùng đất mới; làm thủ tục chuyển hộ khẩu cho các hộ bố trí, ổn định dân cư.
- Huy động các nguồn vốn của địa phương để hỗ trợ thêm cho các hộ bố trí, ổn định dân cư.
3. Công tác chuẩn bị tại nơi có kế hoạch nhận dân (nơi đến)
Cơ quan quản lý và thực hiện bố trí, ổn định dân cư cùng các cấp chính quyền địa phương phối hợp tổ chức thực hiện các việc sau:
a) Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; quy hoạch các điểm dân cư, nhu cầu bố trí, ổn định dân cư để tiến hành quy hoạch chi tiết khu tái định cư; lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư bố trí, ổn định dân cư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật bố trí dân cư hoặc báo cáo đầu tư bố trí dân cư xen ghép theo quy định. Các dự án, Báo cáo kinh tế kỹ thuật bố trí, ổn định dân cư, Báo cáo đầu tư bố trí dân cư xen ghép trước khi phê duyệt cần tham khảo ý kiến của cộng đồng dân cư nơi có dân đi và đến; đồng thời lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với dự án có quy mô tiếp nhận từ 50 hộ trở lên) về mục tiêu, tổng mức đầu tư, hệ thống giải pháp đảm bảo thống nhất quản lý danh mục dự án trên phạm vi cả nước.
b) Lập kế hoạch đầu tư xây dựng khu tái định cư gồm các công trình thiết yếu như: giải phóng mặt bằng, san gạt mặt bằng đất ở, giao thông, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt, trường lớp học, cơ sở y tế và các công trình khác theo yêu cầu thực tế. Đồng thời có biện pháp huy động nguồn vốn của các chương trình, dự án hiện có trên địa bàn; các nguồn vốn huy động hợp pháp khác với nguồn vốn bố trí, ổn định dân cư đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng khu tái định cư trước khi đưa dân đến.
c) Phối hợp cùng địa phương nơi dân đi, chủ đầu tư, đại diện các hộ bố trí, ổn định dân cư tổ chức thẩm tra địa bàn nhận dân.
d) Xây dựng kế hoạch tiếp nhận dân và nguồn kinh phí sự nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình ở nơi đến. Trên cơ sở kế hoạch tiếp nhận dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao hàng năm tổ chức triển khai thực hiện bố trí, ổn định dân cư đến khu tái định cư; hướng dẫn các hộ tổ chức phát triển sản xuất, ổn định đời sống và xây dựng nhà ở theo quy hoạch.
đ) Khai hoang đất ở, đất sản xuất hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai để giao cho các hộ bố trí, ổn định dân cư.
e) Lồng ghép các chính sách về nhà ở, phát triển sản xuất, đào tạo nghề… hiện hành hỗ trợ các hộ bố trí, ổn định dân cư nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất ở nơi tái định cư.
4. Một số quy định áp dụng cho các trường hợp cụ thể
Ngoài quy định ở các Khoản 1, 2, 3 nêu trên, một số trường hợp cụ thể thực hiện theo quy định như sau:
a) Đối với công tác bố trí, ổn định dân cư ở vùng dự án phát triển kinh tế - xã hội do Bộ Quốc phòng quản lý thực hiện theo Quy trình bố trí, ổn định dân cư này và Thông tư liên tịch số 09/2003/TTLT-BNN-BQP ngày 03/01/2003 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Quốc phòng.
b) Đối với hộ di cư tự do đang ở trong các khu rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cần di chuyển ra khỏi các khu rừng đó thì cơ quan quản lý bố trí dân cư của địa phương phối hợp với cơ quan Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng, Uỷ ban nhân dân huyện, xã điều tra, phân loại đối tượng, xây dựng phương án bố trí, ổn định và tổ chức di dời dân ra khỏi rừng đến vùng quy hoạch.
c) Đối với các địa phương nhận dân xen ghép
Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch tiếp nhận dân đến xen ghép của các xã, Cơ quan quản lý bố trí, ổn định dân cư cấp tỉnh phối hợp với các cấp chính quyền địa phương kiểm tra địa bàn nhận dân, tổng hợp và trình Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định tiếp nhận các hộ bố trí, ổn định dân cư.
d) Đối với những hộ phải di dời do thiên tai, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn khi đến khu tái định cư được miễn thu tiền sử dụng đất ở theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về “Thu tiền sử dụng đất”.
đ) Việc giải quyết chính sách hỗ trợ bố trí, ổn định dân cư nội tỉnh (cùng huyện), trong vùng dự án theo quy định hiện hành do cơ quan chuyên ngành thực hiện bố trí, ổn định dân cư của từng địa phương thực hiện.
Cơ quan quản lý và thực hiện bố trí, ổn định dân cư địa phương nơi đi có trách nhiệm xây dựng phương án bố trí, ổn định dân cư, phối hợp với chính quyền địa phương nơi đi tổ chức di chuyển an toàn về người, tài sản cho các hộ bố trí, ổn định dân cư từ nơi ở cũ đến nơi định cư mới.
Điều 7. Giai đoạn tiếp nhận bố trí, ổn định dân cư
1. Cơ quan quản lý bố trí, ổn định dân cư của nơi đến
a) Kiểm tra danh sách trích ngang các hộ bố trí, ổn định dân cư theo từng đối tượng.
b) Lập biên bản giao nhận hộ bố trí, ổn định dân cư thực đến vùng dự án.
c) Phối hợp với chủ dự án bố trí các hộ bố trí, ổn định dân cư vào khu tái định cư theo quy hoạch.
d) Giải quyết chính sách hỗ trợ đầu đến cho các hộ bố trí, ổn định dân cư đến vùng dự án theo quy định hiện hành.
đ) Hoàn thiện các biểu mẫu, chuẩn bị các chứng từ, sổ sách để thanh quyết toán, lập báo cáo sau mỗi đợt chuyển dân. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức rút kinh nghiệm toàn bộ đợt nhận dân và chuẩn bị đợt nhận dân tiếp theo (nếu có).
2. Chính quyền địa phương nơi đến
a) Uỷ ban nhân dân cấp huyện (thị xã) có quyết định tiếp nhận số hộ - lao động - nhân khẩu thực đến vùng dự án.
b) Làm thủ tục nhập hộ khẩu thường trú cho các hộ bố trí, ổn định dân cư thực đến.
c) Giao đất ở, đất sản xuất nông, lâm nghiệp... theo quy hoạch của dự án và làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ bố trí, ổn định dân cư; đồng thời tổ chức tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và thực hiện các chính sách hỗ trợ khác để người dân sớm ổn định đời sống, phát triển sản xuất.
d) Ở những vùng dự án được phê duyệt nhưng không tổ chức khai hoang tập trung thì căn cứ vào quỹ đất của từng vùng dự án, chính quyền địa phương cùng chủ dự án tiến hành giao đất chưa sử dụng cho hộ bố trí, ổn định dân cư tự khai hoang đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp với mức đất giao theo thực tế của địa phương nhưng không vượt quá quy định hiện hành của Luật Đất đai. Kinh phí hỗ trợ khai hoang cho các hộ được nghiệm thu, thanh toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
đ) Phối hợp với chủ đầu tư dự án và chính quyền sở tại hướng dẫn các hộ thực hiện khai hoang, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và quy ước bảo vệ rừng, môi trường sinh thái và các điều cần thiết khác về phong tục, tập quán, sinh hoạt ở nơi định cư mới.
3. Các địa phương nơi đi và nơi đến, chủ dự án phải giải quyết những vướng mắc, khó khăn về sản xuất, điều kiện sống cho các hộ bố trí, ổn định dân cư trong thời gian đầu đến định cư ở nơi mới.
Hệ thống biểu mẫu bao gồm: 11 biểu mẫu, các biểu mẫu được áp dụng phù hợp với hình thức bố trí, ổn định dân cư quy định tại Điều 4.
1. Mẫu số 1: Biên bản kiểm tra địa bàn vùng dự án đối với hình thức bố trí, ổn định dân cư ngoài tỉnh.
2. Mẫu số 2: Đơn tự nguyện bố trí, ổn định dân cư
(Áp dụng cho các đối tượng bố trí, ổn định dân cư)
3. Mẫu số 3: Danh sách trích ngang các hộ bố trí, ổn định dân cư.
4. Mẫu số 4: Quyết định của ủy ban nhân dân huyện/thị xã (đối với trường hợp bố trí, ổn định dân cư trong tỉnh) hoặc của ủy ban nhân dân Tỉnh (đối với trường hợp bố trí, ổn định dân cư ngoài tỉnh) về việc bố trí, ổn định dân cư đến vùng dự án (hoặc đến xã nhận dân xen ghép).
(Đối với hình thức bố trí dân cư nội tỉnh trong cùng Huyện hoặc nội vùng dự án thì chỉ cần làm Quyết định này và thêm vào Điều 1 là Nay di chuyển và tiếp nhận….., không cần có Quyết định tiếp nhận theo mẫu số 7 )
5. Mẫu số 5: Danh sách các hộ bố trí, ổn định dân cư hưởng chính sách hỗ trợ nơi đi (áp dụng cho trường hợp bố trí, ổn định dân cư ngoài tỉnh, nội tỉnh (khác huyện).
(Nếu trong 1 đợt bố trí, ổn định dân cư có các hộ của nhiều xã thì mỗi xã lập một danh sách.)
6. Mẫu số 6: Biên bản tiếp nhận, nghiệm thu hộ bố trí, ổn định dân cư
(Trường hợp di chuyển dân trong cùng một xã hay nội vùng dự án thì không cần lập biên bản này).
7. Mẫu số 7: Quyết định của ủy ban nhân dân huyện/thị xã (đối với trường hợp bố trí, ổn định dân cư trong tỉnh) hoặc của ủy ban nhân dân Tỉnh (đối với trường hợp bố trí, ổn định dân cư ngoài tỉnh) về việc tiếp nhận hộ bố trí, ổn định dân cư đến vùng dự án.
(Quyết định này chỉ lập đối với hình thức bố trí dân cư khác Huyện trong tỉnh hoặc bố trí, ổn định dân cư ngoài tỉnh).
8. Mẫu số 8: Danh sách tiếp nhận hộ bố trí, ổn định dân cư được hưởng chính sách hỗ trợ nơi đến {áp dụng cho trường hợp bố trí, ổn định dân cư ngoài tỉnh, nội tỉnh (khác huyện)}.
9. Mẫu số 9: Danh sách các hộ bố trí, ổn định dân cư hưởng chính sách hỗ trợ nơi đi – nơi đến (áp dụng cho hình thức bố trí, ổn định dân cư nội tỉnh (cùng huyện) hoặc nội vùng Dự án).
10. Mẫu số 10 Biên bản kiểm tra địa bàn trường hợp xã tiếp nhận dân đến xen ghép.
11. Mẫu số 11: Quyết định của ủy ban nhân dân huyện (thị xã) về việc tiếp nhận hộ bố trí, ổn định dân cư đến xã theo hình thức xen ghép.
12. Khổ giấy mẫu biểu: Các mẫu biểu sử dụng thống nhất khổ giấy A4.
Điều 9. Mẫu biểu áp dụng cho các hình thức bố trí, ổn định dân cư
1. Đối với hình thức bố trí, ổn định dân cư nội vùng dự án: áp dụng các mẫu biểu số 2, 3, 4, 9.
2. Đối với hình thức bố trí, ổn định dân cư nội tỉnh cùng huyện: áp dụng các mẫu biểu số 2, 3, 4, 9.
3. Đối với hình thức bố trí, ổn định dân cư nội tỉnh khác huyện: áp dụng các mẫu biểu số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
4. Đối với hình thức bố trí, ổn định dân cư ngoại tỉnh: áp dụng các mẫu biểu số 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8.
5. Đối với hình thức bố trí, ổn định dân cư đến các xã nhận dân xen ghép cùng huyện: áp dụng các mẫu biểu số 2, 3, 9, 10, 11.
6. Đối với hình thức bố trí, ổn định dân cư đến các xã nhận dân xen ghép khác huyện: áp dụng các biểu mẫu số 2, 3, 4, 5, 6,10, 11.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan quản lý bố trí, ổn định dân cư của các địa phương
Cơ quan quản lý bố trí, ổn định dân cư của các địa phương (nơi đi và nơi đến) là các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Chương trình bố trí dân cư cấp tỉnh) có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện:
1. Quản lý Nhà nước về bố trí, ổn định dân cư và tổ chức triển khai thực hiện các dự án quy hoạch, bố trí dân cư trên địa bàn lãnh thổ, đồng thời là đầu mối giải quyết chế độ hỗ trợ về chính sách bố trí, ổn định dân cư và giải quyết đơn thư, khiếu nại có liên quan trong phạm vi mình phụ trách (nếu có) và có báo cáo về công tác thanh, kiểm tra hàng năm.
2. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ (theo quý, 6 tháng, năm) tình hình thực hiện, thanh quyết toán kinh phí bố trí, ổn định dân cư theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản tài chính hiện hành. Báo cáo quyết toán kinh phí bố trí, ổn định dân cư hàng năm phải đính kèm đủ các biểu mẫu của quy trình bố trí, ổn định dân cư cho từng loại đối tượng; đồng thời có trách nhiệm báo cáo và giải trình khi có quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ.
Điều 11. Trách nhiệm của chính quyền địa phương
1. Chính quyền địa phương nơi đưa bố trí, ổn định dân cư giải quyết việc chuyển nhượng tài sản, đất ở, đất sản xuất, cắt chuyển hộ khẩu; thanh toán dứt điểm công nợ và những tồn tại ở quê cũ theo quy định hiện hành cho các hộ bố trí, ổn định dân cư trước khi di chuyển.
2. Chính quyền địa phương nơi tiếp nhận dân đến phải tiến hành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhập hộ khẩu cho các hộ bố trí, ổn định dân cư khi đến định cư ở nơi mới kịp thời theo quy định hiện hành của Nhà nước; đồng thời giải quyết tranh chấp (nếu có).
3. Địa phương nơi đưa dân đi và tiếp nhận dân đến áp dụng các mẫu biểu của Thông tư cần đảm bảo theo quy định về thủ tục hành chính của các cấp chính quyền ở tỉnh.
1. Thông từ này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 12/2005/QĐ-BNN ngày 14 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy trình di dân.
2. Trong quá trình thực hiện Quy trình nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 12/2005/QĐ-BNN về Quy trình di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Thông tư 22/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, thi đua khen thưởng, quản lý đề tài khoa học theo Nghị quyết 57/NQ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 3 Thông tư 19/2015/TT-BNNPTNT Quy trình bố trí, ổn định dân cư thực hiện chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 1776/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Quyết định 696/QĐ-BNN-PC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2015
- 5 Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 6 Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1 Quyết định 203/QĐ-BNN-KTHT năm 2011 phê duyệt kế hoạch triển khai hoạt động nghiệp vụ thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 78/2008/QĐ-TTg về chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4 Quyết định 193/2006/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai,đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị định 198/2004/NĐ-CP về việc thu tiền sử dụng đất
- 6 Luật Đất đai 2003
- 7 Thông tư liên tịch 09/2003/TTLT-BNN-BQ hướng dẫn công tác bố trí, sắp xếp, ổn định và tiếp nhận dân cư ở vùng dự án phát triển kinh tế - xã hội do Bộ Quốc phòng quản lý do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ quốc phòng ban hành
- 8 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 12/2005/QĐ-BNN về Quy trình di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 203/QĐ-BNN-KTHT năm 2011 phê duyệt kế hoạch triển khai hoạt động nghiệp vụ thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Thông tư 19/2015/TT-BNNPTNT Quy trình bố trí, ổn định dân cư thực hiện chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 1776/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Quyết định 696/QĐ-BNN-PC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2015
- 5 Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018